Các đề xuất, kiến nghị với các ban, ngành của Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 115)

b. Khách du lịch nội địa

3.3.4Các đề xuất, kiến nghị với các ban, ngành của Hà Nộ

- Với Ngành Ngoài giao và Công an: cần cải tiến thủ tục cấp thị thực cho khách vào Việt Nam du lịch dễ dang hơn, chi phí thấp hơn; khuyến khích những nhà báo nước ngoài viết bài quay phim giớ thiệu về du lịch Việt Nam, không nên thu lệ phí quay phim của họ.

- Ngành Giao thông – Vận tải chú ý đến việc xây dựng hạ tầng dẫn đến điểm tham quan du lịch, tạo điều kiện nhanh chóng về thủ tục với những đoàn khách đi ô tô qua cửa khẩu. Tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa , tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa, tăng chuyến bay thẳng quốc tế vào Hà nội, tráng hủy chuyến, hoãn chuyến. Cải tiến thiết bị, các dịch vụ đón khách tại cửa khẩu Nội Bài phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ tiếp viên, cán bộ giao dịch. Hiện nay việc xác nhận đặt chỗ cho các đoàn từ 10 khách trở lên trên các chuyến bay nội địa đang là trở ngại vì chính sách của hàng không là không xác nhận đặt chỗ cho các đoàn như đặt chỗ cho khách lẽ, vì vậy rất khó cho các doanh nghiệp lữ hành xác nhận chương trình đoàn động với các hãng nước ngoài. Hàng không Việt Nam chưa có chính sách thỏa đáng, chậm xác nhận chỗ nội địa (dưới 45 ngày) với những đoàn không đi chặng quốc tế của họ, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty lữ hành trong nước. Thực tế tuyến bay quốc tế thường do đối tác nước ngoài thực hiện hoạch khác đề nghị, các công ty của Việt Nam không quyết định được. Đối với khách phải chờ chuyến bay tiếp (transit) tại cửa khẩu, thời gian tương đối lâu, đề nghị cho phép tổ chức các tour ngày vào thành phố để tránh gây ức chế cho du khách trong thời gian chờ đợi. Việc áp dụng giá vé máy bay trong nước như người Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài rất phức tạp khi phải đi xin thẻ cho các nhà đầu tư,

thủ tục làm thẻ chưa rõ ràng, việc xóa bỏ mức giá phân biệt trong một số trường hợp vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc…

- Ngành Tài chính: Thông tư 01/1998/TT-BTC ngày 3/01/19998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước: “mức chi hoa hồng môi giớ, chi phí dịch vụ được khống chế không quá 3% doanh thu” – qua thấp đối với thực tế phải chi hiện nay. Trong bối cảnh cạnh tranh, các doanh nghiệp nhiều khi phải chi hoa hồng môi giới từ 15-20% doanh thu mới có khách nhưng không được trừ vào chi phí khi tính thuế. Hiện nay phí môi giới ở các đơn vị quốc doanh phải áp dụng mức theo quy định của nhà nước quá thấp so với thực tế, tư nhan thường trả phí hoa hồng mức cao, khiến cạnh tranh bất bình đẳng. Cách thức thu thuế vận dụng khác nhau, không công bằng giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, ví dụ như các khách sạn quốc doanh khi hoạch toán phải chịu giá thành rất cao nên lợi nhuận thu vén thấp, còn các khoản này khách sạn tư nhân lại được vận dụng mức thuế khoán nên họ có thể áp dụng mức giá thấp gây thế cạnh tranh bất bình đẳng giữa các khách sạn. Việc khấu trừ thuế ở các đơn vị quốc doanh phải thực hiện với đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ do đó khó khăn trong việc hoạch toán thực hiện do quá trình hoạt động kinh doanh phải đến các vùng xâu, vùng xa, mau bán nhỏ, lặt vặt nên không có đủ chứng từ chứng từ hợp lệ. Phân phối lợi nhuận chưa hợp lý, tỷ lệ lợi nhuận trích trở lại vào quỹ phát triển sản xuất lớn. Đề nghị Bộ Tài nguyên xem xét giải quyết các vướng mắc trên.

