0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quản lý các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch :

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI (Trang 61 -61 )

b. Khách du lịch nội địa

2.2.4 Quản lý các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch :

Tính đến hết năm 2007, tại Hà Nội có trên 4.320 doanh nghiệp đăng ký tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên trong thực tế, mới chỉ có trên 100 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 277 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (đứng thứ hai toàn quốc, chiếm trên 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nước), 543 cơ sở lưu trú và gần 100 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

Các hãng lữ hành ở Hà Nội phát triển nhanh về số lượng, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trên khắp thế giới và dần khẳng định được về uy tín, chất lượng phục vụ với du khách quốc tế. Việc khai thác luồng khách được thực hiện qua nhiều hình thức : Qua mạng, website, qua các hãng gửi khách nước ngoài...Hàng năm ( kể năm 1998 đến nay), Hà Nội thường có 2-3 doanh nghiệp đạt danh hiệu Topten doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam.

Bảng 2.4 Số lượng doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách du lịch

Loại DN 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số DN đăng ký 775 1.130 2.276 4.000 4.320 Trong đó : - DN lữ hành quốc tế 61 84 115 136 277 - DN lữ hành nội địa và dịch vụ khác 678 998 2.092 3.789 3.943 - DN vận chuyển khách DL 37 48 69 75 100 (Nguồn : Sở Du lịch Hà Nội)

Các phương tiện vận chuyển thuộc ngành du lịch quản lý có 100 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô với trên 1.000 xe các loại, 01 doanh nghiệp có đội tàu vận chuyển khách trên Sông Hồng, 01 doanh nghiệp có du thuyền trên Tây Hồ, 02 doanh nghiệp đầu tư toa tàu du lịch chất lượng cao. Đặc biệt, có 04 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển bằng xe xích lô du lịch.

Quản lý các doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, là tiền để cho các văn bản, chính sách quản lý theo mô hình quản lý : Tiền cấp – hậu kiểm, là cơ hội thuận lợi cho việc hình thành hình thức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Trước bối cảnh đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đối tượng tham gia kinh doanh trong ngành du lịch trở nên rất đông, "mọc lên như nấm sau cơn mưa", đặc biệt là sau 15 năm, nhà nước tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những thử thách to lớn.

Trong ngành du lịch Hà Nội thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu và tốc độ tăng doanh thu cao nhất (đạt trên 5.000 tỷ đồng, chiếm 62% doanh thu toàn ngành). Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tập trung ở lĩnh vực kinh doanh lưu trú, doanh thu lưu trú chiếm 65,2% doanh thu du lịch. Có đến 13 trong tổng số 14 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đến 5 sao đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này. Đây là những cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ cao, sản phẩm đồng bộ và trình độ quản lý kinh doanh tiên tiến. Với đối tượng phục vụ chủ yếu là khách du lịch quốc tế có thu nhập cao và thời gian lưu trú bình quân tương đối dài (2,1 ngày/ khách) đã đem lại nguồn thu lớn cho loại hình doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp có vốn đần tư nước ngoài mặc dù khá khiêm tốn về số lượng song lại được đầu tư lớn và có trình độ quản lý, kinh doanh tiên tiến nhắm tới đối tượng là các gói sản phẩm cao cấp dành cho khách du lịch quốc tế, và khách du lịch trong nước có thu nhập cao, hoặc các nhà đầu tư hoặc khách tham dự hội nghị quốc tế. Vì vậy, khi luồng khách du lịch đi vào ổn định và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2003-2007, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về số ngày lưu lại trung bình đối với cả hoạt động lưu trú và hoạt động lữ hành đều được duy trì ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác (7,8 ngày đối với hoạt động động lữ hành và 2,3 ngày đối với hoạt động lưu trú). Do chú trọng đầu tư và sử dụng lao động có chất lượng cao, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đạt mức năng suất lao động cao nhất trong các thành phần kinh tế. Có thế nói khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển khá vững chắc với việc duy trì các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả kinh doanh ở mức cao sao với toàn ngành và có chuyển biến so với năm 2003.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu ở 2 lĩnh vực : Lữ hành và lưu trú. Các doanh nghiệp nhà nước, năm 2007, có doanh thu du lịch đạt 2.540 tỷ đồng chiếm 35% tổng doanh thu ngành. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự hiện đại nhưng lại có được vị trí thuận lợi rộng rãi bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức hội nghị, hội thảo…để có thế đón tiếp những đoàn khách lớn. Hiện nay, ngoài việc tiếp tục củng cố phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch thì các doanh nghiệp nhà nước đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành. Hoạt động lữ hành đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước. Doanh thu lữ hành chiếm 40% doanh thu của khu vực này, trong khi doanh thu lưu trú chiếm 30%. Như vậy, có thể thấy là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tương đối đều, ổn định ở cả lĩnh vực lưu trú và lữ hành. Năm 2007, các doanh nghiệp nhà nước đón 2,8 triệu lượt

