1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân

23 1,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng nhằm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng và phát triển ổn định nền kinh tế; đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo ra cơ hội cho việc tiếp cận các khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại của các nước phát triển phục vụ cho các lĩnh vực kinh tếxã hội; văn hoá; khoa học; giáo dục, y tế;... Song, cũng có nhiều thách thức tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc phòng, truyền thống văn hoá dân tộc, nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa,... Chính sự chưa thích ứng của nền hành chính công truyền thống khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế không những không tạo ra động lực phát triển mà còn là thách thức trong hội nhập. Khi kinh tế thị trường phát triển, điều kiện sống của người dân được nâng lên, đòi hỏi những nhu cầu cao hơn về vật chất và tinh thần. Trong đó, nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, làm đẹp,... trở thành xu hướng chung của mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Trong khi đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm một bộ phận không nhỏ chạy theo lợi ích vật chất, coi vật chất lên trên hết,... dùng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho cá nhân và gia đình. Thực trạng, nhiều cơ sở y tế tư nhân lợi dụng chính sách xã hội hoá y tế của Đảng để thu lợi bất chính đã làm “mờ” đi những định hướng tốt của Đảng. Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý, tính thụ động, ỷ lại của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là thanh tra y tế địa phương đã làm cho tình hình hoạt động trong lĩnh vực y tế tư nhân càng trở nên phức tạp. Chẳng hạn như, nhiều phòng khám không đáp ứng được cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ,... nhưng vẫn quảng cáo ở trình độ cao, xử lý nhiều vấn đề mà đến ngay các cơ sở y tế công lập lớn như Bệnh viện vẫn chưa xử lý nổi như: Phẫu thuật thẩm mỹ mặt, săm môimắt, bơm ngực, hút mỡ,... làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đangtạo ra thế và lực mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng nhằm giữ vững ổn định an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng và phát triển ổn định nền kinh tế; đáp ứngngày càng tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo ra cơ hộicho việc tiếp cận các khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại của các nước phát triểnphục vụ cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội; văn hoá; khoa học; giáo dục, y tế; Song,cũng có nhiều thách thức tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc phòng,truyền thống văn hoá dân tộc, nền tảng đạo đức xã hội chủ nghĩa, Chính sự chưathích ứng của nền hành chính công truyền thống khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tếkhông những không tạo ra động lực phát triển mà còn là thách thức trong hội nhập

Khi kinh tế thị trường phát triển, điều kiện sống của người dân được nâng lên,đòi hỏi những nhu cầu cao hơn về vật chất và tinh thần Trong đó, nhu cầu ăn ngon,mặc đẹp, làm đẹp, trở thành xu hướng chung của mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh,thiếu niên Trong khi đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm một bộ phận khôngnhỏ chạy theo lợi ích vật chất, coi vật chất lên trên hết, dùng mọi thủ đoạn để đemlại lợi ích cho cá nhân và gia đình Thực trạng, nhiều cơ sở y tế tư nhân lợi dụngchính sách xã hội hoá y tế của Đảng để thu lợi bất chính đã làm “mờ” đi những địnhhướng tốt của Đảng Mặt khác, tình trạng buông lỏng quản lý, tính thụ động, ỷ lại củađội ngũ cán bộ, công chức, nhất là thanh tra y tế địa phương đã làm cho tình hìnhhoạt động trong lĩnh vực y tế tư nhân càng trở nên phức tạp Chẳng hạn như, nhiềuphòng khám không đáp ứng được cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, y, bácsỹ, nhưng vẫn quảng cáo ở trình độ cao, xử lý nhiều vấn đề mà đến ngay các cơ sở

y tế công lập lớn như Bệnh viện vẫn chưa xử lý nổi như: Phẫu thuật thẩm mỹ mặt,săm môi-mắt, bơm ngực, hút mỡ, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng của ngườidân