- Ngành Tài nguyên – Môi trường: có hướng và hỗ trợ địa phương và chủ quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường tại các khu du lịch , điểm du lịch.

- Ngành Ngân hàng cần áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại thuận tiện cho khách hàng trong mua hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn Thủ đô.

- Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông cần phối hợp với ngành Du lịch nghiên cứu giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông,…

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch là thuộc tính vốn có của các nhà nước, bởi lẽ, hoạt động du lịch là một trong hoạt động nền tảng của xã hội mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải quan tâm.

Thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch, hiện nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mà để giải quyết phải có hệ thống lý luận sâu sắc và hoàn chỉnh. Trên cơ sở, những vấn lý luận và thực tiễn đã được trình bày tại luận văn này, chúng tôi xin rút ra một số kết luân cơ bản sau dây:

1. không thể có một sự phát triển du lịch bền vững mà không có một bộ máy quản lý có hiệu quả ( một nhà nước có nền chính trị ổn định, có hệ thống pháp luật, bộ máy điều hành có hiệu lực và các công cụ quản lý hiệu quả).

2. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, cần phải tiến hành đổi mới sâu sắc về nhận thức, cải cách mạnh mẽ hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan quản lý du lịch nói riêng; đề cao trách nhiệm công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm đảm bảo khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển du lịch một cách hiệu quả, bền vững.

3. Sau hơn 20 năm đổi mới, về cơ bản, nền kinh tế đã thoát khỏi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp tạo lập những cơ sở ban đầu của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Theo đó, hoạt động du lịch cũng có nhiều khởi sắc, góp phần thúc đẩy nền kinh thế tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí và giao lưu các nền văn hóa trong và ngoài nước.

4. Ngành du lịch Hà Nội đã từng bước khẳng định được vai trò kinh tế của mình trong quá trình đổi mới, hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp CNH – HDH đất nước.

Mặc dù vậy, với những kết quả đã đạt được, du lịch Hà Nội vẫn chưa đạt được hiệu quả xứng tầm là trung tâm du lịch của quốc gia và trong khu vực với những tiềm năng, lợi thế hiện có. Để hoạt động du lịch thủ đô tiếp tục trên đà tăng trưởng, cần phải tích cực thực hiện liên tục, không ngừng các hoaatj động, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước nhằm phấn đấu trong thời gian ngán tới, du lịch Thủ đô sẽ trở thành ngành kinh tế đầy triển vọng, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội. muốn đạt được điều đó, Du lịch Hà nội phải thực hiện tốt mấy điểm sau đây:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư, một bộ phận các cấp, các ngành về vai trò của hoạt động du lịch trong cơ cấu kinh tế xã hội.

- Cụ thể hóa các giai pháp phát triển du lịch Thủ đô trong thực tiễn, trong đó có giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Hà nội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Hà nội.

- Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố lân cận cùng phát triển hoạt động du lịch, thực hiện tốt chủ trương phát triển liên vùng, liên ngành, là động cơ cho các hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong khu vực.

- Tích cực phát huy nội lực, tăng cường đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch Thủ đô để đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của Hà nội và những nhận định, đánh giá của cá nhân tác giả, một cán bộ, công chức hiện đang công tác trong ngành du lịch. Do trình độ nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, trong khuôn khổ một luận văn, có vấn đề gì chưa được hoàn thiện, rất mong các thầy cô giáo chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý để hoàn thiện hơn.

Đồng thời, tôi cũng rất cám ơn: Lãnh đạo Sở Du Lịch Hà Nội ( nay là sở văn hóa – Thể thao và Du Lịch), Cục thống kê Hà Nội, cô giáo – TS

Trương Thị Thu Hà và các cá nhân có liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

Phụ lục 1.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 115)