pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
Xác định công tác PCCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm, hàng năm UBND các phường đều ra các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường và các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2013, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 66/2013-TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an. Qua thực tế cho thấy, ở địa bàn phường nào mà có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cấp, các ngành thì ở đó công tác PCCC được tăng cường và triển khai có hiệu quả.
- Về số lượng các văn bản do UBND quận Hoàn Kiếm và UBND các phường ban hành
Thống kê từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015, Quận uỷ, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành 35 Kế hoạch, quyết định và 07 Chỉ thị có liên quan đến công tác PCCC&CNCH. Nội dung các Kế hoạch, quyết định và Chỉ thị đều tập trung vào việc đẩy mạnh công tác PCCC trên địa bàn, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC đối với khu dân cư, xây dựng lực lượng PCCC và đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC, các phương án, kế hoạch bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hoá, hội nghị quan trọng… Đặc biệt, ngày 15/2/2014, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã tham mưu với Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm ký quyết định số 112/QĐ-UBND về việc thành lập tiểu ban PCCC trực thuộc Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn do đồng chí Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1 làm Trưởng tiểu ban, đại
diện lãnh đạo các Phòng có liên quan trực thuộc UBND quận làm uỷ viên. Tiểu ban PCCC có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn quận Hoàn Kiếm về tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn, huy động sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân vào công tác PCCC, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ…
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, UBND các phường cũng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, làm định hướng chỉ đạo công tác PCCC trên địa bàn. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015, UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã ban hành 45 kế hoạch có liên quan, tập trung vào việc chỉ đạo các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền PCCC, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, xây dựng lực lượng PCCC… nhiều phường mỗi năm ban hành 3 - 4 văn bản chỉ đạo về PCCC, điển hình là phường Chương Dương, phường Hàng Buồm, phường Hàng Gai… Trong đó có thể thấy rằng, vai trò của Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 là cơ quan nòng cốt, tham mưu giúp Quận uỷ, UBND quận, UBND các phường ban hành các kế hoạch, chỉ thị về công tác PCCC trên địa bàn.
Một số văn bản điển hình chỉ đạo, lãnh đạo, định hướng công tác PCCC&CNCH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian vừa qua như:
+ Chỉ thị số 37-CT/QU ngày 10/12/2014 của Quận ủy Hoàn Kiếm về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quận;
+ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 07/5/2015 của UBND quận Hoàn Kiếm về thực hiện Chỉ thị số 37 của Quận ủy;
+ Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 15/2/2014 của UBND quận Hoàn Kiếm về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC&CNCH;
+ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 09/11/2012 của Ban Thường vụ quận uỷ Hoàn Kiếm về bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng, tạo sự chuyển biến tích cực trong trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2011 – 2015;
+ Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 06/6/2012 của UBND quận Hoàn Kiếm triển khai các biện pháp cấp bách về công tác PCCC;
+ Công văn số 831/UBND-VP ngày 03/10/2012 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc chấn chỉnh công tác PCCC trên địa bàn;
+ Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 09/10/2011 của UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cứu nạn, cứu hộ hằng ngày…
Hàng năm, vào dịp Tết nguyên đán và kỷ niệm những ngày lễ lớn, UBND các phường đều ban hành Kế hoạch tăng cường công tác PCCC dịp Tết nguyên đán và Kế hoạch tổ chức Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và CNCH. Thông qua đó, củng cố phong trào toàn dân PCCC, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các lực lượng nòng cốt…
Như vậy, thời gian qua UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trên địa bàn. Đã có nhận thức sâu sắc về công tác PCCC. Đây là những quan điểm, định hướng chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và là cơ sở pháp lý đối với công tác này.
