MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế then chốt của thủ đô, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Để các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Hà nội phát triển theo đúng định hướng đòi hỏi phải có sự quản lý của thành phố . Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đang đặt ra yêu cầu ngày càng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của thủ đô.Trước tình hình trên đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch ở thủ đô hiện nay. Là một cán bộ công tác trong ngành du lịch, với kinh nghiệm nhiều năm, tôi nhận thấy quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn TP. Hà nội đang còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn; cả những mặt được và chưa được.... Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội” làm luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý nhà nước đã có rất nhiều công trình... (xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn). Nghiên cứu về ngành Du lịch và quản lý ngành du lịch cũng đã có nhiều công trình... (xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn). Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế cũng đã có... (xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn). Nghiên cứu quản lý nhà nước với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì mới chỉ có....(xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn). Vì vậy đây là đề tài nghiên cứu mới không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế then chốt của thủ đô, đóng vai trò quan trọngđối với sự phát triển kinh tế xã hội Để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dulịch trên địa bàn thành phố Hà nội phát triển theo đúng định hướng đòi hỏiphải có sự quản lý của thành phố Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhànước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đang đặt ra yêucầu ngày càng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập kinh tế quốc tế của thủ đô
Trước tình hình trên đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm hoànthiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dulịch ở thủ đô hiện nay Là một cán bộ công tác trong ngành du lịch, với kinhnghiệm nhiều năm, tôi nhận thấy quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệphoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn TP Hà nội đang còn nhiều vấn đềcần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn; cả những mặt được
và chưa được Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội” làm
luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công của mình
2 Tình hình nghiên cứu:
- Nghiên cứu về quản lý nhà nước đã có rất nhiều công trình (xinđược nêu ra trong quá trình làm luận văn)
- Nghiên cứu về ngành Du lịch và quản lý ngành du lịch cũng đã
có nhiều công trình (xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn)
- Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế cũng
đã có (xin được nêu ra trong quá trình làm luận văn)
Trang 3- Nghiên cứu quản lý nhà nước với các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch thì mới chỉ có (xin được nêu ra trong quá trìnhlàm luận văn).
- Vì vậy đây là đề tài nghiên cứu mới không trùng lặp với các côngtrình đã nghiên cứu trước
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực du lịch ở TP Hà nội, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp
cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý nhànước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn
TP Hà nội từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của thành uỷ và UBND thành
Trang 4Mác-phố Hà nội về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực du lịch trên địa bàn thành phố.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ chủ nghĩa Mác- Lênin quanđiểm, đường lối của đảng Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phương phápkhác: phân tích và tổng hợp; lịch sử - lôgíc, thống kê xã hội học, so sách đốichiếu , nhằm làm rõ nội dung mà luận văn đề cập
5 Ý nghĩa, lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýnhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địabàn TP Hà nội
- Luận văn đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quản lý nhànước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn
TP Hà nội
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp khinghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội
6 Kết cấu của luận văn gồm:
Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận; Phần tài liệu tham khảo
Phần nội dung chính kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP Hà nội
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Du lịch và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1 Khái quát chung về du lịch.
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong du lịch sự phát triển củaloài người Giống người Homo Erectus xuất phát từ miền đông và nam châuPhi nhưng di tích của những người tiền sử này đã được tìm thấy ở TrungQuốc và Java (In đonexia) cách đây khoảng một triệu năm Các chuyên giacho rằng để di chuyển được một khoảng cách như vậy thời bấy giờ phải mấtkhoảng 15.000 năm Một gia thuyết cho rằng, những người cổ xưa đi du mục
để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm Một giả thuyết khác lại cho rằng, conngười quan sát sự di chuyển của loài chim, muốn biết chúng từ đâu đến vàchúng bay đi đâu, nên họ đã di chuyển mặc dù họ không thiếu thức ăn nơi họsinh sống Tức là từ xa xưa, con người đã luôn có tíh tò mò muấn tìm hiểu thếgiới xung quanh, bên ngoài nơi cư trú của họ Con người luôn muốn biếtnhững nơi khác có cách sống ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hóa,các động vật, thực vật và địa hình ở những vùng khác hoạc quốc gia khác
Lần theo chiều dài lịch sử cho thấy du lịch xuất hiện khá sớm từ thời kỳ
cổ đại gắn với đại phân công lao động xã hội lần thứ hai – nghành thủ côngtách ra khỏi nông nghiệp Đến thời đại chiếm hữu nô lệ , khi cuộc phân chialao động lần thứ ba – thương nghiệp tách ra khỏi sản xuất, kinh doanh du lịch
đã có biểu hiện ba xu hướng chính: Lưu trú, ăn uống và giao thông Du lịchtrong thời kỳ này tập trung ở các trung tâm kinh tế văn hóa của loài người.Thể loại du lịch nghỉ ngơi và giải trí cũng đã phát triển cho giới quý tộc chiếm
Trang 6hữu nô lệ, những người phục vụ và các nhân viên cao cấp Sau thế kỷ IV, khiđạo Thiên chúa giáo được phát triển, du lịch chữa bệnh cũng đã xuất hiện.
Trong thời kỳ phong kiến du lịch không có biểu hiện gì lớn Ở thời kỳnày du lịch công vụ và du lịch tôn giáo là loại hình tương đối phát triển so vớicác thể loại du lịch khác Đáng chú ý trong thời kỳ hưng thịnh của chế độphong kiến ( từ giữa thế kỷ XI đến thế kỷ XVI), du lịch có một bước chuyểnbiến mới Ngoài các thể loại du lịch công vụ và du lịch tôn giáo, một số thểloại du lịch khác được phục hồi và phát triển như du lịch chữa bệnh và du lịchvui chơi giải trí Đặc biệt phải kể đến các chuyển đi xa, dài ngày ( có khi hàngnăm) của các đoàn gồm những người sùng đạo đến các trung tâ đạo giáo( Rôm, Reruxalem của người theo đạo Thiên chúa giáo Meca và Medina củangười theo đạo Hồi giáo) Thời kỳ cuối chế độ phong kiến (thế kỷ XVI đếnnhững năm 40 của thế kỷ XVII), những điều kiện cho việc phát triển du lịchđược mở rộng, nhất là Pháp, Anh và Đức – những nước có nền kinh tế pháttriển nhất bây giờ
Thời kỳ cận đại ( từ những năm 40 của thế kỷ XVII đến chiến tranh thếgiới lần thứ nhất), với sự ra đời và củng cố của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tếthế giới phát triển mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch.Chuyển biến rõ nét nhất phải kể đến thời điểm từ sau cuộc bùng nổ cuộc cáchmạng kỹ thuật, trong đó có cuộc các mạng giao thông và sự ra đời của đầumáy hơi nước là tiền để vật chất quan trọng cho việc phát triển của du lịch
Trong thời kỳ hiện đại, kể từ sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhấtvới sự chuyến biến chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn thấp đến lên giao đoạn cao,
đã tạo điều kiện cho thể loại du lịch thể thao mùa đông được khai sinh và pháttriển ngang với số khách đi nghỉ khí hậu núi vào mùa hè, làm cho các trungtâm du lịch núi trở nên sầm uất cả về mùa đông và mùa hè
Những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 các mối quan hệ dulịch Quốc tế phục hồi chậm và ít có thay đổi trong đặc trưng và trong cơ cấu
Trang 7của mối quan hệ ấy Nhưng cùng với bước phát triển vượt bậc của cách mạngkhoa học – kỹ thuật từ đầu năm 1950 đến nay đã đánh dấu một cao trào vươnlên mạnh mẽ của du lịch quốc tế.
