Quận Tây Hồ được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ nằm trong khu vực Thành phố trung tâm và được xác định là trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Đảng bộ, chính quyền quận Tây Hồ. Vì vậy, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hàng đầu, đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế vững mạnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” cho luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN THẾ DUẨN
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60340410
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS MAI VĂN BƯU
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Duẩn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốcHọc viện Chính trị khu vực I đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập;Cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, Ban Đàotạo sau Đại học; Cảm ơn lãnh đạo Quận ủy, UBND, Ban Tổ chức quận ủy và phòngNội vụ quận Tây Hồ Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PSG, TS.Mai Văn Bưu, đã giúp em trong quá trình hoàn thành Đề tài Luận văn Bản thân em
đã cố gắng song do năng lực, điều kiện còn hạn chế không tránh khỏi những thiếusót Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy cô giáo, cơ quanquản lý để em hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thế Duẩn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
1.1 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN 5
1.1.1 Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 5
1.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 7
1.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 8
1.1.4 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 10
1.2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN 14
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 14
1.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 15
1.2.3 Yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 31
1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
1.3.1 Kinh nghiệm trong công tác đào tạo công chức ở Anh 33
1.3.2 Một số kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng 34
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho quận Tây Hồ 36
Trang 5Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN
Ở QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2010-2014) 38
2.1 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN Ở TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 38 2.1.1 Khái quát về quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 38 2.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 -2014 40
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN Ở QUẬN TÂY
HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 60 2.2.1 Công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 60 2.2.2 Công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 62 2.2.3 Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
ở quận Tây Hồ 66 2.2.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 67 2.2.5 Công tác bố trí sử dụng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh
tế ở quận Tây Hồ 69 2.2.6 Công tác đánh giá cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 73 2.2.7 Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 75 2.2.8 Tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế quận Tây Hồ 76
Trang 6Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN Ở QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN Ở TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015-2020 79 3.1.1 Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế 79 3.1.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế xuất phát từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quận và yêu cầu của nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường .80 3.1.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở Tây Hồ phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa các thế hệ cán bộ, công chức phù hợp với quá trình lịch sử 81 3.1.4 Xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động thực tiễn 81 3.1.5 Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 82
3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN Ở TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015-2020 83 3.2.1 Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo chức danh cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 83
3.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế ở quận Tây Hồ 85 3.2.3 Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn, tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi 87
Trang 73.2.4 Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế ở quận Tây Hồ 88
3.2.5 Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở quận Tây Hồ 89
3.2.6 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận 93
3.2.7 Xây dựng môi trường công tác lành mạnh và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế 96
3.2.8 Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế 100
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI TRUNG ƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 101
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu cán bộ, công chức theo khối giai đoạn 2010 -2014 41
Bảng 2.2: Số liệu cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận theo các phòng chức năng 45
Bảng 2.3: Trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức QLNN quận Tây Hồ cán bộ, công chức QLNN cấp quận, giai đoạn 2010-2014 49
Bảng 2.4: Trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức 50
QLNN về kinh tế quận Tây Hồ 50
Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức QLNN cấp quận 55
Bảng 2.6: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận 57
Bảng 2.7: So sánh chất lượng cán bộ quy hoạch khối QLNN 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sự biến động về số lượng cán bộ, công chức theo các năm 43
Biểu đồ 2.2: Biến động trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN cấp quận, giai đoạn 2010-2014 54
Biểu đồ 2.3: Biến động trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, giai đoạn 2010-2014 53
Biểu đồ 2.4: Sự biến động cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức QLNN theo độ tuổi, giai đoạn 2010-2014 56
Biểu đồ 2.5: Sự biến động cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế theo độ tuổi, giai đoạn 2010-2014 58
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách
mạng, “là cái gốc của mọi công việc”, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức gắn với nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém”[ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , tr.273] Nghịquyết Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đã đặt vấn đề xây dựng đội ngũcán bộ là công việc hệ trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước Việc xây dựng đội ngũcán bộ “vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trítuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”[ Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ I X, tr.141] đang là mối quan tâm hàng đầu và là điều kiệnsống còn của Đảng và Nhà nước ta
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã cónhững chuyển biến quan trọng, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyểnsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước cũng có những thay đổi đáng kể Chức năng mới, nhiệm vụ mớiđòi hỏi phải tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước, mà nhiệm vụ quan trọnghàng đầu là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ,công chức quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng có đủ phẩm chất, trình độ và nănglực trong quản lý nền kinh tế thị trường
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước vềkinh tế bước đầu đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, vềquản lý nhà nước, hành chính, pháp luật, ngoại ngữ, … Tuy nhiên so với yêu cầu,nhiệm vụ mới đang đặt ra, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhànước về kinh tế hiện nay chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Về năng lực xây dựngchính sách, tổ chức điều hành, thực thi công vụ còn hạn chế, thiếu cán bộ khoa học,chuyên gia giỏi, cộng với xu hướng cạnh tranh, thu hút nhân tài từ khu vực kinh
Trang 10tế nước ngoài và kinh tế tư nhân đang làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức quản lý nhà nước về kinh tế chậm được cải thiện Mặt khác, vẫn còn một bộphận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, biểuhiện là bệnh quan liêu, hách dịch và tham nhũng
Quận Tây Hồ được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995, nằm ở phía TâyBắc của thành phố Hà Nội Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đếnnăm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ nằm trong khu vực Thành phố trung tâm vàđược xác định là trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ và là vùng bảo vệ cảnh quanthiên nhiên của Thủ đô Hà Nội Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Đảng
bộ, chính quyền quận Tây Hồ Vì vậy, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
-xã hội, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng
và cấp bách hàng đầu, đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế vững mạnh, đồng
bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” cho luận
văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học liênquan đến nội dung của đề tài này Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII; Nghị quyết
Trung ương 3, 7 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 6, khóa IX, Nghị quyết Trungương 9, khóa X);
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ, năm 1997), đề tài cấp
Bộ: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức;
- Trần Huy Sáng (1999), Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế ở các huyện (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội);
Trang 11- GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), đề tài nghiên cứu
khoa học, công nghệ cấp Nhà nước: Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước;
Lê Khắc Ngọc (2008), Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học Viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nước về kinh tế cấp cơ sở tỉnh Thanh Hóa;
- Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ “Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy
Nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay” Tạp
chí Cộng sản, Số 22 (142) năm 2007; “Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức” Tạp chí Cộng sản, Số 22 (166) năm 2008;
- Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ “Công tác cán bộ trong tình
hình mới” Tạp chí Xây dựng Đảng, mục Lý luận - Thực tiễn - Kinh nghiệm Địa
chỉ http://w.w.w.xaydungdang.org.vn; cập nhật ngày 05 tháng 6 năm 2008
Các công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việcxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, về đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế nói riêng Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu riêng về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quậnTây Hồ, thành phố Hà Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của Luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháphoàn thiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh
tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa có bổ sung cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcquản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở Việt Nam;
- Phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcquản lý nhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế cấp quận, xét trên hai mặt chủ yếu:
- Tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ởcác khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm,luân chuyển và bộ máy quản lý cán bộ, công chức
- Cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức
* Phạm vi nghiên cứu: Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Thời gian nghiên
cứu, khảo sát thực trạng là giai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020,định hướng đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác-Lênin vận dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương
- Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu liên quan
- Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống,
so sánh, thống kê dựa trên những tài liệu, tư liệu, báo cáo, kết luận, … của địaphương và toàn quốc
6 Đóng góp của luận văn
- Khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lýnhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong giai đoạnhiện nay Góp phần hoàn thiện khung lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức quản lý nhà nước về kinh tế tại cấp quận ở nước ta
- Đánh giá một cách thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lýnhà nước về kinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước vềkinh tế cấp quận ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đến năm 2020
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaLuận văn được kết cấu thành 3 chương
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
CẤP QUẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN
1.1.1 Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
* Cán bộ là khái niệm quen thuộc trong đời sống chính trị, xã hội Khái niệm
cán bộ thường được hiểu theo hai nghĩa: Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụchuyên môn trong cơ quan nhà nước; cán bộ là người làm công tác có chức vụ trongmột chính quyền, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [ Từđiển tiếng Việt, tr.125-126]
Hay cụ thể hơn: Cán bộ là người làm công tác, có nghiệp vụ chuyên môn trongmột cơ quan, một tổ chức của hệ thống chính trị, có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên;cán bộ là người làm công tác có chức vụ, phân biệt với người không có chức vụ, trongcác cơ quan, tổ chức, của hệ thống chính trị [12, tr.315]
Hệ thống chính trị ở nước ta dựa trên nguyên tắc cơ bản “tất cả quyền lựcthuộc về nhân dân”, là hệ thống tổ chức mà qua đó nhân dân lao động thực hiệnquyền lực chính trị của mình Hệ thống đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Vì vậy, nói đến cán bộ là nói tớinhững người công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống chính trị
* Công chức: Khái niệm công chức gắn liền với chế độ công chức ra đời ở các
nước tư bản phương Tây, từ nửa cuối thế kỷ XIX Công chức được hiểu là nhữngcông dân được tuyển dụng bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công
sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ở ngoài nước, đãđược xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [10, tr.12]
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, bổ sung sửa đổi một số điều
Trang 14năm 2003 thì những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng theo chế độhợp đồng lao động, tập sự hoặc được bổ nhiệm làm quản lý trong các doanh nghiệpNhà nước nhưng không hưởng lương từ ngân sách, không theo chế độ tuyển dụngthì không phải là công chức
Luật cán bộ, công chức được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam công bố ngày 28-11-2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, quy định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
[ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ]
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ].
“Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam ].
Trang 15* Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan QLNN có chức năng,thẩm quyền nhất định đối với các quá trình kinh tế, các đơn vị kinh tế cơ sở, cácngành, địa phương, vùng kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông quapháp luật, chính sách, công cụ, lực lượng vật chất và tài chính, ở tất cả các lĩnh vực,các thành phần kinh tế nhằm mục tiêu định trước Trong xu thế mới hiện nay, vaitrò của QLNN ngày càng quan trọng Song, vai trò đó có được phát huy hay khôngcòn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta không có bộ máy riêng Bộ máyQLNN về kinh tế là một bộ phận cán bộ, công chức chuyên về QLNN về kinh tếtrong hệ thống bộ máy QLNN nói chung
Vậy có thể hiểu: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là những người làm
việc trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế Hay nói cách khác đó chính là bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế.
1.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có thể phân loại theo nhữngtiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và mục đích nghiên cứu
Dựa vào vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế người ta chia thành 3 nhóm: Nhóm các nhà hoạch định chính sách kinh tế; nhóm các
chuyên gia phân tích kinh tế; nhóm các nhân viên nghiệp vụ - kỹ thuật
Dựa vào phân cấp quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế được phân thành 3 loại: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp Trung ương; cán bộ, công
chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện; cán
bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp xã, phường, thị trấn
Theo cấp bậc quản lý của hệ thống, đội ngũ này được phân thành: Nhóm cấp
cao; nhóm cấp trung; nhóm cấp cơ sở
Trang 16Dựa vào lĩnh vực, ngành nghề phân chia đội ngũ này thành cán bộ, công chức QLNN về kinh tế thành: ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch
vụ, tài chính, …
Cách phân phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, nhất là ởcấp quản lý trung gian và cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tếcòn kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác
Từ khái niệm và cách phân loại cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có thềxác định cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận bao gồm những người làmviệc trong các cơ quan, đơn vị sau:
- Thường trực HĐND, UBND quận (Chủ tịch và các Phó chủ tịch)
- Văn phòng HĐND & UBND quận
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Kinh tế
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Tư pháp
- Thanh tra
- Phòng Quản lý đô thị
- Thanh tra xây dựng
Sự phân chia theo cấp độ phòng, ban trên đây cũng chỉ mang tính tương đối và đạidiện Thực tế, còn phụ thuộc vào quy định tổ chức hành chính của Chính phủ trongtừng giai đoạn và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương
1.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Ngày nay các quốc gia trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng củanguồn tài nguyên nhân lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.Với vai trò là những người hoạch định chính sách và quản lý các sự vụ công, độingũ cán bộ, công chức nhà nước là lực lượng quan trọng, dẫn đường cho công cuộc
Trang 17phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, côngchức nhà nước là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Nhà nước, đến nănglực cạnh tranh của mỗi quốc gia
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò QLNN về kinh tế có xu hướng tăng lên
Sự vận hành của hệ thống chính sách và các công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả haykhông phần lớn phụ thuộc vào khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chứcQLNN về kinh tế Nước ta đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, vì vậy, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế ngàycàng nổi trội, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành cônghay thất bại của sự nghiệp đổi mới đất nước Vai trò đó được thể hiện như sau:
- Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoạchđịnh đường lối, chiến lược, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chínhsách, cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật kinh tế trong phạm vi cả nước, từngngành, từng lĩnh vực, từng địa phương
- Là bộ phận quan trọng trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiệnđường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước; là đội ngũ tiếp thu, chọn lọc, tổngkết thực tiễn, góp phần hoàn thiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế
- Là đội ngũ đảm nhiệm phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội của bộ máynhà nước, mà trước hết là việc thực hiện các chức năng quản lý như: dự báo, kếhoạch, tổ chức điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh, …
- Là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện và sử dụng công cụ,thực lực kinh tế để quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế, mọi quốc gia phải luôn có những điều chỉnh linh hoạt về cơ chế, chính sách đểkhai thác những lợi thế, hạn chế yếu tố bất lợi và phải phù hợp với luật pháp, quyđịnh, thông lệ quốc tế Vì vậy, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh
tế càng trở nên quan trọng và được thể hiện:
- Các mô hình phát triển kinh tế trên thế giới ngày càng trở nên đa dạng và phức tạphơn, việc lựa chọn con đường đi đúng đắn, phù hợp với thực tế khách quan trong
Trang 18nước và quốc tế phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.
