Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 70)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân.

2.3.1. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMNCL.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, sự quản lý của nhà nước là một trong những định hướng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Tình trạng phụ huynh học sinh phải xếp hàng từ 3 giờ sáng để nộp hồ sơ cho con, tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau tại các cổng trường mầm non trong những năm gần đây đã trở nên trầm trọng và rất đáng báo động. Đặc biệt trong thời gian gian gần đây các vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non ngoài công lập đã đưa đến một vấn đế đáng quan tâm đó chính là sự quản lý nhà nước đối với hệ thống GDMN NCL. Rõ ràng đã đến lúc cần xem xét lại vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý ngành GDMN.

Hình 5: Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL.

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trưng mầm non ngoài công lập, 2014).

Theo đánh giá của giáo viên và phụ huynh tham gia khảo sát về Công tác quản lý nhà nước đối với các cơ GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, mức độ “Rất tốt” được 33,6% giáo viên và 14,8% phụ huynh lựa chọn. Mức độ "Tốt" có 47,0% giáo viên và 33,9% phụ huynh đồng ý. Tỷ lệ giáo viên đánh giá ở mức "Bình thường" là 17,9%, phụ huynh là 46,1%. Mức độ "Chưa tốt" có 1,5% giáo viên và 14,2% phụ huynh lựa chọn.

Qua đây có thể thấy công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở MNNCL trên địa bàn quận Thanh Xuân đã được giáo viên và phụ huynh công nhận, tuy nhiên vẫn còn cần nhiều cố gắng hơn nữa để lấy được lòng tin hoàn toàn của giáo viên và đặc biệt là phụ huynh học sinh.

2.3.2. Đánh giá về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay

Mỗi cấp ban ngành lại thực hiện các nhiệm vụ chức năng riêng trong công tác QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL. Cụ thể trong trường hợp

nghiên cứu trên địa bàn quận Thanh Xuân, chúng ta xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý của UBND quận Thanh Xuân, Phòng Giáo dục& đào tạo quận Thanh Xuân và UBND các phường trên địa bàn quận.

Bảng 19: Đánh giá của giáo viên về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay

Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá (tỉ lệ %)

Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân

UBND Quận 33,3 62,6 0,7 3,4

UBND Phường 34,2 60,3 2,7 2,7

Phòng Giáo dục và đào tạo 38,4 57,5 1,4 2,7

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014)

Qua khảo sát cho thấy mức độ đánh giá của giáo viên về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục MN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân khá tốt. Đối với các cấp đều được trên 30% giáo viên đánh giá đã thực hiện trách nhiệm quản lý "Rất tốt", trên 60% đánh giá "Tốt", số giáo viên đánh giá "Chưa tốt" chiếm tỉ lệ thấp, dưới 3%.

"Công tác quản lý của các cơ quan chức năng đối với các trường, lớp MN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân rất tốt. Chúng tôi thường xuyên phải đón các đoàn kiểm tra của UBND quận, Phòng GD&ĐT quận, Phòng Y tế, UBND phường... kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực, từ hồ sơ quản lý giáo viên, chuyên môn giảng dạy, đồ dùng đồ chơi cho các con đến Vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại hợp đồng nhập đồ dùng đồ chơi, thực phẩm sạch, sữa... cho các con. Việc này đã tạo cho chúng tôi ý thức phải làm đúng, làm chuẩn ngay trong công việc thực tế hàng ngày.

Hàng quý, chủ lớp của chúng tôi đều được triệu tập lên phường, lên Quận để họp giao ban với các đồng chí lãnh đạo UBND phường, Quận và Phòng giáo dục đào tạo Quận."

(PVS, chị Phạm Thị D, 25 tuổi, GV mầm non trường mầm non Tư thục Mai Phương, Nhân Chính, Thanh Xuân).

Bảng 20: Đánh giá của phụ huynh về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay

Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá (tỉ lệ %)

Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân

UBND Quận 21,3 60,3 9,6 8,8

UBND Phường 19,1 63,2 8,8 8,8

Phòng Giáo dục và đào tạo 23,7 57,0 8,1 11,1

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Kết quả khảo sát đối với phụ huynh học sinh cũng cho mức đánh giá tốt đối với công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trên 80% phụ huynh đánh giá ở mức "Rất tốt" và "Tốt", dưới 20% còn lại đánh giá "Chưa tốt" hoặc "Phân vân". Dù tỉ lệ đánh giá chưa tốt khá thấp nhưng đây cũng là vấn đề cần phải tiếp tục xem xét và cố gắng hoàn thiện. Các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý giáo dục đối với các trường mầm non ngoài công lập nói riêng và hệ thống giáo dục mầm non nói chung.

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Bảng 21: Nguyên nhân quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn hạn chế

Nội dung Đánh giá của giáo viên

Đánh giá của phụ huynh

Tần số Tần suất

(%) Tần số Tần suất (%)

Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép.

87 59,2 97 68,8

Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát.

97 66,0 94 66,7

Ý thức chấp hành các quy định của các

cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 71 48,3 66 46,8

Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng.

40 27,2 52 36,9

Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn

tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 36 24,5 45 31,9

Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý.

79 53,7 76 53,9

Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý.