Nếu như đến giữa những năm 1980, thị trường du lịch thế giới cònđược phân thành du lịch ở các nước XHCN, du lịch ở các nước tư bản chủnghĩa và du lịch ở các nước đang phát triển, sự giao lưu giữ ba thị trường trên
là vô cùng hạn chế, thì đến nay hoạt động của du lịch quốc tế đã phát triển ởphạm vi toàn cầu Nhiều thế loại du lịch mới xuất hiện và phát triển Cơ sởvật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của du lịch cũng có nhiều thay đổi và ngàycàng hiện đại Cuộc cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng sâu sắc trênmọi hình phường diện Do đó, mỗi nước phát triển du lịch đều có hướng pháttriển riêng để tự khẳng định mình trên thị trường du lịch thế giới
Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2000 sốlượng khách du lịch toàn cầu đã là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷUSD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt người và thu nhập là 474 tỷUSD; dự tính đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt và thu nhập sẽ là
900 tỷ USD Con số này cho thấy nhu cầu du lịch có tốc độ gia tăng nhanhchóng Vấn đề đặt ra là quốc gia nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả
về số lượng và chất lượng của du lịch, quốc gia đó sẻ thắng thế trong việc tìmkiếm nguồn thu từ du lịch
1.1.2 Khái niệm về du lịch
Khi nói đến du lịch, người ta thường nghĩ ngay đến những người đi đếnmột nơi nào đó để tham quan, thăm bạn bè và họ hàng, đi nghĩ mát và hưởngthụ Những người này dùng thời giờ rảnh để chơi thể thao, phơi nắng,tròchuyện, xưm hát, đi dạo hay chỉ đơn giản là thưởng thức môi trường xungquanh Nếu xem xét khía cạnh rộng hơn, trong định nghĩa du lịch có thể baogồm những người đi lam kinh doanh, công tác, dự hội nghị, hội thảo, thực
Trang 8hiện các hoạt động chuyên ngành (professionai activities), học giỏi haynghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Vấn đề định nghĩa du lịch một cách quy mô phải bao gồm các thànhphần tạo ra hoạc chịu ảnh hưởng của ngành du lịch Quan điểm của thànhphần này có tầm quan trọng đến việc triển khai một định nghĩa bao quát
Trên thế giới, du lịch đã được đánh giá là một ngành kinh tế đặc thù,vai trò của du lịch đã được các quốc gia và các nền kinh tế nhận thức đúngđắn Ngày nay du lịch đã được trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội mang tínhphổ biến, du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả các ngành sảnxuất ô tô, điện tử và nông nghiệp Một số quốc gia coi du lịch là nguồn thungoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương, là một ngành kinh tế hàng đầu,coi chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộcsống, nên nhanh chóng phát triển nó trở thành ngành kinh tế
Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, cho đến nay có khánhiều định nghĩa về du lịch Trước đây, người ta chỉ mới quan niệm du lịch làmột loại hình hoạt động mang tính văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí vànhững nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là một hoạtđộng kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triểnbởi du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân cho đến đầuthể kỷ XX, du lịch vẫn còn dành riêng cho một nhóm người giàu có, họ đi dulịch với mục đích giải trí và được coi là những kỳ nghỉ bình thường Kể từnhững năm 50 của thể kỷ XX đổ lại đây, khái niệm về du lịch luôn được đưa
ra tranh luận
Thuật ngữ “du lịch” bắt đầu từ từ “TOUR” trong tiếng Pháp, có nghĩa
là di vòng quanh, cuộc dạo chơi Như vậy về bản chất, du lịch gắn liền vớiviệc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi sức khỏe và khả năng lao động của conngười, và gắn với việc di chuyển địa điểm
Trang 9Thực tiễn chứng minh rằng, số người đi du lịch rất hạn chế và ngàycàng tăng dần lên Cùng với việc phát triển hạ tầng giao thông, những chuyến
đi ngày càng xa hơn và dài ngày hơn
Rõ ràng, du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài khá hấp dẫn và mangtính toàn cầu, nên việc có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau về du lịch, đó cũng là điều bình thường của một kháiniệm đang còn mới và phát triển
Cho đén nay mặc dù khái nệm du lịch có nhiều định nghĩa Định nghĩa
du lịch một cách quy mô phải bao gồm các thành phần tạo ra hoạc chịu ảnhhưởng của hoạt động du lịch Quan điểm của các thành phần này có tầm quantrọng đến một triển khai một định nghĩa bao quát, nhưng dưới gốc độ nghiêncứu của luận văn, chỉ xin được hệ thống hóa một số định nghĩa chủ yếu là:
Thứ nhất, theo quan điểm của du khách Đay là đi tìm các trải nghiệm
(experiences) và thõa mãn (satisfaction) về vật chất hay tinh thần khác nhau.Ước muốn củ các đối tượng này sẻ xác định địa điểm du lịch được lựa chọn
và các hoạt động được thực hiện tại địa điểm đó
Thứ hai, theo quan điểm của người kinh doanh du lịch Du lịch là quá
trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thõa mãn, đáp ứngcác nhu cầu của người đi du lịch Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như làmột cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhucầu của khách (người đi du lịch), đòng thời qua đó đạt được mục đích số mộtcủa mình là tối đa hóa lợi nhuận
Thứ ba, theo quan điểm của bộ máy chính quyền địa phương Theo
quan điểm này du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính,
về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỷ thuật đẻ phục vụ du khách Du lịch là tổnghợp các hoạt động kinh doanh đa dạng được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hànhtrình và lưu trú tạm thời của cá thể Du lịch là cơ hội để bán sản phẩm địaphương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực
Trang 10tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao sức sống vật chất
và tinh thần cho địa phương
Thứ tư, trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội Trong trong giai đoạn hiện nay, có được đặc trưng bởi sựtăng nhanh khối lượng và mỡ rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quatrình du lịch tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nềnvăn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơhội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, cácnghề thủ công truyền thống của dân tộc Thông qua du lịch, một mặt có thểtăng thu nhập nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống của ngườidân sở tại như: Vấn đề về môi trường, trật tự an ninh, xã hội
Ngoài ra, ở thời đại sự nhìn nhận về du lịch cũng có khác nhau Điều đóphản ánh mức độ phát triển của du lịch Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh cóđịnh nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết vàthực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Năm 1930 ÔngGlusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: “ Du lịch là sự chinh phục không giancủa những người đến một địa điể mà ở đó họ không có chỗ cư trú thườngxuyên” Sau này, giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf- hai ngườiđược coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa rađịnh nghĩa như sau: “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượngphát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địaphương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liênquan đến hoạt động kiếm lời”
Theo Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaireinternationnal du tourisme, do Việt hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuấtbản: “ Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thựchiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhucầu của khách du lịch Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi
Trang 11hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏamãn các nhu cầu của họ”.
Nhìn chung, các định nghĩa này không được nhiều nước chấp nhận, bởi
lẽ, các định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng xã hội mà ít phân tích nónhư một hiện tượng kinh tế Nên, Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở
Otawa – Canada được tổ chức vào tháng 6/1991 đã đưa ra định nghĩa: “ Du
lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”
Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã đưa ra hai khái niệm cơ bản:
Một là, du lịch là “ một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem dannh lamthắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật vv
Hai là, du lịch là “ một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vựckinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hànghóa và lao động dịch vụ tại chỗ Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triểnhoạt động du lịch Nói chung trên thế giới, du lịch ra nước ngoài có xu hướngphát triển nhanh và Việt Nam có tiềm năng du lịch rất lớn”
Theo Luật Du lịch của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời đại nhất định”; “ Hoạt động dulịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộngđồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” , và “
Trang 12Dịch vụ là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uốngvui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứngnhu cầu của khách du lịch”.
Từ tổng quan các định nghĩa về du lịch, cho thấy mỗi định nghĩa đềumuốn nhấn mạnh đến một khía cạnh nhất định có liên quan đến hoạt động dulịch, cần phải đặt vấn đề khi nghiên cứu khái niệm, định nghĩa về hoạt động
du lịch, song vì chúng ta nghiên cứu khái niệm du lịch trong điều kiện kinh tếthị trường và vận dụng trong môi trường cụ thể và trên quan điểm quản lýNhà nước, khái niệm du lịch cần nhấn mạnh theo định nghĩa là một ngànhkinh tế Do vậy, tác giả luận văn xin đưa ra nét định nghĩa cơ bản:
Du lịch là một hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động của những đơn vị kinh doanh và phục vụ du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị,
xã hội thiết thực cho khách du lịch, cho quốc gia và cho chính bản thân các doanh nghiệp.
Việc nhấn mạnh khái niệm du lịch nói trên không đồng nghĩa với việckinh doanh du lịch đơn thuần mà còn coi trọng đến hiệu quả về kinh tế, chínhtrị - văn hóa – xã hội của tất cả các chủ thể liên quan đến du lịch; tạo điềukiện cho du lịch tái đầu tư, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững nhằm đápứng nhu cầu của khách du lịch ngày một tốt hơn
1.1.3 Các đặc diểm của hoạt động du lịch:
Từ những quan niệm trên đây về du lịch, chúng ta có thể đưa ra một sốđặc điểm cơ bản về hoạt động du lịch như sau:
Thứ nhất, hoạt động du lịch mang tính chất của ngành dịch vụ
Đặc trưng nỗi bật nhất là sản phẩm của các ngành dịch vụ được coi làhàng hóa vô hình, và luôn là hàng hóa cuối cùng Do đó, kinh doanh du lịchđòi hỏi sự hoàn hảo từ những khâu nhỏ nhất bởi nó không có cơ hội sửa chữa
Trang 13hay bảo hành như các hàng hóa thông thường khác Đặc điểm đó cũng đưa tớiyêu cầu riêng đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Trước đây, quan niệm về ngành dịch vụ còn khá hạn hẹp, nó chỉ baogồm các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu đơn giản của con ngườinhư: Sửa chữa đồ dùng gia đình, chăm sóc sức khỏe, mang tính phục vụmột cá nhân hay một nhóm nhỏ dân cư và được coi là một hoạt động phụ, chủyếu có tính phục vụ đơn thuần
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật, nềnsản xuất của cải vật chất phát triển với tốc độ cao, gia tăng quá trình phâncông lao động xã hội rõ rệt, nảy sinh ra các hoạt động dịch vụ sản xuất, cungứng nhu cầu lao động có tính chất phục vụ hoạt động sản xuất, hoạt độngphục vụ đời sống con người
Trước thực tiễn đó, ngành kinh tế dịch vụ đã phát triển song song với
sự phát triển kinh tế, xã hội nhằm đáp nhu cầu chung cho nhân loài đóng vaitrò là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất; sản xuất với khoa học kỹ thuật vàđời sống con người trong môi trường nhân loại ngày càng văn minh, hiện đại
Thứ hai, Hoạt động du lịch vừa phải thỏa mãn nhu cầu vật chất, vừa
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của khách hàng.
