Xuất phát từ sự chậm đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, sự yếu kém về trình độ chuyên mơn của một bộ phận cán bộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế (Trang 55 - 57)

thực thi pháp luật, sự yếu kém về trình độ chuyên mơn của một bộ phận cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Đã làm cho quá trình thực hiện pháp luậtvà các chính sách về doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi gặp nhiều trở ngại. Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt việc thực thi pháp luật và các chính sách cịn nhiều yếu kém…đây cũng chính là lực cản rất lớn trong cơng cuộc đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi trong những năm qua và trong cả thời gian tới.

Nguyên nhân từ tỉnh Thừa Thiên-Huế

Khả năng hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế tuy đã cĩ bước cải thiện nhưng chưa tận dụng được thật tốt cơ hội để huy động và sử dụng cĩ hiệu quả cao các nguồn đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng.

Nguồn nhân lực phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế cịn thiếu và yếu, nhiều cơ quan, đơn vị thiếu cán bộ giỏi về quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, thiếu khả năng tham mưu chiến lược; tư duy và phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, cơng chức, kể cả một số cán bộ ở vị trí lãnh đạo cịn chậm đổi mới…chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển và hội nhập.

Quy mơ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh cịn nhỏ, tồn tỉnh cĩ hơn 2.700 doanh nghiệp trong đĩ cĩ đến 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiềm lực tài chính, thị phần, uy tín, thương hiệu chưa đủ mạnh…năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm cịn hạn chế.

Với cơ chế cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Tỉnh đã áp dụng cơ chế “một cửa”, nghĩa là mọi cơng đoạn thực hiện các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh…chỉ thơng qua một cơ quan cĩ thẩm quyền duy nhất nhận trách nhiệm giải quyết. Do đĩ, cơ chế “một cửa” địi hỏi phải cĩ một đội ngũ cán bộ chuyên trách cĩ trình độ năng lực giỏi, am hiểu chuyên mơn nghiệp vụ trong tất cả các lĩnh vực cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một vấn đề thách thức đối với tỉnh Thừa Thiên-Huế. Vì mỗi thủ tục hành chính đều do một cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền giải quyết riêng và giữa các cơ quan này lại khơng cĩ sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình làm việc thêm vào đĩ đội ngũ cán bộ chưa đủ trình độ giải quyết tốt một loạt các cơng đoạn, thủ tục đầu tư cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Do đĩ đích thân các nhà đầu tư nước ngồi phải đi từ cơ quan này sang cơ quan khác để hồn tất các thủ tục cần thiết. Ngồi ra, để được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư cũng phải đi nhiều vịng để tới mỗi cơ quan cĩ thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết riêng. Khơng những thế sự phối hợp trong quản lý Nhà nước đối với doanh

nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi chưa đồng bộ và thiếu rành mạch, các sở, ngành thường ít quan tâm hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, lảng tránh nhiệm vụ quản lý của mình mà ủy thác cho các cơ quan tổng hợp.

Vậy để quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi đạt hiệu quả cao, các sở ban ngành nên chủ động phối hợp để cĩ giải pháp khắc phục những hạn chế vướng mắc nêu trên. Cĩ như thế mới nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi.

2.3. Một số giải pháp kiến nghị, hồn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi

2.3.1. Hồn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế (Trang 55 - 57)