Phương pháp luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

B. NỘI DUNG CHÍNH

1.1.1.Phương pháp luận nghiên cứu

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu nghiên cứu xã hội học cần hướng đến những hiện tượng, những quy luật xã hội hiện thực, bản chất và quan trọng là đối tượng của xã hội học, để có thể chỉ ra vị trí và sự thể hiện của các quy luật của hiện thực xã hội. Trong phương pháp luận triết học Macxit yêu cầu không được xem xét các hiện tượng xã hội một cách siêu hình, mà phải xem xét chúng một cách biện chứng. Điều đó có nghĩa là các hiện tượng xã hội không thể xem xét trong mối quan hệ có tính quy luật, trong sự phụ thuộc, sự quyết định lẫn nhau. Các

hiện tượng xã hội không thể nghiên cứu như một cái gì đó bất động hoặc chỉ có sự thay đổi về số lượng, mà chúng cần được nghiên cứu như đang ở trong sự vận động có tính quy luật, sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo chủ nghĩa này thì thực tế xã hội có thể nhận thức được và quá trình nhận thức phải đi từ thực nghiệm thực tế đến lý thuyết trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ những khía cạnh bên ngoài không bản chất của các hiện tượng xã hội đến những bản chất sâu hơn của chúng. Điều này có nghĩa

là trong nghiên cứu không chỉ nên dừng lại ở việc mô tả, quan sát phân loại các sự kiện mà phải tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất các sự kiện xã hội, để chỉ ra được tính quy luật xã hội học. Những sự vật hiện tượng phải xem xét trong mối liên hệ với nhau (PGS-TS. Phạm Văn Quyết, TS. Nguyễn Qúy Thanh- Phương pháp nghiên cứu xã hội học - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002).

Từ cơ sở của chủ nghĩa Macxit có áp dụng vào đề tài nghiên cứu. Cần xem xét mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số với cơ sở vật chất và giáo viên của trường mầm non nghiên cứu. Và đề tài sẽ đi sâu để tìm ra được thực trạng cơ sở vật chất và giáo viên trong trường mầm non có thể đáp ứng nhu cầu được chăm sóc của các bậc phụ huynh cho con họ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)