- Sản xuất xã hội ngày càng phát triển toàn diện khiến cạnh tranh trên thịtrường càng quyết liệt, làm tăng nhanh số lượng các phương án quản lý, vì vậy việclựa chọn phương án tối ưu trở nên khó khăn, phức tạp hơn Đòi hỏi đội ngũ cán bộ,công chức QLNN về kinh tế phải có có tài năng, có trình độ để có thể lựa chọnđược những phương án tốt nhất
- Sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới gồm cả thông tin quản lý đã vàđang được mở rộng, đòi hỏi cán bộ, công chức QLNN về kinh tế phải có đủ nănglực xử lý thông tin để có thể ra quyết định một cách có hiệu quả
- Sự đổi mới trong bản thân hệ thống quản lý từ cơ cấu kinh tế, cơ chế quản
lý, bộ máy quản lý đòi hỏi cán bộ, công chức QLNN về kinh tế phải vừa đổi mớikiến thức, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, vừa nâng cao trách nhiệm quản lý,lãnh đạo, ở tất cả các khâu, các cấp quản lý
1.1.4 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
1.1.4.1 Yêu cầu về chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước cùng với tác động của kinh tếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ, công chức QLNN về kinh tếphải đáp ứng những tiêu chuẩn mới, khác căn bản so với thời kỳ trước đây Vì vậy,ngoài tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cần xây dựng tiêu chuẩn cụ thểđối với từng loại cán bộ, công chức trong từng lĩnh vực công tác Tiêu chuẩn cán
bộ, công chức là cơ sở để thực hiện các khâu từ tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, sửdụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận phải đảm bảo những yêu cầu sau:
* Về phẩm chất: Phẩm chất là nền tảng làm nên giá trị của cán bộ, công
chức Bao gồm phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức
- Về phẩm chầt chính trị: Phẩm chầt chính trị là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa
Trang 19quan trọng đối với tất cả cán bộ, công chức Biểu hiện cao nhất, tập trung nhất về phẩmchất chính trị của từng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận hiện nay là nắmvững, quán triệt được quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Phải có khả năng cụ thểhóa quan điểm, đường lối vào nội dung quản lý, phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh
tế - xã hội của địa phương
Phẩm chất chính trị không trừu tượng, khó hiểu mà phải được thể hiện ởnhững việc làm, những đóng góp và cống hiến của người cán bộ, công chức vào sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Cán bộ, công chức QLNN cấp quận là một bộ phận của cán bộ, công chứcnói chung, vì vậy, phải đảm bảo những yêu cầu về phẩm chất chính trị cho mỗi cán
bộ, công chức nói chung là:
Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hànhchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đónggóp cho công cuộc đổi mới đất nước
Có quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh và kiên định thựchiện nhiệm vụ được giao Có ý chí vươn lên, có khả năng làm giàu cho tập thể, xãhội, gia đình và bản thân Làm giàu theo nghĩa đầy đủ nhất là giàu về tri thức, vềđạo đức, lối sống và giàu có về đời sống vật chất
Năng động, sáng tạo trong công việc; có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý,
tự đánh giá kết quả công việc của bản thân; biết quản lý, đánh giá đúng cán bộ cấpdưới; biết tạo sự đồng thuận trong công việc, có khả năng biến nhận thức của mìnhthành nhận thức chung của mọi người, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi ngườitham gia, có uy tín đối với đồng nghiệp và bạn bè
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp
quận ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng cònđòi hỏi những phẩm chất, đạo đức theo tiêu chuẩn sau:
Sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức của một công dân Lấy việcgương mẫu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơbản, phải luôn gương mẫu trước nhân dân Đồng thời mỗi cán bộ, công chức phải
Trang 20tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phải liêm khiết, khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi Vì cán bộ,công chức QLNN về kinh tế là những người thường xuyên tiếp xúc với những vấn
đề kinh tế, gắn liền với lợi ích vật chất Đặc biệt đối với cấp quận là vấn đề quản lýđất đai, quản lý các dự án trên địa bàn, Nếu cán bộ, công chức không giữ đượcphẩm chất đạo đức tốt rất dễ dẫn đến việc lợi dụng chức quyền, nhũng nhiễu nhằmthu lợi cho bản thân
Phải biết chăm lo cho mọi người, tập thể, cộng đồng biểu hiện qua việc làm phảicông bằng, công tâm, khách quan, có văn hóa, tôn trọng và yêu thương con người
* Về năng lực chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý
Năng lực của cán bộ quản lý là khả năng hoàn thành có kết quả một loại hoạtđộng nhất định Năng lực được chia thành hai nhóm: năng lực chuyên môn và nănglực tổ chức quản lý
- Về năng lực chuyên môn
Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý, biết sửdụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, các cán bộ chuyên môn dưới quyền
Có kiến thức khoa học quản lý hiện đại, có phương pháp làm việc chuyênnghiệp ở mọi cấp quản lý; có kiến thức về kinh tế thị trường; kiến thức về kinh tếhọc, Luật kinh tế, thị trường tài chính,…
Trong hoạt động quản lý phải biết xuất phát từ thực tế sản xuất, thực tế củađịa phương, thực tế đời sống kinh tế - xã hội để tìm lời giải, biện pháp cụ thể, tránhgiáo điều, sách vở
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cần phải
có kiến thức về luật pháp quốc tế; có trình độ ngoại giao, ngoại ngữ, tin học để có thể cậpnhật những thông tin mới, bổ sung những tri thức mới của nhân loại
Ngoài những yêu cầu chung nói trên, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấpquận, huyện còn cần phải am hiểu về địa phương, hiểu biết về phong tục, tập quán, conngười của địa phương và có khả năng truyền đạt, thuyết phục người dân
- Về trình độ tổ chức quản lý
Trang 21Là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sátnắm được các nhiệm vụ từ tổng thể tới chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt độngđồng bộ, có hiệu quả.
