MỞ ĐẦU Chính sách xã hội hoá giáo dục và những đổi mới trong phương thức quản lý nhà nước về giáo dục; cung ứng dịch vụ giáo dục cho xã hội công dân trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ vượt bậc: Nhận được sự quan tâm đầu tư cho giáo dục từ nhiều phía, nhằm xây dựng nguồn nhân lực tri thức có chất lượng cao đáp ứng những đòi hỏi phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những cơ hội và thách thức đối với hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Trong đó, sự chậm đổi mới, thay đổi cách thức, biện pháp quản lý nhà nước, nhất là về thể chế, cơ cấu tổ chức,... đã làm nảy sinh những nguy cơ về sự tụt hậu của giáo dục, các căn bệnh thành tích; các tiêu cực và sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và môi trường giáo dục. Thực tiễn cho thấy, những vụ tai tiếng của ngành Giáo dục và đào tạo trong thời gian qua khá phổ biến trên nhiều mặt, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến chế độ thu phí, lệ phí,... và sử dụng quỹ có liên quan đến tài chính ở các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, như: những vụ tiêu cực liên quan đến cán bộ quản lý như vụ “chạy trường” ở trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh; vụ thu quỹ không đúng quy định, chi sai mục đích ở trường THCS Gò Vấp; các tố cáo liên quan đến việc sử dụng và chi tiêu tiền không đúng quy định của Nhà nước, của Bộ, ngành Giáo dục hay tình trạng lộn xộn trong việc thu tiền đầu năm học ở nhiều trường học;... là những hiện tượng đang được dư luận và xã hội quan tâm. Điều này chứng tỏ, sự thụ động trong quản lý dẫn đến buông lỏng quản lý, bỏ mặc hay bàng quan,... trong quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng ở nước ta. Mặt khác, tính song trùng trực thuộc đã tạo ra những mâu thuẫn, kẽ hở,... trong việc xác định trách nhiệm quản lý và tính phải chịu trách nhiệm quản lý của một nền công vụ không rõ ràng với những trở ngại trong việc việc thanh tra, kiểm tra, xử lý những biểu hiện tiêu cực trên. Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong điều kiện hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan, theo tinh thần Nghị quyết số 17NQTW ngày 182007 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong những năm tới, cùng với những kiến thức lý luận khoa học về quản lý nhà nước được học tập tại lớp chuyên viên chính và với khả năng thực tiễn công tác của bản thân, tiểu luận xác định vấn đề: “Trách nhiệm của quản lý nhà nước đối với việc thu sai phí, lệ phí,.... ở trường tiểu học” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
Trang 1MỞ ĐẦU
Chính sách xã hội hoá giáo dục và những đổi mới trong phương thức quản lý nhà nước về giáo dục; cung ứng dịch vụ giáo dục cho xã hội công dân trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ vượt bậc: Nhận được sự quan tâm đầu tư cho giáo dục từ nhiều phía, nhằm xây dựng nguồn nhân lực tri thức có chất lượng cao đáp ứng những đòi hỏi phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những cơ hội và thách thức đối với hệ thống giáo dục nước ta hiện nay Trong đó, sự chậm đổi mới, thay đổi cách thức, biện pháp quản
lý nhà nước, nhất là về thể chế, cơ cấu tổ chức, đã làm nảy sinh những nguy cơ về
sự tụt hậu của giáo dục, các căn bệnh thành tích; các tiêu cực và sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và môi trường giáo dục
Thực tiễn cho thấy, những vụ tai tiếng của ngành Giáo dục và đào tạo trong thời gian qua khá phổ biến trên nhiều mặt, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến chế
độ thu phí, lệ phí, và sử dụng quỹ có liên quan đến tài chính ở các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, như: những vụ tiêu cực liên quan đến cán bộ quản
lý như vụ “chạy trường” ở trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh; vụ thu quỹ không đúng quy định, chi sai mục đích ở trường THCS Gò Vấp; các tố cáo liên quan đến việc sử dụng và chi tiêu tiền không đúng quy định của Nhà nước, của
Bộ, ngành Giáo dục hay tình trạng lộn xộn trong việc thu tiền đầu năm học ở nhiều trường học; là những hiện tượng đang được dư luận và xã hội quan tâm Điều này chứng tỏ, sự thụ động trong quản lý dẫn đến buông lỏng quản lý, bỏ mặc hay bàng quan, trong quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng
