Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế
Trang 1Trước hết tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo khoa Luật trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt thời gian học ở trường
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn ThS Thái Tăng Bang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập thông tin nghiên cứu.
Do thời gian thực tập hạn chế nên Khóa luận còn nhiều thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo và những người quan tâm tiếp tục giúp đỡ, đóng
Trang 2góp ý kiến để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm
2009 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Cẩm Vân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngồi
FIE : Doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi
TKCN : Tiểu khu cơng nghiệp
WTO : Tổ chức thương mại quốc tế
AFTA : Khu vực mậu dich tự do Đơng Nam Á
MUTRAP : Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4
1.1 Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước 4
1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp 4
1.1.2 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng 5
1.2 Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9
1.2.1 Về ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10
1.2.2 Về việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17 1.2.3 Quy định về thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27
Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ
Trang 4NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI THỪA THIÊN-HUẾ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên: 29
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế 31
2.2.1 Tình hình quản lý 31
2.2.2 Những vướng mắc hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.41 2.2.3 Nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế 50
2.3 Một số giải pháp kiến nghị, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 53
2.3.1 Hoàn thiện pháp luật: 53
2.3.2 Kiến nghị 57
PHẦN KẾT LUẬN 63
Trang 5lý vĩ mô mà trước hết là công cụ pháp luật, Nhà nước tạo “hành lang” và điềutra phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phầnkinh tế Mặt khác trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Nhà nước giữ vai trò
là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo cácbên cùng có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia
Từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài đã chính thức có mặt tại Việt Nam Qua hơn 20 nămvận động và phát triển đến nay, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳngđịnh được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởnước ta Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăngtrưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giátrị sản xuất công nghiệp
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài luôn có chỉ số phát triển caohơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn chỉ số pháttriển chung của cả nước Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài trong tổng sản phẩm của cả nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối
Trang 6ổn định (tăng trung bình 1,5%/ năm) khu vực này còn tạo ra hơn 25% giá trịsản xuất của toàn ngành công nghiệp Số lao động làm việc trong các bộ phận
có liên quan đến hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nuớc ngoài bằng 40% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước Từ đó cóthể thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phậnquan trọng trong nền kinh tế quốc dân
39-Tình hình kinh tế thời gian qua đã trải qua nhiều biến động Điều đó đãtác động không nhỏ đến nền kinh tế nuớc ta Trong khi đó chính sách pháp luậttại Việt Nam mới ở mức “tháo gỡ” Còn nhiều quy định cản trở đầu tư cần gỡ
bỏ Không nói đến việc các luật, nghị định bị “treo”, mà tư duy quản lý kinh tế
ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng cũng còn nhiều điểm đáng
lo nghĩ Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển củakinh tế nước ta
Vì các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” nghiên cứu đề tài này sẽ tìm ra được những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khuvực có vốn đầu tư nước ngoài tiến tới hoàn thiện một số điều của Luật đầu tư,xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất góp phần khắc phục những khó khăntrong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam cũng như tại Thừa Thiên-Huế trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế” vớinhững mục đích sau:
Nghiên cứu lý luận pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài
Nhằm củng cố kiến thức đã học, nâng cao sự hiểu biết về quản lý nhànước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung
Trang 7và Thừa Thiên-Huế nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế
về pháp luật cũng như những vướng mắc trong thực tiễn
Nắm được tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đốivới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế bao gồm nhiềuvấn đề liên quan đến hoạt động của các loại hình doanh nghiệp Tuy nhiêntrong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, người viết không thể cùng một lúc đisâu tìm hiểu và nghiên cứu tất cả các quy định của pháp luật về quản lý Nhànước đối với doanh nghiệp tại Việt Nam Vì vậy trong bài viết này người viếtchỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề quan trọng về quản lý nhànước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đinh trong Luậtđầu tư 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan Trong giai đoạn từnăm 2005-2008 và thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên-Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các văn bản của Chính phủ và UBND Tỉnh có liên quan đến hoạtđộng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin, Tư tưởng Hồ ChíMinh cũng như chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, thống kê,khảo sát…để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế một cách chính xác và đề xuất giảipháp thiết thực nhất
5 Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung bao gồm 2 chương:
Trang 8Chương 1: Những quy định về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế Giải pháp và kiến nghị
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước
1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
Nói một cách khái quát, quản lý Nhà nước là sự tác động của Nhà nướcvào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nóiriêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tàichính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối vớinền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị
- xã hội của đất nước Ở mỗi quốc gia, khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thịtrường đều có sự giống nhau là chịu sự chi phối và tác động của các quy luậtkinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách cơ chế thực hiện Và tùy theo bảnchất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về nhận thức, vậndụng các quy luật kinh tế của Nhà nước mà nền kinh tế cũng như hệ thống cácdoanh nghiệp của nước đó phát huy hiệu lực và hiệu quả khác nhau Điều đócàng nói nên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý Nhà nước đối vớidoanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
Như vậy, có thể hiểu: quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động
có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp trong
Trang 9nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra.
Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài: Là quá trình chủ thể quản lý (Nhà nước – nước sở tại) sử dụng cơ chế,chính sách, công cụ, phương pháp tác động vào quá trình hình thành, phát triển
và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong quá trìnhhợp tác đầu tư với nước ngoài
1.1.2 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng
a Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế
Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển, với những chủ trương chínhsách mở cửa tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đang chứngkiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế Đây là một tín hiệu đáng mừng đánh giá những thành công nhấtđịnh trong việc hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách phát triểnkinh tế của nước ta
Song điều đó cũng đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước đối với doanhnghiệp những thách thức mà trước hết là phải đảm bảo cho hoạt động quản lýNhà nước đối với doanh nghiệp mang tính khoa học, chuẩn xác và không làmảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Vì vậy vaitrò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế là hết sức to lớn, vai trò đóđược thể hiện trong các nội dung:
Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
Đây là sự đòi hỏi Nhà nước cần phải thực hiện vai trò chủ thể trongquản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bằng những văn bản ổn định và rõràng Chỉ có như vậy mới hướng được toàn bộ hoạt động của các doanhnghiệp nói riêng và của nền kinh tế xã hội nói chung đi đúng qũy đạo củachiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được xác định từ đó mới tạo ra đượcnhững điều kiện để thu hút, tổ chức và hướng dẫn quần chúng, các doanh
Trang 10nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được hoạch định trongtừng thời kỳ, Nhà nước định hướng phát triển cho từng loại hình doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế trong từng thời kỳ đó, gắn chặt với các quy hoạchphát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, từng ngành, từng lĩnhvực, từng vùng lãnh thổ nói riêng Trên cơ sở chiến lược phát triển doanhnghiệp đó, Nhà nước mà củ thể là các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục lập
ra các bản quy hoạch và các dự án đầu tư củ thể nhằm từng bước thực thinhững chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược phát triển doanh nghiệp
Tổ chức các hoạt động đào tạo Bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Nội dung quản lý Nhà nước này thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng vàban hành các cơ chế chính sách, biện pháp củ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ,phát triển các doanh nghiệp phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển trongtừng giai đoạn và phù hợp với đặc điểm của từng ngày, từng lĩnh vực và ở từngđịa bàn lãnh thổ Đồng thời Nhà nước cũng áp dụng các biện pháp ưu đãi mangtính chất bảo hộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc
Kiểm tra thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kiểm tra giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nhântrong quá trình hoạt động trong nền kinh tế là một nội dung cơ bản của côngtác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Hoạt động này sẽ được diễn ra
Trang 11trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kể từ lúc doanh nghiệp được
“khai sinh” trong nền kinh tế Tức là từ khi doanh nghiệp được các cơ quanquản lý Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh Đây cũng là một hành động đòihỏi sự phối hợp kết hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân trong xãhội và cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý Nhà nước đốivới các doanh nghiệp trong nền kinh tế
b Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự mong muốn, cố gắng tạo môi trườnghấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư và làm cho hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài ở Việt Nam ngày một đạt hiệu cao Từ năm 1977 Việt Nam đãban hành “Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nước cộng hoà XHCN Việt Nam”.Đây là văn bản đầu tiên đánh dấu bước chuyển tiếp trong quan điểm chính củaViệt Nam đối với tư bản nước ngoài: nền kinh tế Việt Nam chấp nhận thêm mộthình thức mới - các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Từ năm 1994, để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ, một số luật mớiđược ban hành, trong đó có môi trường đầu tư kinh doanh được quy định chặtchẽ hơn Ngày 09/06/2000 Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thôngqua luật sửa đổi bổ sung một số điều của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Vớivai trò quản lý của mình nhà nuớc Việt Nam “bảo hộ quyền sở hữu đối với vốnđầu tư và quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiệnthuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nướcngoài vào Việt Nam” Luật sửa đổi thể hiện rõ thái độ của Chính phủ đối vớiviệc cải cách thủ tục hành chính Lần sửa đổi này được đánh giá là thôngthoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà thể hiện rõ nhất là các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng
Luật đầu tư chung được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thảo luận và
thông qua vào tháng 11 – 2005 có hiệu lực 01 tháng 07 năm 2006 Luật đầu tư
có 10 chương với 89 điều, mở hơn rất nhiều so với Luật đầu tư cũ
Luật đầu tư chung là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng vớiLuật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế
Trang 12tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh
tế Luật Đầu tư chung sẽ thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luậtđầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp vớithông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nướcngoài Luật đầu tư Việt Nam ra đời năm 2005 trong thời kỳ mà Việt Nam đangchuẩn bị mọi mặt để hội nhập kinh tế thế giới đã góp phần hoàn thiện và hệthống hóa pháp luật về lĩnh vực đầu tư của Việt Nam để từ đó hiện đại hóa nềnkinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, khai thác có hiệuquả nguồn tài nguyên và các tiềm năng khác của đất nước, tạo việc làm chongười lao động, làm cho tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nambước vào giai đoạn cất cánh của sự phát triển kinh tế
Vai trò thứ nhất: Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng
Đây là nội dung ưu tiên hàng đầu của bất cứ Chính phủ nào trong quản lýNhà nước đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Tạo môi trường kinhdoanh chiếm nhiều nỗ lực nhất, xuyên suốt nhất đối với một Nhà nước trongquản lý kinh tế nói chung và quản lý các doanh nghiệp nói riêng Tạo môitrường kinh doanh chính là việc xây dựng văn bản pháp luật thống nhất, bìnhđẳng bao gồm nhóm luật chủ thể và nhóm luật hành vi; xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng làm cho các vùng địa lý thông thương dễ dàng, gia tăng mongmuốn và cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp, đồng thời phát huy được lợi thế ởmỗi vùng địa lý Hình thành các loại thị trường cho các yếu tố đầu vào, đầu ra
và cam kết tôn trọng các quy luật của thị trường Chính phủ chỉ làm thay đổicác thông số của các quy luật đó với mong muốn các quy luật đó sẽ làm thayđổi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra theo đúng mục tiêu đề
ra Vai trò này thực chất là làm giảm mặt bằng chi phí chung cho toàn bộ nềnkinh tế, giải phóng tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp, làm giàu hợp pháp
Thứ hai: Tập chung nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp
Rõ ràng là Nhà nước không thể làm thay các doanh nghiệp về các vấn đềcủa họ nhưng khả năng cạnh tranh, hội nhập yếu kém của doanh nghiệp cũng là
Trang 13điều đáng băn khoăn của các nhà hoạch định chính sách, trong khi tiến trìnhcam kết mở của, hội nhập kinh tế không cho phép chần chừ Vì vậy vai trò củaNhà nước là hết sức quan trọng.
