1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2018 2021

61 647 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 103,02 KB

Nội dung

Đồng thời Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam còn là tổ chức hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lobảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ qua các thời kỳ Ngh

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN LỘC BÌNH,

TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2018

Trang 3

Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Học viện Chính trị Khu vực I,được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp em đã

hoàn thành Đề án: "Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2021".

Cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn Học viện Chính trị Khu vực I,cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn cô giáo cố vấn đã chỉ dẫn giúp đỡ tận tình, tâmhuyết trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành đề án

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, Banthường vụ Hội LHPN huyện, Hội LHPN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện LộcBình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Đề án vẫn còn có rất nhiềuthiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình, góp ý của các thầy giáo,

cô giáo cùng tất cả các bạn đồng nghiệp Đó sẽ là những kiến thức quý báu để tôi

có thể vận dụng vào công việc thực tế sau khi hoàn thành kháo học này

Mặc dù kết quả còn rất khiêm tốn, nhưng tôi hy vọng đề án sẽ đượcứng dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HộiLHPN huyện Lộc Bình ngày một phát triển

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2018

Học viên

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do xây dựng đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Giới hạn của đề án 4

3.1 Đối tượng của đề án 4

3.2 Phạm vi thực hiện đề án 4

3.3 Thời gian thực hiện đề án 4

B NỘI DUNG 5

1 Cơ sở xây dựng đề án 5

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 12

2 Nội dung thực hiện của đề án 14

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 14

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2017 16

2.3 Nội dung nâng cụ thể cần thực hiện 29

2.4 Một số giải pháp thực hiện đề án 29

3 Tổ chức thực hiện đề án 35

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 35

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 37

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 38

4 Dự kiến hiệu quả của đề án 39

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 39

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 40

4.3 Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện, hướng khắc phục khó khăn, và tính khả thi của đề án 41

C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 44

1 Kiến nghị 44

2 Kết luận 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 5

BCH : Ban chấp hànhBTV : Ban Thường vụCNXH : Chủ nghĩa xã hộiCNH : Công nghiệp hóaCLB : Câu lạc bộ

HĐH : Hiện đại hóaHĐND : Hội đồng nhân dânKHKT : Khoa học kỹ thuậtLHPN : Liên hiệp phụ nữUBND : Ủy ban nhân dânVSTBPN : Vì sự tiến bộ phụ nữ

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do xây dựng đề án

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, phụ nữ luôn là mộtchủ thể song hành với sự phát triển đó Từ chỗ không được coi là người trong

chế độ nô lệ, từ vị trí "cái bóng" bên cạnh nam giới trong chế độ phong kiến, rồi

được hưởng nhiều quyền hơn trong chế độ tư bản và cho đến ngày nay trongchế độ xã hội chủ nghĩa nữ giới đã được thực hiện quyền bình đẳng, vai trò và

vị thế của người phụ nữ ngày càng được khẳng định, sự đóng góp của phụ nữđối với sự phát triển chung của xã hội ngày càng nhiều hơn

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội tập hợp rộngrãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, Hội luôn là hạtnhân đoàn kết các lực lượng phụ nữ và có đóng góp tích cực đối với thắng lợi

to lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XX Đồng thời Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam còn là tổ chức hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lobảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ qua các thời kỳ

Nghị quyết 11/ NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thể

hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về phát huy vai trò to lớn,

sự năng động sáng tạo của lực lượng phụ nữ góp phần đẩy mạnh toàn diệncông cuộc đổi mới đất nước

Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống tổ chức Hội LHPN Việt Nam, thựchiện sự chỉ đạo của Hội cấp trên, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữhuyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm, cảitiến nội dung, phương thức hoạt động Phong trào phụ nữ huyện Lộc Bình đã

Trang 7

có những bước tiến đáng kể, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của cáctầng lớp phụ nữ trong toàn huyện.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học côngnghệ, nhất là trước những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường vànhững ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới, việc giữ gìn và phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ

nữ Việt Nam trong giai đoan hiện nay còn một số tồn tại như: Một số giátrị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam có phần bị mai một.Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trongnhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ Nhận thức của một bộ phậnngười dân, phụ nữ về vai trò, chức năng của gia đình còn hạn chế; Tráchnhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bịxem nhẹ; Lối sống thiếu văn hoá, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội,đạo đức gia đình đang là vấn đề đáng lo ngại Một bộ phận phụ nữ còn hạnchế về mặt nhận thức, quen sống thụ động, tự ty, an phận, chấp nhận nhữngđối xử bất bình đẳng, chưa biết tự bảo vệ quyền lợi của mình, dẫn đến tìnhtrạng bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý Công tác hội phụ

