Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế

MỤC LỤC

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Cể VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC

Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế

Thực hiện nghị quyết 16 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW IV về “Một số chủ trương, giải pháp lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng chương trình hành động số 51/CTR-UBND ngày 10/9/2008 với 14 nhiệm vụ cụ thể để đưa nền kinh tế Thừa Thiên-Huế phát triển nhanh và bền vững. Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ công thương tổ chức 12 lớp phổ biến cam kết của Việt Nam trong WTO cho gần 2.000 lượt cán bộ quản lý Nhà nước các cấp, các hiệp hội, Đại học Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap) tổ chức các hội thảo giới thiệu về thị trường Châu Âu, các rào cản kỹ thuật và biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO và pháp luật Việt Nam…đã góp phần chuyển biến nhận thức trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế và tổ chức thương mại thế giới. Không như các địa phương khác các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế được đầu tư dưới hình thức liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài là ngang nhau (53,3%/46,7%) điều đó sẽ giúp cho phía Việt Nam củ thể là Thừa Thiên-Huế tận dụng được kinh nghiệm quản lý và khả năng tiếp cận cũng như làm chủ công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Đối với dự án đầu tư vào địa bàn các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc; dự án đầu tư vào khu công nghiệp và dự án đầu tư vào địa bàn các xã khó khăn Phú Sơn và Dương Hòa thuộc huyện Hương Thủy ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của thủ tướng Chính phủ thì đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,35% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ủy quyền cho ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Tỉnh Thừa Thiên - Huế (sau đây gọi tắt là ban quản lý) quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay còn phải chịu sức ép từ các đơn vị thanh tra như: Tài chính, thuế, môi trường, xây dựng, sử dụng đất đai, lao động, hình sự, cứu hoả, thống kê… Ngoài ra, còn có các cơ quan thanh tra chuyên ngành về chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, hàng hải, bưu chính viễn thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…Người ta đã đặt câu hỏi, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng đều phải chịu sự thanh tra của các tổ chức nói trên, không hiểu thanh tra sẽ thực hiện những công việc gì?.

Chính vì quy định này mà có những tên tiếng nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt hoàn toàn không mang một ý nghĩa nào như Công ty Hậu cần Quyền lực (Power Logistics Corporation), Công ty Chuyên Nhân tạo (Artificial Pro Inc)…Các nước quanh ta đều cho phép doanh nghiệp sử dụng tiếng nước ngoài đặt tên nhằm nâng cao khả năng hội nhập như Trung Quốc có công ty Lenovo, Haier, Chery, Alibaba.com; Hàn Quốc có Kucky Goldstar (sau này là LG); Nhật có Sony…Có lý không khi các doanh nghiệp Việt Nam đã tên tuổi như X-Men, Kido, Nino Maxx, VnExpress, Vietnamnet…lại không thể dùng tên thương mại của mình để đặt tên cho doanh nghiệp bởi những quy định trên?. Về thời gian giải phóng mặt bằng theo Quyết định 1546/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và giao cho nhà đầu tư trong vòng 60 ngày kể từ ngày chủ đầu tư ký hợp đồng thuê đất, tuy nhiên theo đánh giá của trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh và các ban ngành liên quan thì với thời gian này khó có thể thực hiện được, về hỗ trợ một phần chi phí đền bù thì cũng theo Quyết định 1546/QĐ-UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét ngân sách địa phương tham gia một phần hoặc toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tùy thuộc vào tính chất và quy mô của dự án đầu tư.

Một số giải pháp kiến nghị, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bằng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thường xuyên rà soát, hệ thống hoá, Nhà nước sẽ điều chỉnh nội dung các văn bản pháp luật về đầu tư cho sát hợp với yêu cầu đòi hỏi của quản lý, phù hợp với luật pháp quốc tế về đầu tư, làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang tiến tới hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kì của các bộ, ngành và các cấp liên quan nhằm phát hiện kịp thời vướng mắc, vi phạm chính sách pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ khâu cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án…cho đến khi đi vào sản xuất kinh doanh để kịp thời giải quyết, xử lý có hiệu quả nhất. Song song với việc thu hút các dự án mới, trọng tâm của công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là việc tháo gỡ các vướng mắc hỗ trợ các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đi vào triển khai và giải ngân đã được quy định tại Quyết định 505/QĐ-BKH (25/04/2008), của Bộ kế hoạch và đầu tư nhằm giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, phối hợp triển khai tốt về xây dựng hệ thống quản lý thông tin trong các doanh nghiệp FIE.

Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác động môi trường..cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đỳng những quy định của luật phỏp cú liờn quan, theo dừi quỏ trình xây dựng doanh nghiệp; trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì trước hết hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục tình trạng đó, chỉ áp dụng việc xử phạt đối với trường hợp nghiêm trọng hoặc ngoan cố không chịu sửa chữa theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Thừa Thiên-Huế cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI và các địa phương khác trong cả nước, các bộ ngành hữu quan định kỳ gặp gỡ, đối thoại về luật pháp chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở vừa mở rộng quyền của các cấp quản lý vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương xây dựng qui hoạch và đưa ra danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài đối với một số ngành, sản phẩm chính như cơ khí, điện-điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, may mặc, da giày, viễn thông, vận tải hành khách công cộng, xây dựng cảng..việc phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương để cải cách một bước thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục đầu tư cũng là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

PHẦN KẾT LUẬN

Khúa luận chỉ rừ những hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế như: pháp luật và chính sách của Nhà nước còn bất cập; môi trường đầu tư, kinh doanh còn chưa thuận lợi; cơ chế phối hợp quản lý Nhà nước cũng như việc thực hiện các công đoạn quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn ở cả giai đoạn trước cấp phép và sau cấp phép còn chồng chéo. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại trên một mặt là do cơ chế, chính sách và những quy định pháp lý của Nhà nước còn đang trong quá trình hoàn thiện;. Tuy nhiên với khả năng nhận thức, đánh giá vấn đề và thu thập tài liệu, số liệu cũng như thời gian thực hiện có hạn nên Khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.

Do đó người viết rất mong được tiếp thu ý kiến từ phía các Thầy, các Cô và các bạn để khóa luận này hoàn thiện hơn.