Là người bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán, dứt khoát trong công việc, có kếhoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch
Là người năng động, sáng tạo, tháo vát, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ,dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tìnhhuống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ
Khi có tổ chức bộ máy sẽ đòi hỏi về mặt số lượng cán bộ, công chức phù hợp
để vận hành Đối với cơ quan hành chính cấp quận, số lượng cán bộ, công chứcthực hiện theo chỉ tiêu biên chế hàng năm do Ban Thường vụ Thành ủy quy định.Ban tổ chức quận và phòng Nội vụ quận giúp Ban Thường vụ quận và Thường trựcUNBD quận trực tiếp quản lý đội ngũ này Hàng năm, căn cứ vào việc dự báo sốlượng, yêu cầu công việc và năng lực cán bộ, công chức hiện có để xác định chỉ tiêubiên chế nhằm đảm bảo đúng, đủ về số lượng cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầuhoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương
1.1.4.3 Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Cơ cấu cán bộ, công chức phải đủ theo ba độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa,chuyển tiếp giữa các thế hệ Thông thường được phân theo ba nhóm tuổi: dưới 30tuổi; từ 30 đến 50 tuổi (với nam) và đến 45 (với nữ); từ 50 đến 60 tuổi (với nam) vàđến 55 tuổi (với nữ)
Trang 22Đảm bảo cơ cấu hợp lý về giới tính, dân tộc, lãnh thổ …trong tình hình hiệnnay, cơ cấu cán bộ, công chức phải ưu tiên nâng dần tỷ lệ cán bộ, công chức nữ,người dân tộc thiểu số.
Cơ cấu hợp lý về lĩnh vực, ngành nghề được đào tạo của đội ngũ cán bộ, côngchức QLNN về kinh tế đảm bảo phù hợp với đặc thù ở mỗi cơ quan, đơn vị
Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các nhóm cán bộ, công chức QLNN về kinhtế: nhóm lãnh đạo, quản lý; nhóm cán bộ, công chức tham mưu, thừa hành và nhómcán bộ, công chức có tính chất phục vụ…
Việc xác định cơ cấu cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận trong từngthời kỳ được xây dựng trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển chung của cấpThành phố và căn cứ vào vị trí, đặc điểm, tình hình cụ thể của quận
1.2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP QUẬN
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
1.2.1.1 Khái niệm xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận làquá trình chính quyền cấp quận thực hiện đồng bộ các hoạt động từ xác định tiêuchuẩn, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đến sử dụng, đánh giá và tạo độnglực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm phát triển đội ngũ cán bộ,côngchức về số lượng chất lượng và cơ cấu hà hiệu quả công tác, dưới sự lãnh đạo Đảng
ủy cấp quận
1.2.1.2 Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế nhằm hình
thành và phát triển đội ngũ công chức đáp ứng tốt nhất yêu cầu về số lượng, chấtlượng và cơ cấu cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội
Sự nghiệp phát triển kinh tế cần có đội ngũ những cán bộ công chức quản lý
Trang 23kinh tế không chỉ có phẩm chất đạo đực tốt, có lòng trung thành với Đảng và nhândân mà còn cần có năng lực chuyên môn, nhất là năng lực quản lý kinh tế.
Nâng cao năng lực quản lý kinh tế và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộcông chức quản lý kinh tế là mục tiêu quan trọng, là tiêu chí đánh giá chủ yếu côngtác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
1.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
1.2.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Khâu đầu tiên, hết sức quan trọng trong công tác cán bộ là việc xác định cho
rõ hệ tiêu chuẩn của từng loại hình cán bộ, công chức Đây có thể coi là thước đo, làcăn cứ để thực hiện các khâu trong công tác cán bộ Nếu không xây dựng được hệtiêu chuẩn phù hợp sẽ rất khó tiến hành quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, đánh giácán bộ một cách chuẩn xác
Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức là những yêu cầu cụ thể, chi tiết đặt
ra cho mỗi loại cán bộ, công chức trên cơ sở những quy định về đức, về tài mà mỗicán bộ, công chức cần có Dựa vào những tiêu chuẩn này, các cơ quan quản lý cóthẩm quyền xem xét đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, cán bộ,công chức hoặc để các thành viên tham gia bầu cử lựa chọn người để bầu vào cơquan lãnh đạo; mặt khác cũng là căn cứ, là mục tiêu để mỗi cán bộ, công chức tựrèn luyện, phấn đấu nhằm hoàn thiện bản thân
Việc xây dựng và cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, công chức phải được xuấtphát từ những quan điểm, nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về công tác cán bộ; đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cách mạngtrong từng thời kỳ nhất định, vào vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng loại tổ chức,từng chức danh cán bộ
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quậntrong thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng, trước hết là “có tinh thần yêu nước
Trang 24sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Không thamnhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật.Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tínnhiệm Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn,
đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao” [28] Các tiêu chuẩn đó có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cảđức và tài, trong đó đức là “gốc”
Trong thực tế, cần lưu ý phân biệt rõ giữa điều kiện và tiêu chuẩn cán bộ, côngchức Điều kiện là những yếu tố cần, yếu tố bắt buộc phải có đối với mỗi cán bộ, côngchức; tiêu chuẩn bao hàm nội dung rộng hơn, đầy đủ hơn, là thước đo chất lượng của cán
bộ, công chức Khắc phục tình trạng lấy điều kiện cần có của cán bộ, công chức nhưbằng cấp, học vị, độ tuổi, quá trình công tác,… để thay thế cho những tiêu chuẩn nhưphẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực công tác, …
Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân ởquận, huyện còn phải: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấpcông nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổngkết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; có khả năngthuyết phục được nhân dân tổ chức thực hiện Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo
vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Gươngmẫu về đạo đức, lối sống Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợpquần chúng, đoàn kết cán bộ Có kiến thức về khoa học lãnh đạo quản lý Bên cạnh
đó, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể cần được học tập có hệ thống ở cáctrường của Đảng; có kinh nghiệm qua hoạt động thực tiễn [18]
1.2.2.2 Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
Trang 25nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công táccán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đápứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài ”[4].
* Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là
- Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tìnhtrạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển
và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ
và sự ổn định chính trị
- Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng,xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệthống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyênmôn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước [2]
Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện làquá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựngđội ngũ trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chínhtrị của địa phương Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấpquận, huyện phải xuất phát từ mục tiêu, kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thốngquản lý Xuất phát từ chức năng quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy để xây dựng quyhoạch, từ đó xác định số lượng cán bộ, công chức từ nguồn bên trong và nguồn bênngoài hệ thống; có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và đánhgiá cán bộ, công chức bên cạnh công tác quy hoạch
* Yêu cầu quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
- Tuân thủ các nguyên tắc về công tác cán bộ của Đảng Nắm vững các quanđiểm, mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chuẩn và các giải pháp về công tác cán bộ của thời kỳđổi mới
- Quy hoạch đảm bảo tính hệ thống giữa các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới là cơ
sở cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên tạo điều kiện thực hiện tốt quy hoạch
Trang 26cấp dưới Quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện phải gắnvới quy hoạch chung, mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức toàn quận, huyện
và các khâu trong công tác cán bộ nhằm đạt được cơ cấu cán bộ hợp lý, bố trí kết hợp 3
độ tuổi, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi cao
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có và nguồncán bộ, dự báo được yêu cầu sắp tới để có phương án quy hoạch mang tính hệ thống,
cơ bản, lâu dài, phát hiện những cán bộ trẻ có triển vọng từ hoạt động thực tiễn Tạomôi trường bình đẳng về điều kiện và cơ hội để cán bộ được rèn luyện, phấn đấu vàtrưởng thành
- Quy hoạch đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khách quan, vừa tạo nguồn đểđào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, vừa tạo động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu vươn lên;vừa mang tính nhất quán, khoa học nhưng không cứng nhắc, khép kín Thực hiện quyhoạch “động” và “mở” một cách linh hoạt, một chức danh có thể quy hoạch nhiềungười, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh, đồng thời phải luôn xem xét,đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm
* Quy trình quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện: từnhững yêu cầu chung đối với cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện đãtrình bày ở phần trên (mục 1.2.2.1) mỗi địa phương căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán
bộ, điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương mình để xây dựng những tiêuchuẩn cụ thể làm căn cứ đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế
- Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và kết quả công tác
cụ thể, tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình đội ngũ cán
bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện trên các mặt: số lượng, chất lượng(trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, QLNN, quản lý kinh tế ), cơ cấu(giới tính, tuổi, ngành, vùng, )
- Dự báo nhu cầu cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện chotừng thời kỳ được căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý
Dự báo nhu cầu cán bộ, công chức không chỉ là về số lượng hoặc các chức danh mà
Trang 27quan trọng hơn là cơ cấu cán bộ, công chức và đặc biệt là yêu cầu về năng lực, trình độchuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, …
- Xác định nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấpquận, huyện Đối tượng của nguồn bổ sung được xác định theo phương châm “động” làsau mỗi kỳ kiểm điểm, đánh giá cán bộ, công chức có điều chỉnh bổ sung nhân tố mới,đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn; và “mở” lànguồn cán bộ quy hoạch không chỉ khép kín trong mỗi địa phương, đơn vị mà được mởrộng không hạn chế ở cơ quan, đơn vị với điều kiện đáp ứng được các tiêu chuẩn vàyêu cầu đặt ra Khi lập nguồn bổ sung cần chú ý đến các đối tượng chính sách: con emgia đình có công với cách mạng, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, …
- Quy trình xây dựng quy hoạch phải đảm bảo mở rộng dân chủ, khách quan trong việcphát hiện nguồn, lấy kết quả nhận xét đánh giá cán bộ thường xuyên và định kỳ hàngnăm làm cơ sở để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch Quy hoạch phải đạt được cơ cấuhợp lý như bố trí kết hợp giữa 3 độ tuổi, thực hiện trẻ hóa, độ tuổi trung bình khóa sauthấp hơn khóa trước, có tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số thích hợp
- Thực hiện và quản lý quy hoạch: trên cơ sở quy hoạch cần xây dựng và thựchiện tốt các kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, kế hoạch luânchuyển cán bộ, công chức và kế hoạch sắp xếp, bố trí cán bộ dự nguồn vào các vị trítheo yêu cầu quy hoạch
- Kiểm tra, tổng kết, nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: qua kiểmtra, đánh giá để kịp thời có những biện pháp xử lý tình huống và điều chỉnh quy hoạch;sau mỗi nhiệm kỳ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tácquy hoạch cán bộ, công chức
1.2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho họ lĩnh hội và nắmvững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, … một cách có hệ thống để chuẩn bị cho họthích nghi với cuộc sống và khả năng tiếp nhận một sự phân công lao động nhất định,góp phần vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người Về
Trang 28cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức,nhân cách Ngoài ra, trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) còn phụ thuộc vào việc tựđào tạo của mỗi người, thể hiện ở việc tự học tập và tham gia các hoạt động xã hội, laođộng sản xuất và tích lũy kinh nghiệm Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thànhquá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao.Tùy theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạochuyên môn và đào tạo nghề nghiệp Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với nhữngnội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học,
kỹ thuật và văn hóa của đất nước quy định [ Từ điển tiếng Việt]
Trong nhiều trường hợp, hai khái niệm “đào tạo” và “bồi dưỡng” được sử dụngđồng thời Theo nghĩa gốc, đào tạo là “làm cho trở thành người có năng lực theo nhữngtiêu chuẩn nhất định, còn bồi dưỡng là “làm tăng thêm năng lực phẩm chất” Nghĩa làhai hoạt động này cùng hướng tới một mục tiêu nhưng có điểm khác nhau là đào tạo làcông việc biến cái “không” thành cái “có”, cái chưa đủ “chuẩn” thành đủ “chuẩn”, cònbồi dưỡng là công việc làm tăng thêm giá trị cái đã có
Như vậy, đào tạo cán bộ, công chức là việc cử họ tham gia các khóa học(thường là hơn 12 tháng) nhằm học tập các kỹ năng nghề nghiệp hay kiến thức liênquan đến một lĩnh vực cụ thể, để họ có khả năng đảm nhận được một công việc nhấtđịnh; bồi dưỡng cán bộ, công chức là việc tham gia các lớp học ngắn hạn (thường làdưới 12 tháng) nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng đã được đào tạo
