Tình hình cháy và các yếu tố tác động đến tình hình cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến tháng 6 năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015

- Tình hình cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Trong 05 năm qua (2011 đến tháng 6 năm 2015), trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm cộng với tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và diễn biến phức tạp của khô hạn kéo dài... xác suất xảy cháy cao hơn và đã tác động rất lớn đến tình hình cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Theo Thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC số 1 – Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội, tính từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã xảy ra 55 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, cơ quan, doanh nghiệp làm 04 người chết, 03 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 4.719.250.000 đồng (xem bảng 2.1). Điển hình là vụ cháy xảy ra vào khoảng 8h ngày 26/8/2012 tại Phòng 21, khu tập thể C8, Hàm Tử Quan, ngõ 559 Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 – Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã huy động 03 xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ chiến sỹ trong đơn vị tham gia chữa cháy và cứu nạn khi cần thiết. Phối hợp với

các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực và lực lượng dân phòng đảm bảo trật tự giao thông và lối vào cho xe chữa cháy. Tuy nhiên, do nguồn nước không đủ và phương tiện chữa cháy còn hạn chế nên vụ cháy đã thiêu rụi hơn 10 ngôi nhà xung quanh. Ban Chỉ huy Phòng đã phải huy động thêm 2 xe chữa cháy. Đến khoảng 10h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Vụ cháy đã gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 02 tỷ đồng, 01 cụ già bị mắc kẹt trong ngôi nhà đã tử vong do ngạt khói. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do rò rỉ khí gas gây cháy.

Hoặc như vụ cháy xảy ra vào khoảng 6h30 sáng 14/5/2013 tại Bưu điện Hà Nội, nguyên nhân được xác định là do chập điện từ máy tính trên bàn làm việc cá nhân, sau đó cháy lan sang giấy tờ tài liệu trên bàn và sang tủ đựng tài liệu. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 – Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã xuất 3 xe cứu hỏa cùng 1 xe stec chở nước có mặt nhanh chóng phối hợp với lực lượng dân phòng triển khai chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã sử dụng mặt nạ phòng độc nhanh chóng trèo thang tiếp cận căn phòng cháy qua đường cửa sổ. Đến khoảng 9h đám cháy cơ bản đã được khống chế.

Năm 2011, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã xảy ra 25 vụ cháy. Làm chết 04 người và bị thương 03 người; về tài sản thiệt hại ước tính khoảng 143.500.000đ. So với năm 2010 số vụ cháy đã giảm 02 vụ (25/27 vụ) nhưng đáng chú ý là thiệt hại về người chết tăng 02 người ; thiệt hại về tài sản đã giảm khoảng 28.900.000 đồng. Về nguyên nhân gây cháy cho thấy: Do sự cố về điện (chạm, chập, quá tải…) 18 vụ, chiếm 72%; do bất cẩn trong sử dụng lửa, gas, hàn cắt kim loại 06 vụ, chiếm 24%, nguyên nhân khác 01 vụ, chiếm 04%.

Năm 2012, trên địa bàn đã xảy ra 15 vụ cháy, 55 vụ sự cố cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC xuất xe và trực tiếp chữa cháy 61 vụ chiếm tỷ lệ 33,3 %, số vụ còn lại do lực lượng dân phòng tự dập tắt. Thiệt hại làm chết 02 người, bị thương 0 người; tài sản ước tính khoảng 2.100.750.000đ. Trong đó đáng chú ý có 01 vụ cháy lớn (xảy ra tại Nhà gỗ phường Chương Dương ) làm thiệt hại 01 người chết, về tài sản thiệt hại : toàn bộ khu nhà gỗ xây dựng năm 1960 diện tích 500m2 . So với năm 2011, số vụ cháy giảm 10 vụ, giảm 40 % (15/25 vụ);

thiệt hại về người giảm 01 người (3/4 người); bị thương giảm 03 người (0/3). Thiệt hại về tài sản tăng 14.640%. Trong đó địa bàn có số vụ cháy xảy ra nhiều là phường Hàng Bạc 02 vụ, Hàng Trống 02 vụ…... Số vụ cháy tăng nhiều trong các khu dân cư (nhà dân) 10 vụ chiếm 66,67 % và trong các cơ sở doanh nghiệp tư nhân 4 vụ, chiếm 26,67 %; các cơ sở còn lại là 1 vụ, chiếm 6,66%. Do sự cố về điện (chạm, chập, quá tải…) 10 vụ, chiếm 66,67%; do bất cẩn trong sử dụng lửa, gas, hàn cắt kim loại 4 vụ, chiếm 26,67%, nguyên nhân khác 01 vụ, chiếm 6,67%.