ở nước ta Mặt khác, tính song trùng trực thuộc đã tạo ra những mâu thuẫn, kẽ hở, trong việc xác định trách nhiệm quản lý và tính phải chịu trách nhiệm quản lý của một nền công vụ không rõ ràng với những trở ngại trong việc việc thanh tra, kiểm tra,
xử lý những biểu hiện tiêu cực trên
Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong điều kiện hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước là một đòi hỏi
Trang 2mang tính tất yếu khách quan, theo tinh thần Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong những năm tới, cùng với những kiến thức lý luận khoa học về quản lý nhà nước được học tập tại lớp chuyên viên chính và với khả năng thực tiễn công tác của bản
thân, tiểu luận xác định vấn đề: “Trách nhiệm của quản lý nhà nước đối với việc thu sai phí, lệ phí, ở trường tiểu học” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
I TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời
Tình hình “lạm thu, loạn thu” năm học nào cũng tái diễn ở không ít các trường phổ thông, trong đó có tiểu học, gây khó khăn cho nhiều gia đình học sinh và gây bất bình trong dư luận Năm học này, tình hình kinh tế khó khăn vì lạm phát, nhiều gia đình phải vất vả lắm mới lo được cho con đi học Song, nỗi lo về những “khoản” phải đóng góp của các bậc phụ huynh khi đi đăng ký học cho con em họ, không phải là không có căn cứ khi các Hiệu trưởng nhà trường vẫn mạnh tay “chặt chém” với nhiều hình hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn
Câu chuyện xảy ra ngay trên địa bàn quận Thanh Xuân-Tp Hà Nội, khi cha mẹ học sinh đến Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng để đăng ký học cho con Sự xuất hiện của hàng loạt những khoản thu về lệ phí, phí, của các loại dịch vụ do Nhà trường đưa ra và kèm theo đó là những vật chất bắt buộc phải mua với giá cao ngất ngưởng
so với giá thị trường, đã khiến nhiều phụ huynh không nén nổi sự bất bình của mình
Đi tìm sự giải thích, họ cũng chỉ nhận được những lời giải thích chiếu lệ, qua loa của Hiệu trưởng, thậm chí là loại khỏi danh sách lớp những học sinh khi cha mẹ không đóng đủ các khoản, loại phí, mà Nhà trường đặt ra Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phụ huynh học sinh có thể xác định được đâu là những khoản đóng góp đúng quy định ? và khi có biểu hiện vi phạm của Nhà trường thì ai, cơ quan nào sẽ có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người học, cha mẹ học sinh ? là những câu hỏi đang đặt ra của các bậc phụ huynh học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Trang 32 Diễn biến tình huống
Kể từ khi đạt chuẩn quốc gia (năm 1998), các khoản thu của trường tiểu học thị Đinh Tiên Hoàng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội cứ tăng dần Năm học này, phụ huynh đã hết chịu nổi vì Trường thu đến 12 loại phí, quỹ khác nhau Trong đó, nhiều
khoản thu quá ư “lem nhem” khiến phụ huynh kêu trời Như mọi năm, trước khi khai
giảng năm học mới, chị Lê Mỹ Ngọc (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc) đã chuẩn bị vải may đồng phục cho con trai Trần Hoài Nam Nhưng khi đến trường thì tá hỏa vì năm nay nhà trường có thông báo mới: tất cả học sinh phải mặc đồng phục có mác “Trường đạt chuẩn quốc gia”
Chị Ngọc bức xúc: “Loại hàng này Hiệu trưởng đã chuẩn bị rồi, mua bên ngoài không có Báo hại tôi phải bỏ hết số vải đã mua, còn phải mua lại đồng phục mới cho con với giá trên trời” Bất bình, chị Ngọc quyết định không mua, giáo viên phụ trách bán đồng phục không ghi tên con chị Chị tức giận, phản đối trực diện với Ban giám hiệu ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm Sau cuộc họp, Nhà trường bán chịu cho chị một bộ đồng phục, ghi tên cho con chị được học Đến nay chị vẫn chưa chịu nộp tiền
vì cho rằng Trường đã làm bậy
Chị T., mẹ của học sinh Hồ Như Thủy, bức xúc nhưng vì con mình học ở trường nên cũng không muốn làm rùm beng Chị đem biên nhận của nhà trường đến nộp cho cơ quan chức năng “để xem họ giải quyết thế nào” Biên nhận chị đưa ra có ghi số tiền đã nộp lên đến 419.000 đồng, trong đó khoản mua đồng phục chiếm 65.000 đồng, trong khi con chị chỉ mới vào học lớp 1 Hàng trăm phụ huynh khác cũng bất bình về chuyện đồng phục
