Về đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.2.3. Về đội ngũ giáo viên

2.2.3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên

Để nâng cao chất lượng cho các trường mầm non ngoài công lập thì các trường cần chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Hiện nay, trình độ của đội ngũ giáo viên ngoài công lập ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh. “Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bảo đảm đủ giáo viên và cân đối cơ cấu đội ngũ giáo viên trong địa phương mình” - Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.

Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện nay: Giáo viên nhận xét có đến 67,4% “đủ đáp ứng”; 35,7% “tương đối đủ”; tỷ lệ đánh giá “chưa đủ” chiếm tỷ lệ nhỏ: 4,9%. Phụ huynh học sinh đánh giá ở mức độ “đủ đáp ứng” chiếm 59,5%; mức độ “tương đối đủ” chiếm 34,9%. Chất lượng của đội ngũ giáo viên chính là một trong các nhân tố quan trọng đối với chất lượng của hệ thống giáo dục. Tuy nhiên hiện nay đối với hệ thống trường mầm non ngoài công lập thì chất lượng của đội ngũ giáo viên đã và đang là bài toán khó. Giáo viên dạy tại các trường mầm non ngoài công lập chủ

yếu là giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng tốt việc xử lý vấn đề phát sinh trong việc nuôi dạy trẻ.

Hình 2: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên tại các trường MN NCL hiện nay

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Mong muốn của phụ huynh học sinh khi gửi con theo học tại các trường mầm non chính là gửi con cho các cô giáo có kinh nghiệm, có trách nhiệm và có trình độ sư phạm tốt. Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên trong hệ thống GDMN NCL hiện nay: “Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở GDMN NCL tăng nhanh trong những năm gần đây và đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn VSATTP, sơ cấp cứu, bồi dưỡng cấp tốc do Phòng GDĐT tổ chức” được phụ huynh học sinh đánh giá cao lần lượt chiếm 89,9% và 82,4%. Tuy nhiên hạn chế của đội ngũ giáo viên của các trường mầm non ngoài công lập chính là “đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân

viên thay đổi liên tục, tính ổn định không cao” có đến 73,6% phụ huynh đồng ý với nhận định đó.

Bảng 12: Đánh giá về các nội dung liên quan đến đội ngũ giáo viên STT Nội dung Ý kiến Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác

1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở GDMN NCL tăng nhanh trong những năm gần đây.

89,9 7,4 2,7

2 Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thay đổi liên tục, tính ổn định không cao.

73,6 25,7 0,7

3 Đội ngũ giáo viên đa số là người tỉnh ngoài, chưa có hộ khẩu thường trú tại hà nội.

70,3 24,3 5,4

4 Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn VSATTP, sơ cấp cứu, bồi dưỡng cấp tốc do Phòng GDĐT tổ chức.

82,4 16,9 0,7

5 Việc ký kết hợp đồng lao động cho đội ngũ giáo viên được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đúng quy định.

76,4 21,6 2,0

6 Có thực hiện đóng BHXH, BHYT cho

đội ngũ giáo viên, nhân viên. 65,5 31,1 3,4 7 Có giải quyết chế độ nghỉ phép, nghỉ hè,

nghỉ lễ trong năm theo quy định của Luật Lao động.

78,5 20,8 0,7

8 Có khen thưởng thi đua trong tháng, kết

thúc học kỳ, cuối năm học 80,5 19,5 0,0

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Một trong các yếu tố hàng đầu được các bậc phụ huynh đánh giá tốt chính là yếu tố: Yêu mến trẻ (87,3%) và đam mê công việc (83,5%). Tiếp đó là các yếu tố: Tác phong, cử chỉ đúng mực (85,3%), Việc phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc, dạy dỗ các cháu (85,7%). Ngoài ra các yếu tố: Soạn giáo án khi lên lớp; Phương pháp giảng dạy; Ngôn ngữ, phát âm chuẩn cũng là các yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ hoàn thiện người giáo viên mầm non.

