Ưu điểm của công tác QLNN về du lịch của Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 71)

b. Khách du lịch nội địa

2.3.1Ưu điểm của công tác QLNN về du lịch của Hà Nộ

Với những kết quả đã đạt được của Ngành du lịch Thủ đô đã cho thấy rằng :

* Thứ nhất : Xây dựng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kịp thời

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội là nên tảng cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh du lịch trên toàn Thành phố, trong đó có mô hình, mục tiêu thực hiện các tuyến, điểm du lịch Thủ đô (Hà Nội cũ) đã được xây dựng và một số khu, tuyến, điểm du lịch của du lịch Hà Tây (cũ) cũng đã có quy hoạch. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch và hàng chục dự án quy hoạch du lịch khác đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả đối với du lịch của Hà Nội mới.

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội những năm vừa qua có nhiều yếu tố mới xuất hiện, các quy hoạch kinh tế xã hội mới được xây dựng cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,… đặt ra phương hướng và nhiệm vụ mới cho định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội. Đối với du lịch của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, cũng có nhiều yếu tố mới như : Xu thế hội nhập khu vực, sự thay đổi hành trình luồng khách du lịch quốc tế, Luật Du lịch được công bố, hệ thống cơ sở hạ tầng của Thủ đô được nâng cấp, Việt Nam gia nhập WTO…cũng đặt ra cho du lịch Hà Nội những cơ hội thách thức mới đòi hỏi phải có những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển của Hà Nội đã kịp thời tiến hành khảo sát và xây

dựng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Hà Nội nhằm bắt kịp thời với tình hình mới.

* Thứ hai : Môi trường chính sách, cơ chế QLNN về du lịch cải thiện

Luật du lịch ra đời là khung pháp lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định vai trò của ngành và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch Hà Nội phát triển đi vào nề nếp và có định hướng mục tiêu rõ ràng góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Hành lang pháp lý về du lịch nói chung đã được hoàn thiện dần. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như xuất, nhập khẩu, cư trú đi lại cho người Việt Nam, cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác được bổ sung. Thủ tục xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại, hải quan liên tục được cải thiện thuận lợi hơn cho khách và các nhà đầu tư.Việc áp dụng miễn phí thực song phương cho công dân các nước Asean và một số quốc gia khác, miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Bắc Âu là giải pháp chủ động, tích cực và mạnh bạo trong bối cảnh an ninh hiện nay để thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội.

* Thứ ba : Cơ sở vật chất cho khách kinh doanh dần được nâng cao

Theo số liệu thống kê hơn 10 năm lại đây, cả nước đã nâng cấp xây mới 50.000 phòng khách sạn, trong đó, Hà Nội cũng đã tăng trên 6.000 phòng ( tăng gấp 2 lần). Đến năm 2010, Hà Nội có thể đáp ứng được nhu cầu đón 1,6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 6 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng ở cả đường hàng không, đường ô tô, đường sắt, đường thủy dần được hiện đại hóa. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành với hàng nghìn ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên ; đội ngũ xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch ; một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chủ đề

và cơ sở giải trí được đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành du lịch Hà Nội đã đảm bảo phục vụ hàng triệu lượt khách quốc tế, nội địa và tổ chức được các sự kiện hội nghị quốc tế lớn.

Toàn ngành đã chú trọng nghiên cứu xây dựng và phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng các tuyến mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở cả các vùng trong khu vực phía Bắc. Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù như du lịch đường bộ xuyên Việt, du lịch trở về cuội nguồn, du lịch sinh thái, du lịch hang động, sông nước, giải trí, thể thao, chữa bệnh…và đặc biệt là du lịch rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

* Thứ tư : tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch

Hà Nội huy động ngày một nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất , nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch : Toàn ngành du lịch Thủ đô đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hà Nội đã chi nhiều tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khi du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia ; khai thác và gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động kinh tế - xã hội các quận, huyện. Vốn hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã được khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành.

Thành phố cũng thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc tăng cường mở rộng hợp tác thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế thời gian qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá Việt Nam, trong đó có Hà Nội, là một điểm đầu tư nhiều tiền năng. Theo khảo sát của hội đồng kinh doanh châu Á cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu á trong giai đoạn 2007-2009. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam xếp thứ 6 trong

141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc (52%), Ấn Độ (42%), Mỹ (36%), Nga (22%), và Brazil (12%). Ngành du lịch Hà Nội đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch trong các lĩnh vực : Quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp luật…và Hà Nội cũng là địa phương đứng thứ hai, sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Thứ năm : Lực lượng kinh doanh du lịch từng bước phát triển

Do những thông thoáng về Luật doanh nghiệp, Luật Du lịch, giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và khách sạn được bãi bỏ, số doanh nghiệp du lịch mới ra đời bùng phát, đặc biệt là ngoài quốc doanh. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch (kể cả liên doanh 100% vốn nước ngoài). Đi đôi với lực lượng hoạt động du lịch phát triển bùng phát, công tác quản lý cũng trở nên nặng nề hơn rất nhiều.

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch cũng rất được quan tâm. Đến nay, các doanh nghiệp du lịch sau cổ phần hóa của Hà Nội hoạt động hiệu quả hơn, đời sống người lao động được nâng lên những mức đáng kể, hàng chục đơn vị du lịch đã được cổ phần hóa và sự ra đời của Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã tạo cho du lịch Thủ đô có những điều kiện về tài sản, nguồn vốn, nguồn nhân lực…tạm thời đủ mạnh để có thể tham gia cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

*Thứ sáu : Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch dần được hoàn thiện

Nhìn chung, giai đoạn từ 1994 trở về trước, hệ thống tổ chức bộ máy ngành du lịch chưa thực sự định hình và thiếu tính thống nhất dẫn đến quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp còn lỏng lẻo, kém hiệu lực dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Sau năm 2003, công tác quản lý nhà nước các dịch vụ

công trong du lịch bước đầu đã có nhiều hiệu quả ; để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, hoạt động du lịch đã tập trung về một đầu mối quản lý, là Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ đó đã kết hợp được du lịch và văn hóa trong cùng một nhiệm vụ quản lý nhà nước, là một bước quan trọng, là điều kiện để phát huy giá trị văn hóa, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Bộ quản lý nhà nước về du lịch của Thành phố cũng được củng cố.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu rất đáng trân trọng đã được, song nếu xem xét một cách nghiêm túc và đặt sự phát triển du lịch của Hà Nội so với tiềm năng, lợi thế vẫn còn hạn chế và bất cập về công tác QLNN, thể hiện ở một số vấn đề chủ yếu sau đây :

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn TP. Hà nội (Trang 71)