Một số phụ huynh hành nghề bán vải, thợ may khẳng định Trường đã bán ép đồng phục với giá cao gấp đôi so với giá thực tế trên thị trường Chị Ngọc đưa ra xấp vải mà mình đã mua với giá 12.000 đồng/m2 để so sánh với vải áo Nhà trường bán Quả nhiên, vải của chị mua có màu trắng hơn, sớ mịn hơn và mặt vải bóng hơn “Hàng của Nhà trường bán tối đa cũng chỉ cỡ 30.000 đồng, kể cả tiền công Vậy mà trường nỡ bán cho con em chúng tôi với giá 65.000 đồng/bộ Rõ ràng là rút ruột phụ huynh”, chị Ngọc bức xúc nói
Trang 4Trả lời xung quanh chuyện bán đồng phục, ông Huỳnh Văn Đức, Phó phòng Giáo dục quận Thanh Xuân, nói giá chỉ chênh lệch so với ngoài thị trường 1.000 đồng/bộ thôi, nhưng căn cứ để khẳng định như vậy cũng chỉ là “giải trình của Hiệu trưởng” Trong khi đó, theo tìm hiểu, tất cả đồng phục đều do Hiệu trưởng tổ chức may tại nhà riêng của mình, hội phụ huynh không hay biết, phòng giáo dục cũng mù tịt
Đầu năm học 2008-2009, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã có thông báo
về các khoản thu trong năm Theo đó, có tất cả 12 loại phí, quỹ, bao gồm: quỹ xây dựng (30.000 đồng/năm), quỹ hội phí (20.000 đồng/năm), kế hoạch nhỏ (10.000 đồng/năm), thuê quét lớp (36.000 đồng/năm), bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn (cộng chung 75.000 đồng/năm), học phí hai buổi/ngày (10.000 đồng/tháng), phiếu liên lạc (2.000 đồng/tháng), hồ sơ lớp 1 (3.000 đồng), ghế ngồi sinh hoạt dưới cờ nhân các ngày lễ (10.000 đồng), đồ thể dục (26.000 đồng/bộ), đồng phục (65.000 đồng/bộ)
Với số lượng 585 học sinh, trừ các đối tượng miễn giảm, Nhà trường sẽ thu được số tiền lên đến khoảng: 18 triệu đồng tiền quỹ dùng để quét lớp; 9 triệu đồng tiền “bán” phiếu liên lạc; Nhiều phụ huynh bức xúc về các khoản thu này nhưng nhà trường cũng giải thích trót lọt
Giải thích về các khoản thu trên, ông Châu Văn Tính, Hiệu trưởng, cho biết:
“Ngoài hai khoản thu bắt buộc là quỹ xây dựng và tiền quỹ học thêm hai buổi/ngày như bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hà Nội cho phép, còn lại là các khoản thu tự nguyện, không bắt buộc, trường cũng đã có xin phép Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân và phụ huynh cũng đồng tình
Nhiều phụ huynh bức xúc nói: "Không biết tự nguyện kiểu nào mà hai trẻ mồ côi Nguyễn Thiện Tâm, Nguyễn Thiện Niệm suýt chút đã không được vào lớp học vì không đủ tiền đóng phí Ông nội nuôi của hai cháu phải ba lần dắt hai cháu đến hội khuyến học huyện nhờ can thiệp mới xong Chúng tôi không đồng tình kiểu loạn thu của trường Ngay sau khi khai giảng năm học mới, các phụ huynh đã to nhỏ với nhau, rồi còn mang biên nhận đã nộp tiền đến các cơ quan chức năng của huyện nộp, yêu cầu xem xét"[1]
Trang 5II PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu giải quyết tình huống
Quả thật, tình huống trên cho thấy những vấn đề mà lâu nay nhiều gia đình khá giả thường hay bỏ qua và ít quan tâm Song, với số lượng học sinh lớn đã tạo ra một nguồn lợi khổng lồ cho những cá nhân có liên quan ở Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Mặt khác, không phải gia đình nào cũng đó đủ điều kiện kinh tế khá giả để đáp ứng nhanh các yêu cầu “ngoài luồng” từ phía nhà trường hay giáo viên nên đã dẫn tới sự phản ứng và bất bình trong số các phụ huynh học sinh có con em theo học tại Trường tiểu học ở những năm qua học
Vấn đề mà tình huống đặt ra phải chăng là sự thanh tra, kiểm tra, của các cơ quan chức năng không phát hiện được những sai phạm trong thu quỹ hay có mối dây liên hệ nào khác để dễ dàng có thể “bỏ qua” những vi phạm này; hay những vấn đề này không thuộc phạm vi, nội dung quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chỉ mang tính chất quản lý nội bộ của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng ? Nếu có thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu ?; là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra không chỉ của những phụ huynh học sinh mà còn là vấn đề đáng quan tâm của cộng đồng dư luận xã hội cần phải được làm sáng tỏ Mục tiêu mà tình huống đặt ra là phải “giải toả” được những thắc mắc, triệt tiêu những tiêu cực, nhằm góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, trong sạch nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, đặc biệt là trách nhiệm trước nhân dân về những vấn đề thuộc quản lý nhà nước Đồng thời, tìm ra những phương hướng xử lý có hiệu quả, tạo ra sự đồng bộ trong các biện pháp tác động của quản lý Nhà nước trên nhiều mặt của hoạt động giáo dục ở địa phương hiện nay