Trang 2

Đứng trước thực trạng trên, theo tinh thần Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghịlần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, ngày 1/8/2007 về đẩy mạnhcải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, nhất

là trong lĩnh vực y tế nhằm khắc phục những khuyết tật của bộ máy hành chính nhànước trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, cùng với những kiến thức lý luậnquản lý nhà nước được trang bị ở Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân,

tiểu luận lựa chọn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân” làm nội dung

mở các khoa “theo yêu cầu”, “khoa bán công”, đã tạo ra luồng gió mới cho công tácchăm sóc sức khỏe của nhân dân Tuy các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngày càngnhiều lên nhưng chất lượng dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghề y

và đạo đức nghề nghiệp Trong khi đó, quản lý nhà nước về y tế, là một lĩnh vực rộng

có nhiều nội dung phức tạp, như: cụ thể hoá chính sách y tế; ban hành văn bản phápquy; tiến hành tổ chức và quản lý hoạt động y, dược công; y dược tư nhân; thanh tra,kiểm tra; Do vậy, để phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình, tiểu luận giới

hạn trong phạm vi: “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân

ở địa phương” thông qua tình huống được đăng trên báo ViệtNamnet ngày

02/03/2009 như sau:

Trang 3

“ Chị Phạm Thị D, 32 tuổi (ngụ ở Biên Hòa, Đồng Nai) đã đến để phẫu thuậtthẩm mỹ tại cơ sở của bác sĩ Nguyễn Xuân Ái (116A Cao Thắng, Q.3, TPHCM) vàongày 26/9 Theo chị D và gia đình, chị chỉ có nhu cầu căng da vùng bụng, và theo tưvấn tại đây, công việc này mất khoảng 2 giờ đồng hồ, nên chị D bảo xe taxi đợi bênngoài Giá làm thẩm mỹ là gần 21 triệu đồng Thế nhưng, sau khi vào phòng, khôngbiết bác sĩ Ái đã làm gì, mà mổ một đường mổ ngang, dài nơi gần xương mu, rồi chị

D phải ở đó luôn cho đến hôm nay Từ đó đến nay chị chỉ mặc duy nhất một bộ quần

áo mang theo, và tinh thần rất suy sụp Khi cơ quan chức năng đến đưa chị D rangoài, với vẻ mặt thất thần, chị vừa kể, vừa run: "Bây giờ mà nhìn thấy bóng dángông Ái là tôi run, rất sợ! Khi thấy phòng mổ không có gì hết tôi rất lo, nhưng khôngdám nói vì bị ông Ái quát nạt, chửi bới Sau mổ, tôi rất muốn được chuyển đến bệnhviện khác để xem mình có bị gì không, nhưng không thể liên lạc được với gia đình.Tôi xin gọi điện thoại về nhà họ cũng không cho, mãi đến thứ bảy (ngày 07/03) tôimới liên lạc được với mẹ mình tại Đồng Nai" Khi nhận được tin, bà Lan mẹ chị D đãbáo ngay cho người nhà ở TPHCM đến để đưa chị về Thế nhưng, khi người nhà chị

D đến, vẫn không thể đưa chị ra được, đành phải đến trình báo sự việc với công anđịa phương và nhờ luật sư can thiệp Khi được đưa ra ngoài, một lúc sau thì chị D bịngất vì kiệt sức và được xe cấp cứu đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 19h45 Trước đó(ngày 04/03), cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra đột xuất hai cơ sở thẩm mỹ kháccũng của ông Ái tại số 350 Trần Phú và 40 Trần Hưng Đạo B (cùng thuộc P.7, Q.5,TPHCM) và phát hiện tại đây một số loại thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng, trong đó

có loại đã hết hạn từ tháng 10/2006 Điều đáng nói là từ rất lâu nay, những cơ sở giảiphẫu thẩm mỹ của bác sĩ Nguyễn Xuân Ái (được mở ra ở rất nhiều nơi), và theo quyđịnh, những nơi này không được phép làm các đại phẫu như phẫu thuật nâng ngực,hút mỡ (chỉ bệnh viện có chuyên môn mới được phép làm), nhưng ông Ái vẫnngang nhiên làm các loại phẫu thuật này, ngang nhiên quảng cáo vượt quá chức năngmột cách công khai, rất xem thường cơ quan chức năng”

Trang 4

Tình huống trên phản ánh đúng thực trạng về xu hướng muốn làm đẹp củanhững người có “phiếm khuyết” trên cơ thể, sự thiếu hiểu biết của người dân và sựxuống cấp về đạo đức của một số y, bác sỹ đã làm cho nhiều người dân lâm vào tìnhtrạng “tiền mất”, sắc đẹp không những không được nâng lên mà tình trạng sức khoẻ

bị giảm sút, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của con người Hiện thành phố cókhông quá 10 bệnh viện được phép thực hiện giải phẫu thẩm mỹ toàn thân và 40 cơ

sở được phẫu thuật ít phức tạp trên vùng mặt Nhưng thực tế, hàng trăm trung tâmthẩm mỹ đang trưng biển sẵn sàng can thiệp dao kéo bất cứ trường hợp nào Chỉ cầndạo qua hai con đường Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo, quận 1, có thể đếm được vàichục trung tâm tự giới thiệu là có thể thực hiện "giải phẫu thẩm mỹ toàn diện" Cónơi còn cam đoan sẽ chuyển giao công nghệ và sáng kiến trong lĩnh vực này Không

