Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 73)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.3.3.Nguyên nhân của các hạn chế

Bảng 21: Nguyên nhân quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn hạn chế

Nội dung Đánh giá của giáo viên

Đánh giá của phụ huynh

Tần số Tần suất

(%) Tần số Tần suất (%)

Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép.

87 59,2 97 68,8

Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát.

97 66,0 94 66,7

Ý thức chấp hành các quy định của các

cơ sở mầm non ngoài công lập chưa tốt 71 48,3 66 46,8

Văn bản chính sách pháp luật đối với khu vực mầm non ngoài công lập chưa thỏa đáng.

40 27,2 52 36,9

Việc triển khai các văn bản, hướng dẫn

tới các cơ sở GDMN NCL chưa tốt. 36 24,5 45 31,9

Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý.

79 53,7 76 53,9

Đội ngũ cán bộ quản lý thay đổi liên tục, chưa nắm bắt được chuyên môn, yếu kém trong quản lý.

45 30,6 57 40,4

Sự phân cấp quản lý chưa hợp lý, thiếu

thống nhất giữa các cấp, các ngành 50 34,0 57 40,4

Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt

chẽ, nhiều tiêu cực. 52 35,4 63 44,7

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Theo kết quả kháo sát thu được: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến công tác quản lý của nhà nước còn hạn chế đối với khu vực mầm non ngoài công lập chính là do: Do các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ trong độ tuổi nên các cơ sở GDMN NCL mọc tràn lan khó kiểm soát (66,0%); Sự ra đời của các trường mầm non ngoài công lập góp phần đáp ứng nhu cầu của trẻ trong độ tuổi đi học mầm non của trẻ. Tuy nhiên, sự thành lập một các tràn lan của các trường mầm non ngoài công lập khiến công tác quản

lý của nhà nước khó khan. Dẫn đến những hệ lụy: Trường mầm non không đủ điều kiện chất lượng về cơ sở hạ tầng, giáo viên có trình độ về chuyên môn thấp kém… Nắm được những hạn chế đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc ban hành và thi hành những quy định, thẩm định sự hình thành của trường mầm non ngoài công lập.

Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép (59,2%). Giáo dục tốt các em không chỉ có môi trường nhà trường mà môi trường gia đình cũng cực kì quan trọng. Trách nhiệm giáo dục các em không chỉ ở giáo viên mà còn ở cả phụ huynh học sinh. Phụ huynh có nắm được những kĩ năng, kiến thức cơ bản mới có thể lựa chọn cũng như giáo dục cho các con tốt. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nữa chính là: Đội ngũ quản lý- giáo viên- nhân viên tại các trường không ổn định nên khó quản lý (53,7%). Các trường mầm non ngoài công lập có đội ngũ giáo viên trẻ tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục trẻ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN NCL

Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Song vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiệ cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dục. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Trong những năm gần đây, với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục, loại hình cơ sở giáo dục MN NCL có xu thế ngày càng phát triển. Mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục mầm non nói chung và các cơ sở giáo dục MN NCL nói riêng tiếp tục được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế: Cơ chế quản lý chưa chặt chẽ, sự tham gia và trách nhiệm của các thành viên trong xã hội. Đặc biệt là hệ thống giáo dục MN NCL, nhận thức của các thành viên trong xã hội còn chưa cao. Chính vì thế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục mầm non đặc biệt là hệ thống MN NCL. Khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục mầm non: “Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đào tạo con người” (Trong hội nghị Thủ tướng chính phủ ( 25/6/2002) bàn về phát

triển giáo dục mầm non theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Tuy nhiên, hiện nay do sự gia tăng về dân số quá nhanh dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu trường lớp cho các cháu đến độ tuổi mầm non có thể đi học, tình trạng thiếu lớp, quá tải học sinh, thiếu giáo viên dạy học đã và đang là vấn đề cần quan tâm. Cùng với đó là sự ra đời của các cơ sở MN NCL chưa được cấp phép dẫn đến việc quản lý về chất lượng chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ cũng chưa được thực hiện chặt chẽ. Đối với các cơ sở GDMN NCL chưa được cấp phép và chưa có sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng về cơ bản trông giữ trẻ là chính, chứ chưa thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non.

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chính vì sự thiếu hụt các trường lớp học, sự đáp ứng không đủ của các trường công lập dẫn đến sự ra đời của các trường mầm non ngoài công lập. Tuy nhiên, sự ra đời hàng loạt và không có sự kiểm soát của nhà nước dẫn đến việc hiểu sai về các trường mầm non ngoài công lập. Trong những năm gần đây hiện tượng phụ huynh xếp hàng từ 5h sáng để nộp hồ sơ cho các con vào các trường mầm non học thực sự đáng quan tâm. Không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở cả khu vực nông thôn.

Tâm lý của phụ huynh muốn cho con học trong các trường công lập, đảm bảo về cơ sở vật chất tốt và giá tiền học phí thấp. Các trường mầm non ngoài công lập học phí cao hơn rất nhiều. (Mức thu học phí của các trường MN công lập mẫu giáo 50.000đ/cháu/tháng, nhà trẻ 70.000đ/cháu/tháng. Tuy nhiên, mức thu học phí của các trường dân lập, tư thục thu theo thỏa thuận, nên mức thu rất cao so với các trường công lập. Ví dụ: MN tư thục Mai Phương (Nhân Chính, Thanh Xuân) thu trung bình 1.100.000đ/trẻ/tháng; MN tư thục Bống Xinh (Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân) thu trung bình 800.000đ/trẻ/tháng; MN tư thục Hoa Thuỷ Tiên, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân) thu trung bình 1.200.000đ/trẻ/tháng...