2 Cơ sở lý luận
Tiến trình đổi mới giáo dục Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua mang hai
đặc trưng chủ yếu sau đây: một là,chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; hai là,chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội
Trang 6nhập quốc tế Vì vậy, tổ chức và hoạt động giáo dục đã có sự thay đổi căn bản, hướng tới sự đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá Việt Nam cũng đã có những bước đi chủ động trong hội nhập giáo dục, tiếp nhận giáo dục xuyên biên giới theo cả hai cơ chế: không lợi nhuận và có lợi nhuận Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng giáo dục, nhưng sự bao cấp toàn bộ trước đây đã được thay thế bằng cơ chế chia sẻ chi phí với việc đóng góp bằng học phí của người học Các nhà cung ứng mới trong giáo dục cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân trong nước đứng ra thành lập các trường bán công, dân lập, tư thục; các tổ chức, cá nhân ngoài nước đứng ra thành lập các cơ sở giáo dục nước ngoài
Như thế, giáo dục Việt Nam đã chuyển từ mô hình độc quyền Nhà nước sang mô hình chuẩn độc quyền Tình thế cạnh tranh chưa được thiết lập trong khu vực giáo dục công lập Nó cũng không được khuyến khích và không xuất hiện như nhau ở các cấp học và trình độ đào tạo của giáo dục ngoài công lập Đối với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học, về cơ bản chưa có cạnh tranh do cung không đáp ứng cầu; các cơ sở giáo dục ngoài công lập chỉ có tác dụng tạo thêm cơ hội cho người học trong việc tiếp tục học lên Ở các cấp học còn lại, đặc biệt đối với giáo dục phổ cập
(tiểu học và trung học cơ sở), đã dần dần hình thành tình thế người học được lựa
chọn trường học, vì vậy đã có sự cạnh tranh rõ nét giữa các trường ngoài công lập
trong việc thu hút người học Như vậy, có thể nói, trước khi vào WTO, trong bối
cảnh chung của chuẩn độc quyền giáo dục Việt Nam, đã có sự hình thành chuẩn thị
trường giáo dục ở một số cấp học, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị.
Với tư cách là nước đi sau trong việc gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức
ép lớn hơn về cam kết trong lĩnh vực giáo dục Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch
vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng, về
cơ bản không khác nhiều so với Hiệp định thương mại song phương BTA đã ký với Hoa Kỳ Theo đó, ta mở cửa đối với hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế Tuy nhiên, việc mở cửa là khác nhau giữa các cấp học và các phương thức cung ứng giáo dục Giáo dục tiểu học không có cam kết gì Giáo dục trung học chỉ có cam kết
Trang 7"không hạn chế" đối với phương thức tiêu thụ ngoài nước Đối với giáo dục đại học, giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác, chúng ta chưa cam kết về phương thức 1 (cung ứng xuyên biên giới), cam kết "không hạn chế" với phương thức 2 (tiêu thụ ngoài nước) và phương thức 3 (hiện diện thương mại), chưa cam kết, trừ các cam kết chung, với phương thức 4 (hiện diện thể nhân)
Nhờ sự quan tâm của Đảng, của nhân dân nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành quả đáng kể trong thời gian qua Những thành tựu đó là: Sự phát triển vượt bậc về quy mô ở tất cả các cấp học và đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, tăng trưởng kinh tế Giáo dục, đào tạo đã đào tạo được một lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật, khoảng 8 triệu người chiếm 18,3% trong tổng số 43,8 triệu lao động hiện nay; hệ thống giáo dục nghề nghiệp được phát triển từ thấp đến cao; dạy nghề sau phổ thông cơ sở, Trung học chuyên nghiệp Một xã hội học tập đang hình thành và mở rộng ở khắp tất cả các địa phương Quy mô học sinh, sinh viên tăng nhanh, số cơ sở giáo dục đào tạo cũng được mở rộng
