Đẩy mạnh công tác đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

cháy và chữa cháy đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Công tác đầu tư, trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng của UBND phường là trách nhiệm của UBND phường được quy định tại Nghị định số 79/2014-NĐ-CP của Chính phủ. Lực lượng dân phòng do UBND phường thành lập và quản lý nên việc trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng này là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, UBND các phường đã quan tâm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng tuy nhiên, mức đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với thực tiễn công tác PCCC trên địa bàn đặc biệt địa bàn quản

lý là địa bàn phức tạp về PCCC – nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, nơi có nhiều khu phố cổ mà nếu xảy ra cháy nổ sẽ ảnh hưởng tới đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chưa phát huy được các nguồn tài trợ cho hoạt động PCCC và việc sử dụng các nguồn kinh phí chưa hiệu quả.

Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi tiếp tục phải đẩy mạnh công tác đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện PCCC đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong những năm tới. Nội dung đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện PCCC bao gồm:

Thứ nhất, làm tốt công tác trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng. Việc trang bị phương tiện PCCC phải theo quy định của Thông tư số 56/2014/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an. Đặc biệt có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị phương tiện PCCC. Bởi thực tế hiện nay cho thấy, các trang thiết bị PCCC của lực lượng dân phòng hầu hết hoạt động không hiệu quả, bên cạnh đó lực lượng này còn lúng túng trong việc sử dụng các trang thiết bị PCCC. Lực lượng dân phòng cần nghiên cứu đặc điểm tình hình, tính chất nguy hiểm cháy nổ của khu dân cư để tham mưu cho UBND phường có kế hoạch trang bị phương tiện PCCC cho phù hợp.

Thứ hai, tăng cường việc huy động các nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động của lực lượng dân phòng. Đa dạng hoá các nguồn vốn tiến tới “Xã hội hoá” công tác PCCC trên địa bàn. Trang cấp quần áo chữa cháy, đồ bảo hộ cho lực lượng dân phòng. Tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng và việc sử dụng các trang thiết bị PCCC của lực lượng dân phòng. Có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC sử dụng thành thạo các trang thiết bị đã được trang bị, tránh mất mát, hư hỏng.

Thứ ba, làm tốt việc quản lý phương tiện PCCC theo quy định, tránh mất mát, thất lạc. UBND các phường cần đánh giá kết quả đầu tư cho hoạt động PCCC trong 05 năm trở lại đây (giai đoạn 2010 – 2015), từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, đảm bảo kinh phí hoạt động PCCC của địa phương mình, như: đảm bảo cơ sở hạ tầng về PCCC (giao thông, nguồn cấp nước chữa cháy, thông

tin báo cháy...), đảm bảo kinh phí cho lực lượng dân phòng, kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phổ thông cho toàn dân và đặc biệt là tăng cường đầu tư cho lực lượng dân phòng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở địa phương. Đối với các doanh nghiệp phải tự đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức thực hiện công tác PCCC của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w