- Về tổ chức thực hiện các văn bản
Việc thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo của UBND quận Hoàn Kiếm được các cấp, các ngành và UBND các phường trên địa bàn thực hiện nghiêm túc có hiệu quả, thể hiện ở việc ý thức chấp hành các quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy được nâng cao. Hàng năm UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đều ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị, cơ sở, khu dân cư đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy, hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ” và “Ngày toàn dân PCCC 4/10”. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở, khu dân cư; chỉ đạo các đơn vị thường xuyên trang bị các phương tiện chữa cháy, thường trực sẵn sàng cứu chữa các vụ cháy ngay từ khi mới phát sinh nhằm giảm tối đa thiệt hại do cháy gây ra. Đồng thời đôn đốc các ban ngành, tổ chức sơ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, các kế hoạch, chỉ thị của các cấp về công tác PCCC trên địa bàn. Kết quả ở việc các vụ
cháy trong những năm gần đây đã được kéo giảm (xem bảng 1). Lực lượng dân phòng đã dập tắt đám cháy ngay từ khi đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Đặc biệt, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn, UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan trường học, bệnh viện thành lập Ban Chỉ đạo về PCCC do 01 đồng chí lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo để thực hiện các yêu cầu về PCCC theo quy định. Ban Chỉ đạo PCCC đã bám sát các văn bản pháp luật về PCCC và yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC để tổ chức các hoạt động PCCC đạt hiệu quả cao; đã xây dựng, ban hành các nội quy, quy định về công tác đảm bảo an toàn PCCC, hướng dẫn thoát nạn tại các khu dân cư, hướng dẫn cho cán bộ, công nhân viên và Nhân dân thực hiện. Định kỳ tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có vi phạm về PCCC. UBND các phường đã thành lập Ban Chỉ đạo PCCC do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường trực tiếp làm Trưởng Ban và chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự phường, Công an phường, các ban ngành, các cơ quan, đoàn thể, cơ sở, khu dân cư xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy và CNCH khi xảy ra cháy lớn hoặc các thảm họa do thiên tai gây ra…
Lãnh đạo UBND các phường cùng các đơn vị có liên quan đặc biệt là Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đã thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra công tác PCCC tại các cơ sở trọng điểm như: Trung tâm thương mại Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, các khu vui chơi giải trí tập trung đông người, các khu dân cư có nguy hiểm về cháy nổ… sau kiểm tra đã kịp thời rút kinh nghiệm với người đứng đầu cơ sở nhằm đề cao trách nhiệm trong thực hiện công tác PCCC, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thống kê từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015, UBND các phường đã chỉ đạo các lực lượng và phối hợp 122 lượt với Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra 156 cơ sở trọng điểm về PCCC trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; kiểm tra về việc thực hiện chính sách pháp luật về PCCC trên địa bàn 18 phường. Qua kiểm tra đã phát hiện những vi phạm, hướng dẫn khắc phục gần 320 hạn chế, thiếu sót về công tác PCCC. Điển
hình là phường Tràng Tiền, phường Hàng Buồm đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 tổ chức kiểm tra trụ sở các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn đặc biệt là trụ sở các trường học, bệnh viện, các khu dân cư có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ. Qua kiểm tra phát hiện nhiều cơ sở giáo dục, bệnh viện vi phạm các quy định về PCCC như: phương tiện chữa cháy hoạt động không hiệu quả, chưa thành lập đội PCC cơ sở, chưa ban hành nội quy, quy định PCCC, chưa có hồ sơ quản lý công tác PCCC… qua đó kiến nghị khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao từ của UBND quận Hoàn Kiếm đối với các ban ngành đặc biệt là UBND các phường đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở và quần chúng Nhân dân. Công tác PCCC ở nhiều phường đã được chú trọng, hầu hết các đơn vị, cơ sở đã tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập kiến thức pháp luật và biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC; gắn kết quả triển khai thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy vào thành tích thi đua hàng năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; thực hiện và duy trì thường xuyên các điều kiện an toàn về PCCC tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư; ban hành và niêm yết các nội quy, quy định về PCCC để mọi người thực hiện.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của một số UBND phường còn mang tính hình thức, chưa triển khai quyết liệt, triệt để; sau khi ban hành văn bản chỉ đạo thì chưa tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và chỉ đạo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Đáng chú ý là UBND một số phường chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản khác có liên quan. Việc tổ chức sơ kết, tổng kết công tác PCCC, thực hiện chế độ báo cáo về công tác PCCC hàng năm UBND không được thực hiện nghiêm túc, còn làm cho qua loa, đại khái. Chưa tổ chức tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch công tác lớn về PCCC vào các dịp trọng điểm như Tết nguyên đán, hội thao nghiệp vụ chữa cháy, mùa lễ hội hoặc các sự kiện lớn do Đảng, Nhà nước tổ chức trên địa bàn…
- Về việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC đối với khu dân cư
Qua thống kê của Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 cho thấy, hiện nay trong tổng số 18 phường của quận Hoàn Kiếm có tới 144 khu dân cư trong đó có tới 48 khu dân cư trong diện nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý, đặc biệt khu dân cư tại các phường Đồng Xuân, phường Hàng Buồm, phường Hàng Gai, phường Chương Dương, Hàng Mã (xem bảng 2.2). Đây là những địa bàn có mật độ dân cư cao, tập trung nhiều các kho hàng của các hộ dân cư...