ít cơ sở không có cả phương tiện cấp cứu đơn giản nhất như bình ôxy, túi đựng dụng

cụ cấp cứu khi bệnh nhân bị sốc phản vệ (là trường hợp rất dễ gặp trong giải phẫuthẩm mỹ) Cả những phòng mạch chỉ đăng ký hoạt động chữa bệnh thông thườngcũng tham gia vào giải phẫu thẩm mỹ Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM NguyễnĐức An cho biết: "Đợt thanh tra cuối năm 2008 cho thấy, tất cả các cơ sở giải phẫuthẩm mỹ trên địa bàn được thanh, kiểm tra nếu không vi phạm mặt này thì cũng viphạm mặt khác, nhất là vi phạm các quy chế chuyên môn" Do đó, theo bác sĩ LêHành, Trưởng khoa Giải phẫu thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: thời gian gầnđây Khoa thường xuyên phải tiếp nhận các ca cấp cứu do bị tai biến do giải phẫuthẩm mỹ từ bên ngoài chuyển đến Tương tự, tại một số bệnh viện khác, tình trạngcấp cứu kiểu như trên cũng khá phổ biến Các trường hợp thường bị tai biến như sụp

mi do "nhà phẫu thuật" làm đứt dây thần kinh khi cắt mí mắt; bị méo miệng hoặc liệtmặt khi căng da mặt, tắc mạch máu khi hút mỡ, nâng mũi thì bị sưng lên , nhiềutrường hợp thậm chí đã tử vong Gần đây nhất một phụ nữ 41 tuổi, ở quận Tân Bình

đã thiệt mạng sau khi đến phòng mạch tư của bác sĩ Lê Hùng trên đường NguyễnCảnh Chân, quận 1 Giả thiết ban đầu cho thấy, nạn nhân này chết do sốc phản vệ khiphẫu thuật lấy túi nâng ngực đã đặt trước đó

Trang 5

Sau một số vụ giải phẫu thẩm mỹ gây tử vong cho nạn nhân, cơ quan chứcnăng đã đưa ra nhiều biện pháp chấn chỉnh Trưởng phòng nghiệp vụ y, Phan VănNghiệm, cho biết: "Các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ khi hoạt động phải niêm yết côngkhai giấy phép, ghi rõ chức năng hoạt động và bảng giá Nếu nơi nào không thực hiệnđúng như vậy, chắc chắn là đang hoạt động quá chức năng cho phép hoặc không cógiấy phép" Phòng quản lý dịch vụ y tế đang đề xuất với Sở lập ra Hội hành nghề y tế

tư nhân Hội viên là những chuyên gia y tế đã về hưu hoặc đang hành nghề Họ sẽđược mời phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở khác theohình thức kiểm tra chéo Những người này chịu trách nhiệm kiểm tra về chuyên môn,còn cơ quan chức năng kiểm tra về mặt quản lý nhà nước Mặc dù Sở y tế Thành phố

đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm làm chuyển biến về nhận thức của ngườidân Thành phố về thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, y đức củacác cơ sở làm thẩm mỹ tư nhân trên địa bàn Đồng thời, chủ động thanh tra, kiểm trađịnh kỳ và đột xuất nhiều cơ sở trên địa bàn; nhưng rất khó để có thể kiểm soátđược các cơ sở mới mọc, tự mọc hay dùng các thủ đoạn để chốn tránh các cơ quanchức năng khi thanh tra, kiểm tra Do vậy, khả năng kiểm soát bằng hình thức quản lýnhà nước đã gặp nhất nhiều khó khăn và hiệu quả còn rất hạn chế Quả thực, theo lờicủa Phó phòng quản lý dịch vụ y tế Đặng Văn Quỳ thùa nhận: “Chúng tôi thật

sự chưa kham nổi việc quản lý hoạt động của các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ chui,ngoại trừ khi có đơn tố cáo của người dân