Bảng 13: Đánh giá về trình độ của giáo viên dạy các trường mầm non

STT Tiêu chí Đánh giá của phụ huynh

Rất tốt Tốt Bình

thường

1 Yêu mến trẻ 87,3 12,7 0,0

2 Tác phong, cử chỉ đúng mực 85,3 14,7 0,0

3 Việc phối hợp với phụ huynh

trong chăm sóc, dạy dỗ các cháu 85,7 12,9 1,4

4 Đam mê công việc 83,5 15,8 0,7

5 Soạn giáo án khi lên lớp 64,7 34,5 0,7

6 Luôn cố gắng trao dồi kiến thức 64,0 34,5 1,4

7 Phương pháp giảng dạy 57,7 41,6 0,7

8 Ngôn ngữ, phát âm chuẩn 44,0 52,5 3,5

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

2.2.3.2. Tương quan giữa độ tuổi và mong muốn chuyển sang dạy tại các trường công lập của giáo viên hiện nay.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, tìm được một công việc thích hợp cũng như mang tính ổn định lâu dài cũng là một điều quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng của người làm giáo viên. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng giáo viên mầm non ngoài công lập khá lớn. Tuy nhiên, chưa có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Trước thực trạng này, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh- Uỷ viên thường vụ Liên đoàn lao động quận Thanh Xuân, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận, Liên đoàn lao động quận Thanh Xuân đã triển khai kế hoạch vận động thành lập Nghiệp đoàn mầm non NCL tại 11 phường trên địa bàn quận. Đến tháng 10/2014, toàn quận đã vận động thành lập được 02 Nghiệp đoàn mầm non NCL tại phường Kim Giang và phường Hạ Đình, các phường còn lại đang tiến hành rà soát để tiếp tục thành lập.

Mặc dù đã có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhưng với tỉ lệ thành lập nghiệp đoàn 2/11 phường (=18%) còn khá thấp, quyền lợi của người lao động tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân chưa được đảm bảo, khi có xảy ra các vấn đề về khiếu kiện, tranh chấp, người lao động tại các cơ sở này chưa có được tổ chức hợp pháp đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Khi được hỏi: Nếu có điều kiện anh/chị có muốn chuyển sang công tác tại trường công lập anh chị có chuyển không? Có đến 94/129 (chiếm 72,9%) Giáo viên trả lời "Có".

Trên thực tế giáo viên làm việc tại các trường mầm non tư thục chưa đứng trong các tổ chức công đoàn vì vậy khi gặp bất cứ vấn đề gì tranh chấp xảy ra họ không được bảo vệ quyền lợi. Đây cũng là một trong các lý do quan trọng dẫn đến việc muốn chuyển sang làm việc tại các trường công lập nếu có điều kiện.

“Làm việc tại các trường mầm non ngoài công lập đa số các giáo viên

được tính lương theo ngày đi làm, ngày nghỉ thì bị trừ lương, không được đóng bảo hiểm do vậy giáo viên muốn chuyển sang làm ở nhà nước để chế độ

được đảm bảo” (PVS, chị Phạm Thị D, 25 tuổi, GV mầm non trường mầm non Tư thục Mai Phương, Nhân Chính, Thanh Xuân).

Hình 3: Tỷ lệ giáo viên muốn chuyển sang làm tại cơ sở giáo dục nhà nước

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Theo kết quả khảo sát thu được, tỷ lệ giáo viên mầm non muốn chuyển từ trường ngoài công lập sang trường công lập là một tình trạng đáng quan tâm và xem xét từ nhiều góc cạnh. Bởi lẽ khi quyền lợi không được đảm bảo một cách chính đáng thì sự yêu mến công việc, tinh thần công hiến của những giáo viên làm việc tại các cơ sở GDMN NCL sẽ không cao. Đây là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục tại các cơ sở mầm non ngoài công lập nói riêng và hệ thống GDMN NCL nói chung. Thiết nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan nhà nước, của các cấp ban ngành có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong khu vực này.

Hình 4: Tương quan giữa độ tuổi và mong muốn chuyển sang dạy tại các trường công lập của giáo viên hiện nay

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Có sự tương quan giữa độ tuổi của giáo viên và mong muốn chuyển từ hệ thống ngoài công lập sang hệ thống công lập. Giáo viên ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi có tỷ lệ mong muốn chuyển trường cao nhất. Có đến 55,1% giáo viên mầm non ở độ tuổi từ 20 đến 25 tuổi mong muốn chuyển trường, tỷ lệ này ở giáo viên trong khoảng tuổi từ 26 đến 30 tuổi là 34,8%. Có thể thấy giáo viên trẻ có xu hướng muốn chuyển từ trường mầm non ngoài công lập sang trường mầm non công lập là cao hơn so với giáo viên mầm non ở độ tuổi từ 36 tuổi trở lên. Như vậy có thể thấy rằng nhóm đối tượng giáo viên mầm non ở độ tuổi trẻ từ 20 đến 30 tuổi là nhóm có xu hướng muốn chuyển chỗ làm từ khu vực ngoài công lập sang làm tại trường công lập.

2.2.4. Về chất lượng giáo dục

Tính đến ngày 31/5/2014, trên địa bàn Quận Thanh Xuân có 149 trường và nhóm lớp giáo dục mầm non, trong đó có: 20 trường Mầm non công lập; 12 trường mầm non ngoài công lập và 117 nhóm lớp mầm non ngoài công lập.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết L.- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân: "Hiện nay, 100% các trường mầm non ngoài công lập và 98% các nhóm

lớp mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận đã được cấp phép hoạt động. Số nhóm lớp chưa được cấp phép là các nhóm lớp mới, đang trong quá trình thẩm định để đề nghị các cơ quan chức năng cấp phép thành lập và hoạt động. Các cơ sở đã được cấp phép là những cơ sở đã được phòng GD&ĐT quận thẩm định về đội ngũ giáo viên (đạt chuẩn từ trung cấp trở lên), cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ trẻ; hiệu trưởng là người có chuyên môn và được UBND quận huyện cấp phép thành lập trường, UBND các phường cấp phép thành lập các nhóm lớp. Các trường và nhóm lớp đã được cấp phép đều hoạt động rất tốt, được tạo điều kiện về chuyên môn như các trường công lập khác. Mỗi trường, nhóm lớp NCL đều được phân công cho 01 trường Mầm non công lập cùng nằm trên địa bàn phường hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn".

