của UBND phường
Trên thực tế, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC có quan hệ chặt chẽ đến quyền lực và năng lực Nhà nước. Nhưng quyền lực Nhà nước trong quản lý xuất phát từ các quy định đúng đắn trong hệ thống pháp luật và năng lực Nhà nước thể hiện bằng khả năng tổ chức thực hiện, đưa pháp luật về PCCC vào cuộc sống của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC tại các UBND phường thuộc Quận Hoàn Kiếm:
a. Yếu tố chủ quan:
* Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của hộ gia đình và từng người dân sinh sống, làm việc tại các khu dân cư
Mặc dù UBND phường là cơ quan chịu trách nhiệm chính về toàn diện các mặt công tác trên địa bàn phường trong đó có công tác quản lý nhà nước về PCCC, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thường trực để giám sát việc thực hiện các quy định về PCCC và phải giao cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Những hộ gia đình và những người làm việc tại khu dân cư mới là những người thường xuyên sinh sống, làm việc tại đây. Do đó, ngay cả khi họ đã được tập huấn, được trang bị đầy đủ các kiến thức về an toàn PCCC, nhưng không có hoặc ý thức chấp hành không triệt để thì nguy cơ xảy ra cháy vẫn tồn tại và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Thực tế cho thấy, pháp luật về PCCC không tự đi vào cuộc sống, pháp luật phải thông qua hoạt động tự giác của mọi thành viên trong xã hội để biến những quy định thành hiện thực sinh động. Chính vì vậy, việc giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành các quy định, nội quy đảm bảo an toàn PCCC của người dân có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của công tác quản lý nhà nước về PCCC của UBND phường. Việc chấp hành pháp luật về PCCC phải được thể hiện qua việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC được pháp luật quy
định rất cụ thể, bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và các cá nhân sinh sống, làm việc tại các khu dân cư.
- Trách nhiệm PCCC của người đứng cơ quan, tổ chức như sau:
+ Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về PCCC. Các quy định, nội quy phải phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở và phải được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện (quy định về chế độ trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong PCCC; quy định sử dụng lửa trần...);
+ Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCC và yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức vì nó bảo đảm cho các yêu cầu về PCCC được thực hiện trên thực tế;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC; quản lý và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở. Về đội PCCC cơ sở, đội dân phòng: phải có quyết đinh thành lập; có phân công trách nhiệm của từng thành viên và lãnh đạo; quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức chữa cháy....;
+ Kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC;
+ Trang bị phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy. Khi lập phương án chữa cháy: có phương án tổng thể cho cơ sở, cho từng bộ phận của cơ sở;
+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC;
+ Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình PCCC; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý, những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức mình;
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
- Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình:
+ Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về PCCC và yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp luật; kiểm tra an toàn về PCCC; đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCC; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảo đảm an toàn PCCC;
+ Mua sắm các phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy; phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận; Tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Trách nhiệm PCCC của cá nhân:
+ Chấp hành các quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thông dụng và các phương tiện PCCC khác được trang bị;
+ Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC;
+ Tham gia các hoạt động PCCC nơi làm việc, nơi cư trú; tham gia đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động PCCC khác.
* Năng lực chỉ đạo, tổ chức quản lý của UBND Quận, UBND phường và vai trò tổ chức thực hiện của đội dân phòng.
Năng lực tổ chức quản lý của UBND trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC là khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước đã giao cho UBND trong công tác PCCC được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy. Năng lực tổ chức quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Tổ chức bộ máy chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp rành mạch; đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và tổng thể các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật cần và đủ theo yêu cầu của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC.
Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC, bảo đảm các điều kiện cần thiết về an toàn PCCC đối với khu dân cư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo thẩm quyền. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, xây dựng phong trào toàn dân PCCC. Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn. Đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC và trang bị phương tiện PCCC theo quy định. Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy. Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy. Thống kê, báo cáo về PCCC lên UBND cấp huyện theo quy định.
- Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác PCCC
Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố tác động lớn đến hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Yêu cầu chung của đội ngũ cán bộ, công chức là cần có trình độ nghiệp vụ cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực PCCC; có khả năng tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa học kĩ thuật PCCC; có trình độ quản lý, kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
Hệ thống cơ sở vật chất và trang bị phương tiện kĩ thuật PCCC như trụ sở làm việc, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra, tuyên truyền... là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về PCCC của UBND. Yêu cầu của việc trang bị phương tiện là góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh qua đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường.
b. Yếu tố khách quan:
- Hệ thống pháp luật PCCC liên quan đồng bộ, đầy đủ và có tính thực thi cao
Văn bản quy phạm pháp luật về PCCC là văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực PCCC. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động PCCC có liên quan đến UBND phường hiện nay gồm: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng cháy, chữa cháy; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng
dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành...
Yêu cầu chung đối với hệ thống pháp luật về PCCC là: Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tính khả thi và điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực hoạt động có liên quan đến quản lý nhà nước về PCCC của UBND phường như:
Các quy định nhằm bảo đảm việc phòng ngừa cháy, nổ các khu dân cư từng hộ gia đình; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm quy định về PCCC của UBND phường;
Các quy định nhằm bảo đảm cho công tác tổ chức chữa cháy (biện pháp cơ bản trong chữa cháy, chỉ huy chữa cháy và thẩm quyền chỉ huy chữa cháy; việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy; trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy,...)
Các quy định là cơ sở cho công tác xây dựng lực lượng, phương tiện tại chỗ (lực lượng chữa cháy tại chỗ), quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện PCCC và đầu tư cho hoạt động PCCC;
Các quy định về trách nhiệm PCCC của Chủ tịch UBND phường. Đồng thời, hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính khả thi cao, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước về PCCC của UBND phường.
- Vai trò của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong Quản lý nhà nước về PCCC đối với các khu dân cư
Theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì: lực lượng Cảnh sát PCCC là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân với nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với UBND các cấp về công tác đảm bảo an toàn PCCC trong phạm vi quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, tập trung vào một số nội dung như: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát công tác PCCC trên địa bàn; các vấn đề về tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, tổ chức chữa cháy, xây dựng lực lượng PCCC; các vấn đề về trang bị, quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và đầu tư cho hoạt động PCCC. Bên cạnh
đó, lực lượng Cảnh sát PCCC còn trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PCCC, thường trực sẵn sàng chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày khi có sự cố xảy ra.
Tham mưu, đề xuất với UBND phường về công tác PCCC là một trong những chức năng của Cảnh sát PCCC nhằm mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện nhiệm vụ PCCC&CNCH. Để làm tốt công tác tham mưu với UBND thì lực lượng Cảnh sát PCCC phải tiến hành điều tra nghiên cứu nắm chắc tình hình các mặt công tác có liên quan đến PCCC như: vai trò lãnh đạo của chính quyền đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung và phong trào toàn dân PCCC nói riêng, tình hình vi phạm pháp luật về PCCC trên địa bàn, hệ thống PCCC, các điều kiện về giao thông, nguồn nước, lối đi vào cho xe chữa cháy, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC của khu dân cư, hộ gia đình, các cơ sở trên địa bàn phường... trên cơ sở đó phải đánh giá thực trạng tình hình, nghiên cứu, xây dựng giải pháp đề xuất với UBND phường đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC trên địa bàn, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng lực lượng PCCC trên địa bàn.
Lực lượng Cảnh sát PCCC là lực lượng được giao nhiệm vụ tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, phối hợp chặt chẽ với Ban văn hoá – xã hội của phường để tổ chức tuyên truyền, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND phường.
Căn cứ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an thì lực lượng Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ: tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về PCCC; thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC; chữa cháy kịp thời,