Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 34)

c- Singapore

1.3.2Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

a. Có chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững

Phát triển du lịch phải tuân thủ một lộ trình được xây dựng trên những căn cứ khoa học. Việc nóng vội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng du lịch đã trở thành nguyên nhân gây hiệu ứng tiêu cực về xã hội ở một số quốc gia.

Chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch phải được xây dựng phù hợp với các đặc điểm dân tộc, các nguồn lực cho du lịch, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.

b. Phát triển du lịch kết hợp phát triển sản xuất, thương mại và dịch vụ đồng bộ.

Du lịch không thể phát triển đơn độc.Các ngành phụ trợ cho nó là sản xuất vật chất, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, văn hóa , nghệ thuật. Đến lượt nó, du lịch lại thúc đẩy kinh tế phát triển, gia tăng việc làm và thu nhập cho dân cư.

Nếu chính phủ không chú ý tạo điều kiện du lịch và các ngành kinh tế khác phát triển tương xướng, các quan hệ kinh tế sẽ bị biến dạng, phát triển du lịch sex ở Thailand là một ví dụ. Để thực hiện được điều đó, cần có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và được điều chỉnh bởi và quy định thống nhất.

c. Không buông lỏng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, các hoạt động của du khách, nhằm bảo vệ những giá trị quốc gia, giá trị dân tộc truyền thống.

Tính đa dạng trong thành phần du khách, mục tiêu lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp dễ dẫn đến những hậu quả bất lợi cho xã hội. Có chính sách phù hợp triển khai đồng bộ các lĩnh vực coi trọng công tác quản lý nhà nước là cơ sở để đảm bảo ổn định xã hội.

d. Có chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường, các điểm du lịch

Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững. Singapore với màu xanh thảm thực vật nhân tạo giữa biến khơi là quốc gia có lượng du khách đông hơn dân số cả đảo quốc. Việc tôn tạo, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và chú ý phát triển các điểm vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí là một bộ phận không tác rời du lịch.

e. Phát triển du lịch rộng khắp ở các địa phương để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Đây là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghẻo. Du lịch không thể đứng ngoài chiến lược phát triển của nền kinh tế, phát triển du lịch cần góp phần thực hiện mục tiêu của quốc gia.

Nhiều địa phương có tiềm năng cho du lịch, biết khai thác, nuôi dưỡng tiềm năng đó là công việc của các cấp chính quyền, Kết hợp phát triển du lịch với phát triển các ngành kinh tế, địa phương có cơ hội nhanh chóng gia tăng việc làm và thu nhập cho dân cư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Phân cấp QLNN về du lịch có thể tạo điều kiện tốt hơn cho việc triển khai công tác này ở các cấp chính quyền địa phương.

Những bài học rút ra từ thành công cũng như thất bại của các nước trong khu vực ít nhiều có tác dụng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch ở nước ta. Tuy không thể dập khuôn những giải pháp đã được kiểm định ở nước ngoài, song sẽ là tham khảo cho các chính sách ở nước ta.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 34)