Tuy nguồn ngân sách hạn hẹp, ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo ngày một tăng, năm 1998 chi cho giáo dục là 13,6% ngân sách, năm 2000 là 15%, năm
2009 dự toán phân bổ là 47,1%[2] Ngoài ngân sách thường xuyên, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo bằng các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động trái phiếu và chủ động vay tiền nước ngoài đầu tư cho giáo dục, đào tạo Nhiều nước đã viện trợ không hoàn lại cho giáo dục, đào tạo Việt Nam Nhân dân đóng góp cho giáo dục, đào tạo bằng học phí, xây dựng trường sở cũng rất đáng kể Nhờ huy động đầu tư cho giáo dục, đào tạo từ nhiều nguồn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học một số trường đã được sửa chữa, tu bổ, mở rộng xây dựng mới
Những vấn đề giáo dục trên chỉ phát huy được hiệu quả, có môi trường phát triển và động lực tích cực khi cơ chế quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
có năng lực và phẩm chất đạo đức “xứng tầm” với những yêu cầu mà giáo dục đặt ra Quản lý mà không nắm chắc các quy luật thì quản lý sẽ trở thành lực cản Cũng như trồng cây cũng vậy Cây mọc giữa rừng, chả ai chăm sóc nếu gặp mưa thuận gió hòa,
nó sẽ phát triển tươi tốt theo các quy luật sinh lý, sinh thái của nó Cây mọc trong
Trang 8vườn, nếu giao cho người không hiểu sinh lý, sinh thái của nó chăm sóc thì ông ta có thể làm cho nó còi cọc, thậm chí chết yểu Trong đó, cơ cấu tổ chức và phân cấp chức năng, nhiệm vụ đòi hỏi phải phù hợp và rõ ràng về trách nhiệm và chịu trách nhiệm trên nền tảng của hoạt động công vụ Nếu sự phân cấp trách nhiệm, chức năng không đồng bộ, phù hợp với cơ cấu tổ chức và năng lực sẽ là những rào cản cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương
Như vậy, tính tất yếu biện chứng khách quan giữa cơ chế, phương thức, cách thức biện pháp tác động của quản lý nhà nước với chất lượng giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu và nằm trong một chỉnh thể thống nhất với các điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay Nếu, lựa chọn đúng phương thức, biện pháp quản lý nhà nước sẽ là điều kiện để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế bền vững và ngược lại nếu các hình thức, biện pháp không phù hợp với những biến đổi khách quan của giáo dục sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường đối với cả hệ thống giáo dục nói chung
3 Phân tích tình huống
Hàng loạt các hành vi mà tình huống nêu lên, cần phải được đánh giá theo những quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tiễn của quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội Về cơ bản có thể thấy những biểu hiện sau:
Một là, sự mâu thuẫn và chồng chéo trong phân cấp chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Tp Hà Nội Theo quy định hiện hành tại Điều 88, 104
và 109 Luật tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003 và khoản 7, Điều 7 Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác định việc phân cấp quản lý giáo dục được tiến hành theo cấp học-tức
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục quản lý các trường trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn và cấp xã quản lý bậc mầm non Như vậy, việc phân cấp này vô hình dung đã tạo ra khoảng cách và sự cản trở trong quản lý, kiểm tra những sai phạm của các trường tiểu học trên địa bàn quản lý của chính quyền phường Nếu, việc phân cấp
Trang 9được tiến hành trên cơ sở phân loại các hoạt động quản lý (hoạt động công vụ) thì những hiện tượng “vô trách nhiệm”, “buông lỏng quản lý”, sẽ không xảy ra Thực tiễn tình huống trên cho thấy, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng tự đặt ra và thu quá mức các loại phí, lệ phí, nhưng không được các cấp có thẩm quyền tiến hành ngăn chặn, xử lý kịp thời Điều này chứng tỏ, chính quyền cơ sở không được phân cấp quản lý nên “không có thẩm quyền” để can thiệp, đình chỉ việc thu trái pháp luật để chờ cơ quan có thẩm quyền quyết định Đây là tình trạng chung trong việc phân cấp quản lý không khoa học, theo lối mòn “cấp dưới làm ít, cấp trên làm nhiều”,