nữ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức còn nhiều vấn đề bất cập cả về nộidung và và phương thức hoạt động Về nội dung hoạt động còn đơn điệunghèo nàn mới chỉ dừng ở một số hình thức hoạt động mang tính truyềnthống Tình hình kinh tế- chính trị - xã hội, phong tục tập quán của đồngbào dân tộc thiểu số còn lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống của chị em hộiviên Từ thực tế đó, đòi hỏi các cấp Hội phụ nữ cần phải nâng cao chấtlượng hoạt động công tác Hội là yêu cầu cấp bách hiện nay

Trước tình hình đó, là lãnh đạo Hội Phụ nữ, sau khi tiếp thu kiếnthức lý luận tại Học viện Chính trị khu vực I, từ yêu cầu thực tiễn công tácphụ nữ của địa phương cùng những kinh nghiệm công tác của mình, tôi

Trang 8

chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ

huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2021" làm đề án tốt

nghiệp chương trình Cao cấp lý luận Chính trị

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Lộc Bình nhằmvận động, tập hợp, thu hút các tầng lớp phụ nữ thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị địa phương và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội; Tăng cường khối đại đoànkết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninhquốc phòng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đảng, chính quyền và hệthống chính trị vững mạnh trên địa bàn toàn huyện

2.2 Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2021:

- 100% cơ sở Hội, 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ học tập các nội dung

của phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, 3 an toàn” Hằng năm (từ 2018-2021), mỗi xã, thị

trấn xây dựng được ít nhất 5 điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua

- 95% cán bộ, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền phổ biến chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và giáo dục phẩmchất đạo đức thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

- 100% Hội phụ nữ cơ sở có tủ sách; tổ chức cho hội viên, phụ nữ đọcsách và báo Phụ nữ Việt Nam Hàng năm, mỗi cơ sở Hội tổ chức được ít nhất

1 hoạt động liên hoan văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao Vận động phụ nữchọn 1 loại hình thể dục, thể thao phù hợp để rèn luyện Duy trì hoạt động củacâu lạc bộ hát then đàn tính

Trang 9

- Hàng năm (từ 2018-2021), mỗi xã, thị trấn giúp thêm được 5 hộ gia

đình trở lên đạt các tiêu chí “5 không, 3 sạch, 3 an toàn”; 90% trở lên hội

viên, phụ nữ được bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng về xây dựng giađình hạnh phúc

- Vận động phụ nữ giúp nhau thoát nghèo; đảm bảo 80% người vay vốnNgân hàng CSXH được tập huấn kiến thức về KHKT; mỗi xã giúp được ítnhất 1 hộ nghèo do nữ làm chủ thoát nghèo/năm Tỷ lệ hộ nghèo do nữ làmchủ trên toàn huyện giảm 5%/năm Duy trì và thành lập mới 1 tổ hợp tác, tổliên kết

- Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ cơ quan Hội LHPN huyện có trình

độ Đại học về chuyên môn, trung cấp về lý luận chính trị; Chủ tịch, Phó chủtịch đạt trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 100% Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở cótrình độ chuyên môn Đại học và trình độ trung cấp lý luận chính trị; 100%Phó Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở có trình độ chuyên môn Đại học và sơ cấp

lý luận chính trị trở lên; 100% cán bộ hội được tập huấn kỹ năng nghiệp vụcông tác Hội

- Trong nhiệm kỳ cấp huyện, tham mưu đề xuất ít nhất 01 chương trình,

Đề án liên quan đến phụ nữ Hàng năm, Hội LHPN huyện, xã, thị trấn giámsát ít nhất 01 chính sách, luật pháp; bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp 05 đảng viên

Trang 10

"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác

nhau Trong đề án chúng tôi sử dụng định nghĩa về chất lượng của Tổ chứcTiêu chuẩn hoá Quốc tế Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 địnhnghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặctính vốn có"

* Chất lượng hoạt động

Chất lượng hoạt động là mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra mà tổ chức

Hội đã tiến hành Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đó là quá trình làmgia tăng mức độ đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động Hội nhằm khắc phụctình trạng lạc hậu, trì trệ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, sự tiến bộ củaHội viên và làm cho hoạt động của Hội ngày càng hiệu quả hơn, tốt hơn