Song song với sự tiến bộ xã hội, đời sống con người ngày càng cao vànhu cầu cuộc sống cũng ngày càng lớn Du lịch là một trong những nhu cầukhông thể thiếu tỏng đời sống hiện đại, với ý nghĩa là yếu tố cần thiết trongviệc nghỉ ngơi, nhằm tái tạo sức lao động của con người Khi tham gia quátrình du lịch, khách du lịch thường có nhu cầu nhiều hơn thường ngày do tâm
lý hưởng thụ để bù đắp xứng đắp xứng đáng cho thời gian làm việc
Ngành kinh doanh du lịch và địa chỉ để khách hàng chuyển yêu cầu của
họ đến Việc cung cấp các sản phẩm vật chất để thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, nghỉngơi của khách sạn luôn gắn liền với sự tiện nghi và bản sắc văn hóa quốc gia,
Trang 14địa phương Tính độc đáo ở mỗi nơi khách đến là một trong những động lựctạo nên chuyển du lịch.
Để khách hàng được thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch, nhà kinhdoanh và nhà quản lý cần quan tâm tới việc phối hợp với các nghành sản xuấtvật chất, thương mại, vận tải, các cơ sở văn hóa Đến lượt nó các ngành phụtrợ này lại mang về nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia cũng như góp phần thuhút nhiều khách hơn cho du lịch
Một số nhà nghiên cứu cho răng du lịch vừa có tính chất như mộtngành dịch vụ khi nó tạo ra sản phẩm vô hình thỏa mãn trực tiếp nhu cầu từngkhách hàng cụ thể, vừa có tính chất của một ngành sản xuất vật chất khi nócung cấp các sản phẩm hàng hóa hữu hình cho cuộc du lịch của khách hàngnhư thế biến các món ăn chẳng hạn, vừa có tính chất của ngành văn hóa khithỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách hàng bằng những nét vănhóa dân tộc hay địa phương
Thứ ba, hoạt động du lịch có ảnh hưởng ngoại biên đa chiều tới phát
triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, ở những nước, hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi íchkinh tế mà còn đem lại giá trị chính trị, văn hóa, xã hội to lớn Đơn cử, ở ViệtNam, vào những năm của thập kỷ 90 thế kỷ trước, trong chương trình mụctiêu xúc tiến du lịch tại các quốc gia trên thế giới, tại một số nước phát triểncủa châu âu, có những cá nhân đã từng đặt câu hỏi rằng: “đất nước Việt Namcủa các bạn còn chiến tranh không” Điều này cho thấy rằng với cách tiếp cậnthông qua hoạt động du lịch, sẽ đem lại những nhìn nhận, hiểu biết chính trị,
xã hội, thậm chí, về thế chế và nước của các quốc gia mà các hoạt động kinh
tế khác không đem lại
Du lịch còn được gọi là ngành công nghiệp không khỏi với hàm ý ítgây ô nhiễm môi trường sống Trong những năm 1960, với chiến lược “xanh”,Thái Lan đã có khởi động hệ thống du lịch một cách rầm rộ và mang về cho
Trang 15quốc gia này nguồn thu ngoại tệ lớn Tuy nhiên, không thể không kể đếnnhững ảnh hướng tiêu cực cho xã hội và môi trường do đẩy mạnh quá đà haybuông lỏng quản lý hoạt động ngành công nghiệp này Bài học đắt giá của cácnước đi trước là cánh báo cho Việt Nam về công tác QLNL trong lĩnh vực dulịch.
1.1.4 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
1.1.4.1 Du lịch đóng góp phần quan trọng vào việc tạo ra giá trị mới.
Sản phẩm du lịch được tiêu dùng trực tiếp, không có hàng hóa trunggian Một đặc điểm quan trọng khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêudùng các hàng hóa khác là việc sản xuất ra chúng Thực tế, để thực hiện đượcquá trình tiêu thụ sản phẩm, người hưởng thụ được đưa đến nơi sản xuất vàtiêu dùng tại chỗ Vì vậy, sản phẩm du lịch trực tiếp đóng góp vào tổng sảnphẩm quốc nội với tư cách giá trị gia tăng
1.1.4.2 Du lịch tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác
Du lịch ngày nay không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tếqua mà còn là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khácthông qua việc tiêu dùng của du khách trong chuyến du lịch, trước hết, ở nhucầu vận tải khi khách hàng di chuyến tới các địa điểm du lịch Tiếp theo làviệc tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa cho nhu cầu sinh hoạt tại nơi du lịch,gồm chỗ ở, các vật dụng sinh hoạt, thực phẩm vv Bên cạnh đó, không thểkhông nói tới các nhu cầu tinh thần nỗi bật trong lĩnh vực này phải kể đếncác đặc trưng văn hóa, xã hội của địa phương Điều này liên quan đến việcđầu tư các khu vui chơi, giải trí, bãi tắm, tuyên truyền và khai thác các di tích,danh lam thắng cảnh và không loại trừ những sản phẩm truyền thống Cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật truyền thống cũng có cơhội phát triển
Điều thú vị ở đây là, phần lớn khách du lịch là những người có mứcsống cao Khái niệm khách du lịch vì thế thường gắn liền với khả năng chi trả
Trang 16cao Việc phát triển các ngành sản xuất, các hoạt động văn hóa theo hướngphục vụ du lịch cũng vì thế tất yếu phải hướng vào vấn đề chất lượng và tínhđặc sắc, tính độc đáo của sản phẩm.