Vậy, nguyên nhân của thực trạng người dân vẫn tiếp tục vào các cơ sở y tế tưnhân để khám, chữa bệnh, trong đó có nhu cầu làm đẹp; tình trạng quản lý khônghiệu quả của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trước những thủ đoạn lừa bịp của cácchủ cơ sở thẩm mỹ tư nhân; có thể được đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau tuỳthuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Song, dưới góc độ quản lý nhà nước, cóthể lý giải các hiện tượng trên theo những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưsau:

Trang 6

Thứ nhất, những nguyên nhân khách quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thẩm mỹ tư nhân và quản lý nhà nước ít hiệu quả Trước hết, xét về lý luận kinh tế thị trường có những tác động tích cực và

tiêu cực đến xã hội; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng cả về nội dung lẫnhình thức thì những yếu tố năng động của nền kinh tế đã tạo ra nhiều tiêu cực khikiến trúc thượng tầng không thích ứng, chậm thay đổi Tình hình đời sống vật chấtcủa nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần, nhất là nhu cầu về sức khoẻ vàsắc đẹp là một tất yếu mang tính khách quan Như vậy, vấn đề đặt ra là cung ứng dịch

vụ có chất lượng cho người dân Nếu như trong thời kỳ bao cấp, mọi dịch vụ y tế đều

do nhà nước cung cấp và quản lý thì việc quản lý, đảm bảo và trách nhiệm thuộc vềnhà nước Nhưng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, cá nhânđược tự do mở các cơ sở thẩm mỹ theo quy định của pháp luật Nếu pháp luật phùhợp với điều kiện khách quan của nền kinh tế thì những hiện tượng tiêu cực được hạnchế và ngược lại, pháp luật không phù hợp, không đáp ứng được các yêu cầu năngđộng của nền kinh tế lại trở thành nguyên nhân tạo ra các hiện tượng “lách luật”,

“không luật”, có điều kiện phát triển Nguyên nhân khách quan khác là điều kiện, sựnon trẻ trong quản lý của bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương trong điều kiệnhội nhập và nền kinh tế thị trường đã tạo ra những khuyết tật khá cơ bản là tính thụđộng, ỷ lại của cơ chế cũ; nên tính năng động và quyết đoán, dám làm, dám chịukhông phải là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở chính quyền địaphương Điều đó càng làm cho hoạt động quản lý mang tính cứng nhắc, máy móc vàthậm chí cả sự thờ ơ, vô cảm trước những hiện tượng tiêu cực của xã hội

Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan Nếu các nguyên nhân khách quan là

những nhân tố không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người làm phát sinh cáchiện tượng trên thì các yếu tố chủ quan lại là những tác nhân phụ thuộc vào ý chí chủquan của con người trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các hiện tượng trên Về cơbản có thể đánh giá thông qua những nguyên nhân chủ quan sau:

Trang 7

Một là, những hạn chế về mặt thể chế pháp luật với điều kiện cơ cấu tổ chức

cơ quan chuyên môn ở địa phương Theo quy định, cơ quan quản lý (Phòng dịch vụ y

tế) sẽ kiểm tra định kỳ các cơ sở này hai lần/năm và kiểm tra đột xuất các điểm códấu hiệu vi phạm "Nhưng trên thực tế rất khó thực hiện theo đúng quy định", ôngQuỳ nói "Cả phòng quản lý dịch vụ của Sở chỉ 5 người có chuyên môn y tế mà phảiquản lý 22 bệnh viện và hơn 12.000 cơ sở y tế tư nhân có phép Mặc dù đã phân công

cơ sở y tế tư nhân của quận huyện nào thì do nơi đó quản lý Nhưng những người nàycũng chỉ làm công tác kiêm nhiệm chứ không phải là chuyên trách nên khả năng quản

lý chưa tốt lắm Hơn nữa, các cơ sở khi mới thành lập thì đều đạt tất cả điều kiện theoquy định Họ chỉ vi phạm trong quá trình hoạt động nên rất khó kiểm soát" Như vậy,mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức và số lượng các cơ sở thẩm mỹ tưnhân hiện có là không tương xứng cả về số lượng và chất lượng Một lý do đơn giản

là khi thanh tra viên kiểm tra, thanh tra không chỉ cần kiến thức và kỹ năng quản lýnhà nước mà còn phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn ngành y Nếu khôngđảm bảo các yếu tố này sẽ là điều kiện để cho các cơ sở y tế tư nhân “tự tung, tự tác”hoành hành; “qua mặt cơ quan chức năng”;