Nhận thức được tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của các khu dân cư này. Trong những năm gần đây, UBND các phường đều làm tốt công tác đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC đối với các khu dân cư. Đã kiên quyết khắc phục hạn chế, thiếu sót về hệ thống điện, hệ thống gas, từng bước giải quyết vấn đề về lối vào cho xe chữa cháy, lối thoát nạn băng cách yêu cầu các hộ kinh doanh trên địa bàn tháo dỡ các biển quảng cáo, các vật dụng cả trở hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh. Đặc biệt, tại các khu dân cư của phường Hàng Đào đã giải quyết cơ bản lối vào cho xe chữa cháy được UBND quận Hoàn Kiếm đánh giá cao…
+ Về giao thông phục vụ chữa cháy
Trên toàn quận hiện có 166 tuyến đường, phố, hầu hết các tuyến đường, phố trên địa bàn xe chữa cháy đều có khả năng tiếp cận được. Có 875 ngõ, trong đó 30 ngõ xe chữa cháy vào được; 845 ngõ xe chữa cháy không thể vào được, chiếm 88%. Có 874 ngõ có chiều dài dưới 200m và 01 ngõ có chiều dài trên 200m.
Qua nghiên cứu cho thấy: Một số tuyến phố do Nhân dân lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán rất khó khăn về lối vào cho xe chữa cháy như tuyến phố Nguyễn Thiện Thuật, Cầu Đông. Các ngõ xe chữa cháy không thể vào được vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm đến 88%). Các tuyến phố ngắn, hẹp, có nhiều ngõ sâu, mật độ tham gia giao thông đông, mật độ dân cư đông 30.000 người/01km2. Đây là những khó khăn trong việc đảm bảo các điều kiện chữa cháy của UBND các phường, đòi hỏi thời gian tới phải tiếp tục nghiên cứu, tìm ra hướng giải quyết, khắc phục những vấn đề này.
+ Về nguồn nước phục vụ chữa cháy
Trên địa bàn toàn quận hiện có 17 trụ lấy nước phục vụ chữa cháy trong đó 11 trụ ba họng, 6 trụ hộp. Thống kê cũng cho thấy trong tổng số 17 trụ nước chữa cháy chỉ có 14 trụ lấy được nước, 03 trụ không lấy được nước đó là trụ nước tại số 37 Hàm Tử Quan, phường Phúc Tân (không có nước), trụ nước trước cửa chợ Hàng Da, phường Cửa Đông (bị kẹt ty) và trụ nước tại số 410 Bạch Đằng, phường Chương Dương (bị mất trụ). Đây là những khó khăn về các điều kiện phục vụ chữa cháy. Trên địa bàn quận hiện có 02 bể nước chữa cháy với khoảng 100m3 tại vườn hoa Cổ Tân và vườn hoa Lê Thạch. 02 Bến lấy nước ở Hồ Hoàn Kiếm (số 75 Đinh Tiên Hoàng và số 1 Lê Thái Tổ; xe chữa cháy hút được nước), Hồ Thiền Quang (xung quanh hồ đều có thể triển khai được máy bơm hút nước).
Qua phân tích cho thấy nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận thiếu nghiêm trọng, hiện tạị trên toàn quận mới có 17 trụ cấp nước chữa cháy (khoảng cách giữa các trụ từ 500m đến 800m gây khó khăn cho đường dẫn nước chữa cháy), áp lực nước tại các trụ ở nhiều khu vực tuyến phố không ổn định, thậm chí không có nước. Việc duy tu, bảo dưỡng chưa thực hiện thường xuyên nhiều trụ bi mất nắp, kẹt ty. Bể dự trữ nước bị mất khóa, nước bị lấy sai mục đích, làm vỉa hè cao nên xe chữa cháy không vào lấy được nước. Bến lấy nước tại hồ