Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

Sở dĩ trong quá trình quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội còn có những tồn tại thiếu sót trên là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

a. Nguyên nhân khách quan

- Do địa bàn có mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị xuống cấp, nhà cửa chật hẹp, có nhiều công trình, khu tập thể đông người, nhà ở cũ đặc biệt là tại các khu phố cổ và xuống cấp, rất dễ xảy cháy và cháy lan; đường phố nhỏ hẹp nên công tác chữa cháy rất khó khăn, không có lối vào cho xe chữa cháy.

- Các quy định của pháp luật PCCC về trách nhiệm của UBND phường (cấp xã) trong quản lý Nhà nước về PCCC đã có nhưng chưa cụ thể, vấn đề đặt ra là ai chịu trách nhiệm trong công tác PCCC khu dân cư, hộ gia đình (trong phạm vi quản lý của phường) chưa rõ; lực lượng dân phòng theo quy định do Cảnh sát PCCC hướng dẫn chỉ đạo hoạt động, nhưng Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định do Công an phường tham mưu thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo đội dân phòng.

- Chưa có các quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh về trách nhiệm cụ thể của UBND cấp huyện, xã; về nguồn chi trong ngân sách nhà nước cho PCCC; về chế độ được hưởng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy đối với đội trưởng, đội phó đội dân phòng và các khoản chi cho các hoạt động PCCC tại địa phương.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Cấp ủy, UBND một số phường chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC&CNCH; chưa lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về PCCC theo quy định. Một số đơn vị cơ sở thực hiện các quy định về PCCC còn mang tính hình thức.

- Nhận thức, ý thức chấp hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định về PCCC trong một bộ phận nhân dân chưa cao. Qua thực tế cho thấy một bộ phận dân cư, nhất là trong các hộ gia đình hoạt động kinh doanh, dịch vụ chưa thực sự coi trọng công tác PCCC.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC chưa thường xuyên, chưa sâu rộng dẫn đến nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về PCCC của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về PCCC tại cơ sở hiệu quả chưa cao. Việc kiểm tra, xử lý các

vi phạm chưa thường xuyên, kiên quyết. Lực lượng và phương tiện chữa cháy tại chỗ còn hạn chế.

- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý PCCC của cán bộ cấp phường, của cán bộ tổ dân phố chưa cao, còn nhiều mặt hạn chế nên các biện pháp tổ chức thực hiện còn mang tính hình thức, thiếu thiết thực, hiệu quả.

- Công tác phối hợp giữa Cảnh sát PCCC với UBND các phường chưa mang tính bắt buộc, còn dựa dẫm vào kết quả công tác của nhau.

Những hạn chế và tồn tại thiếu sót nêu trên đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, trên cơ sở nghiên cứu: các thông tin, tài liệu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; các báo cáo sơ kết, tổng kết kèm theo thống kê về tình hình cháy nổ, phong trào toàn dân tham gia PCCC; trao đổi, tọa đàm với các cán bộ thực tiễn, tác giả đã đánh giá về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đến tình hình công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội; làm rõ được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường. Đồng thời trong Chương 2 của luận văn còn đánh giá các biện pháp mà UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã thực hiện trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC, có số liệu và ví dụ minh họa.

Trên cơ sở làm rõ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường, tác giả đã rút ra được những nhận xét chung về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót và chỉ rõ được nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót đó. Đây chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w