Thứ ba: Bảo đảm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự là đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa tự chủ, tự hoạch toán lỗ lãi, doanh nghiệp bình đẳng trong thị trường
Nhà nước củng cố và hoàn thiện thể chế quản lý, hình thành đồng bộ hệthống pháp luật, hoàn chỉnh hành lang pháp lý phục vụ và thúc đẩy các đơn vịsản xuất, kinh doanh đúng pháp luật Nhà nước làm đúng chức năng quản lý vĩ
mô, bằng các công cụ như: kế hoạch hóa, thu và chi ngân sách, đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng, hình thành hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng hoạt độngtheo thể chế kinh tế thị thường
Thứ tư: Ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh
Hoạt động ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trìnhhoạt động kinh doanh được Chính phủ quy định chi tiết tại chương IX luậtDoanh nghiệp 2005 Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để nhà nước thực hiện vai tròquản lý của mình Người có các hành vi vi phạm các quy định theo Luật doanhnghiệp thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trườnghợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, các thành viên, cổđông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật Vai trò quản lý này diễn ra xuyên suốt trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp nhằm điều chỉnh toàn diện mọi mặt trong kinh doanh
Là vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung
và hoạt động kinh tế nói riêng
1.2 Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài
Thực tế đã chứng minh rằng: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉtrong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát
Trang 14triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa hoặc quá lạc hậu so với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự thay đổi cơ sở hạ tầng sớm hay muộndẫn tới sự thay đổi trong kiến trúc thượng tầng Tuy nhiên, kiến trúc thượngtầng cũng có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.Các bộ phận trong kiến trúc thượng tầng có quan hệ khăng khít với nhau Một
số bộ phận của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, các tổ chứcchính trị và hệ tư tưởng chính trị có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng của xãhội Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế chính là sự tác động qua lại lẫnnhau, là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Nền kinh tếchỉ phát triển khi có một hệ thống pháp luật phù hợp điều chỉnh và ngược lạikhi hệ thống pháp luật hiện tại không đáp ứng được sự thay đổi trong quá trìnhphát triển của nền kinh tế thì sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế Sự tác động “haichiều” của pháp luật đối với kinh tế cũng vậy, giờ đây cần xác định, đánh giá
về vai trò của pháp luật đối với việc xác lập, bảo vệ các quan hệ kinh tế thịtrường Nếu như các quan hệ thị trường được xác lập trong pháp luật đảm bảo
tự do và công bằng được vận hành trong hàng lang pháp lý thì không có sự đốilập nào giữa thị trường, thương mại và pháp luật Vì vậy vai trò của pháp luậttrong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế là hết sức quan trọng Vai trò đó đượcquy định như sau:
1.2.1 Về ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2005 quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiệnhoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tưnước ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua lại”
Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng và có hiệu lực cao nhất đảmbảo cho sự phát triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hiến pháp
1992 được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày
15-04-1992 đã xác định nền kinh tế nước ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã
Trang 15hội chủ nghĩa” Nhà nước ghi nhận sự tồn tại của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài “Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tưvốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật vàthông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và cácquyền lợi khác của các tổ chức cá nhân nước ngoài doanh nghiệp, có vốn đầu
tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa”
Luật Đầu tư 2005 ra đời thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
và Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 Đây là một đạo luật thể hiện sự
“cởi trói” cho nền kinh tế Việt Nam, thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh.Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trongnước 1998 đã trực tiếp góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh của xã hội, phát huy nội lực khơi thông thêm nguồn lực mới trên các mặttrận kinh tế Có thể nói rằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 và Luậtkhuyến khích đầu tư trong nước 1998 là một bước tiến nhảy vọt, sự điều chỉnhhợp lý khi nước ta trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN Tuy nhiên đứng trước sự thay đổi của nền kinh
tế thị trường đất nước ta đang trong quá trình hội nhập thế giới, cụ thể là WTO.Đây là một “sân chơi” mới đầy những cơ hội lớn, nơi đó các doanh nghiệp trongnước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng thu hút các dự án vớiquy mô lớn…trong khi đó Luật đầu tư hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầucủa các nhà đầu tư,với cơ chế tập trung quan liêu, thủ tục cấp giấy phép đầu tưvẫn còn nặng hành chính Chính vì thế Luật đầu tư cần phải có cơ chế thôngthoáng hơn Luật đầu tư 2005 ra đời là một trong những hành lang pháp lý đểNhà nước quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quốc hội cũng đã ban hành một số luật có liên quan đến hoạt động củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Luật thương mại 2005, Luậtdoanh nghiệp 2005, Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi bổ sung năm 2004,Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2007…
Bên cạnh đó việc ban hành các văn bản dưới Luật là một trong nhữngcông cụ mà Nhà nước sử dụng để quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có
Trang 16vốn đầu tư nước ngoài:
Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoàimua cổ phần tại Việt Nam
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điềucủa Luật doanh nghiệp 2005
Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ thamgia của bên nuớc ngoài vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật đầu tư 2005
Nghị định số 101/2006/NĐ-CP đăng ký lại chuyển đổi doanh nghiệp theoLuật doanh nghiệp mới và chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư
Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạtđộng mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công văn số 2513/BKH-ĐTNN của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư kýngày 13/04/2007 về tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoàitrong tình hình mới
Thông tư số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/07/2008 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an về Hướng dẫn cơ chế phối hợpgiữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký condấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Như vậy, trong giai đoạn vừa qua chính sách quản lý Nhà nước ta đối vớicác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được nhận thức rõ hơn,
có nhiều chủ trương khuyến khích phát triển và các chính sách hỗ trợ hoạtđộng kinh doanh
a Công tác cấp phép
Cấp giấy phép là một trong những biện pháp để thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Biện pháp đócũng có tác động tích cực trong những hoàn cảnh củ thể Do sự phát triển kinh
Trang 17tế xã hội, nhiều loại giấy phép đã được cấp sẽ không còn phù hợp, cần phải bãi
bỏ, nhưng cũng có hoạt động trước đó không cấp phép mà nay phải cấp Việcbãi bỏ giấy phép không còn phù hợp hay cấp giấy phép mới là việc làm bìnhthường trong hoạt động quản lý Nhà nước
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hoạt động cấp giấyphép đầu tư là điều kiện cần để hoạt động Điểm mới của Luật đầu tư và Nghịđịnh 108 là phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và ban quản lý KCN, KCX,KCNC và KKT (sau đây gọi là ban quản lý) cấp giấy chứng nhận đầu tư cũngnhư quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình thủtướng Chính phủ Nếu phải trình thì thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận vềmặt nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặcchưa có quy hoạch Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứngcác điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì UBND cấptỉnh và ban quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình thủ tướngChính phủ quyết định chủ trương đầu tư Các dự án còn lại sẽ do UBND cấptỉnh và ban quản lý tự quyết định và cấp giấy chứng nhận đầu tư
Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được thủ tướngChính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điềukiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên, thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến bộ quản lýngành, Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan trình thủ tướngChính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mởcửa thị trường Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơquan cấp giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trìnhthủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Điểm mới của luật là thủtục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư Theo đó, dự
án được phân chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư
Pháp luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vàoViệt Nam phải có dự án đầu tư Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà cónhu cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế
Trang 18mới Đối với đầu tư trong nước thì khi thành lập tổ chức kinh tế không cần phải
có dự án Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,điểm khác biệt này là cần thiết bởi đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo lộtrình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Nhằm thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư, Nghị địnhquy định trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủtục đầu tư được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh Trong giấychứng nhận đầu tư bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp Trong trường hợp này giấy chứng nhận đầu tư đồngthời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng được gửi cho cơ quanquản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh
Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luậtthương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan đếndoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Nghị định nêu rõ, trongthời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại,UBND tỉnh quyết định việc cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài Một trong những điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hoạt động mua bán tại Việt Nam là hình thức đầu tư phải phù hợpvới lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