khách, trong đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế. Nói chung, các doanh nghiệp nhà nước mặc dù vẫn chiếm thị phần lớn nhất (52,9% đối với khách lữ hành, 36,5% đối với khách lưu trú và 69,7% đối với khách ra nước ngoài), song hiệu quả kinh doanh duy trì ở mức trung bình và không có cải thiện nhiều qua hai năm . Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp này cũng chủ yếu nhằm vào tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và tương đối ổn định về số lượng.

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động ở nhiều : lĩnh vực lữ hành và lưu trú, vận chuyển khách và phục vụ du lịch. Tuy nhiên doanh số đạt không cao do quy mô nhỏ, manh mún. Năm 2007, doanh thu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng chiếm 2% tổng doanh thu. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước tuy có số lượng cơ sở lưu trú lớn nhưng quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu đơn lẻ của khách du lịch, Doanh thu lữ hành đạt 180 tỷ đồng chiếm 45% doanh thu của khu vực ngoài nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành bước đầu đã nắm bắt được nhu cầu về du lịch của nhân dân nên đã và đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian tới khi mà đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu đi du lịch trở thành một thói quen tiêu dùng của dân chúng thì hoạt động lữ hành sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nói chung thường nhằm đến đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu thấp, đồng thời cũng có đủ nguồn lực để đầu tư và trang bị cơ sở vật chất hiện đại, nhằm cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao đến khách hàng. Tuy nhiên, là thành phần kinh tế khá năng động và nhạy bén trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này cũng có chuyến biến rõ nét. Số ngày phục vụ đối với khách lữ hành tăng từ 2,9 ngày năm 2003 lên tới 3,3 ngày vào năm 2007, với khách lưu trú là từ 1,9 lên đến 2,3 ngày. Đáng chú ý là các doanh nghiệp này đang hướng tới các sản phẩm du lịch ra nước ngoài và đã đạt được một số kết quả khả quan hơn, tuy

nhiên xu hướng này không được ngành du lịch khuyến khích. Mặc dù có cải thiện đáng kể song nhìn chung hiệu quả kinh doanh cũng chỉ ở mức trung bình so với toàn ngành. Do chủ yếu phục vụ khách nội địa đi tham quan nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính thời vụ, dẫn đến công suất sử dụng buồng phòng không cao.

Hiện nay, trong công tác quản lý nhà nước tồn tại hiện tượng thực tế đó là các công ty và các cá nhân nước ngoài (chủ yếu mang quốc tịch Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) không đăng ký kinh doanh, cũng không đăng ký bảng hiệu tại Việt Nam, nhưng lại thu hút khá thành công đối với khách du lịch ở nước họ và đưa được nhiều khách du lịch vào Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. Về chủ trương, việc đưa nhiều khách du lịch đến Việt Nam được Chính phủ rất khuyến khích, nhưng với hình thức bất hợp pháp thì lại gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công tác quản lý nhà nước cũng như đối với chính du khách. Một mặt, nhà nước không quản lý được hoạt động của các công ty nước ngoài này. Mặt khác, tính an toàn của du khách sẽ không được đảm bảo khi họ vào Việt Nam thông qua những công ty bất hợp pháp. Kèm theo đó gây thất thu cho ngân sách Nhà nước (vì hầu hết hoạt động "chui" này nhằm mục đích trốn thuế). Ngoài ra, việu đưa khách du lịch vào Hà Nội theo hình thức này còn có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, phạm pháp khác như môi gới hôn nhân, mại dâm, buôn lậu, rử tiền… Các công ty nước ngoài kinh doanh du lịch "chui" không phải là hiện tượng mới ở Việt Nam, nó đã xuất hiện từ vai năm nay, chủ yếu nhắm vào đối tượng khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm khách ngày càng ưa thích du lịch Việt Nam.

