Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy đối với khu dân cư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 103 - 108)

chữa cháy đối với khu dân cư

Điều 31 Luật Phòng cháy và chữa cháy có quy định: Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp,

trưởng bản, tổ trưởng dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quận Hoàn Kiếm là địa bàn có nhiều khu phố cổ với 144 khu dân cư trong đó có nhiều khu dân cư có nguy hiểm về cháy, nổ do Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 quản lý. Đây cũng là nơi tập trung nhiều các cơ quan, ban ngành, khu vui chơi, giải trí…

Qua phân tích thực tiễn cho thấy, công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm còn rất nhiều hạn chế. Hiện tại hầu hết các phường đã xây dựng được phương án chữa cháy trong đó xác định được những đặc điểm có liên quan đến công tác PCCC như giao thông, nguồn nước, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, lực lượng, phương tiện chữa cháy và các phương án xử lý các tình huống cháy lớn.. song chưa được thường xuyên bổ sung cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ sở.

Việc thực tập phương án chữa cháy cũng còn rất nhiều hạn chế, tuy đã xây dựng xong phương án chữa cháy nhưng hầu hết các phường chưa tổ chức tốt công tác thực tập phương án chữa cháy theo quy định của Bộ Công an. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 với UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm về công tác này còn chưa thực sự hiệu quả… Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy của UBND phường theo chúng tôi cần chú ý một số vấn đề sau:

- UBND các phường cần chỉ đạo đội dân phòng phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC số 1 thường xuyên bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy đối với trụ sở các cơ quan, khu dân cư cho phù hợp với thực tiễn địa bàn, cơ sở. Đặc biệt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có nhiều khu phố cổ với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ…;

- Làm tốt việc bảo vệ phương án chữa cháy. Đội dân phòng trình bày toàn bộ các nội dung cơ bản của phương án chữa cháy, dự kiến phân công nhiệm vụ cho các lực lượng chữa cháy khi tham gia thực tập phương án chữa cháy;

- Làm tốt việc thực tập phương án chữa cháy, mỗi phương án chữa cháy phải được tổ chức định kỳ ít nhất một năm một lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC;

- Sau mỗi lần thực tập phương án chữa cháy thì UBND các phường phải làm tốt công tác rút kinh nghiệm chung để chỉnh lý, hoàn thiện phương án chữa cháy theo quy định.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài luận văn đã rút ra một số kết luận sau: Công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ PCCC của UBND phường. Kết quả của công tác này phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, liên quan chặt chẽ đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Với nhận thức đó, đề tài luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường đặc biệt tập trung làm rõ những yếu tố chủ yếu, trực tiếp ảnh hưởng, tác động tới hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng tình hình công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian vừa qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:

1. Luận văn đã làm rõ được khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của UBND phường trong quản lý Nhà nước về PCCC; hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường.

2. Luận văn đã đánh giá khái quát được tình hình và thực trạng công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội trong những năm qua, đồng thời rút ra được những kết quả đã đạt được, những tồn tại, thiếu sót trong công tác này và chỉ ra được nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, thiếu sót đó.

3. Luận văn đã đưa ra được những dự báo có tính khoa học có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trong những năm tới và đã xây dựng được hệ thống các giải pháp có cơ sở lý

luận và thực tiễn giúp UBND các phường có thể làm tốt công tác quản lý Nhà nước về PCCC và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình.

Với những kết quả nghiên cứu trên, hy vọng đề tài sẽ đem lại những ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đây là một đề tài rộng, quá trình tiến hành công tác này đòi hỏi luôn phải được cải tiến để phù hợp với tình hình thực tiễn. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô trong hội đồng và tất cả các đồng chí để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả các đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 – Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm đã cung cấp số liệu, cử cán bộ nhiệt tình giúp đỡ và thầy giáo hướng dẫn khoa học Đại tá, PGS.TS Đào Hữu Dân đã nhiệt tình hướng dẫn tác giả hoàn thành bản luận văn này./.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w