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận,huyện trong giai đoạn hiện nay được tập trung theo hướng sau:
+ Đào đạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, bao gồm những hiểu biết
về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
+ Đào đạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực
mà cán bộ, công chức đang công tác
+ Đào đạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh
tế Nhóm kiến thức này cũng tập trung theo hướng liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnhvực công tác
Trang 29Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, cán bộ, côngchức QLNN về kinh tế nói chung và cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận,huyện nói riêng còn cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về ngoại ngữ, côngnghệ thông tin và đặc biệt là kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, kinh tế thị trường,hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế,
1.2.2.4 Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
* Tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
Tuyển dụng cán bộ, công chức là khâu quan trọng, mở đầu trong công tác tổchức - cán bộ Nếu làm tốt công tác tuyển dụng sẽ lựa chọn được những người có đủnăng lực, phù hợp với vị trí, chức danh công tác, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức nói chung cũng như cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói riêng
Những yêu cầu cơ bản của việc tuyển dụng cán bộ, công chức nói chung: + Xuất phát từ nhu cầu công việc mà tuyển người phù hợp
+ Bảo đảm tiêu chuẩn chức danh cần tuyển
+ Bảo đảm công minh, bình đẳng và thực hiện công khai
Để đảm bảo công khai, công bằng và khách quan công tác tuyển dụng cán bộ, côngchức phải được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển Việc tuyển dụng phải đượcthông báo, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời niêm yết côngkhai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, đơn vị tuyển dụng Việc thực hiện chế
độ ưu tiên trong tuyển dụng và xét tuyển (thông qua kiểm tra sát hạch bằng hình thứcvấn đáp) cũng phải được tuân thủ chặt chẽ theo đúng quy định đối với một số đốitượng cụ thể
Nội dung thi tuyển cần phải bám sát yêu cầu chức danh cần tuyển, xác định yêucầu đối với công việc đó là gì, thực hiện như thế nào, kiến thức cơ bản và kỹ năng cầnthiết để hoàn thành công việc đó Ngoài ra, cần chú trọng kiến thức hành chính nhànước và sự hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mà thí sinh dự tuyển
Ngoài yêu cầu chung về trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh đã quyđịnh, mỗi đơn vị, địa phương còn cần có thêm quy định cụ thể (không trái với
Trang 30quy định của Nhà nước cấp trên) cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại cán bộ,công chức hay đặc thù của địa phương, đơn vị mình Thực tế hiện nay, phần lớncác cơ quan, đơn vị đều tổ chức cả hai hình thức thi viết và thi vấn đáp Có nơi
áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong tuyển dụng cán bộ, công chức, trong đókết hợp cả đánh giá kỹ năng thực hành với đánh giá phong cách, ngoại hình vàkhả năng giao tiếp, đây là những yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ, côngchức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện trong điều kiện hiện nay
Trong thời gian qua, hình thức thi tuyển các chức danh lãnh đạo bước đầu đượcthực hiện thí điểm ở một số địa phương Cách làm này đã cho thấy có nhiều ưu điểm,được sự chấp nhận của xã hội và trực tiếp tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức.Việc thi tuyển đã tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tích cực tham gia học tậpnâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành; động viên, khuyến khíchđược đội ngũ cán bộ, công chức có tuổi đời trẻ, có trình độ và năng lực; huy động, khơidậy nguồn lực từ bên ngoài tổ chức đăng ký dự tuyển; khắc phục tình trạng đề bạt, bổnhiệm cán bộ khép kín trong từng cơ quan, đơn vị; những cán bộ, công chức trẻ thực sự
có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức không còn phải “xếp hàng” chờ đợi
* Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
“Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩmquyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán
bộ, công chức” [19]
Mục tiêu của việc bố trí, sắp xếp, phân công công tác cho cán bộ, công chức là pháthuy tối đa khả năng của từng cá nhân nhằm tạo ra sức mạnh tập thể, đạt được hiệu quảcao Sử dụng cán bộ, công chức đúng người, đúng việc, sẽ tạo cơ hội cho từng cá nhân
tự rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời là cơ sở
để phát huy sức mạnh tập thể Khi bố trí cán bộ, công chức phải làm cho họ nhận thứcđầy đủ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của mình Saukhi bố trí cán bộ, công chức phải thường xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện nhữngchỗ mạnh, chỗ yếu, những điểm chưa phù hợp để kịp thời uốn nắn hoặc sắp xếp lại
Ngày nay, chúng ta cần học tập và làm theo quan điểm, lời dạy của Bác Hồ
Trang 31trong việc sử dụng cán bộ, Người nói “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sailầm chút ít cũng không sợ”[ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, tr.276] Trong sử dụng cán bộ cần mạnh dạn, tạo điều kiện để cán bộ được làmviệc, được cọ xát với thực tiễn, tất nhiên người lãnh đạo phải vạch ra cho ngườithực thi phương hướng, kế hoạch, tạo điều kiện cho người được giao nhiệm vụ thithố tài năng, dám nghĩ, dám làm, từ đây người lãnh đạo kịp thời uốn nắn nhữngkhuyết điểm bộc lộ qua công việc của cấp dưới
Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện tronggiai đoạn hiện nay cần nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức và cá nhân phụ trách công tác cán
bộ cần quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềcông tác cán bộ; phải luôn nắm bắt được các chủ trương, chính sách mới, hiểu rõ vàthực hiện đúng các quy định của Nhà nước, chủ động, sáng tạo, luôn đúc kết kinhnghiệm thực tiễn để góp phần đổi mới, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức trong thời kỳ mới
- Bố trí cán bộ, công chức phải bảo đảm tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường Cónghĩa là phải xem xét các yếu tố: tiêu chuẩn cán bộ và phẩm chất, năng lực, nguyệnvọng, cá tính của cán bộ Trong sử dụng cán bộ, công chức phải đảm bảo thực sự dânchủ, phát huy trí tuệ tập thể
- Tạo điều kiện để cán bộ, công chức được làm việc, cọ xát thực tiễn nhằm pháthuy tính độc lập, sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân; kiểm tra, kịp thời uốn nắn,điều chỉnh, rút kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức
- Trọng dụng người tài, không phân biệt đối xử với người có tài dù họ ở trong hayngoài Đảng Tất cả những người có tài, có đức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thểcao, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân đều phải được trọng dụng và sử dụng phù hợp
- Kết hợp hài hòa giữa đóng góp của cán bộ, công chức với chế độ chính sáchtiền lương và các đãi ngộ khác Thực hiện thưởng, phạt rõ ràng, công bằng, kịp thời;kết quả của công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải được đánh giá trên cơ sởchất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức
Trang 32- Phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địaphương để bố trí, sử dụng cán bộ, công chức nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có chấtlượng cao cho các ngành kinh tế được xác định là ngành mũi nhọn của địa phương.
* Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo,
quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật [19]
Đề bạt là giao cho cán bộ, công chức giữ chức vụ cao hơn chức vụ đương
- Đề bạt, bổ nhiệm phải trên cơ sở xây dựng cơ cấu nhân lực của tổ chức và sựđòi hỏi của công vụ và nguồn nhân lực hiện có của tổ chức Chú trọng những người ưu
tú xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, con
em gia đình có công với nước Đề bạt cán bộ, công chức phải theo nguyên tắc “vì việcđặt người”, “có lên, có xuống”, “có vào, có ra”
- Thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình đề bạt, tránh những sai sót chủquan, thiên vị, cảm tính Cán bộ, công chức sau khi đề bạt phải tiếp tục được đào tạo,bồi dưỡng và tạo điều kiện, giúp đỡ trong thực hiện nhiệm vụ được giao
* Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định
chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác[Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ]
Ở nước ta, cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp đều có quyền điều động cán bộ,công chức theo sự phân cấp về thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức Cơ quan chuyêntrách về công tác tổ chức - cán bộ có nhiệm vụ tham mưu, giúp cơ quan lãnh đạo vànghiên cứu nhu cầu điều động, nội dung, nhiệm vụ công vụ, địa chỉ và thời gian thi
Trang 33hành, khả năng đảm nhiệm và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, hoàn cảnh của cán bộ,công chức cần điều động Khi xét thấy có sự phù hợp gữa nhu cầu điều động và khảnăng của cán bộ, công chức thì trình cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động Cán
bộ, công chức được điều động có quyền trình bày nguyện vọng của mình để cơ quan cóthẩm quyền xem xét, cân nhắc trước khi ra quyết định; khi đã có quyết định điều độngthì phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị xử lý kỷ luật theo Pháp lệnh cán bộ,công chức hoặc các điều lệ của tổ chức mà người đó là thành viên
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ
nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếptục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ [Hồ Chí Minh toàntập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ]
Luân chuyển cán bộ, công chức thực chất là việc điều động, tăng cường cán bộ,công chức nhưng được thực hiện một cách chủ động theo quy hoạch và kế hoạch đàotạo đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo và quản lý cho trước mắt và lâu dài Điều động
và tăng cường đôi khi phải thực hiện trong những tình huống bị động, chắp vá, thiếuquy hoạch, không thực hiện được theo quy trình đánh giá và phân công cán bộ, côngchức nên có thể dẫn tới kém hiệu quả, khó khăn cho cán bộ, công chức được điều động
và địa phương nơi tiếp nhận
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-01-2002 của Bộ Chính trị nhấn mạnh việcluân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồidưỡng, thử thách cán bộ, công chức, giúp cho cán bộ, công chức trưởng thành nhanh
và toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị,từng bước điều chỉnh cán bộ, công chức một cách hợp lý hơn, tăng cường cán bộ, côngchức cho những nơi có yêu cầu cấp bách; tạo nên những bước đột phá góp phần đổimới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và khắcphục một số hạn chế trong công tác cán bộ
1.2.2.5 Đánh giá cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Kết quả đánh giá là căn
Trang 34cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sáchđối với cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm (vào thời gian cuối năm),trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng,khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển
* Nội dung đánh giá cán bộ, công chức:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
* Quy trình đánh giá cán bộ, công chức:
- Cán bộ, công chức viết bản tự nhận xét công tác
- Tập thể nơi cán bộ, công chức làm việc tham gia góp ý bản tự nhận xét
- Sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, thủ trưởng trực tiếpquản lý cán bộ, công chức đánh giá và quyết định xếp loại cán bộ, công chức theo cácmức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ
- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo thực hiện việc tự phê bình trước cơ quan,đơn vị; cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị góp ý kiến và cấp trên trực tiếp đánhgiá, quyết định xếp loại theo phân cấp quản lý cán bộ của cấp tỉnh
Kết quả phân loại đánh giá cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báođến cán bộ, công chức được đánh giá Những trường hợp cán bộ, công chức hainăm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có hai nămliên tiếp, trong đó một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực vàmột năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trícông tác khác Cán bộ, công chức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ [19]
Việc đánh giá cán bộ, công chức phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung
Trang 35dân chủ; bảo đảm khách quan, khoa học và kết luận theo đa số trên cơ sở tiêu chuẩncán bộ, công chức, viên chức và kết quả hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn đánh giá đúng cán bộ phải có quanđiểm toàn diện, cụ thể và lịch sử Theo Người: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoàimặt mà còn phải xem tính chất của họ Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xemtoàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ” [Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bảnChính trị Quốc gia, tr.278]
Đánh giá cán bộ không đúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các khâu củacông tác cán bộ, phá vỡ quy hoạch, luân chuyển cán bộ không đạt được mục tiêu,lãng phí đào tạo, bồi dưỡng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức và đặc biệt là làm mất đi cơ hội có thể sử dụng được người có tài, có đức
Trong tình hình hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng đi vàochiều sâu, nhiệm vụ chính trị đặt ra ngày càng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi Đảng taphải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của thời
kỳ mới Vấn đề đánh giá cán bộ lại càng nổi lên quan trọng và vẫn là khâu khó nhấttrong công tác tổ chức, cán bộ Trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc
tế, nhất là trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và hoạt độngchống phá của kẻ thù bằng “Diễn biến hoà bình” đã làm cho không ít cán bộ, đảngviên có chức, có quyền, thoái hoá, biến chất, vi phạm nguyên tắc, chế độ sinh hoạtĐảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng
Để khắc phục tình trạng yếu kém, tiêu cực nêu trên phải bằng sức mạnh tổnghợp với nhiều giải pháp có tính đồng bộ và mang tính khả thi cao, trong đó đánhgiá, sử dụng đúng cán bộ là một biện pháp rất quan trọng Đặc biệt là khi đánh giácán bộ phải luôn luôn quán triệt những nguyên tắc cơ bản về công tác cán bộ củaĐảng và tư tưởng Hồ Chí Minh để có quan điểm, phương pháp đánh giá kháchquan, khoa học
1.2.2.6 Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Chính sách cán bộ nói chung là hệ thống các quan điểm, chủ trương, mục
Trang 36tiêu, của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác cán bộ, công chức, kèm theocác giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời
kỳ Chính sách đối với cán bộ, công chức bao gồm: chính sách tuyển dụng, bổnhiệm và miễn nhiệm cán bộ, công chức; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức; chính sách tiền lương; chính sách khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức; chính sách bảo vệ cán bộ, công chức và các chính sách đãi ngộ khác đối vớicán bộ, công chức
Chính sách cán bộ là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
có tầm quan trọng đặc biệt Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng thống nhấtlãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, chính sách cán bộ là chính sáchthống nhất trong hệ thống chính trị Mỗi lĩnh vực, bộ phận hợp thành của hệ thốngchính trị có thể vận dụng chính sách cán bộ chung để thực hiện cho phù hợp vớiđiều kiện cụ thể, qua đó góp phần bổ sung, hoàn chỉnh chính sách ấy
Chính sách cán bộ là nhân tố quyết định tạo động lực phát huy mọi khả năngcủa cán bộ, công chức trong quá trình công tác Hệ thống chính sách cán bộ đượcchia làm hai nhóm gồm:
+ Nhóm chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần như việc làm, thu nhập, chế độbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ dưỡng, sách, báo…
+ Nhóm chính sách tuyển chọn những cán bộ ưu tú để đào tạo, bồi dưỡng,khuyến khích phát triển tài năng; chính sách phát hiện, thu hút nhân tài, chính sáchvùng, miền, tôn giáo, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nóichung và cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp quận, huyện nói riêng những nămgần đây đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, phần nào bảo đảm lợi ích vật chất
và động viên tinh thần cho cán bộ, công chức Cụ thể là những chính sách về tinhgiảm biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động; chính sách mởrộng bảo hiểm xã hội và cải cách tiền lương theo hướng tiền lương phải thật sự trởthành bộ phận cơ bản trong thu nhập của cán bộ, bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức
Trang 37lao động Trong đó chú trọng cải cách tiền lương theo quan điểm coi chính sách tiềnlương là chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnhtiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập xã hội.