và phù hợp với pháp luật Việt Nam, phù hợp với cam kết mở cửa của thịtrường Việt Nam
Trong trường hợp nhà đầu tư lần đầu đầu tư vào Việt Nam và có đầu tưvào hoạt động mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ và làm thủ tục đầu tư tại cơquan quản lý đầu tư Cơ quan quản lý đầu tư sẽ lấy ý kiến của Bộ thương mại
và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư và các hoạt động liên quan nếu được Bộthương mại chấp nhận bằng văn bản Trong trưòng hợp này giấy chứng nhậnđầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh
Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phốiđược lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấyphép lập cơ sở bán lẻ theo quy định của Nghị định này Việc lập cơ sở bán lẻ
Trang 19ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của
Bộ thương mại và theo thủ tục quy định tại Nghị định này Nghị định23/2007/NĐ-CP cũng quy định rõ thủ tục sửa đổi bổ sung giấy phép kinhdoanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trong 10ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quyđịnh, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi bổ sung giấyphép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi bổ sung đó phù hợp với pháp luật ViệtNam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Trường hợp không chấpthuận sửa đổi bổ sung giấy phép kinh doanh cơ quan cấp giấy phép kinh doanhphải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài biết
Các công việc thực hiện sau khi được cấp giấy phép đầu tư:
Sau khi được bổ nhiệm, tổng giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài thực hiện các thủ tục hành chính bao gồm:
Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo trung ương hoặc báo hằngngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu:
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp: tên, địa chỉ của chi nhánh,văn phòng đạidiện, văn phòng điều hành (nếu có)
Tên, địa chỉ của các bên liên doanh hoặc nhà đầu tư nước ngoài;
Số và ngày cấp giấy phép đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư, thời hạnhọat động của doanh nghiệp;
Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; tỉ lệ vốn góp của mỗi bênliên doanh;
Mục tiêu và phạm vi họat động
Tiếp theo làm thủ tục đăng ký trụ sở doanh nghiệp, đăng ký nhân sự tại Sở
kế hoạch và đầu tư, hoặc ban quản lý KCN cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sởchính; Khắc và đăng ký con dấu tại công an cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ
sở chính; Mở tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng; Nếu có nhu cần ápdụng chế độ kế toán nước ngoài thì làm thủ tục đăng ký áp dụng chế độ kế toánnước ngoài với Bộ tài chính; Làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người
Trang 20nước ngoài; Thực hiện việc đăng ký các thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú…chongười nước ngoài; đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; đăng kýchất lượng, nhãn hiệu hàng hóa.
Đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luậtphải có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cầnđăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai họat động kinhdoanh tại giấy phép đầu tư mà không phải xin giấy phép kinh doanh
Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định phải cóchứng chỉ hành nghề thì trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND cấptỉnh; đối với doanh nghiệp KCN, KCX, và KCNC thì thực hiện việc ký hợpđồng thuê lại đất và sử dụng các tiện ích công cộng trong KCN, KCX, vàKCNC với doanh nghiệp xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng
Đăng ký kế hoạch nhập khẩu tại Sở thương mại địa phương;
Làm thủ tục duyệt thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng;
Thực hiện việc đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn, thiết kế; tổ chức đấu thầumua sắm hàng hóa…theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu
cả ở trong và ngoài nước đã chứng minh rằng, việc xây dựng chính sách đúngđắn, kịp thời và có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, có sựphối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý Nhà nước trongviệc tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi là động lực quan trọng
Trang 21thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng
và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung
Luật đầu tư và Nghị định 108 quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệmcủa từng cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư của Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộtài chính, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ xâydựng, các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật, UBND cấp tỉnh và ban quản lý, trong đóđặc biệt nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý hoạtđộng đầu tư UBND cấp tỉnh là một đơn vị hành chính của trung ương tại địaphương, UBND sẽ thực hiện chức năng quản lý toàn diện về phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, trong đó có cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạtđộng đầu tư trên địa bàn
Cùng với việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và ban quản lý, chứcnăng quản lý của Nhà nước của Bộ kế hoạch và đầu tư chủ yếu tập trung vàocông tác xây dựng chính sách pháp luật, theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát và
hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, chủ trì thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư trên quy
mô toàn quốc, chủ trì phối hợp, tham gia ban hành soạn thảo các điều ước quốc
tế liên quan đến hoạt động đầu tư; tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp
1.2.2 Về việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a Chính sách đầu tư:
Nhận thức rõ vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân trong những năm quaChính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển như: tháo gỡ khó khăn vềthủ tục đầu tư, thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài
So với Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nướctrước đây thì Luật đầu tư và Nghị định 108 quy định rõ hơn về những hình thứcđầu tư như: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
Trang 22thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;
và đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp Nhà đầu tư được đầu
tư để thành lập tổ chức kinh tế bằng 100% vốn của mình, doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và hoặcvới nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài mới theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà đầu tư cũng
có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước vànhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh trên được tiếp tục liên doanhvới nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chứckinh tế mới theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
Về lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm Nghị định 108được xây dựng trên cơ Sở kế thừa và thay thế các danh mục lĩnh vực và địa bàn
ưu đãi đầu tư đã ban hành kèm theo các Nghị định như: Nghị định24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định hướng dẫn thi hành Luật đầu tưnước ngoài tại Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 27/2003/NĐ-
CP ngày 19/3/2003), Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003, và Nghịđịnh 152 về Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày06/12/2005 về Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu để vừa đảm bảo không gâyxáo trộn lớn đối với quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặcbiệt là các nhà đầu tư đã thực hiện hoạt động đầu tư thông qua thành lập cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vừa không ưu đãi tràn lan Đồng thời,việc ưu đãi đầu tư bảo đảm không trái với các điều cấm quy định trong cácđiều ước quốc tế và các quy định của WTO mà Việt Nam đã cam kết loại bỏ từthời điểm gia nhập
Theo đó, lĩnh vực đầu tư ưu đãi tập trung các ngành sản xuất vật liệu mới,năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, công nghệ thôngtin; phát triển nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản, bảo vệ môi trường;nghiên cứu phát triển và chế tạo công nghệ cao, đầu tư vào nghiên cứu pháttriển, sử dụng nhiều lao động và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp…
Trang 23Còn địa bàn ưu đãi đầu tư được thiết kế áp dụng cho các địa phương dựa trêncác tiêu chí về thu nhập kinh tế quốc dân, về tỷ lệ đói nghèo, về cơ sở hạ tầng,
về mức độ tăng trưởng công nghiệp, về chính sách phát triển vùng và hài hòagiữa các vùng
Về áp dụng ưu đãi đầu tư, Luật đầu tư và Nghị định 108 quy định: nhàđầu tư đang hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trongnước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hợp tác xã và các Luật thuế thì tiếp tụcđược hưởng các ưu đãi đầu tư theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấyphép đầu tư đã cấp Đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật đầu tư cóhiệu lực thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 108 thì nhà đầu
tư được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định
108 có hiệu lực
Để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Luật đầu
tư và Nghị định 108 có quy định: trường hợp pháp luật, chính sách mới đượcban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhàđầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưuđãi cho thời gian ưu đãi còn lại (nếu có) theo quy định mới kể từ ngày phápluật, chính sách mới có hiệu lực
Tuy nhiên, Luật đầu tư 2005 và Nghị định 108 cũng quy định: nếu các ưuđãi trên trái với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viênthì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế Các ưu đãi đầu tư được ghivào giấy chứng nhận đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hoạt động kinh doanh
Hoạt động đầu tư nước ngoài luôn được Chính phủ Việt Nam bảo hộ vàdành nhiều ưu đãi mang tính chất bảo hộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc Cácnhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng
và thỏa đáng theo quy định của Luật đầu tư, điều ước quốc tế Trong trườnghợp điều ước quốc tế mà nước cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia
có quy định về những ưu đãi cho nhà đầu tư khác với các quy định của phápluật Việt Nam thì nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi đó Trong trường
Trang 24hợp do có sự thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà có thể gây thiệt hạiđến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy địnhtrong giấy phép đầu tư.
Quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên liên doanh nước ngoài
sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% lợi nhuận thu được, trừcác trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi
Nếu trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và các bên liên doanh không đạt được các tiêu chuẩn để hưởng thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn, miễn giảm thuế thu nhập doanhnghiệp, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có quyền điều chỉnh mức thuế suất vàthời hạn miễn, giảm thuế Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong quá trình kinhdoanh do thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác thì Bộ tàichính sẽ xem xét và quyết định việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và các bên liên doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được hoàn lại khi doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp khác từ hoạtđộng đầu tư tại Việt Nam để tái đầu tư vào các dự án đang hoạt động hoặc dự
án mới nếu tái đầu tư vào các dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập vàvốn tái đầu tư được sử dụng từ ba năm trở lên
Bên cạnh các quy định trên Điều 34 Luật đầu tư 2005 quy định “nhà đầu
Trang 25tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sangnăm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Thời hạn được chuyển lỗkhông quá năm năm”.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khichuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tùy thuộc vào mức vốn đầu tư nước ngoài vàovốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam bảo đảm cho họchuyển ra nước ngoài các thu nhập hợp pháp sau khi đã hoàn thành các nghĩa
vụ về thuế và tài chính đối với Nhà nước Việt Nam (như lợi nhuận thu được từhoạt động kinh doanh, các khoản thu được chia, tiền thu nhập do cung ứng dịch
vụ và chuyển giao công nghệ, các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sởhữu hợp pháp của nhà đầu tư, tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài vàvốn đầu tư) Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài cũng được phép chuyển ra nước ngoài tiền lương và các khoản thunhập hợp pháp khác bằng tiền nước ngoài, sau khi họ đã nộp thuế thu nhập vàcác nghĩa vụ tài chính khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng vốn:
Trong trường hợp một trong các bên trong doanh nghiệp liên doanh, nhàđầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyểnnhượng phần vốn của mình cho bên kia hoặc bên thứ ba mà có phát sinh lợinhuận thì bên chuyển nhượng vốn có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệpvới thuế suất 25% lợi nhuận thu được
Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đốivới hàng hóa để tạo tài sản cố định khi thành lập doanh nghiệp hoặc bắt đầu thựchiện hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng quy mô dự án, thay thế đổimới công nghệ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được miễn thuế giátrị gia tăng đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định gồm: thiết bị máy móc, phương
Trang 26tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nướcchưa sản xuất được, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung ứng chocác doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.
c Chính sách đất đai
Luật đất đai của Việt Nam được ban hành đầu tiên năm 1987, Luật nàytiếp tục được sửa đổi bổ sung vào các năm 1993, 1998, 2003 Bên cạnh Luậtđất đai Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành sáu pháp lệnh, Chính phủ vàcác cơ quan hành chính đã ban hành hơn 400 văn bản quản lý đất đai bao gồmcác Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị hướng dẫn thi hành Về cơ bảnchính sách đất đai đã tạo được điều kiện ban đầu để góp phần quản lý Nhànước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Luật Đầu tư 2005 quy định chính sách đất đai đối với các dự án đầu tư.Thời hạn sử dụng đất không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tưlớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xãhội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cầnthời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá bảy mươi năm Khihết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai
và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phêduyệt Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tưđược miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai và pháp luật về thuế
d Chính sách vốn, tín dụng
NĐ 160/2006/NĐ-CP (ngày 28/12/2006) Quy định chi tiết về quản lýngoại hối Nghị định là tinh thần chung để Nhà nước quản lý đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngoại hối Ngân hàng Nhànước đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lýngoại hối đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tổng hợp và thaythế cho toàn bộ văn bản liên quan đến lĩnh vực này đã được ban hành trước
Trang 27đây Tinh thần chung nhất trong bản dự thảo là nhà đầu tư nước ngoài phải gópvốn, mua bán chứng khoán tại Việt Nam bằng đồng nội tệ, được mua ngoại tệ
để chuyển ra nước ngoài khi có nhu cầu và thực hiện chế độ báo cáo về tìnhhình đầu tư với cơ quan quản lý Việt Nam, nhất là khi có yêu cầu đột xuất Đối với đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một tài khoảntách biệt: tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụngđược phép Khi có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp khác, doanhnghiệp phải đóng tài khoản đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản nàysang tài khoản mới Doanh nghiệp được sử dụng nguồn thu từ hoạt động đầu tưtrực tiếp bằng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép đểchuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua được ngoại tệthông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ
Đối với trường hợp doanh nghiệp FDI chuyển đổi thành công ty cổ phần
có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, cổ đông là nhàđầu tư nước ngoài phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
Để nắm vững dòng vốn ngoại vào ra, ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổchức tín dụng thực hiện báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư giántiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồngViệt Nam và tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ cho ngân hàng nhà nướctheo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê (chặt chẽ - PV) áp dụng đốivới các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng Khi cần thiết,ngân hàng nhà nước yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam,định kỳ hoặc khi cần thiết, ngân hàng nhà nước tiến hành công tác kiểm tra tìnhhình đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Cùng với Quy chế hướng dẫn giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thịtrường chứng khoán Việt Nam ban hành cuối tháng 12/2008, bản dự thảoThông tư hướng dẫn này thể hiện quan điểm khuyến khích dòng vốn ngoại vàoViệt Nam và không áp đặt các quy định kiểm soát hoặc gây khó cho dòng vốnngoại, trừ việc yêu cầu tách bạch các tài khoản đầu tư để cơ quan quản lý dễ
Trang 28nắm rõ số liệu thống kê thay vì nhà đầu tư có thể sử dụng một tài khoản chonhiều hạng mục đầu tư như trước đây
Để quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệuquả, Chính phủ đã có những biện pháp củ thể hỗ trợ về tín dụng thông quaquỹ hỗ trợ phát triển trong các chính sách vay vốn tạo việc làm Hiện naynhu cầu vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
và chủ động hội nhập quốc tế đang là vấn đề bức xúc song đa số các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc huyđộng vốn cho sản xuất kinh doanh
Nếu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vãng lai vàcác giao dịch được phép khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđược phép kinh doanh ngoại tệ Đối với các dự án quan trọng đầu tư theochương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài có thể được thủ tướng Chính phủ quyết định đảm bảo cân đốingoại tệ Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và một
số dự án quan trọng khác trong trương hợp các ngân hàng thương mại khôngđáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ, Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo cân đối ngoại tệcác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
QĐ 505/ QĐ-BKH ngày 25/04/2008 của Bộ kế hoạch và đầu tư quy định
về việc giải ngân vốn nhằm giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thựchiện, phối hợp triển khai tốt về xây dựng hệ thống quản lý thông tin đầu tưnước ngoài Góp phần quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hiệu quả hơn
Trước dự báo tình hình thu hút vốn và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài sẽgặp nhiều khó khăn trong giai đoạn tới, Bộ kế hoạch và đầu tư chỉ đạo các cấpban ngành liên quan tranh thủ thu hút dự án mới, trọng tâm của công tác quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là việc tháo gỡvướng mắc, hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư đi vào triển khai vàgiải ngân nhanh nguồn vốn Bộ đã đề nghị các địa phương rà soát, nêu rõ các
dự án gặp khó khăn, vướng mắc để có những biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy
Trang 29mạnh mẽ việc giải ngân.