Hai là, hành vi thu phí, bán đồng phục trái pháp luật của Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Tình huống nêu 12 loại phí với các mức đóng góp khác nhau,
trong đó có cả việc may đồng phục không theo đơn đặt hàng (tự may) theo quy định nên dẫn đến tình trạng tự định giá bán cho các mẫu đồng phục của Ban giám hiệu Nhà trường Mặc dù, pháp luật đã có những chế tài đủ mạnh như: Điều 105 Luật Giáo dục 2005 qui định: “Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác” Như vậy, 12 khoản thu kia Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố căn cứ vào đâu để cho phép trường tiểu học thu Vì vậy, mọi khoản thu bắt buộc khác trong nhà trường đều là vi phạm pháp luật (hiện một số địa phương vẫn cho phép thu tiền xây dựng trường) Trong 02/12 khoản thu
mà tình huống nêu là tiền xây dựng trường và tiền học thêm 02 buổi/tuần đối với trường đạt chuẩn quốc gia mà Sở Giáo dục-Đào tạo Tp.Hà Nội cho phép các trường tiến hành là những quy định riêng của địa phương là phù hợp với quy định của pháp luật Nhưng liệu những khoản thu do Sở đặt ra như thu học thêm đối với lớp chọn, trường chuẩn đã phù hợp với đạo lý và pháp luật hiện hành của Việt Nam Điều khó
lý giải là tại sao lớp chọn, trường chuẩn phải bắt buộc học thêm 02/tuần và 08 buổi/tháng, ? Hiện Sở Giáo dục cũng không lý giải nổi tại sao đi kèm với danh hiệu trường chuẩn, lớp chọn học sinh phải học thêm, và điều quan trọng hơn là mức thu của Nhà trường sẽ như thế nào trong tình hình loạn thu, lạm chi như trên Đối với 10/12 khoản thu khác do Ban giám hiệu Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng tự đặt ra
và với những lý do hết sức đơn giản: “chỉ để phục vụ các em là chính” Từ những
Trang 10phân tích này cho thấy, năng lực về cụ thể hoá Luật giáo dục và triển khai tổ chức thực hiện của Sở Giáo dục còn yếu và có nhiều hạn chế nên đã tạo ra những điều kiện tốt cho cấp dưới “tự tung, tự tác” Mặt khác, sự hám lợi đã làm cho tính chất vi phạm pháp luật của hành vi ngày càng lớn hơn
Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí” qui định chỉ có Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính là có thẩm quyền qui định mức phí và lệ phí Thế nhưng hiệu trưởng nhiều trường đã rất
“hồn nhiên” khi “lộng quyền” tự đặt ra các khoản thu thêm như: phí giữ xe đạp, phí bảo vệ, phí điện nước… trong khu vực trường Sự lộng quyền của Hiệu trưởng còn được thể hiện rõ trong hành vi tự cung cấp đồng phục cho học sinh (do gia đình Hiệu trưởng may) và tự định giá bán Đối với hành vi vi phạm về thu phí, lệ phí trái pháp luật đã có chế tài quy định xử lý, theo Điều 9, Nghị định 106/2003/NĐ-CP của Chính phủ: “Vi phạm quy định về thẩm quyền quy định về phí, lệ phí”: sẽ bị “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có thẩm quyền mà tự đặt ra quy định về: danh mục phí, lệ phí; mức thu phí, lệ phí; quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí; miễn, giảm phí, lệ phí” Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải
bị áp dụng các hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả… Song, chế tài thì đã có, chức năng phân cấp quản lý đã được xác định, nhưng Phòng Giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân cũng không có động thái gì trước những tố cáo của phụ huynh học sinh Phải chăng, đã có sự “ngầm hiểu” trong mối quan hệ có liên quan giữa cấp quản lý và Ban giám hiệu trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng ? Hay, sự né tránh xử lý của Phòng Giáo dục đối với các hiện tượng tiêu cực của Nhà trường là do thiếu cán bộ, công chức, địa bàn quản lý rộng không đủ sức để tiến hành thanh tra đột xuất, ? Đây là những biểu hiện thường thấy về tính thụ động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các lĩnh vực được giao Nếu Phòng Giáo dục kiên quyết, cán bộ, công chức công tâm thì đâu đến mức để xảy ra tình trạng nhiều năm liền các phụ huynh học sinh bị một số cán bộ, công chức, viên chức “rút ruột” những đồng tiền chính đáng của họ