Ngoài ra có chính sách tôn vinh những người có công với nước, những người
có tài, có đóng góp lớn cho sự nghiệp đổi mới Biểu dương, khen thưởng kịp thờinhững cán bộ có thành tích xuất sắc trong lao động, quản lý, có phát minh, sángkiến trong quá trình công tác, đi đôi với khuyến khích lợi ích vật chất; đồng thời cóchính sách phát hiện, lựa chọn những cán bộ, công chức ưu tú có đủ điều kiện đểđào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ quản lý trong tương lai
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách cán bộ, nhất là các chính sách liên quanđến lợi ích vật chất có vị trí quan trọng hàng đầu Không xem nhẹ động lực tinhthần, công tác chính trị tư tưởng, cùng các phong trào thi đua… nhưng không thểphủ nhận ý nghĩa quyết định của lợi ích vật chất Sự phân phối các lợi ích vật chấtmột cách công khai, công bằng, xứng đáng với cống hiến là một động lực tinh thầnrất lớn Mọi cách tiếp cận quan liêu trong sử dụng và đãi ngộ tài năng, mọi sự càobằng, bình quân chủ nghĩa, kể cả bình quân chủ nghĩa trong khen thưởng, đều triệttiêu cả động lực vật chất và động lực tinh thần của người lao động
1.2.2.7 Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giaothẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉhưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, côngchức [19]
Quản lý cán bộ, công chức là một khâu của công tác nhân sự trong hệ thốngchính trị nước ta, thuộc trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền vềlãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị, với sự tham mưu của các cơ quanchuyên trách về công tác nhân sự ở các cấp từ Trung ương tới cơ sở Nguyên tắcquản lý cán bộ, công chức là Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất lãnh đạo và quản
lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của các tổ chức thànhviên trong hệ thống chính trị; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể các cơ
Trang 38quan lãnh đạo và quản lý có thẩm quyền (theo phân công, phân cấp) ra quyết định
đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo phụ trách côngtác này
Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định phân cấp củaĐảng và của Nhà nước Việt Nam Trong đó UBND cấp quận, huyện trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theophân cấp của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán
bộ, công chức
- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức địa phương
- Cụ thể hóa các tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo đặc thù địa phương
- Thực hiện các quy định về biên chế, quản lý, sử dụng và phân cấp cán bộ,công chức trong các cơ quan nhà nước tại địa phương
- Thực hiện quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc
- Thực hiện quản lý kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
- Thực hiện thống kê cán bộ, công chức
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức
- Giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức [31].Trong những năm qua, công tác quản lý cán bộ nói chung đã có những đổi mới
về nội dung và cách thực hiện Bước đầu để nhân dân tham gia ý kiến vào công tác cán bộ,nhất là ở cơ sở, đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộđáp ứng tình hình, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới
Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của việc hội nhập kinh tế quốc tế và khuvực, kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hộiđang đặt ra cho công tác quản lý cán bộ những vấn đề mới, phức tạp Đặc biệt là nộidung quản lý về tư tưởng chính trị, các mối quan hệ xã hội của cán bộ, công chức
Trang 391.2.3 Yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận
1.2.3.1 Các yếu tố bên trong quận
Đây là nhóm yếu tố quyết định đối với thực hiện công tác xây dựng đội ngũcán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức quản lý kinh tế nói riêng Nhómyêu tố này bao gồm:
- Sự lãng đạo của Đảng bộ cấp quận đôi với công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp quận Đảng giữ vai trò lãnh đạo công tác cán bộ, Đảng Uỷ quantâm, lãng đạo, kiểm tra đôn đốc thì chính quyền thực hiện nghiêm túc các nội dungxây xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hơn;
- Sự quan tâm của lãng đạo quận đối với công tác quản lý cán bộ, công chứccủa quân Lãnh đạo luân đóng vai trò quyết định mọi thành công trong hoạt độngcủa tổ chức Công tác quản lý cán bộ, công chức nếu được lãnh đạo quận sẽ là mộtyếu tố quan trọng để có được đội ngũ công chức tốt;
- Bộ máy quản lý cán bộ công chức của Quận Bộ máy này phụ thuộc vào cơcấu, số lượng và chất lượng cán bộ, công chức trong bộ máy Động lực làm việccủa bộ mays cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng đội ngũcông chức;
- Các thể chế về quản lý cán bộ, công chức được cấp quân nghiên cứu ban hành;
- Nguồn tài chính cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nếu nguồntài chính đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các hoạt động xây dựng đội ngũ côngchức thì các hoạt động này sẽ thực hiện tốt hơn và ngược lại;
- Ý thức người dân bao gồm cả cán bộ công chức trong quận về xây dựng độingũ cán bộ công chức…
1.2.3.1 Các yếu tố bên ngoài quận
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nói chung, QLNN về kinh tế nóiriêng của quốc gia, của mỗi tỉnh, thành hay quận, huyện là một quá trình, là sựnghiệp lâu dài và chịu tác động của nhiều yếu tố Những yếu tố cơ bản đó là:
+ Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nói
Trang 40chung Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo đến công tác cán
bộ, xác định "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng" [6, tr.66] Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng không ngừngđổi mới tư duy, đổi mới nhận thức trong việc xây dựng, đề ra các đường lối, chủtrương về công tác cán bộ Trong các nhiệm kỳ, từ nghị quyết của Đại hội cho đếncác nghị quyết, quy định, quy chế của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,Ban Bí thư, Đảng ta đều dành sự quan tâm cho công tác tổ chức và cán bộ Đặc biệt,Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3, khóa VIII đã ban hành riêng một nghịquyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
+ Cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức Chính sách cán bộ, công
chức được xem là tập hợp những chủ trương và biện pháp về lợi ích vật chất và tinhthần trực tiếp tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm những “nhóm chínhsách” chính như: Chính sách đào tạo, chính sách thu hút, chính sách sử dụng, chínhsách lương bổng, khuyến khích vật chất, chăm sóc sức khoẻ, chính sách khenthưởng, chính sách về hưu
+ Xu thế vận động của thời đại ngày nay Toàn cầu hoá là một xu thế khách
quan, buộc các quốc gia phải chủ động xác định lộ trình hội nhập vào mọi mặt đờisống kinh tế của thế giới Thực tiễn đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức QLNN
về kinh tế nước ta phải có đủ trình độ, năng lực đề ra những đường lối, chính sáchphù hợp nhằm nhanh chóng đưa nước ta phát triển một cách vững chắc
+ Đặc điểm chung người Việt Nam Người Việt Nam có truyền thống hiếu
học, tư chất thông minh, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, đây là nhữngyếu tố tích cực, là cơ sở quan trọng cho quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có những hạn chế như tính tự do, vô kỷluật, tác phong tiểu nông, thiếu tính chuyên nghiệp, chậm thích nghi với phươngpháp làm việc công nghiệp, hiện đại
+ Nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa