Doanh thu thu nhập từ du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 51)

b. Khách du lịch nội địa

2.2.1.2Doanh thu thu nhập từ du lịch

Doanh thu từ du lịch là tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả trên địa bàn trong chuyến du lịch. Mức chi tiêu bình quân của khách quyết định đến chỉ số doanh thu du lịch. Doanh thu xã hội từ du lịch tăng đáng kế, trung bình đạt trên 16,6%/ năm : Năm 2003 đạt 4.600 tỷ đồng, năm 2007 là 19.160 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần.

Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế cũng có nhiều vận động tích cực. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố, mức chi tiêu của khách quốc tế là 902,1 USD, trong đó, khoảng 60% được chi tiêu trực tiếp tại Hà Nội. Tuy nhiên cơ cấu chi tiêu của khách chưa đạt được mức mong muốn của các nhà quản lý bởi các khoản chi của khách mới tập trung vào phục vụ cho nhu cầu cần thiết yếu (ăn, nghỉ) trong chuyến đi mà chưa chi tiêu cho các khoản khác (mua sắm, tiêu dùng, chữa bệnh…).

Việc khai thác khả năng chi tiêu của du khách chưa đáp ứng được mục tiêu tăng cao khả năng xuất khẩu tại chỗ của thành phố Hà Nội. Nhóm khách có mức chi trả cao gồm khách từ các thị trường Bắc Mỹ, Nhật, Đài Loan đạt trên 100USD/ ngày/ khách ; thị trường khách Anh, NewZeland, Úc, Tây Âu khoảng 80-100USD/ngày/ khách ; Việt Kiều nằm trong nhóm chi tiêu dưới

30USD/ngày/khách, chưa khẳng định được mục tiêu xuất khẩu tại chỗ đối với các ngành hàng khác mà du lịch là chiếc cầu nối. Việc phân tích khoản chi giúp các nhà quản lý phân định được nhu cầu, đòi hỏi của du khác, hoạch định kế hoạch phát triển thị trường rất hiệu quả.

Biểu đồ về cơ cấu chỉ tiêu của du khách tại Hà Nội

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá mức chi tiêu của khách, các cơ quan quản lý nhà nước nhận định, cơ cấu chi tiết hiện nay của du khách chưa cân đối, chỉ tiêu cho dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ ăn uống chiến tỷ trọng cao nhất so với các dịch vụ du lịch khác : Khách tập trung cho chi lưu trú 66% ; ăn uống 15% ; mua sắm thương mại đạt 1% ; đi lại 7% còn lại chi cho các dịch vụ khác là 11% .Như vậy ,2/3 khoản chi của du khách là cho nghành du lịch (lưu trú) ,ngành thương mại chiếm 1% (mua sắm) là qáu thấp ,chúng tỏ các ngành hàng, mặt hàng của ta chưa đáp ứng được nhu cầu mau sắm của du khách.

2.22. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố cấu thành qaun trọng của sản phẩm du lịch ,góp phần tạo ra sự độc đáo và hấp dẫn của điểm du lịch ,tạo dựng hình ảnh của điểm du lịch, tiêu chí quan trọng cho sự lựa chọn của du lịch khách.Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các cơ sở lưu trú ,ăn uống ,các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí ,phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa ,kinh tế cũng như trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính và khoa học kỹ thuật của cả nước, có cơ sở hạ tầng phát triển, lại được tập trung đầu tư xây dựng mạng trong những năm gần đây nên điều kiện cơ sỏ vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển tương đối tốt.

Trong giai đoạn 1999-2004 khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng gấp 2,5 lần và khách nội địa tăng gấp hơn 3 lần, trong khi đó số phòng khách sạn chỉ tăng gần 1,3 lần ( số liệu này chưa tính đến số lượng các nhà khách của các bộ ,ngành trên địa bàn Hà Nội ,đến Năm 2010 sẽ đón 1,6 ,khách du lịch quốc tế ,gần 6 triệu khách du lịch nội địa và sẽ cần khoảng 22.000 phòng khách sạn .Với số lượng hiện có là 13.392 phòng. Hà Nội cần có thêm khoảng 8.500 phòng khách sạn có qui mô từ 3 sao trở lên .Điều đó đặt ra yêu cầu cần giải quyết của nghành du lịch Thủ đô.