Khi được hỏi về điều kiện phòng học, diện tích lớp của các trường tư thục, bà L. cho biết: "Không phải trường, nhóm lớp tư thục nào cũng có điều

kiện thuê được mặt bằng đủ tiêu chuẩn, họ chỉ có thể thuê lại nhà của người dân, chắc chắn diện tích phòng học sẽ không đảm bảo. Nhưng đó là điều bất khả kháng, chúng tôi vẫn phải chấp nhận, với điều kiện các phòng học đó đủ an toàn cho trẻ, diện tích nhỏ thì số trẻ/lớp phải ít đi". Tuy nhiên, bà L. cũng

cũng cho rằng, việc đảm bảo số trẻ/lớp theo đúng quy định là rất khó. Chính vì vậy mà chất lượng GDMN NCL còn là một bài toán khó cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

Bảng 14: Lý do cho con theo học tại trường mầm non ngoài công lập hiện nay của phụ huynh tham gia khảo sát

Lý do Tần số Tần suất

(%)

Không xin được vào trường công lập 19 14.5

Muốn cho con cháu học ngoài trường công lập 112 85.5

Tổng 131 100

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014), (n=131).

Tỷ lệ phụ huynh cho con em theo học ở tại trường mầm non tư thục theo kết quả khảo sát thu được trên 85% phụ huynh cho con em đi học tại trường mầm non ngoài công lập là do: “Muốn cho con cháu học ngoài trường công lập” (chiếm 85,5%) và trong số 131 phụ huynh tham gia phỏng vấn vẫn còn khoảng 14,5% cho con theo học tại trường mầm non ngoài công lập này vì “Không xin được vào trường công lập”. Trên thực tế các trường mầm non ngoài công lập đã được cấp phép hiện nay đã đi vào hoạt động và hoạt động tốt, đảm bảo được các yêu cầu đã đề ra của Bộ GD & ĐT. Hoạt động tốt dưới sự quản lý có sự chỉ đạo và hỗ trợ của nhà nước, do vậy các bậc phụ huynh yên tâm gửi con vào học.

“Tuy giá học phí cao hơn so với các trường mầm non công lập, nhưng

tôi rất yên tâm khi cho con tôi học ở đây vì cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên ở đây khá tốt, ngoài ra, do đặc thù công việc tôi không thể đón con sớm như các cháu học ở các trường công lập được, vì vậy việc cho con học ở trường tư thục là rất phù hợp với hoàn cảnh của gia đình tôi hiện nay.”(PVS, chị Lê Thị Thanh Th, 34 tuổi, Phụ huynh học sinh tại trường mầm non trường mầm non Hoa Hồng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân).

Bảng 15: Đánh giá của Giáo viên và phụ huynh về chất lượng chăm sóc trẻ tại cơ sở GDMN NCL

Đánh giá “Rất tốt” về các nội dung Đánh giá của giáo viên

Đánh giá của phụ huynh Có chương trình dạy học cho từng độ tuổi theo

quy định 93,1 66,9

Có sự phân chia trẻ vào các lớp theo độ tuổi , bố

trí đủ giáo viên, bảo mẫu 89,7 67,9

Thực hiện đầy đủ quy định về chăm sóc nuôi

dưỡng (Khám SK 2 lần/ năm; tẩy giun 2 lần/ năm…) 80,3 57,1

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 77,6 65,2

Có tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập theo

chủ đề, chủ điểm trong tháng. 74,5 56,4

Có tuyên truyền cho phụ huynh học sinh kiến

thức chăm sóc giáo dục trẻ. 76,6 56,1

Có biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng,

béo phì- dư cân. 65,3 44,1

Thường xuyên xây dựng các chuyên đề nâng cao

chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 61,0 40,9

Thường xuyên tổ chức cho học sinh đi tham quan,

thực tế 57,5 31,9

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014). (n=137)

Trong quá trình tiến hành khảo sát đối với các bậc phụ huynh và giáo viên tại các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân cho thấy việc thực hiện các tiêu chí về chăm sóc trẻ được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên, các tiêu chí "Có biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì, dư cân", "Thường xuyên xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ" và "Thường xuyên tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực tế" chưa được phụ huynh đánh giá cao.

Bảng 16: Tương quan giữa tuổi của phụ huynh và lí do cho con theo học tại trường mầm non ngoài công lập.

Khoảng tuổi Ông/bà cho con theo học tại cơ sở giáo dục này là vì

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w