thức về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn, đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC cho cán bộ và nhân dân trong phường có vai trò to lớn. Đây là công tác quan trọng làm cho nhận thức về công tác này được nâng cao, tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC. Từ đó phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ PCCC. Công tác này giữ vai trò rất quan trọng, thông qua đó mà Nhân dân thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đồng thời nắm bắt những kiến thức cơ bản về PCCC để khi có cháy xảy ra có những kỹ năng cơ bản để xử lý các tình huống thoát nạn, cứu hộ. Khoản 2 Điều 6 Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định rõ về trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC: “Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cho mọi người trong phạm vi của mình”.
Qua phân tích thực trạng công tác này cho thấy nội dung, hình thức tuyên truyền của UBND phường về công tác PCCC còn chưa phong phú, chưa thật thường xuyên, liên tục. Hiện tại mới chỉ phát trên loa phát thanh của phường với thời lượng 30 phút một tuần và đối tượng nghe vẫn còn chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong công tác PCCC…
Do vậy, phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC trên địa bàn, đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC. Nội dung giải pháp này bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền an toàn PCCC tại các khu dân cư theo hướng tăng thời lượng công tác tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền để thu hút sự chú ý của cán bộ và Nhân dân trong phường đối với công tác PCCC. Có thể thông qua việc xây dựng các video clip chiếu cho Nhân dân trong phường xem trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố, lồng ghép các nội dung PCCC vào các cuộc họp, thường xuyên cập nhật tình hình cháy nổ và những nguy hiểm về cháy nổ trên địa bàn. Đặc biệt chú ý đến các hộ kinh doanh tại các khu phố cổ, các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ…
Thứ hai, gắn công tác tuyên truyền về PCCC với việc thực hiện các phong trào thi đua khác ở địa phương như phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương để nhận thức của cán bộ và Nhân dân trong phường được nâng cao. Làm tốt công tác biểu dương khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC. Đặc biệt chú ý, công tác tuyên truyền phải chú ý đến đặc điểm của từng loại đối tượng, khu dân cư và địa bàn cho phù hợp.
Thứ ba, UBND phường cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với Ban Văn hoá thông tin phường, Công an phường, Cảnh sát khu vực phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 – Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp
an toàn PCCC. Tập trung tuyên truyền các chuyên đề về an toàn sử dụng gas, an toàn sử sụng điện, thắp hương thờ cúng, đun nấu… Thông qua Cảnh sát khu vực – Công an phường để nắm tình hình về các mặt liên quan đến công tác PCCC… Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC, xây dựng các lực lượng nòng cốt như dân phòng, Bảo vệ dân phố để góp phần giảm thiểu số vụ cháy, dặp tắt vụ cháy kể từ khi mới phát sinh.
Thứ tư, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các ban, ngành, đơn vị chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Luật Phòng cháy và chữa cháy và văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC tới toàn thể Nhân dân và cán bộ công nhân viên chức trong phường; hàng năm tổ chức tốt các hoạt động PCCC hưởng ứng "Ngày toàn dân PCCC 4/10" và “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ”; xây dựng chuyên mục riêng và định kỳ hàng tuần tổ chức tuyên truyền, phát sóng trên truyền thanh của phường về công tác PCCC; chú trọng tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản về PCCC cho toàn dân và nâng cao kiến thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người trực tiếp lao động, làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ, từng bước xã hội hóa công tác PCCC…
Thứ năm, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, xây dựng các điển hình tiên tiến về PCCC. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cần được rút kinh nghiệm, chỉ ra những điểm mạnh, điểm tốt, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa bàn qua đó có phương thức thực hiện hiệu quả cao hơn. Các gương điển hình, tiên tiến về PCCC cần phải được khen thưởng kịp thời và nhân rộng ra các địa bàn khác. Giữa các khu dân cư cần có giao ước thi đua về PCCC…
Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường. Để đạt hiệu quả cao trong công tác này phải có sự phối hợp giữa các lực lượng, các ban ngành là rất quan trọng nhằm tạo sự
đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội đối với công tác PCCC trên địa bàn.