Hai là, nhận thức người dân về y tế tư nhân Bản thân người dân cũng chưa

hiểu đúng về chức năng của cơ sở y tế tư nhân Về thực chất cơ sở giải phẫu thẩm mỹcũng giống như phòng mạch cá thể Vì thế chỉ được phép hoạt động sửa sang nhansắc cho khách hàng ở vùng mặt với các giải phẫu không quá phức tạp Nhiều người

đã quá tin vào các trung tâm thẩm mỹ mà sẵn sàng chấp nhận các ca phẫu thuật nguyhiểm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc Các cơ sở thẩm mỹ tư nhân chỉ cần dùng hình thứcquảng cáo “hấp dẫn” là có thể thu hút được lượng khách hàng Điều này chứng tỏ, sựhiểu biết của người dân về khám chữa bệnh nói chung và các cơ sở y tế tư nhân nóiriêng vẫn còn quá hạn chế Bởi lẽ, nếu có sự hiểu biết thì những cơ sở thẩm mỹ dù cóquảng cáo như thế nào cũng không thể qua mắt được người dân

Trang 8

Ba là, đạo đức và năng lực của y, bác sỹ và một bộ phận không nhỏ bộ, công chức bị xuống cấp Thực trạng trên cho thấy, sự hám lợi và không có chuyên môn của

các y, bác sỹ như bác sỹ Ái, mặc dù đã bị thu giấy phép hành nghề nhưng vẫn mởphòng thẩm mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh hay tình trạng cán bộ, công chức, nhất làthanh tra viên có những biểu hiện tiêu cực bằng cách này hay cách khác để bao che,tiếp tay cho các hoạt động thẩm mỹ tư nhân không đủ điều kiện thành lập cũng đượcthành lập; có vi phạm trong hoạt động không được chấn chỉnh kịp thời; là những lý

do giải thích tại sao đa số các cơ sở thẩm mỹ tư nhân quảng cáo quá so với năng lựccủa họ; hoạt động không đúng theo giấy phép; không đăng ký;

Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, những yếu tố như:điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, máy móc phục vụ cho hoạt động quản

lý nhà nước; các bệnh viện công về thẩm mỹ còn quá ít; tốc độ đô thị hoá nhanh;

đã tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến các hiện tượng tiêu cực trong hoạtđộng thẩm mỹ tư nhân và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong những nămqua

2 Cơ sở lý luận, pháp lý

2.1 Cơ sở lý luận

Sức khỏe nói chung, sắc đẹp nói riêng là một hàng hoá đặc biệt, nên trên thếgiới người ta coi chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ là quyền của mỗi người phải đượchưởng cũng giống như quyền sống của mỗi người Nhà nước phải có trách nhiệmchính trị đối với quyền và cung cấp dịch vụ cho loại hàng hoá đặc biệt này Theo lýluận về vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung vàcác dịch vụ y tế khác nói riêng thì vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trườnglà: “Chính phủ không làm những cái mà tư nhân đang làm dù làm tốt hơn hay xấu

Trang 9

hơn một chút, nhưng phải làm những cái mà không ai làm cả, nhưng cần thiết cho xãhội”[1] Trong y tế cũng có dịch vụ chỉ do nhà nước làm, như phòng chống dịch,tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm, vệ sinh và antoàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng nghèo, chăm sóc người tàntật, người già cô đơn, Những dịch vụ ấy tư nhân không làm vì quy mô và chi phílớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu được Trong dịch vụ thẩm mỹ, do điều kiện vậtchất của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên về sốlượng và chất lượng nhưng nguồn lực thực tế của Nhà nước chỉ có hạn và giới hạntrong chính sách chăm sóc xã hội đối với sức khoẻ nên sự tham gia của y tế tư nhânvào hệ thống y tế quốc gia là cần thiết.

Trên cơ sở Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề cậpđến vấn đề “xã hội hoá các dịch vụ y tế, giáo dục, ” với chủ trương: “Tách cơ quanhành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chứchoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộngđồng, ”[2] đã đặt vấn đề xã hội một số lĩnh vực trong đó có y tế Theo đó, các dịch

vụ y tế tư nhân, thẩm mỹ tư nhân được mở ra một mặt đáp ứng các nhu cầu bức thiếtcủa xã hội, mặt khác, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của nền kinh tếthị trường

Vấn đề đặt ra giữa việc chuyển giao dịch vụ do nhà nước cung cấp trước đâycho tư nhân thì vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước đối với các cơ sở này như thếnào nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, giá cả và công bằng trong xã hội Song, sựkhông rành mạch về mặt lý luận giữa: “công và tư” “nửa công, nửa tư” và “lợi nhuận

và kinh doanh”; “tư nhân và xã hội hoá”; đã làm cho hoạt động quản lý nhà nướcthiếu đi những cơ sở lý luận căn bản trong việc xác định nội hàm và xây dựngphương thức tác động, điều chỉnh; Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm cho một

số dịch vụ y tế tư nhân hoạt động không theo đúng nghĩa với điều kiện kinh doanh

Trang 10

trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường Do vậy, những quan niệm trên cầnphải được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ trong điều kiện của nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam để có phương pháp điều chỉnh phù hợp hơn.

2.2 Cơ sở pháp lý

Như trên đã phân tích, “xã hội hoá” trong điều kiện nền kinh tế thị trường vànhững vấn nạn các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng gây ảnh hưởng và tác động xấuđến tâm lý, sức khoẻ, trật tự, an toàn xã hội của cộng đồng dân cư, nhất là ở TP HồChí Minh đã phản ảnh sự cụ thể hoá chính sách của Đảng thành các quy định củapháp luật Nhà nước và quá trình tổ chức hoạt động chấp hành và điều hành của cơquan hành chính nhà nước các cấp còn nhiều vướng mắc và hạn chế

Để điều chỉnh hoạt động y tế tư nhân nói chung, thẩm mỹ nói riêng Uỷ banThường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân ngày13/10/1993 và sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân số07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 Trên cơ sở Pháp lệnh này, nhiều văn bảnquy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế được ban hành nhằm xác định về cơ cấu

tổ chức cơ quan chuyên môn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền; thủ tục đăng ký và cấp phép mở các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ; hoạt độngthanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính; nhằm đảm bảo cho hoạt động giảiphẫu thẩm mỹ trong phạm vi cả nước nói chung, địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng

đi vào nề nếp và hoạt động theo đúng mục tiêu, chính sách mà Đảng và Nhà nước đãđặt ra Tuy nhiên, những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luậthiện hành được đánh giá thông qua tình huống xảy ra tại cơ sở phẫu thuật chỉnh hìnhcủa bác sĩ Ái như sau:

Trang 11

Một là, chính quyền địa phương cơ sở làm ngơ, bỏ mặc, các cơ sở phẫu thuật tư nhân hoạt động trái pháp luật trên địa bàn Tình huống trên nêu lên một

nghịch lý là cơ sở phẫu thuật tư nhân của bác sĩ Ái hoạt động không có thiết bị y tếcần thiết, không đủ điều kiện kinh doanh; khi chị D bị thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần

và vật chất; gia đình nhưng cũng không đưa được chị D ra khỏi phòng phẫu thuật; chỉkhi gia đình trình báo công an địa phương và luật sư, chị D mới được giải cứu; đãcho thấy “sự vô can” của chính quyền cơ sở (phường Cao Thắng) đối với hoạt độngcủa phòng phẫu thuật bác sỹ Ái là có cơ sở Bởi lẽ, theo quy định hiện hành tại cácĐiều 88; 102 và 109 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày26/11/2003 và khoản 15 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương: “Sở Y tế tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về: chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dựphòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; ”; Khoản 8, Điều 7Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các

cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh: “Phòng Y tế: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dựphòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,chức bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; ” cho thấy sự phân cấpchức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa cơ quan chuyên môn với Uỷ ban nhândân cùng cấp và cơ quan cấp dưới với cơ quan cấp trên mang tính hình thức và chồngchéo Ở đây, trong mối quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn Sở,Phòng Y tế thì Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước còn Sở, Phòng Y tế chỉ

là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân nhằm thực hiện chức năngquản quản lý nhà nước trên địa bàn Điều này đã tạo ra sự mập mờ về trách nhiệmquản lý nhà nước và tính phải chịu trách nhiệm Mặt khác, sự phân cấp của Uỷ bannhân dân Thành phố cho Uỷ ban nhân dân huyện cũng không xác định được “ranhgiới” quản lý đến mức độ nào ? loại hình nào ? hoặc cơ sở y tế ở điều kiện nào ?

Ngày đăng: 01/08/2017, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w