45 30,6 57 40,4

Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu

thống nhất giữa các cấp, các ngành 50 34,0 57 40,4

Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt

chẽ, nhiều tiêu cực. 52 35,4 63 44,7

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Theo kết quả kháo sát thu được: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến công tác quản lý của nhà nước còn hạn chế đối với khu vực mầm non ngoài công lập chính là do: Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát (66,0%); Sự ra đời của các trường mầm non ngoài công lập góp phần đáp ứng nhu cầu của trẻ trong độ tuổi đi học mầm non của trẻ. Tuy nhiên, sự thành lập một các tràn lan của các trường mầm non ngoài công lập khiến công tác quản

lý của nhà nước khó khan. Dẫn đến những hệ lụy: Trường mầm non không đủ điều kiện chất lượng về cơ sở hạ tầng, giáo viên có trình độ về chuyên môn thấp kém… Nắm được những hạn chế đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc ban hành và thi hành những quy định, thẩm định sự hình thành của trường mầm non ngoài công lập.

Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép (59,2%). Giáo dục tốt các em không chỉ có môi trường nhà trường mà môi trường gia đình cũng cực kì quan trọng. Trách nhiệm giáo dục các em không chỉ ở giáo viên mà còn ở cả phụ huynh học sinh. Phụ huynh có nắm được những kĩ năng, kiến thức cơ bản mới có thể lựa chọn cũng như giáo dục cho các con tốt. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nữa chính là: Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý (53,7%). Các trường mầm non ngoài công lập có đội ngũ giáo viên trẻ tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục trẻ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN NCL

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Song vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiệ cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo

dục. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Trong những năm gần đây, với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục, loại hình cơ sở giáo dục MN NCL có xu thế ngày càng phát triển. Mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục mầm non nói chung và các cơ sở giáo dục MN NCL nói riêng tiếp tục được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế: Cơ chế quản lý chưa chặt chẽ, sự tham gia và trách nhiệm của các thành viên trong xã hội. Đặc biệt là hệ thống giáo dục MN NCL, nhận thức của các thành viên trong xã hội còn chưa cao. Chính vì thế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục mầm non đặc biệt là hệ thống MN NCL. Khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục mầm non: “Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đào tạo con người” (Trong hội nghị Thủ tướng chính phủ ( 25/6/2002) bàn về phát

triển giáo dục mầm non theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Tuy nhiên, hiện nay do sự gia tăng về dân số quá nhanh dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu trường lớp cho các cháu đến độ tuổi mầm non có thể đi học, tình trạng thiếu lớp, quá tải học sinh, thiếu giáo viên dạy học đã và đang là vấn đề cần quan tâm. Cùng với đó là sự ra đời của các cơ sở MN NCL chưa được cấp phép dẫn đến việc quản lý về chất lượng chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ cũng chưa được thực hiện chặt chẽ. Đối với các cơ sở GDMN NCL chưa được cấp phép và chưa có sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng về cơ bản trông giữ trẻ là chính, chứ chưa thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non.

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chính vì sự thiếu hụt các trường lớp học, sự đáp ứng không đủ của các trường công lập dẫn đến sự ra đời của các trường mầm non ngoài công lập. Tuy nhiên, sự ra đời hàng loạt và không có sự kiểm soát của nhà nước dẫn đến việc hiểu sai về các trường mầm non ngoài công lập. Trong những năm gần đây hiện tượng phụ huynh xếp hàng từ 5h sáng để nộp hồ sơ cho các con vào các trường mầm non học thực sự đáng quan tâm. Không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở cả khu vực nông thôn.

Tâm lý của phụ huynh muốn cho con học trong các trường công lập, đảm bảo về cơ sở vật chất tốt và giá tiền học phí thấp. Các trường mầm non ngoài công lập học phí cao hơn rất nhiều. (Mức thu học phí của các trường MN công lập mẫu giáo 50.000đ/cháu/tháng, nhà trẻ 70.000đ/cháu/tháng. Tuy nhiên, mức thu học phí của các trường dân lập, tư thục thu theo thỏa thuận, nên mức thu rất cao so với các trường công lập. Ví dụ: MN tư thục Mai Phương (Nhân Chính, Thanh Xuân) thu trung bình 1.100.000đ/trẻ/tháng; MN tư thục Bống Xinh (Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân) thu trung bình 800.000đ/trẻ/tháng; MN tư thục Hoa Thuỷ Tiên, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân) thu trung bình 1.200.000đ/trẻ/tháng...

Tuy nhiên, tại các trường mầm non ngoài công lập được cấp phép

lại có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ về trang thiết bị, môi trường học tập tốt. Do công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế dẫn đến tình trạng trường tư thục thì thiếu học sinh còn các trường công lập lại quá tải.

Hình 6: Lý do dẫn đến hạn chế của công tác QLNN đối với GDMN NCL.

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Kết quả nghiên cứu thu được: một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn hạn chế được phụ huynh và giáo viên đồng tính chính là nguyên nhân “Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép (chiếm 59,2% giáo viên đồng ý) và (chiếm 68,8% phụ huynh đồng ý). Nhận thấy được đây là một trong các nguyên nhân quan trọng chính vì thế việc tăng cường nhận thức của toàn xã hội về GDMN NCL là một trong giải pháp thiết thực nhất. Có hiểu có thông tin về các trường MN NCL mới có thể thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w