1.1.4.3 Du lịch thúc đẩy lưu thông hàng hóa- tiền tệ giữa các vùng miền trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cânthu chi của khu vực và của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đấtnước mà họ đi du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến Trongphạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xảo động hoạt động luân chuyểntiền tệ, hàng hóa Du lịch có tác dụng điều hòa thu nhập từ vùng kinh tế pháttriển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùngsâu, vùng xa Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từmọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể Việc đòihỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại kích thích mạnh mẽ các ngànhkinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến vv Bêncạnh đó, các hàng hóa vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao,phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn Điều này có nghĩa là yêucầu hàng hóa phải được sản xuất trên mọi công nghệ cao, trình độ tiêntiến vv Để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách
So với ngoại thương ngành du lịch cũng có nhiều ưu thế nỗi bật Dulịch xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu, nêntiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua khôngquá cao
Ở Việt Nam với chủ trương mở cửa “làm bạn với tất cả các nước” nênkinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các doanhnghiệp nước ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàngtriệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tể phát triển của đất nướctăng trưởng với nhịp độ cao, cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước ở
Trang 17mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định,chỉ số của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
1.1.4.4 Du lịch góp phần đẩy nhanh quá trình mở cửa nền kinh tế:
Du lịch quốc tế làm tăng du lịch ngoại tệ của đất nước ( ở một số nước,con số này vượt quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước), đóng gópvai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán
Việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài là một hìnhthức xuất khẩu tại chỗ Việc bán hàng hóa cho khách du lịch nước ngoàimang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với xuất khẩu thương mại vì giá bánxuất khẩu thương mại là giá bán buôn còn giá bán cho khách du lịch nướcngoài trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia là giá bán lẻ và khôngphải chịu thuế quan hàng rào quốc tế Việc bán hàng hóa và dịch vụ chokhách du lịch trên tiết kiệm đáng kể các chi phí đóng gói, bảo quản, chi phívận chuyển, thuế xuất nhập khẩu, thời gian quay vòng vốn nhanh, lãi suất cao
vì nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp và có khả năng chi trả cao và kết quả làtiền nhàn rỗi trong lưu thông có thế được sử dụng vào các mục đích kháctrong nên kinh tế quốc dân
Hàng hóa xuất khẩu phải chi trả tiền bảo hiểm hàng hóa cho các cơquan bảo hiểm Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ qua kênh du lịch thì sự rủi ro hạnchế hơn, tỉ lệ cho bảo hiểm ít hơn vì thời gian vận chuyển ngắn hơn, hàng hóađược bảo quản hơn, ít rủi ro hơn
Các hàng hóa bán cho du khách quốc tế đa phần không phải là hànghóa thuộc đối tượng xuất khẩu của ngoại thương, trong trường hợp này dulịch đã mở rộng danh sách các mặt hàng xuất khẩu
Du lịch còn góp phần khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Thông qua du lịch, nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận hơn với thực tiễn nước
sở tại Nhờ đó đẩy nhanh hơn việc ra quyêt định đầu tư, bao gồm cả đầu tưtrực tiếp và đầu tư gián tiếp
Trang 18Du lịch góp phần củng cố và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế Các
tổ chức du lịch quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ có tác động tíchcực trong việc hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế Phát triển du lịch quốc
tế giúp cho giao thông quốc tế phát triển Lượng hành khách được coi là yếu
tố quyết định cuối cùng tới việc mở các tuyến giao thông mới, số lượng, lịchtrình các chuyến bay hay tàu biến và các phương tiện giao thông khác
1.1.4.5 Du lịch góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia
Ngoài những tác trực tiếp tới kinh tế, văn hóa, du khách còn có ảnhhưởng ngoại hiện tích cực tới đời sống xã hội có thể nêu một số nét điển hìnhnhư sau:
Thứ nhất, du lịch tạo việc làm, thu nhập cho xã hội nói chung địaphương nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo Theothống kê của tổ chức du lịch thế giới, tổng số lao động trong các hoạt động dulịch và liên quan chiếm 10,7% so với tổng số lao động toàn cầu Cứ 2,5 giây
du lịch tạo ra một việc làm mới và trong số 8 lao động thì sẽ có 1 lao độngtrong ngành du lịch Một phòng khách sạn 3 sao trung bình trên thế giới hiệnnay thu hút 1,3 lao động và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ xung Sốlượng lao động trong các dịch vụ bổ xung có thể tăng lên nếu dịch vụ bổ chấtlượng cao và phong phú về chủng loại
Thứ hai, du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương nhờ những
công trình đầu tư phục vụ du lịch Hơn nữa, giao lưu với khách du lịch gópphần nâng cao dân trí địa phương Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa và sự
di cứ đến các thành phố, đô thị lớn Thông thường tài nguyên du lịch thiênnhiên thường có ở các vùng xa xôi héo lánh như các vùng núi, vùng biển haycác vùng xa xôi héo lánh khác Khai thác tài nguyên phát triển du lịch ở cácvung này làm cải thiện cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt của vùng, địaphương
Trang 19Phát triển du lịch làm tăng lòng yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc Dulịch góp phần bảo tồn, tôn tạo phát triển tài nguyên các giá trị văn hóa truyềnthống Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên các giá trị văn hóa truyềnthống có các điều kiện phục hồi phát triển.
Du lịch làm tăng tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cườnggiao lưu văn hóa và sự hiểu biết giữa các dân tộc, các nền văn hóa
Thứ ba, du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nhờ
gián tiếp làm phát triển một số ngành nghề phục vụ du lịch, đặc biệt cácngành, nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động và có giá trị văn hóa dântộc
Thứ tư, du lịch tạo điều kiện cho việc hình thành các hợp đồng kinh tế
mới, nhờ đó phát triển thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh Điều nàyđặc biệt cần thiết trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển như nước ta
Thứ năm, du lịch góp phần khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực
tiềm ẩn của quốc gia và địa phương Bằng việc thu hút khách du lịch, ngoàinguồn thu từ dịch vụ du lịch của các cơ sở kinh doanh hình thức, địa phươngcòn có cơ hội phát triển các cơ sở sản xuất hàng truyền thống, dân cư trên địabàn có thu nhập từ các hoạt động phụ trợ như biểu diễn văn hóa truyền thống,bán hàng, cho thuê nhà nghỉ vv Ngày nay, có hình thức ,các hình thức dulich sinh thái với những hoạt động nghỉ ngơi,giải trí,thể thao ,kết hợp khámphá cảnh quan môi trường đang trở thành mốt.Đây thực sự tạo điều kiện chotất cả các địa phương khai thác được nguồn thu từ các di tích lịch sử ,tôngiáo ,di tích kiến trúc ,địa hình và môi trường
Du lịch với những thế mạnh của nó đang ngày càng được nhiều nhàkinh doanh chú ý, thị trường du lịch vì thế trở nên sôi động ở tất cả các dẳngcấp Song ,mặt trái của hoạt động du lịch cũng làm phat sinh nhiều vấn đềtrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Quản lý nhà nước đối với hoạtđộng du lịch vì thế được đánh giá là công tác hết sức khó khăn,phức tạp
Trang 201.2 Quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhliên tục bằng quyền lực pháp luật nhà nước dựa trên cơ sở nền tảng của thểchế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch của canngười để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước
và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nước đóđặt ra
Quản lý nhà nước đói với hoạt động du lịch là phương thức chỉ đạo,ddiieuf hành, điều chỉnh các mối quan hệ thông qua hệ thống pháp luật, cácchủ thể quản lý (cơ quan quản lý được nhà nước ủy quyền)tác động tới cácđối tượng bị quản lý tham gia trong quá trình kinh doanh nhằm định hướngcho hoạt đọng du lịch theo sự vận động, phát triển có mục đích
Những lý do chủ yếu để khẳng định sự cần thiết khách quan của việcquản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bao gồm:
Thứ nhất, du lịch cần được phát triển nhanh và hiệu quả
Tạo ra mức lợi nhuận hấp dẫn, du lịch thu hút được số lượng lớn nhàđầu tư, cũng khó thống kê đầy đủ số lượng cơ sở kinh doanh nhỏ Áp lực cạnhtranh khốc liệt trên thị trường du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ doanhnghiệp thất bại và rút khỏi thị trường, gây tình trạng bất ổn trong kinh doanh
và phân bboos nguồn lực kém hiệu quả Đẻ tạo ddiieuf kiện cho hoạt động dulịch phát triển thuận lợi, cung cấp thông tin và tư vấn trong đầu tư kinh doanh
du lịch, cần thiết có sự điều tiết từ phía cơ quan quản lý nhf nước có thẩmquyền
Thứ hai, du lịch cần có sự phối hợp đòng bộ với các nghành khác để dạt mục tiêu phát triển bền vững.
Với tư cách một ngành tạo ra giá trị mới ,đóng góp vào tổng sản phẩm
xã hội ,du lịch cần được phat triển phù hợp định hướng phát triển thống nhất
Trang 21của quôc gia Hoạt động du lịch là bộ phận cấu thành không tách rời trongtổng thể nền kinh tế Một mặt, du lịch góp phần thúc đẩy phát triển cácnghành sản xuất, thương mại, dịch vụ khác có liên quan, một mặt, du lịch chỉ
có thể phát triển tốt khi các nghành đó đáp úng được các nhu cầu của khách
du lịch Quan hệ tương hỗ này giúp cho du lịch có thu hút được khách hàngkhông phải một ma nhiều lần đến với điểm du lịch, và hơn nữa, đó là mức thucho quốc gia hay địa phương từ các khoản chi tiêu cho các dịch vụ phụ trợcủa khách du lịch
Thứ ba, quản lý nhà nước còn năm hạn chế ảnh hưởng ngoại hiện tiêu cực từ hoạt động du lịch trong giới hạn cho phép.