Đa số các vụ cháy thường xảy ra vào buổi tối, ban đêm và ngoài giờ làm việc. Trong đó phải kể đến vụ cháy hồi 08 giờ 11 phút ngày 26/8/2012 xảy cháy tại khu nhà gỗ C8 thuộc tổ dân phố 5, khu dân cư 1- Phường Chương Dương - quận Hoàn Kiếm. Thiệt hại làm 01 người chết, về tài sản ước tính hơn 2 tỷ đồng. Nguyên nhân do sử dụng khí đốt hoá lỏng gây ra. Hoặc vụ cháy hồi 15 giờ 10 phút ngày 03/11/2012 xảy ra cháy tại số nhà 44 Bà Triệu - quận Hoàn Kiếm. Thiệt hại làm 01 người chết; về tài sản ước tính khoản 10 triệu đồng; Nguyên nhân do tự vẫn.

Năm 2013, trên địa bàn đã xảy ra 07 vụ cháy,85 vụ sự cố cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng làm 2 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 2.245.000.000 đồng. So với năm 2012 số vụ cháy giảm 08 vụ bằng 46,67% (7/15 vụ); thiệt hại về người chết giảm 02 người (0/2 người), bị thương tăng 2 người (2/0 người); thiệt hại về tài sản tăng 144.250.000 đồng. Cháy tại nhà dân và thành phần kinh tế tư nhân xảy ra cháy nhiều chiếm tỷ lệ cao 5 vụ, chiếm 71,4% ; cháy cơ sở doanh nghiệp 2 vụ, chiếm 28,6%. Nguyên nhân 7 vụ cháy: Do sự cố về điện (chạm, chập, quá tải…) 5 vụ, chiếm 71,4%; do bất cẩn trong sử dụng lửa, gas, hàn cắt kim loại 02 vụ, chiếm 28,6%.

Trong năm 2014 trên địa bàn xảy ra 5 vụ cháy. Không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 120.000.000 đồng. Không có cháy lớn xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng. So với năm 2013: số vụ cháy giảm 02 vụ (5/7), bằng 71,4%.. Thiệt hại về người bị thương giảm 100% (0/2 người); thiệt hại về tài sản giảm 2.125.000.000 (120.000.000/2.245.000.000đ). Thành phần xảy cháy, sự cố cháy: số vụ cháy, sự cố cháy tăng nhiều trong các khu dân cư

(nhà dân) 2 vụ, chiếm 40 % và trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cá thể, doanh nghiệp tư nhân 3 vụ, chiếm 60 %. Nguyên nhân cháy, sự cố cháy: Do sự cố về điện (chạm, chập, quá tải…) 3 vụ, chiếm 60%; do bất cẩn trong sử dụng lửa, gas, hàn cắt kim loại 02 vụ, chiếm 40%,

Trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn đã xảy ra 03 vụ cháy, 41 vụ sự cố cháy, 02 yêu cầu chi viện. Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 110.000.000 đồng.

Phân tích tình hình cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015 cho thấy (bảng 1):

+ Trên địa bàn xảy ra 55 vụ cháy; 04 người chết, 03 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 4.719.250.000 đồng. Nhiều vụ cháy lớn xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Về khu vực kinh tế xảy ra cháy: cháy tại khu vực nhà dân 37 vụ (chiếm 67%); khu vực kinh tế bao gồm: kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể 16 vụ (chiếm 29 %), khu vực khác ( cháy phương tiện giao thông...) 02 vụ (chiếm 04 %). Như vậy, khu vực xảy ra cháy chủ yếu là nhà dân;

+ Nguyên nhân cháy, sự cố cháy: Do sự cố về điện (chạm, chập, quá tải…) 39 vụ, chiếm 71%; do bất cẩn trong sử dụng lửa, gas, hàn cắt kim loại 14 vụ, chiếm 25,45%, nguyên nhân khác 02 vụ (tự tắt, sự cố kỹ thuật,..), chiếm 3,55%;

Như vậy, số vụ cháy do con người thiếu ý thức và kiến thức cơ bản về PCCC gây ra như do sơ suất, vi phạm các quy định về PCCC chiếm tỷ lệ cao.