Tính đến hết năm 2007, toàn Thành phố có 543 cơ sở lưu trú với 13.392 phòng đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo quy định, gồm có 183 khách sạn đã xếp hạng từ 3 sao trở lên với 8.674 phòng (8 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao), chiếm tỷ lệ 38% tổng cơ sở lưu trú và 65% tổng số phòng. Số lượng phòng của Hà Nội chiếm xấp xỉ 10% so với cả nước, trên 50% so với 12 tỉnh lân cận.

Về phân bố, các cơ sở lưu trú được bố trí tập trung nội đô cũ với 87% cơ sở lưu trú và 85% tổng lượng phòng mật độ cao nhất là quận Hoàn Kiếm với 50% tổng số cơ sở và xấp xỉ 40% số phòng lưu trú toàn thành phố ; 3 quận nội thành cũ ( Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) chiếm 37% số cơ sở lưu trú và chiếm 45% số phòng.

Chất lượng phục vụ trong các khách sạn, đặc biệt là các khách sạn từ 4 -5 sao, các khách sạn liên doanh khá tốt, tương đương các khách sạn cùng hạnh trên thế giới và trong khu vực. Liên tục từ năm 1999 đến nay, Hà Nội luôn có từ 2-3 khách sạn đạt danh hiệu Topten trong các cơ sở lưu trú hàng đầu Việt Nam.

Các dịch vụ hỗ trợ cho trong các cơ sở lưu trú của Hà Nội cũng bước đầu được nâng cấp và hoàn thiện hơn.Tổng số phòng họp hội nghị trong khách sạn đạt 97 phòng với 6.950 ghế. Các trung tâm hội nghị, hội thảo bên ngoài khách sạn gồm :Trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế 1 Lê Hồng Phong

Hà Nội : Sức chứa 3.500 ghế ngồi và Trung tâm hội nghị hội thảo quốc gia đã đi vào hoạt động từ năm 2006 với sức chứa khoảng 4.000 chỗ ngồi.

Được đánh giá là một ngành kinh doanh khá hấp dẫn và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, những năm qua ngành du lịch Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia có hiệu quả.

Có thể nói từ chỗ thiếu buồng phòng phục vụ cho khách du lịch trong những năm 1990-1993 đến chỗ bão hòa trong những năm 1994-1996, là "cung" nhiều hơn "cầu" trong những năm 1997-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu của các nước Đông Nam Á và đủ để cung cấp cho lượng khách du lịch quốc tế và nội địa những năm 2003-2005.

Số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước tăng lên nhanh chóng đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sôi động và phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách du lịch quốc tế và trong nước, hệ thống khách sạn Hà Nội đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Việc ra đời nhiều liên doanh với nước ngoài, các khách sạn tư nhân, các nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang kinh doanh khách sạn đã làm.

Bảng 2.3 Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007

Số lượng CSLT Số phòng Số lượng CSLT Số phòng Số lượng CSLT Số phòng * Tổng số 360 10.773 427 12.425 543 13.392 * Trong đó : 1 Khách sạn 5 sao 7 3.062 8 2.344 8 2.457 2 Khách sạn 4 sao 5 817 5 840 6 1.080 3 Khách sạn 3 sao 22 1.542 22 1.956 20 1.697 4 Khách sạn 2 sao 55 1.597 81 2.547 83 2.412 5 Khách sạn 1 sao 34 677 53 922 57 925 6 Khách sạn đạt tiêu 5 51 10 113 9 1.0

chuẩn tổi thiếu

(Nguồn: Sở du lịch Hà Nội )

Thay đổi diện mạo hệ thống khách sạn và tình hinh kinh doanh vụ khách sạn tại Hà Nội, đó là nét đặc trưng của hệ thống khách sạn tại Hà Nội trong hơn gần hai thập niên trở lại đây.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 51)