Kinh doanh du lịch và hoạt động của khách du lịch luôn tiềm ẩn nguy
cơ gây phương hại tới địa phương và quốc gia Trước hết, các hoạt động trongsinh hoạt thường nhật của khách du lịch làm biến đổi cảnh quan môi trường.Chỉ riêng sự có mặt của con người cũng làm mất đi nhiều nét đặc trưng củathiên nhiên cả về thực và động vật, cộng thêm rác thải và các hành vi vô ýthức rất dễ ô nhiễm cho điểm du lịch Tiếp đến, mức viếng thăm các di tíchquá cao cũng dễ cũng gây hiện tượng xuống cấp Ngoài ra, không thể không
kể đến các ảnh hưởng về mặt xã hội, dịch tễ
Về mặt kinh tế, tác động rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ haygiá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dânđịa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đếnhoạt động du lịch
1.2.2 Các nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về du lịch
1.2.2.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước về du lịch
Mục tiêu tổng quát là phát triển du lịch bền vững Trong đó, du lịchphải đóng góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm,góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện thu nhập và mức
Trang 22sống của dân cư, xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhànước ở các cấp để tạo nguồn cho các khoản đầu tư xây dựng địa phương, bảo
vệ tài nguyên môi trường
Như vậy, du lịch không chỉ nhằm vào mục tiêu kinh tế, du lịch phải gópphần ổn định chính trị, quốc phòng, bảo vệ những giá trị vô hình khác củaquốc gia và địa phương
1.2.2.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch
Xuất phát từ tính chất của loại hoạt động kinh doanh du lịch, công tácquản lý nhà nước đối với lĩnh vực đặc thù này cần đáp ứng những yêu cầusau:
Thứ nhất, đảm bảo ổn định và phát triển thị trường du lịch theo hướngkhai thác tối ưu các nguồn lực quốc gia và địa phương
Thứ hai, quản lý và hướng các hoạt động kinh doanh du lịch đúng phápluật, cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả
Thứ ba, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn, giữ gìncảnh quan, môi trường , các di tích, điểm du lịch
Thứ tư, phát triển các ngành phụ trợ một cách cân đối và đáp ứng cáctiêu chuẩn hiện đại
Thứ năm, hướng hoạt động du lịch vào việc thực hiện các mục tiêuquốc gia và địa phương
1.2.2.3 NHững nội dung chủ yếu của công tác QLNN về du lịch
Thứ nhất, quản lý nhà nước về định hướng, chiến lược phát triển du lịch
Kinh doanh du lịch là công việc trước hết thuộc về doanh Ngày nay,công việc kinh doanh không đơn giản Những toan tính ban đầu khác xa vớithực tiễn gây hiện tượng di chuyển đầu tư lòng vòng, phá sản và nhiều hậuquả khác NGười gánh chịu cuối cùng là xã hội Có thể điểm một số thiệt hạichủ yếu do đầu tư không hiệu quả: 1- lãng phí tài nguyên ( đất và các vật liệu
Trang 23có nguồn gốc từ tài nguyên) cho các công trình, ví dụ điển hình là hàng loạtngôi chùa giả bị phá đi do sự yếu kém trong quản lý nhà nước về du lịch; 2-lãng phí vốn (tất nhiên); 3- lãng phí nguồn nhân lực, và do đó gây thiệt hại vềthu nhập cho người lao động khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường; 4-gây ảnhhưởng tiêu cực về mặt xã hội và y tế Ví dụ một số cơ sở kinh doanh du lịch
đã có những hoạt động trái pháp luật để bù đắp doanh số và thu hút kháchhàng, số khác có hành vi lừa đảo khách hàng, vv
Thiếu thông tin, không đủ điều kiện và năng lực kinh doanh là nhữngnguyên nhân chủ yếu của các doanh nghiệp này Thực tế có thế giải quyếtđược khi có “ bàn tay chính phủ” phối hợp với “ bàn tay vô hình” của thịtrường bằng việc xây dựng định hướng phát triển ngành du lịch, các quyhoạch, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn với nội dung tìm con đường đinhanh nhất, có hiệu quả nhất
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, gồm các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh ngành kinh tế này.
Thị trường là phương thức tốt để phân bố một cách có hiệu quả cácnguồn nhân lực khan hiếm của xã hội Nhưng thị trường không tự nó là mộtphương thức hoàn hảo Thực tế, sự thiếu thông tin, phân tích và dự báo khôngxác các dữ liệu từ thị trường đã đưa không ít doanh nghiệp đến bờ vực phásản trong trường hợp các sự bất chấp những lợi ích chung của xã hội để mưucầu lợi nhuận tối đa Nhà nước với tư cách người quản lý vĩ mô nền kinh tế cóthể can thiệp để sửa chữa những khuyết tật cố hữu của thị trường
Thị trường du lịch luôn hấp hẫn nhà kinh doanh ngay từ khi mới ra đời.Mức độ cạnh tranh trong thị trường này gay gắt cao độ Trong điều kiện mộtnền kinh tế mới nổi như Việt Nam, áp lực cạnh tranh càng khốc liệt hơn Hoạtđộng vô chính phủ, vi phạm các lợi ích cộng đồng, xâm phạm và lãng phí tàinguyên thiên nhiên, các công trình lịch sử, di tích văn hóa,v.v.luôn tiềm ẩntrong quá trình mỡ rộng phạm vi hoạt động kinh doanh du lịch là tạo điều
Trang 24kiện thuận lợi nhất cho khách bao gồm từ cơ sở vật chất tới các phương tiện
đi lại, nghe, nhìn, môi trường cảnh quan và các đối tượng hưởng thụ khác.Trong khi cố gắng thõa mãn nhu cầu của khách, doanh nghiệp thường bỏ quaviệc bảo vệ và phát triển nguồn lực cho du lịch mâu thuẫn này chỉ có thểđược giãi quyết thông qua việc hoạch định và triển khai các chính sách từphía Chính phủ Quan hệ doanh nghiệp du lịch – nhà nước mà đại diện là các
cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý chức năng trong nền kinh tế thịtrường vì vậy trở nên một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh dulịch
Thứ ba, QLNN đối với luông khách và hoạt động củ khách du lịch.
Thu hút khách là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Song này vượtqua khả năng của họ khi tồn tại trong một thể chế nhất định Doanh nghiệp cócác kênh marketinh của riêng họ, nhưng không được vượt qua phạm vi chophép về mặt hành chính Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trực tiếphay gián tiếp khơi thông các kênh đó bằng chính sách Trong nước, đó là mởmang giao thông là tự do đi lại, tự do cư trú, nới rộng hành lang pháp lý vềkinh doanh du lịch, vv Đối với nước ngoài là tham gia các điều ước quốc tế
về việc đi lại,cư trú của công dân, khuyến khích đầu tư, cải cách các thủ tụchành chính trong xuất, nhập cảnh và xuất khẩu, quảng bả hình ảnh quốcgia vv Ngoài ra, còn bao gồm việc quản lý số lượng, thành phần, quốc tịchcác luồng khách vv
Hoạt động của khách du lịch có ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế,chính trị, xã hội của quốc gia hay địa phương nơi họ đến Đặc biệt trongtrường hợp khách nước ngoài còn liên quan đến các vấn đề văn hoá Quản lýluồng khách, các vấn đề liên quan đến nhu cầu của khách để vừa đảm bảophục vụ khách tốt hơn, tăng khả năng thu hút lượng khách, vừa thực hiệnđược các chức năng của quản lý nhà nước về con người và trật tự, an toàn xãhội
Trang 25Công việc này không thể tự doanh nghiệp thực hiện và trên thực tế họkhông có khả năng, cũng không muốn làm Với chức năng quản lý nhà nước,các cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các chính sách, quy chế quản lý thíchhợp có tác dụng buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc hợp tác vớinhà chức trách trong việc bảo vệ các lợi ích chung.
Thứ tư, quản lý nhà nước đối với các tuyến, các điểm du lịch
Mục đích của hầu hết các tuyến du lịch là kết hợp giữa nghỉ ngơi,hưởng thụ với tham quan Các tuyến, điểm du lịch được hình thành và pháttriển làm phong phú thêm danh mục nhu cầu cho khách Duy trì, bảo tồn cáctuyến, điểm du lịch và khai thác đúng mức các cơ sở đó là một trong nhữngnhiệm vụ thuộc thẩm quyền các cơ quan quản lý nhà nước
Song, sự tổn hại tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường trong kinhdoanh du lịch không giống như việc khai thác tài nguyên hay làm ảnh hưởngđến tài nguyên, môi trường do sản xuất vật chất gây r Du lịch không trực tiếplàm cạn kiệt nguồn tài nguyên do phá núi, chặt cây hay khai khoáng Sự tiếpcận của con người (du khách), chỉ giản tiếp làm tổn hại tài nguyên, môitrường, nhưng khi bị tác động với tần suất cao thì sự tổn hại này rất nhanhchóng trở thành thảm hoạ cho đối tượng bị xâm hại Ví dụ, lượng khách thamquan đông, liên tục làm biến mất các bãi chim tự nhiên, làm giảm lượng độngvật hoang dã trong rừng hay biển và ngay cả vườn thú do môi trường sốngcủa chúng bị thay đổi Các di tích lịch sử, văn hoá bị xâm hại bởi sự hiếu kỳcủa du khách ( ngày cả rùa đá, bia cũng bị mòn, bị biến dạng khỏi dáng vẻban đầu do bàn tay con người xoa lên) Bên cạnh đó, rác thải từ sinh hoạt củacon người, việc mở rộng các tuyến giao thông đến các điểm du lịch làm biếnđổi môi trường, tăng lưu lượng xe cộ và khí thải từ động cơ của chúng cũnggóp phần không nhỏ vào việc biến đổi khí hậu, môi trường của điểm du lịch.Ngoài ra, sự di chuyến của du khách và các đồ dung, phương tiện cá nhân của
họ còn góp phần vào việc phát tán dịch bệnh Không những thế, lối sống của
Trang 26địa phương có thể bị thay đổi theo chiều hướng thiếu lành mạnh, nhất là đốivới các thế hệ trẻ.