e Chính sách thương mại
Luật thương mại 2005 ra đời đã góp phần đổi mới chính sách thương mạitrên một số lĩnh vực Tự do hóa thương mại bao gồm tự do hóa giá cả, tự dokinh doanh, bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy việc hìnhthành hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất Nhà nước từng bước tháo gỡnhững vướng mắc trong chính sách thương mại như: Đổi mới hệ thống thuếquan, giảm mức thuế và hợp lý hóa thuế xuất nhập khẩu Đổi mới thủ tục hànhchính trong hoạt động xuất nhập khẩu như bãi bỏ giấy phép chuyển, bãi bỏ việcduyệt kế hoạch xuất khẩu hoặc nhập nguyên liệu cho sản xuất
Tuy nhiên chính sách thương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế Sự phức tạp của thủ tục hải quan khôngnhững gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư mà còn ảnh hưởng đếncác hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài nói riêng
Để quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàithông qua chính sách thương mại Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản phápluật điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan NĐ23/2007/NĐ-CP quy định chi tiếtLuật Thương mại về mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam Nghị định cũng quy định rõ thủ tục sửa đổi, bổ sung giấyphép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chuyển giá và chống chuyển giá là vấn đề mới xuất hiện trong hoạt độngthương mại của Việt Nam Quy định mới nhất về chống chuyển giá đã được BộTài chính ban hành tại Thông tư 117/2005/TT-BTC Hành vi chuyển giáthường nảy sinh giữa các doanh nghiệp có mối liên kết Theo quy định của BộTài chính, các đối tượng được coi là có quan hệ liên kết với doanh nghiệp nếunắm giữ trực tiếp hay gián tiếp 20% cổ phần của doanh nghiệp hay cổ đôngnắm giữ trực tiếp hay gián tiếp ít nhất 10% vốn cổ phần của doanh nghiệp vàmột số đối tượng khác
Một ví dụ điển hình về sự chuyển giá giữa hai công ty có mối liên kết như
Trang 30sau: Công ty mẹ tại Nhật Bản chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 35%, công tycon ở Việt Nam chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% Trong giao dịch vớicông ty con tại Việt Nam, Công ty mẹ ở Nhật bản sẽ tính giá hàng hoá thấp hơngiá thực tế Doanh thu và lợi nhuận thu về từ việc giao dịch này sẽ thấp và thuếthu nhập phải nộp của công ty mẹ tại Nhật Bản cũng ít hơn so với mức giá thực.Ngược lại, công ty con ở Việt Nam sẽ có chí phí đầu vào thấp, phần lợi nhuận vàthu nhập chịu thuế tăng lên Mặc dù vậy, phần thu nhập này cũng phải chịu mứcthuế 28%, thấp hơn so với mức 35% tại Nhật Bản Kết quả là khi hợp nhất báocáo giữ công ty mẹ và công ty con, tổng lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn so với giaodịch bằng mức giá thực tế Đây được gọi là hành vi chuyển giá
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, hành vi chuyển giá giữa cácdoanh nghiệp có mối quan hệ liên kết sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằngcho các doanh nghiệp khác và làm giảm nguồn thu thuế của Nhà Nước Vì vậyđây chính là hành vi bị cấm Về một số biểu hiện của doanh nghiệp khiến cơquan thuế có thể tiến hành điều tra, thanh tra về hành vi chống chuyển giá.Hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm, lúc đó có thể xảy ratrường hợp chuyển giá nhằm tính đội chi phí lên để không phát sinh thu nhậpchịu thuế; hoặc doanh nghiệp kinh doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn rấtnhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị trường, mặc dù doanh nghiệp
có thể có lãi nhưng đây cũng là phương pháp chuyển giá hạ thấp đầu vào đểgiảm giá thành, giảm giá bán nhằm cạnh tranh thị trường
Cho đến nay cơ quan thuế chưa thanh tra, kiểm tra về việc chuyển giá giữacác doanh nghiệp, nhưng theo Tổng thuế, các doanh nghiệp có quan hệ liên kếtphải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến giao dịch có nguy cơ chuyển giáđặc biệt là các các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công
ty mẹ-công ty con Các loại giấy tờ cơ bản các doanh nghiệp cần chuẩn bị baogồm: các tài liệu diễn giải các nghiệp vụ và số liệu tài chính, tài liệu phân tíchcác giao dịch các loại hàng hoá tương đương với các đối tác thứ ba các tài liệu
về chuyển giao hàng hoá…Về một số điểm lưu ý các doanh nghiệp, Phó tổng
Trang 31cục thuế Nguyễn Hồng Hải cho rằng: Theo quy định hiện hành, các quy định vềkiểm tra truy thu thuế của nước ta là năm năm Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài có quyền khiếu nại và cơ quan thuế có thể tiến hành điều tra, kiểmtra hoạt động của hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian năm nămtrở về trước Do vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng các tài liệu liênquan nhằm đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh
1.2.3 Quy định về thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đinh chi tiết tại chương IX luật Doanhnghiệp 2005 và luật đầu tư 2005 về Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiệncác quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu
tư và hoạt động của nhà đầu tư
Nhà nước quy định trách nhiệm thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý viphạm tới từng cơ quan ban ngành có liên quan Nhằm quản lý có hiệu quả nhấthoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng buông lỏng trongquản lý gây thất thoát cho ngân sách nhà nước cũng như môi trường kinhdoanh không lành mạnh
Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, ban ngành có liên quan được quyđịnh như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và đầu tư: Kiểm tra, giám sát,thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạchkiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điềuchỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tưtheo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủcác quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Tài chính bao gồm: tổ chức kiểm tra,thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hảiquan liên quan đến hoạt động đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Thương mại:
Trang 32Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thương mại liên quan đến hoạtđộng đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Tài nguyên vàMôi trường : Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ chínhsách liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên
và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Khoa học vàCông nghệ: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chínhsách về khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Xây dựng:
Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêuchuẩn, quy phạm về xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ngân hàng Nhànước Việt Nam: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ,chính sách về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư
Về xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđược thực hiện theo quy định của pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm mà cóchế tài xử lý phù hợp được quy định tại luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bảnkhác có liên quan
Tóm lại, Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, thực hiện các cam kết về hiệp định thương mại AFTA thì việc quản lýNhà nước đối với đầu tư nói chung và quản lý Nhà nước đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được quan tâm một cách đúng đắn.Thông qua quyền hạn của mình nhà nước thiết lập môi trường đầu tư thôngthoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư Đẩy nhanh tốc độ pháttriển doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh,tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đóng góp ngày càng cao vào tăngtrưởng kinh tế
Trang 34Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thừa Thiên-Huế là một tỉnh duyên hải Miền Trung Việt Nam, thuộc vĩtuyến 16.0’00’’ đến 16.0’48’’ vĩ Bắc, kinh tuyến 107.0’00’’ đến 108.0’18’’kinh Đông, với diện tích tự nhiên là 5.054 km2, nằm trên một dãi đất hẹp cóchiều dài bờ biển là 128km, chiều rộng trung bình 60km với địa hình khá đadạng gồm sông, núi, đồi, đồng bằng, đầm phá và biển Tỉnh Thừa Thiên-Huếnằm ở vị trí trung điểm của cả nước thuộc vùng trọng điểm kinh tế miền trungbắt đầu từ Huế tới Dung Quất; là đầu mối của các tuyến đường giao thông quốcgia (đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) rất thuận lợi choviệc khai thác tiềm lực, phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa với cácvùng trong nước và quốc tế và đặc biệt quan trọng trên trục hành lang thươngmại quốc tế Đông Tây nối liền ba nước Thái Lan – Lào và Việt Nam theo quốc
lộ 9 Phía Bắc giáp với Quảng Trị (nơi có khu kinh tế mở và cửa khẩu LaoBảo), phía Nam giáp với Đà Nẵng (một thành phố lớn có tiềm lực lớn nhấtmiền Trung) phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào
Tổ chức hành chính của Thừa Thiên-Huế gồm có thành phố Huế và támhuyện, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới; sáu huyệnđồng bằng ven biển là: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang,Hương Thủy và Phú Lộc
Thừa Thiên-Huế có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng không rõ rệt, nhiệt
độ trung bình năm trung bình năm là 250C, số giờ nắng trong một năm là 1.700
Trang 35đến 2000 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 đến 2000mm/năm.
Thừa Thiên-Huế còn là tỉnh có nhiều khoáng sản, trong đó chủ yếu là đávôi: 1300 triệu m3, cao lanh: 530 triệu m3, đá ốp lát là 25 triệu m3, đất sét 1000triệu tấn, đá xây dựng 2000 triệu m3, Imenit: 100 tấn, cát trắng 100 triệu tấn vớihàm lượng sio2 trên 89,4%, nước khoáng nóng có lưu huỳnh: 10lít/ giây, nướckhoáng nóng có can xi: 12lít/giây, ngoài ra còn có titan, than bùn, pyrit Đây lànguồn nguyên liệu chính để xây dựng các nhà máy xi măng, các nhà máy sảnxuất nguyên liệu xây dựng; Huế còn là vùng gò đồi với nhiều đồng cỏ thuận lợicho việc phát triển chăn nuôi dưới hình thức thành lập các trang trại; diện tíchrừng và đất rừng gần 330.000 ha (trong đó có rừng quốc gia Bạch Mã với hệthống động thực vật phong phú bậc nhất nước ta; rừng trồng 50.000 ha gồm:thông, bạch đàn, keo…là nguyên liệu tốt cho ngành nguyên liệu chế biến Bêncạnh đó Thừa Thiên-Huế còn có bờ biển 128km và hệ thống đầm phá lớn nhấtĐông Nam Á có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ 22.000ha với một sốloài có giá trị cao như: tôm, cua, mực, cá thu, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương,rong câu chỉ vàng…diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng và sản lượngđánh bắt ngày càng tăng
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước vớinhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã đượcUNESCO xếp hạng như cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, sông Hương, Núi Ngự,đèo Hải Vân… ngoài ra, đây còn là một trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùngkinh tế trọng điểm miền Trung với các ngành dịch vụ chất lượng và trình độ caotrong các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, thươngmại, khoa học-công nghệ, bưu chính viễn thông…trong một vài năm trở lại đây,tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức 13%/năm, cao hơn mức trungbình của cả nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp
- nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện;
cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường đầu tư; quá trình đô thị hoá nhanh tạođiều kiện thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển bền vững, lâu dài
Trang 36Thừa Thiên-Huế có khoảng 600.000 người trong độ tuổi lao động chiếmhơn 50% dân số toàn tỉnh (1.107.000 người) trong đó số lao động qua đào tạo
là khoảng 142.500 người chiếm 25% Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiềutỉnh trong cả nước như Quảng Nam chỉ có 52,2 nghìn lao động qua đào tạo Để
có được lợi thế đó là nhờ Huế là một trong bốn trung tâm giáo dục lớn nhất của
cả nước với 10 trường đại học, 4 trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trườngđào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng Ngoài ra Thừa Thiên-Huế còn có mộtbệnh viện TW, một trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung, 220 người đạt trình
độ tiến sĩ, 600 người đạt trình độ thạc sĩ, 3010 y bác sĩ, 510 dược sĩ, 19450người đạt trình độ đại học và cao đẳng và 52000 sinh viên
Từ những điều nêu trên cho thấy Thừa Thiên-Huế là một tỉnh có tiềmnăng và lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tốlịch sử, văn hóa truyền thống… so với nhiều tỉnh miền Trung khác Đây là mộttrong những yếu tố để thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là đầu tư nướcngoài Tiến tới thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuynhiên, để nâng cao tính cạnh tranh trong việc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài màđặc biệt là đầu tư từ nước ngoài mà chỉ dựa vào những lợi thế đó là chưa được
mà cần phải biết kết hợp những tiềm năng sẵn có với chính sách quản lý củaNhà nước mà đặc biệt là quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì mới đạt được hiệu quả cao
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế
2.2.1 Tình hình quản lý