Trước thực trạng nêu trên, Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để các ca nhân, doanh nghiệp nước ngoài có thể hợp thức hoạt động, tạo bình đẵng giữa các công ty du lịch trong và ngoài nước,đảm bảo an toàn cho du khách, là một vấn đề đang được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Thành phố đặt trong tâm khi hoạch định chính sách phát triển du lịch.

* Qua hoạt động quản lý nhà nước đối với các thành phần tham gia kinh tế du lịch Hà Nội các năm 2003 – 2007 cho thấy một số nhận xét sau :

Thứ nhất, về mặt mạnh, doanh thu kinh doanh du lịch đã tăng nhanh về quy mô ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tốc đọ tăng về doanh thu bước đầu là tương xứng với tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp và tỷ trong doanh thu đã có sự chuyển ở các loại hình doanh nghiệp, mặc dù chưa đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để gia tăng dáng kể doanh thu cũng như đẻ tạo sự phát triển mạnh mẽ mang tính bứt phá của ngành du lịch thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mỡ rộng thị trường, đào tạo và bồi dưỡng đọi ngũ lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh.

Đa số các doanh nghiệp ngoài nước mặc dù mới thành lập có quy mô nhỏ nhưng đã tương đối ổn đinh hoạt đọng sản xuất kinh doanh. Điều này một lần nữa khảng định tính năng hoạt đọng của khu vực kinh tế này.

Vai trò quan trọng của doang nghiệp có vốn đầu tư trong nước ngoài trong lĩnh vực du lịch của Hà Nội vẫn được thể hiện rỏ nét. Cho thấy, vẩn phải có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động thu hts vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.

Hiệu quả và xu hướng cải thiện hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh củ các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thủ đô chỉ mang tính tương đối. Nhìn nhận một cách khách quan, mỗi loại hinh doanh nghiệp, mặc dù còn có hạn chế nhất định, song đều có xu hướng cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức độ khác nhau. Quan trong hơn là mỗi thành phần kinh tế đã biết dụa vào thế mạnh của mình để lựa chọn, cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp với từng nhóm đối tương khách hàng, và do đó đã có sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhăm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Hà Nội cũng như các địa phương lân cận.

Thư hai, thực lực của các doanh nghiệp Hà Nội chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp nước ngoài hay một số doanh nghiệp lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện nét ở một số yếu tố cơ bản là : Thu hút nguồn vốn đầu tư còn nhỏ lẻ, chế độ đãi ngộ cán bộ nhân viên, đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp...

Mặc dù đã hình thành Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nhưng bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức rỏ được ví trí, vai trò của Hiệp hội nên tham gia còn hời hợt, chưa thực sự "bắt tay nhau"cùng phát triển và đề xuất những cơ chế, chính sách mới với thành phố, mà vẫn phát triển theo quan điểm "mạnh ai, nấy làm". Đây cũng là một nguyên nhân tác động đến quy hoạch phát triển nghành chưa đi theo đúng định hướng.

Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức rõ vai trò của công tác quảng bá, xúc tiến, do đó chiến lược marketinh của các doanh nghiệp chưa được chú trọng, tập trung đầu tư.

Thứ tư,việc quản lý khai thác tài nguyên du lịch của các doanh nghiệp chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI (Trang 61 -61 )

×