Các chính sách, quy định về khai thác, bảo tồn và phát triển các tuyếnđiểm du lịch, vì vậy, phải song hành với việc khai thác thực tế để đảm bảonuôi dưỡng nguồn lực cho du lịch
Thứ năm, điều tiết việc phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý thuộc thẩm quyền có liên quan đến du lịch.
Bao gồm các ngành vận tải, thương mại, thông tin, văn hoá, thể thao và
cả các ngành sản xuất vật chất Sự phát triển đồng bộ các cơ sở thuộc nhiềungành như vậy đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thoả mãnnhu cầu khách hàng Ngược lại, lượng khách mà ngành du lịch mang đếnchính là lượng cầu cho thị trường địa phương Song, nếu không quan tâm đếnviệc phát triển cơ sở sản xuất hàng truyền thống, hàng xuất khẩu đặc thù haycác mặt hàng thế mạnh khác của quốc gia hay địa phương, nếu không chú ýđiều tiết ngành hàng, xuất xử hàng, sẽ rơi vào tình trạng bán hàng hộ chonước ngoài hoặc bán đỗ bán tháo các nguồn tài nguyên, các di sản quý củaquốc gia Bằng chứng là, hiện nay không ít hàng hoá bán cho du khách làhàng nhập khẩu (bao gồm cả nhập lậu) từ Trung Quốc, Hàn Quốc như cácloại thuốc bắc, nấm linh chi, các tân dược có nguồn gốc cây cỏ Bắc Á, hàngtiêu dùng công nghiệp khác như lụa tơ tằm Trung Quốc và các sản phẩm từchúng, ngoài ra, thực đơn các khách sạn hàng sang sử dụng chủ yếu thựcphẩm Thái Lan, hoa tươi Hà Lan, sữa các sản phẩm từ sữa nhập khẩu từ Châu
Âu hay Châu Úc, ngoài ra, một số cổ vật quý hiếm, kim khí quý, đá quý cũngthất thoát theo con đường du lịch
Một hoạt động hết sức cần thiết nữa cho du lịch là văn hoá, nghệ thuật,
y học dân gian và địa phương Đây là phương thức thoã mãn nhu cầu tìm tòicủa khách du lịch đồng thời tranh thủ tuyên truyền về đất nước, con người vàvăn hoá lại có nguồn thu
Trang 27Phối hợp giữa du lịch với truyền bá văn hoá, nghệ thuật dân tộc, pháttriển các ngành nghể thủ công, mỹ nghệ, các ngành truyền thống đảm bảo cả
về chất lượng và mẫu mã, cộng với kỹ nghệ markerting, địa phương sẽ cónguồn thu vững chắc từ du lịch, giải quyết tốt vấn đề việc làm và cả các vấn
đề xã hội
Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Với tư cách là người sử dụng lao động, doanh nghiệp tiến hành tuyểnchọn lao động dự trên các yêu cầu về chuyên môn công việc Trong khi đó,người lao động rất khó biết các yêu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể và sốlượng lao động họ cần tại những thời điểm nhất định Càng trở nên khó khănhơn về phía người lao động khi họ chưa quyết định làm việc trong ngành kinh
tế quốc dân nào Vì thế, năng lực lao động của họ thường chưa đáp ứng yêucầu của việc tuyển dụng là trình độ ngoại ngữ của người lao động không điđôi với trình độ nghiệp vụ du lịch Thường người lao động chỉ có một tronghai yêu cầu trên, kể cả người có bằng cử nhân Tiếp đến là hạn chế của họ vềnhững hiểu biết rộng cần thiết cho công tác du lịch, như kiến thức về lịch sửquốc gia địa phương, về văn hoá nước xuất xứ của khách du lịch ( không ít cửnhân kém hiểu biết ngay cả văn hoá truyền thống Việt Nam)
Thực tế, không ít doanh nghiệp phải tự đào tạo một mặt còn hạn chế đócho lao động của mình Nhưng mặt trái của vấn đề là ở chỗ chi phí cao, khôngchính quy và luôn kèm theo rủi ro sau đào tạo Rủi ro đầu tiên là năng lực củangười lao động, không tiếp thu đủ lượng kiến thức cần thiết hoặc không sửdụng được vào thực tiễn, rủi ro tiếp theo là họ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệpkhi có cơ hội, trong điều kiện nghành du lịch thiếu lao động có trình độ nhưhiện nay, thì nguy cơ này lớn hơn nguy cơ thứ nhất
Đưa ra một phương thức phù hợp để phát triển nguồn nhân lực chongành du lịch thuộc về nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước Đào tạochính quy, bài bản, có kiểm định chất lượng bằng các tiêu chuẩn thống nhất,
Trang 28sàng lọc qua thực tập, điều đó chỉ có thể được thể hiện bởi một tổ chức ngoàidoanh nghiệp, đó là hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp Đứng trên
và điều hành công việc này là nhà nước với tư cách nhà quản lý ở tầm vĩ môđối với tổng thể nền kinh tế
Trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch tậptrung vào một số điểm sau đây:
Một là, tổ chức công tác nghiên cứu, dự báo, về thị trường, tiềm năng
tài nguyên du lịch
Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển phù hợp, và giám sát
việc thực hiện nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triểntheo mục đích, định hướng chung phù hợp với nhu cầu của khách du lịch;
Ba là, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thông thoáng, ổn định và phù
hợp với các thông lệ quốc tế cho hoạt động du lịch phát triển được năng động(bán chất của hoạt động du lịch là rất năng động) nhưng có tiến trình cụ thể;ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kinh tế kỹ thuật hướng dẫn chuyên ngànhnhằm thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Bốn là, hỗ trợ tạo điều kiệ để phát triển đa dạng các loại hình du lịch;
xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển vềnhiều mặt: Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhânlực trong ngành du lịch
Năm là, giải quyết công bằng về lợi ích giữa các bên có liên quan cũng
như tiến hành xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnhvực du lịch
Với các quan điểm chủ đạo này, những công việ cụ thể của quản lý nhànước về du lịch đã được xác định là:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàchính sách phát triển du lịch
Trang 29- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm phápluật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tổ chức điều tra, đáng giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạchphát triển du lịch, xác định khu du lịch,điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị dulịch
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến dulịch ở trong nước và nước ngoài
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợpcủa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
- Cấp thu hồi giấy phép, giấy chứng về hoạt động du lịch
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về du lịch
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số quốc gia
1.3.1 Kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số nước trên thế giới
Kinh doanh du lịch hàng đầu thế giới thuộc về các quốc gia côngnghiệp phát triển Những thành công của họ rất lớn lao và đã trở thành hìnhmẫu cho toàn thế giới Khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, vănhoá Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ rất lớn lao và đã trở thành hình mẫucho toàn thế giới Khác nhau về điều kiện tự nhiên ,địa lý ,lịch sử ,vănhoá ,Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ nhiều bài học quý giá ,truớc hết trongnghệ thuật kinh doanh du lịch ,tiếp đến là tổ chức qảun lý ,lịch sử ,vănhoá ,Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ nhiều bài học quý giá,trước hết trongnghệ thuật kinh doanh du lịch ,tiếp đến là tổ chức quản lý nghành kinh tế này.Tuy nhiên ,trong luận văn này ,tác giả muốn giới thiệu một số nét chủ yếutrong tổ chức quản lý ngành du lịch ở một số nước có điểu kiện tương đồng
Trang 30trong khu vực Những thành công và thất bại của họ đã trải qua sẽ có thể làcủa Việt Nam ngày mai Nhưng nếu biết tận dụng lợi thế đi sau, Việt Nam sẽtránh được nguy cơ và cái giá phải trả cho thành công.