Tuy nhiên, tại các trường mầm non ngoài công lập được cấp phép

lại có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ về trang thiết bị, môi trường học tập tốt. Do công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế dẫn đến tình trạng trường tư thục thì thiếu học sinh còn các trường công lập lại quá tải.

Hình 6: Lý do dẫn đến hạn chế của công tác QLNN đối với GDMN NCL.

(*Nguồn: Dữ liệu khảo sát Giáo viên, phụ huynh về sự quản lý của nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập, 2014).

Kết quả nghiên cứu thu được: một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn hạn chế được phụ huynh và giáo viên đồng tính chính là nguyên nhân “Chưa tích cực tuyên truyền nhằm thông tin tới các bậc phụ huynh về hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non có phép hoặc không phép (chiếm 59,2% giáo viên đồng ý) và (chiếm 68,8% phụ huynh đồng ý). Nhận thấy được đây là một trong các nguyên nhân quan trọng chính vì thế việc tăng cường nhận thức của toàn xã hội về GDMN NCL là một trong giải pháp thiết thực nhất. Có hiểu có thông tin về các trường MN NCL mới có thể thực hiện tốt công tác quản lý, hoạt động của các trường mầm non ngoài công lập. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, đặc biệt, là phụ huynh có con em đến độ tuổi có con đi học mẫu giáo là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, cần tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu

cực trong giáo dục. Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý giáo dục; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, trách nhiệm của Chính quyền cac cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

Tiếp tục xây dựng đồng bộ và kịp thời hoàn thiện các văn bản pháp lý giáo dục. Xác định và thể chế hóa vai trò, chức năng các cấp quản lý. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục từ cấp Quận đến các cơ sở.

Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhất là ở cấp học mầm non. Tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế và nước ngoài về giáo dục.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ trẻ.

3.2. Giải pháp đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL GDMN NCL

Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015 có nêu rõ: “Phối hợp với Sở Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế cho các

trường mầm non theo Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên mầm non. Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các trường mầm non mới chuyển từ bán công sang công lập thực hiện quyền tự chủ một phần theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và xây dựng đề án học phí, các khoản thu khác phù hợp tình hình thực tiễn, trình Thành phố phê duyệt. Phối hợp với các Sở, Ngành xây dựng quy chế hoạt động của các trường mầm non có yếu tố nước ngoài và trình Thành phố phê duyệt. Phối hợp với các Sở, Ngành Thành phố và chính quyền quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo yêu cầu về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn cho trẻ”.

Hiện nay, số lượng dân số tăng nhanh đòi hỏi nhu cầu xây dựng trường, lớp nhà trẻ ngày càng cấp bách. Nhiều xã, phường, nhà trẻ, mẫu giáo xuống cấp, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất. Vấn đề thiếu trường, quá tải trường, xuống cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, cho trường mầm non đang là vấn đề được mọi người quan tâm.

Đặc biệt tại những nơi đông dân cư, nhất là các Quận có tốc độ đô thị hoá nhanh trong đó có quận Thanh Xuân là nơi có nhiều trường mầm non quá tải, cơ sở vật chất, số lượng giáo viên trên mỗi lớp không đáp ứng đủ nhu cầu được hưởng chăm sóc của trẻ em. Có trường bình quân số trẻ lên tới 62-67 mỗi lớp, cá biệt có lớp trên 70 cháu đặc biệt là lớp Mẫu giáo 5 tuổi (lứa tuổi bắt buộc phải phổ cập giáo dục mầm non ở các trường Công lập).

Trong những năm qua, quy mô mạng lưới trường, lớp MN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh, góp phần giảm tình trạng quá tải trong các trường mầm non công lập. Tuy nhiên, công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Các cơ sở GDMN NCL, đặc biệt là các nhóm lớp độc lập tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.

Các MN NCL nhìn chung đã chú trọng tuyển chọn giáo viên mầm non đạt chuẩn. Các cơ sở mới thành lập, chỉ được cấp phép khi đủ giáo viên có trình độ tối thiểu là trung cấp sư phạm mầm non, nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ an toàn, hiệu quả và tránh được sai phạm mắc phải trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên MN NCL còn thiếu ổn định, thu nhập lại rất khác nhau; giáo viên không thường xuyên được tham dự các hoạt động hội họp, sinh hoạt chuyên môn, tham quan học tập do ngành tổ chức... Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động ở nhiều trường, lớp MN NCL còn chưa được quan tâm... Vẫn còn số

lượng khá đông giáo viên chưa được tham gia đóng bảo hiểm (o thời gian hợp đồng làm việc thường không ổn định chỉ tạm thời từ 2-3 tháng.

Vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận cần đổi mới phương pháp quản lý đối với các cơ sở GDMN NCL. Bên cạnh việc triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn theo quy định của Pháp luật cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Cho phép giáo viên, nhân viên làm việc tại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 73)