+ Về thiệt hại tài sản do cháy gây ra trong 05 năm qua: tổng số thiệt hại trực tiếp là 4.719.250.000 đồng chưa kể thiệt hại gián tiếp gây ra. Nếu tính cả thiệt hại gián tiếp thì con số thiệt hại gấp từ 2-3 lần. Thiệt hại do cháy gây ra về số người chết, bị thương và tài sản tăng dần, đặc biệt có những vụ cháy làm chết nhiều người. Nguyên nhân của sự gia tăng về thiệt hại là do kinh tế phát triển, kèm theo tốc độ đô thị hoá tăng nhanh cùng với tài sản của các gia đình có giá trị ngày càng cao; hàng hoá, vật tư trong sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều, dây chuyền công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại và đắt tiền, số người làm việc tại các cơ sở

tăng cao… Mặt khác, sự trượt giá của đồng tiền trong nước trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thiệt hại do cháy gây ra.

Tóm lại, tình hình cháy trong 05 năm qua cho thấy số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tuy có xu hướng giảm và tình hình cháy đã được kiềm chế so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của quận, đặc biệt là tỷ lệ số vụ cháy lớn trên tổng số vụ cháy giảm nhiều so với thời gian trước đó, đồng thời không để xảy ra cháy lớn đối với những cơ sở có ý nghĩa nhạy cảm về chính trị, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, đối với các sự cố cháy, nổ trên địa bàn quận lại gia tăng, qua phân tích cho thấy hàng năm sự cố về cháy liên tục tăng, đặc biệt năm 2013 xảy ra 85 sự cố cháy, là năm xảy ra nhiều nhất so với các năm trước đó. Điều đó cho thấy nếu không xử lý kịp thời các sự cố cháy sẽ dẫn đến cháy lớn, nguy cơ cháy lớn luôn tiềm ẩn, đòi hỏi công tác PCCC trên địa bàn quận phải được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

- Những yếu tố tác động đến tình hình cháy: Nghiên cứu thực tế cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến tình hình cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây, song nổi lên một số yếu tố sau:

Thứ nhất, do sự phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thành phố, kinh tế của quận thời gian vừa qua phát triển khá cao, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô hoạt động. Toàn quận hiện có khoảng gần 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 1.000 hộ kinh doanh cá thể. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 29 - 30% tổng số. Trong đó, tính đến tháng 6 năm 2015, có 1625 cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC ( thuộc phụ lục I của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP (trong đó cơ sở loại 1 là 56 cơ sở, cơ sở loại 2 là 379 cơ sở, cơ sở loại 3 là 1032 cơ sở, Không phân loại là 165 cơ sở). Đầu tư cho PCCC của các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế, chưa thực

hiện nghiêm túc các quy định về PCCC nên nguy cơ cháy, nổ cao, tỷ lệ số vụ cháy ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ rất cao.

Đầu tư của nước ngoài vào thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như dầu khí, xăng dầu, điện, hoá chất, dệt may được hình thành và phát triển. Theo số liệu thống kê của Phòng Công thương quận Hoàn Kiếm cho thấy toàn quận hiện có khoảng 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và gần 700 dự án có vốn đầu tư trong nước. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp đi vào hoạt động trước khi có Luật phòng cháy và chữa cháy nên các điều kiện an toàn về PCCC không đảm bảo. Bên cạnh đó không ít cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài và cơ sở trong nước lắp đặt, sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đã cũ, lạc hậu hoặc đã sử dụng nhiều năm nên trong quá trình hoạt động dễ phát sinh, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Thứ hai, do sự phát triển xã hội, quá trình đô thị hoá tăng mạnh (các khu đô thị, các nhà cao tầng, chung cư, siêu thị, khu vui chơi, giải trí được xây dựng ngày càng nhiều), hiện toàn quận có 74 công trình nhà nhiều tầng, có 43 chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, mức sống của Nhân dân được cải thiện, thì số hộ gia đình tách riêng, giá trị tài sản của mỗi hộ gia đình tăng đều hàng năm; việc sử dụng nhiên liệu, năng lượng điện, các vật tư, hàng hoá là chất dễ cháy ngày càng nhiều. Cùng với ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của người dân hiện nay còn thấp nên dễ phát sinh các vụ cháy nổ ở khu vực dân cư gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Thứ ba, do sự tác động của thời tiết, khí hậu, sự biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn kéo dài đã tác động không nhỏ tới tình hình cháy nói chung và cháy lớn nói riêng trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w