1.3.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Việc giao cho cơ quan nào thẩm quyền quản lý về du lịch khá khácnhau giữa các nước Điều đó quan niệm của chính phủ về thực tế của quốc giaquyết định Điểm chung thứ nhất của tất cả các quốc gia là đều trao cho môt
cơ quan nhà nước thẩm quyền quản lý lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm này.Tiếp đến, việc giao thẩm quyền cho cơ quan quản lý du lịch ở mỗi quốc giaphụ thuộc vào yêu cầu, điều kiện, nội luật và có thể thay đổi được theo nhucầu và đặc thù quản lý kinh tế của các nước Ví dụ, cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch ở Thụy Điển là Ủy ban du lịch thuộc Bộ du lịch – Thể thao vàthanh niên; Nhật Bản: Ban du lịch thuộc Bộ Giao thông vận tải; Thái Lan: Bộ
du lịch thể thao; Malaysia: Bộ văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch, hiện nay là
Bộ Du lịch; Trung Quốc: Cục Du lịch Quốc gia Cộng hòa nhân dân TrungHoa dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện ( Chính phủ); Hoa kỳ: Cục du lịch và
Lữ hành Mỹ trực thuộc Bộ thương mại; Canada: Cơ quan Du lịch Quốc giaCanada thuộc Bộ Công nghiệp – khoa học và Công nghệ; Úc: Ủy ban du lịchnằm trong Bộ thể thao – Giải trí và Du lịch; New Zealand: Cơ quan quản lý
du lịch quốc gia New Zealand thuộc Bộ du lịch và Công cộng; Vương quốcAnh: Cục du lịch Anh trực thuộc Bộ việc làm Pháp: Bộ giao thông, thiết bịnhà ở và du lịch; Phần Lan: Văn phòng du lịch Phần Lan thuộc Bộ thươngmại; Fiji: Bộ kinh tế, du lịch, di sản và Hàng không dân dụng
1.3.1.2 Một số kinh nghiệm QLNN về du lịch ở các nước trong khu vực
a Thái Lan:
Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều chú trọng phát triển du lịchnhờ được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên và khí hậu Vào nhữngnăm 1960, Thái Lan với chiến dịch Xanh đã nỗi bật lên như một quốc gia
Trang 31hàng đầu trong khu vực du lịch Thuật ngữ “ Ngành công nghiệp không khói”được ra đời để mô tả đầy đủ quy mô và kỹ nghệ kinh doanh du lịch ở đấtnước Chùa Vàng này Khách đỗ về đây từ khắp nơi trên thế giới nhờ giá rẻ,những ấn tượng mới trong phục vụ và văn hóa phương đông Nhờ các dự ánđầu tư tốn kém, Thái Lan có những khu du lịch nỗi tiếng thế giới Với chủtrưng chú trọng vào kinh doanh lớn, lợi dụng quy luật lợi thế theo quy mô,Thái Lan nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mọi mặt của một lượng khổng lồ dukhách, và cũng thu về nguồn ngoại tệ tương ứng Du khách đến Thái Lankhông chỉ đươc hưởng thụ về vật chất mà còn cả được thưởng thức nghệ thuậtdân gian, tham quan đền chùa và các di tích, tắm biến với đầy đủ tiện nghi,
mà còn mua sắm thoải mái Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của nền kinh tế nàychiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh số bán hàng, điển hình là hàngdệt, da, may mặc, hàng điện tử, hàng cơ khí tiêu dùng, ngoài ra du khách còntiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm và các sản phẩm và cácsản phẩm công nghiệp ngành chế biến thực phẩm Ngành hàng không, tàubiển cũng vì thế được mở mang nhanh chóng Trước khi xảy ra khủng hoảngtài chính, ngành du lịch Thailand được biết đến như một thiên đường dànhcho khách du lịch Ngày nay, tuy không còn là hình mẫu số một của khu vực,ngành du lịch Thailand vẫn còn là đổi thủ cạnh tranh đáng nể của các quốc gialân cận Thành công của quốc gia du lịch này có được nhờ chiến lược tăng tốcvào những năm 1960-1970, các kế hoạch 5 năm liên tiếp, bắt đầu từ kế hoạchnăm năm lần thứ nhất 1961-1965, đã vạch ra con đường và tiến độ thực hiệnmục tiêu tăng trưởng nhanh ở các khu vực trung tâm, mà điển hình làBangkok, với kỳ vọng tạo sức mạnh “lan tỏa” sang các vùng lân cận Trênthực tế Thailand đã tăng trưởng nhanh bằng mọi giá Cái giá phải trả cho tốc
độ tăng trưởng cao là các vấn đề xã hội, y tế trên toàn quốc, và vấn đề kinh tế,đời sống ở phần bên ngoài Bangkok và một số ít trung tâm du lịch của đấtnước rộng lớn này
Trang 32Khi bàn về nguyên nhân của “ cái giá của tăng trưởng kiểu Thailand”,trong đó có du lịch, nhiều nhà phân tích đã cho rằng, tăng trưởng và tăngtrưởng nhanh là mục tiêu duy nhất trong chiến lược phát triển của Thasiland.Tiếp đến là họ thiếu đầu tư cho các yếu tố nền tảng của tăng trưởng, mà trướchết là con người Hoạt động kinh doanh du lịch ở đất nước này theo quy môlớn, tập trung vào tay các tập đoàn và doanh nghiệp lớn Trong khi Thailandchú trọng tăng trưởng trước, bình đẳng sau, thì vấn đề phân phối thu thậphoàn toàn do thị trường quyết định Đại đa số dân chúng không được tiếp cậngiáo dục Công nghiệp, thương mại và du lịch lấn át nông nghiệp và cácngành nghề truyền thống, cũng đồng thời tước bỏ việc làm và thu thập ở hầuhết các tầng lớp dân cư Thất nghiệp và nghèo đói đẩy người lao động chấpnhận kiếm sống bằng mọi hình thức kể cả từ bỏ đạo đức và các quy tắc cộngđồng Ngoài ra, không thể không nói đến nguyên nhân từ sự buông lỏng trongquản lý của các cấp chính quyền Tại Thailand, tham nhũng là hiện tượng phổbiến, luồng du khách dồi dào đã khó quản lý cộng với sự thờ ơ của chínhquyền càng làm tăng các vấn đề xã hội Khi cuộc khủng hoảng tài chính cuốinhững năm 1990 xảy ra ở đây, người ta không thấy ngạc nhiên vì những dấuhiệu đe dọa dường như đã lộ quá rõ ràng từ trước đó rồi.
b Malaysia
Bán đảo rộng lớn với những công trình nhân tạo nổi tiếng này có chiếnlược phát triển du lịch điềm đạm hơn người láng giềng Thailand của họ Từchiến lược phát triển kinh tế - xã hội đầu tiên 1957 – 1970, đến các chiến lượctiếp theo, và ngày nay là “ Tầm nhìn 2020”, chính phủ Malaysia xã định conđường phát triển không nôn nóng, không ồn ào, Malaysia dần chiếm các điểmchốt trên con đường tiến tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển
Du lịch của Malaysia được đánh giá cao trong khu vực Sự thay đổitrong chính sách kinh tế của Malaysia được thể hiện rõ trong các chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội Bắt đầu từ hình thức kinh doanh (trong mọi ngành
Trang 33kể cả du lịch) Kiểu Ali-bab thời chưa dung hòa quyền lợi các sắc tộc (Ali làngười Mã Lai, đứng tên kinh doanh, Baba là người Hoa, đứng đằng sau), kinh
tế Malaysia trì trệ, phân chia đẳng cấp rõ rệt Tình hình thay đổi khi chính phủđưa ra chính sách kinh tế mới trong chiến lược 20 năm 1970-1990 mang tên
kế hoạch triển vọng lần thứ nhất Đến lúc này sự phân biệt sắc tộc không cònnữa, các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, sản xuất vật chất ở bán đảo nàyđều được điều chỉnh bởi các chính sách dựa trên quan điểm thống nhất đó làtăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội Sau 20 năm thực hiện chiến lượcnày, Malaysia đã trở thành nước xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo lớn thứsáu Châu Á sau Nhật Bản và 4 nền kinh tế công nghiệp hóa mới Vì thế,khách du lịch vào Malaysia có thể hưởng thụ kỳ nghỉ tại các khu vui chơi hiệnđại, tham quan các công trình nỗi tiếng, và đặc biệt kết hợp mua sắm với giá
cả rất rẻ Không thể bỏ qua chi tiết cuối cùng này vì hàng hóa của quốc giaChâu Á này đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Phát triển vững chắc bắt đầu từ nông nghiệp, trong bước thực hiện côngnghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, đảm bảo ổn định chính trị là chìa khóathành công của Malaysia Tuy nhiên, đến Malaysia, du khách chưa hoàn toànbằng lòng với các thủ tục hành chính, nạn tham nhũng và sự phiền hà vẫnchưa rời bỏ đội ngũ công thức ở đây Vì vậy, khách có xu hướng chuyển sựchú ý dạng đảo quốc láng giềng của quốc gia này nhiều hơn, đó là Singapore
c- Singapore
Ra đời muộn mằn hơn, quốc gia nhỏ bé này lại có những bước đi mạnh
mẽ hơn trên tất cả các lĩnh vực Nhờ lợi thế về vị trí địa lý, du lịch Singapore
có sức hút mạnh Nhưng một hòn đảo nhỏ bé liệu giữ chân du khách được baolâu nêu không có phương thức triển khai độc đáo Nét nỗi bật trong hành trìnhđến đảo quốc này là du khách cảm thấy được quan tâm đến từng chi tiết, đếnmức người ta có cảm tưởng rằng ngành du lịch Singapore đang phục vụ du
Trang 34khách một cách miễn phí Những chuyến bay giá vé bằng không là ví dụ điểnhình cho bí quyết thành công trong quản lý và kinh doanh du lịch của họ.