Thực hiện nghị quyết 16 của Chính phủ về chương trình hành động thựchiện nghị quyết TW IV về “Một số chủ trương, giải pháp lớn để nền kinh tếphát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thươngmại thế giới”, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng chương trình hànhđộng số 51/CTR-UBND ngày 10/9/2008 với 14 nhiệm vụ cụ thể để đưa nềnkinh tế Thừa Thiên-Huế phát triển nhanh và bền vững Qua một năm triển khai,Thừa Thiên-Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; có 13/17 chỉ tiêu
Trang 37kinh tế xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch năm 2007
Tăng trưởng GDP đạt 13,6%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, xếp vàonhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong toàn quốc Tổng thu ngân sáchđạt trên 1500 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục tăng mạnh đạt 5.710 tỷ đồng tăng 20,2% so với năm 2006
Thu hút 52 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 699 triệu USD;vốn đầu tư thực hiện khoảng 198 triệu USD, bằng 28,3% tổng số vốn đăng ký Kim ngạch xuất khẩu đạt 164,4 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 2006.Thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, Châu Á chiếm khoảng 69,8%,Châu Âu chiếm khoảng 13,9%, Châu Mỹ chiếm khoảng 16,3% tổng kim ngạchxuất khẩu hàng hoá của tỉnh
Khu vực dịch vụ ước tính tăng 13,8%, đóng góp 6,0% vào mức tăngtrưởng chung Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tỉnh năm
2007 ước đạt 6.641,35 tỷ đồng, tăng 36,3% so với năm trước Dịch vụ tài chínhngân hàng tăng 16,9%
Công nghiệp-xây dựng tăng 18,2%, chất lượng và sức cạnh tranh của một
số sản phẩm được cải thiện; sản phẩm chủ lực vẫn tăng khá; năng lực sản xuấttoàn ngành tiếp tục được đầu tư phát triển
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng lên từ vị thứ 38 lên vị thứ 15 so với
63 tỉnh, thành trên toàn quốc
Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ công thương tổ chức 12 lớp phổ biến cam kếtcủa Việt Nam trong WTO cho gần 2.000 lượt cán bộ quản lý Nhà nước các cấp,các hiệp hội, Đại học Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với
dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap) tổ chức các hội thảo giới thiệu về thịtrường Châu Âu, các rào cản kỹ thuật và biện pháp tự vệ trong thương mạiquốc tế trong khuôn khổ WTO và pháp luật Việt Nam…đã góp phần chuyểnbiến nhận thức trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp về hội nhập kinh tếquốc tế và tổ chức thương mại thế giới
Cũng trong xu thế chung của nhiều tỉnh, thành phố cả nước, Thừa Thiên –Huế đang tận dụng tốt cơ hội năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO của mình
Trang 38Để tiếp tục xúc tiến đầu tư nước ngoài, Thừa Thiên - Huế đã đưa vào hoạtđộng có hiệu quả nhiều công trình có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia vàkhu vực như cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, hầmđường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, Cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài , A Đớt
- Tà Vàng Một số công trình như thuỷ điện Bình Điền, Hương Điền, xi măngLong Thọ II, Hồ Tả Trạch, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, một trong nhữngvùng động lực phát triển kinh tế-xã hội cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng
cơ sở hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
Hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục có những chuyểnbiến tích cực, nhất là trong năm 2007 Nhiều nhà đầu tư đến từ Thái Lan, HànQuốc, Đài Loan, SingGaPo, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Đức…đã có nhiều dự
án đầu tư vào Thừa Thiên - Huế như tập đoàn Banyan Tree( SingGaPo) đãđược cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu du lịch Cù Dù tại khu kinh tế ChânMây-Lăng Cô với tổng vốn đầu tư là 276 triệu USD Ngoài ra, tỉnh đã ký biênbản hợp tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh với tập đoànA- Ki-Tec Teng-Ga-Ra (Singapo); ký biên bản hợp tác về phát triển đường bayđến SingGaPo với Tập đoàn Changi Airports International Tỉnh đã tổ chứcnhiều hội nghị xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; tham gia các khoá tậphuấn, các hội nghị, hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài do các bộ,ngành tổ chức Qua những đợt cọ xát thực tế đó, công tác makettinh đầu tư đãđược chuyên nghiệp hoá hơn và đã ngày càng khẳng định là một trong nhữngđịa phương có tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định phương hướng chủ yếu để tập trung thu hút vốnFDI cụ thể như: “quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động
-ổn định sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; giúp đỡ những đơn vị đang tạm thờikhó khăn trong việc triển khai các dự án đầu tư Cải thiện hơn nữa môi trườngđầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đẩy mạnh đầu tư vàođịa bàn tỉnh Thực hiện tốt các chính sách hướng dẫn đầu tư vào khu kinh tế
Trang 39trọng điểm Chân Mây- Lăng Cô, KCN Phú Bài, Khu du lịch Bạch Mã Khuyếnkhích đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao…”
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, tỉnhThừa Thiên-Huế đã nỗ lực vượt qua mọi thách thức khó khăn, nắm bắt các thời
cơ và vận hội to lớn để thu hút FDI, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phát triểnkinh tế-xã hội, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển trongvùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quảngày càng nhiều, trong đó nổi bật có 3 doanh nghiệp là Luksvaxi, Century, BiaHuế đóng góp hơn 1/3 ngân sách địa phương Không như các địa phương kháccác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế được đầu tưdưới hình thức liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài là ngang nhau(53,3%/46,7%) điều đó sẽ giúp cho phía Việt Nam củ thể là Thừa Thiên-Huếtận dụng được kinh nghiệm quản lý và khả năng tiếp cận cũng như làm chủcông nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động
a UBND Tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quyết Định Số 579/2006/ QĐ – UBND quy định giao nhiệm vụ xử lý cácvướng mắc, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tụchành chính
Quyết Định Số 973/2006/QĐ - UBND ngày 10/04/2006 về việc quy địnhchức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu kinh tếChân Mây-Lăng Cô
Quyết Định Số 1175/2007/ QĐ – UBND Nghị định ban hành quy địnhcấp, điều chỉnh, đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký giấy chứng nhận đầu tư đốivới các dự án đầu tư vào địa bàn Thừa Thiên-Huế
Quyết Định 1130/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách ưu đãi và
hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên-Huế
Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên-Huế là những ưu đãi nào có lợi nhất cho