Thị trường khác du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 44)

Nắm rõ thị trường du lịch quốc tế là một tất yếu và là yêu cầu hàng đầu về công tác quản lý nhà nước. Trên cơ sở các phân tích, đánh giá các thị trường khách (phụ lục 1) là cơ sở nhằm định hướng cho các hoạt động có liên quan đến việc quản lý khách du lịch quốc tế trên địa bàn Thành phố.

Giai đoạn 2003-2007, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm. Năm 2007, khách quốc tế tăng 3 lần, khách nội địa tăng 5,2 lần so với năm 1998.

Một trong những yêu cầu về quản lý đối với khách du lịch là nghiên cứu mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Thủ đô. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội có nhiều mục đích nhưng tập trung ở một số mục đích chính là du lịch hội thảo, hội nghị ; du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan lễ hội,

thắng cảnh, làng nghề chiếm trên 72% tổng số khách ; khách du lịch theo mục đích khác chiếm gần 28% tổng số khách.

Khách quốc tế đến Hà Nội tăng nhanh về số lượng và tăng cao về chất lượng. Khách du lịch từ các thị trường có khả năng chi trả như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc…chiếm tương đối lớn. Riêng 10 thị trường hàng đầu đã chiếm 57- 80%, tổng số khách vào Hà Nội. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh rõ rệt, trên 2 con số như thị trường khách Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Bỉ…thị trường khách du lịch Châu Á chiếm tỷ trọng hàng đầu (phụ lục 2) và thị trường Châu Úc chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 2.3 . Lượng khách của các thị trường hàng đầu đến Hà Nội TT Tên nước 2003 2004 2005 2006 2007 Lượng khác % so với năm trước % so với năm trước % so với năm trước Lượng khách % so với năm trước I Tổng số 850.000 111,2 116,8 100,3 1.300.000 117,2 1 Trung Quốc 257.477 95,8 71,7 79,1 188.964 135,0 2 Nhật 71.570 116,8 128,4 97,2 111.006 106,4 3 Pháp 70.574 95,3 140,3 90,0 118.623 139,6 4 Anh 31.421 114.9 126.0 101.2 54.874 119.2 5 Úc 35.637 144.5 144.4 97.3 104.520 144.5 6 Hàn Quốc 28.948 212.7 232.7 100.4 111.797 77.7 7 Mỹ 36.678 135.4 131.7 95.5 87.750 140.5 8 Đức 26.272 113.9 132.7 109.3 55.354 127.5 9 Đài Loan 23.240 123.3 111.0 82.2 40.582 155.3 10 Thái Lan 16.292 105.0 106.8 218.1 59.141 148.4 Cộng 598.109 112.4 118.6 95.8 932.611 122.2 11 Malaysia 13.711 88.7 154.0 146.8 54.750 199.3 12 Singapore 12.156 115.7 140.6 121.7 35.056 145.7 13 Hà Lan 11.896 104.8 119.2 114.7 22.298 130.8 14 Canada 11.657 134.9 125.9 104.0 28.760 139.7

15 Tây Ban Nha 5.677 175.1 224.9 93.3 24.126 115.6

(Nguồn : Sở Du lịch Hà Nội)

Việc phân tích, các thị trường khách du lịch đã giúp cho các cơ quan QLNN nhận định được tình hình, triển khai các hoạt động thu hút khác du lịch tại các khu vực, từ đó đưa ra các chính sách quảng bá, định hướng phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác luồng khách hợp lý.

Hà Nội hiện nay còn thiếu số lượng các phòng lưu trú phuc vụ khách du lịch, một phần do công tác đầu tư chưa đáp ứng kịp thời, một phần do tốc độ tăng trưởng của khách du lịch đến Hà Nội khá nhanh, trước tình hình đó, công tác quản lý nhà nước cần tập trung các thị trường có lượng khách không nhiều nhưng có khả năng chi tiêu cao, tăng mức thu nhập du lịch phù hợp, đó chính là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt tập trung quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế tại các quốc gia phát triển của khu vực này.

Đôi với các thị trường có tỷ trọng khách du lịch quốc tế đông, nhưng khá năng chi tiêu không nhiều, thì việc định hướng thu hút một lượng khách vừa phải, hoặc tập trung thu hút quảng bá tại một số quốc gia cụ thể, đảm bảo cân đối cung – cầu trong hoạt động du lịch. Đồng thời, tiến hành các hoạt động lưu giữ trở thành lượng khách tiềm năng. Đây chính là một trong những kinh nghiệm thực tiễn quan trọng của giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á những năm 1997-1998. Trong thời gian này, số lượng khách du lịch toàn thế giới giảm sút nghiêm trọng, song các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam phân tích tình hình chung, xây dựng một số biện pháp cấp bách, trong đó có biện pháp tiến hành xúc tiến quảng bá mạnh mẽ tại một số quốc gia trong khu vực, nơi có đời sống không cao, nhưng có nhu cầu du lịch lớn, mức chi tiêu không nhiều, nên đã thu hút hấp dẫn được rất đông du khách, do vậy, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội giảm không đáng kể so với các năm trước và so với các nước khác.

Đê nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của từng loại khách, giúp cho các nhà quản lý và doanh nghiệp định hướng trong việc phát triển kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu của du khách các nước đang phát triển. Điều đó, rất hữu ích cho chủ trương phát triển du lịch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

Việc phân tích các thị trường khách cũng giúp cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xác định được điểm khai thác khách thông qua hoạt động quảng bá du lịch. Xúc tiến quảng bá du lịch của Hà Nội đã được quan tâm đầu tư dưới nhiều hình thức với nội dung phong phú, giúp thế giới biết nhiều hơn về du lịch Hà Nội, tạo hiệu quả kích cầu du lịch.Năm 2003-2007, thành phố Hà Nội đã chi trên 30 tỷ đồng cho công tác này.Ngoài ra, còn hoạt động xúc tiến của hàng trăm doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn,… và các tổ chức khác cho hoạt động này. Hoạt động xúc tiến là một hoạt động thường xuyên, liên tục. Thông qua các hoạt động này mà hàng năm ngành du lịch sẽ gửi tới

các thị trường và có những thông tin trao đổi về sự kiện trong năm của ngành du lịch và có những chiến dịch thu hút khách đến với Hà Nội.

Hà Nội – Việt Nam được tuyên truyền là địa điểm thuận lợi cho du lịch MICE phát triển với số khách đông, chất lượng dịch vụ cao, từ đó bắt đầu xuất hiện hướng dịch chuyển dần hoạt động du lịch MICE từ các vùng Thái Lan – Indonesia sang. Đồng thời, Hà Nội đã đạt được một số danh hiệu cao như : Uneco bình chọn là Thành phố Hòa bình năm 2000, điểm đến an toàn và thân thiện – năm 2001, thường xuyên được bạn đọc của tạp chí Travel and Leisure (Hoa Kỳ) bình chọn là 1 trong Top 5 điểm du lịch hấp dẫn của Châu Á, và Tp 15 trên thế giới, tổ chức du lịch thế giới nhận định 1 trong 10 điểm đến được chú ý nhất đã trở thành một trong những điểm đến có thể thu hút thêm thị trường các nước giàu có như Trung Đông, Ả rập Xê út, Nam Phi…đã và đang làm chuyển hướng luồng khách du lịch tới Việt Nam và Hà Nội. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ của ngành du lịch Thủ đô trong việc xây dựng thương hiệu một điểm đến hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w