Singapore đã biết kết hợp khéo léo, điều chuyến doanh thu giữa cácngành hàng không, dịch vụ, du lịch, thương mại, môi trường, văn hóa, nghệthuật,vv Để tạo thành một chuỗi dịch vụ du lịch – mua sắm đan xen với tiệnlợi nhất cho du khách Tất nhiên, hạn chế về diện tích không cho phépSingapore khai thác thị trường một cách tối đa Ý tưởng hợp tác các quốc gialáng giềng được đưa ra để khai thác tối ưu tiềm năng của từng nước và hạnchế nhất những phiền hà thủ tục hành chính ở hai quốc gia nói trên Ngày nay,một tuor du lịch Singapore – Malaysia – Thailand cung cấp cho du kháchchuyến đầy thú vị
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
a Có chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững
Phát triển du lịch phải tuân thủ một lộ trình được xây dựng trên nhữngcăn cứ khoa học Việc nóng vội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng du lịch đã trởthành nguyên nhân gây hiệu ứng tiêu cực về xã hội ở một số quốc gia
Chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch phải được xây dựng phùhợp với các đặc điểm dân tộc, các nguồn lực cho du lịch, các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương
b Phát triển du lịch kết hợp phát triển sản xuất, thương mại và dịch vụ đồng bộ.
Du lịch không thể phát triển đơn độc.Các ngành phụ trợ cho nó là sảnxuất vật chất, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, văn hóa , nghệ thuật.Đến lượt nó, du lịch lại thúc đẩy kinh tế phát triển, gia tăng việc làm và thunhập cho dân cư
Nếu chính phủ không chú ý tạo điều kiện du lịch và các ngành kinh tếkhác phát triển tương xướng, các quan hệ kinh tế sẽ bị biến dạng, phát triển
du lịch sex ở Thailand là một ví dụ Để thực hiện được điều đó, cần có sự
Trang 35phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và được điều chỉnh bởi vàquy định thống nhất.
c Không buông lỏng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, các hoạt động của du khách, nhằm bảo vệ những giá trị quốc gia, giá trị dân tộc truyền thống.
Tính đa dạng trong thành phần du khách, mục tiêu lợi nhuận tối đa củadoanh nghiệp dễ dẫn đến những hậu quả bất lợi cho xã hội Có chính sách phùhợp triển khai đồng bộ các lĩnh vực coi trọng công tác quản lý nhà nước là cơ
sở để đảm bảo ổn định xã hội
d Có chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường, các điểm du lịch
Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nền tảng cho phát triển du lịchbền vững Singapore với màu xanh thảm thực vật nhân tạo giữa biến khơi làquốc gia có lượng du khách đông hơn dân số cả đảo quốc Việc tôn tạo, gìngiữ cảnh quan thiên nhiên và chú ý phát triển các điểm vui chơi, nghỉ ngơi,giải trí là một bộ phận không tác rời du lịch
e Phát triển du lịch rộng khắp ở các địa phương để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Đây là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghẻo Du lịch khôngthể đứng ngoài chiến lược phát triển của nền kinh tế, phát triển du lịch cầngóp phần thực hiện mục tiêu của quốc gia
Nhiều địa phương có tiềm năng cho du lịch, biết khai thác, nuôi dưỡngtiềm năng đó là công việc của các cấp chính quyền, Kết hợp phát triển du lịchvới phát triển các ngành kinh tế, địa phương có cơ hội nhanh chóng gia tăngviệc làm và thu nhập cho dân cư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thayđổi bộ mặt nông thôn Phân cấp QLNN về du lịch có thể tạo điều kiện tốt hơncho việc triển khai công tác này ở các cấp chính quyền địa phương
Trang 36Những bài học rút ra từ thành công cũng như thất bại của các nướctrong khu vực ít nhiều có tác dụng đối với công tác quản lý nhà nước về dulịch ở nước ta Tuy không thể dập khuôn những giải pháp đã được kiểm định
ở nước ngoài, song sẽ là tham khảo cho các chính sách ở nước ta
Trang 37CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát tình hình Du lịch Việt Nam và Hà Nội
2.1.1 Tiềm năng, lợi thế cơ bản của Du lịch Việt Nam
Năm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lụcđịa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả vềđường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không Đóchính là tiềm năng, lợi thế và tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng vàphát triển du lịch của nước ta Bên cạnh đó, với chế độ chính trị ổn định,nguồn nhân lực dồi dào, dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù, mến khách đócũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và
đa dạng Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồngbằng, đồi núi, cao nguyên đã cho Việt Nam sự đa dạng, phong phú về cảnhquan và các hệ sinh thái có giá trị để phát triển nhiều loại hình du lịch, đặcbiệt là hệ sinh thái biển – đảo, hệ sinh thái sông, hồ, hệ sinh thái rừng
Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử hàngngàn năm dựng nước và giữ nước Trong số khoảng 40.000 di tích, đến nay
có hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu là quầnthể di tích triều Nguyễn có cố đô Huế ( Thừa Thiên – Huế); đô thị cổ Hội An,
di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóathế giới và sắp tới đây có thể là Hoàng Thành, Thành cổ Hà Nội ( hiện đanglàm hồ sơ trình UNESCO)
Bên cạnh đó, với đặc điểm đi lên từ nước công nghiệp Việt Nam cónhiều làng nghề và nhiều nghẻ thủ công nghiệp truyền thống với sản phẩmđộc đáo; nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian
Trang 38đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệthuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen tạo cho du lịch Việt Nam có nhiềuđiều kiện khai thác thế mạnh về du lịch văn hóa – lịch sử, làng nghề, sinh hoạtcộng đồng
Song song các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng mạo hiểm Việt Nam còn
có rất nhiều điểm đến là các bảo tàng, các di tích hấp dẫn du khách Thực tếcho thấy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa để phát huy mối quan hệ này.Những năm gần đây, các bảo tàng và di tích lịch sử thu hút khá đông du kháctới tham quan bởi tới đó du khách có cơ hội tìm hiểu về truyền thống cũngnhư những nét văn hóa của dân tộc Việt Nam
Nhìn chung, tài nguyên du lịch Việt Nam vừa phân bố tương đối đều trong toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng miền có giá trị sử dụng cho mục đích du lịch và tạo sức hấp dẫn cao đối với du khách.
2.1.2 Khái quát kết quả kinh doanh của ngành Du lịch Hà Nội giai đoạn 2003-2007
Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước, Thủ đô
Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nóichúng và của khu vực Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kế lượng kháchcủa cả nước cũng như đóng góp lượng lớn ngoại tệ từ hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch của Hà Nội được phản ánh tập trung vào một số chỉtiêu chủ yếu sau:
Năm 2007, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng gấp 5.17 lần so với năm
1998 và tăng xấp xỉ 4,2 lần so với năm 2003 Doanh thu xã hội và xuất khẩutại chỗ từ du lịch đã tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng của lượng khách
Du lịch Hà Nội phát triển đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho cả lao
Trang 39động phổ thông cũng như lao động có trình độ cao, thu hút hàng vạn lao độngtrực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp từ các dịch vụ khác.
Trang 40Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh Du lịch
Khách du lịch nội địa Lượt 3.030.000 3.500.000 4.230.365 4.900.000 5.400.000
2 Tổng doanh thu xã hội Tỷ
Ngành Du lịch Hà Nội có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng,
trở thành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố và đang trên đà phát triển mạnh trong thời gian qua Nhìn
chung, thu nhập từ du lịch Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước,
tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế của một đô thị đặc biệt, trung tâm
chính trị - kinh tế - xã hội của một quốc gia
B ng 2.2 L ượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - ng khách du l ch qu c t ịch quốc tế đến Hà Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - ốc tế đến Hà Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - ế đến Hà Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - đế đến Hà Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - n H N i v Vi t Nam th i k 2003 - à Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - ội và Việt Nam thời kỳ 2003 - à Nội và Việt Nam thời kỳ 2003 - ệt Nam thời kỳ 2003 - ời kỳ 2003 ỳ 2003
Hà Nội là trung tâm thu hút khác du lịch quốc tế lớn thứ hai của cả
nước, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh Thị phần khách quốc tế của Hà
Nội ngày càng lớn, từ chỗ chiếm 20% của cả nước giai đoạn 1998-2000, đã
tăng lên trên 30% giai đoạn 2003-2007 và luôn chiếm xấp xỉ 1/3 của cả nước
2.1.3 Kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch
Trong đô thị, kết cấu hạ tầng góp phần không nhỏ cho mục tiêu phát
triển du lịch và có tính tổng hợp, được lồng ghép vào hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị Do đó, việc đánh giá thực trạng về hạ tầng du lịch Hà Nội cần