* Phụ nữ

Phụ nữ là từ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, có giới

tính trùng hợp với bản dạng giới, hoặc có các đặc điểm giới tính mà khôngphải là nam cũng không phải là nữ (người lưỡng tính)

* Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống

chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp

phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của Phụ nữ và bình đẳng giới

Trang 11

* Chức năng của Hội LHPN Việt Nam

Chức năng của Hội LHPN Việt Nam được quy định rõ trong Điều 1của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu phụ

nữ toàn quốc lần thứ XII ngày 9/3/2017 gồm:

- Chức năng đại diện: Tổ chức Hội LHPN Việt Nam thay mặt cho cáctầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quyđịnh của pháp luật hoặc Điều lệ Hội LHPN Việt Nam

- Chức năng đoàn kết, vận động: Hội LHPN Việt Nam tuyên truyền,thuyết phục hội viên, phụ nữ đoàn kết, tham gia thực hiện các hoạt độnghướng đến mục đích chung của tổ chức Hội

Hội LHPN cấp cơ sở

Theo điều 18 và 19 của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam quy định:

- Hội LHPN cơ sở là nền tảng của tổ chức hội, được thành lập ở các xã,phường, thị trấn, chợ lớn, cơ sở đông nữ,

+ Dưới cấp cơ sở có thể lập các chi hội, hoặc tổ phụ nữ theo thôn ấpnơi có Chi hội, dưới chi hội là tổ phụ nữ

+ Tổ phụ nữ được thành lập theo địa bàn dân cư, nghề nghiệp, lứa tuổi,

sở thích với nội dung và hình thức hoạt động đa dạng phù hợp với các đốitượng phụ nữ Tổ phụ nữ sinh hoạt 3 tháng 1 lần

Trên cơ sở khái niệm về nâng cao chất lượng hoạt động và dựa trên tôn

chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội: “Nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Hội LHPN Việt Nam là duy trì và phát huy những việc làm, cách làmhiệu quả; vận dụng, sáng tạo những việc làm, cách làm mới, phù hợp, hiệuquả, chất lượng; thay đổi, cải tiến những việc làm, cách làm chưa hiệu quả,chưa phù hợp, chất lượng thấp, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ; đáp ứng

Trang 12

yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của công tác phụ nữ, gópphần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới”.

1.1.2 Nội dung hoạt động của Hội LHPN huyện

Hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là toàn bộ những vấn đề, lĩnh vực

mà Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo, tổ chức triển khai để thực hiện theo tôn chỉ,mục đích, chức năng nhiệm vụ của Hội, các mặt hoạt động chủ yếu sau đây:

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ; thực hiện chủtrương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độnhận thức;

- Hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bềnvững, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững;

- Hoạt động tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giámsát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới;

- Củng cố, phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội

- Hoạt động phong trào để thu hút được nhiều sự quan tâm, tham giacủa chị em phụ nữ

1.1.3 Căn cứ đánh giá nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện

- Số lượng và chất lượng cán bộ, hội viên phụ nữ học tập các nội dung

của phong trào thi đua của Hội, được học tập, giáo dục phẩm chất đạo đức;các điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua mà mỗi xã, thị trấn xâydựng được

- Số lượng và chất lượng cán bộ, hội viên phụ nữ được tuyên truyền phổ

biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trang 13

- Số lượng cơ sở Hội có tủ sách; chất lượng hoạt động tổ chức cho hộiviên, phụ nữ đọc sách và báo Phụ nữ Việt Nam; hoạt động liên hoan văn hoá,văn nghệ, thể dục, thể thao của mỗi cơ sở Hội tổ chức được trong năm.

- Tỷ lệ các gia đình Hội viên đạt các tiêu chí “5 không, 3 sạch, 3 an

toàn”; xây dựng gia đình hạnh phúc

- Số lượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo/ năm Chỉ số tỷ lệ

hộ nghèo do nữ làm chủ trên toàn huyện giảm trong năm Số lượng tổ hợp tác,

tổ liên kết được thành lập mới

- Tỷ lệ thu hút hội viên tham gia vào tổ chức Hội

- Trình độ về chuyên môn ,về lý luận chính trị, về kỹ năng nghiệp vụcông tác Hội của cán bộ, Hội viên

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Hội LHPN

- Năng lực thực hiện nhiệm vụ của bản thân tổ chức Hội là yếu tố cóvai trò quyết định đến chất lượng hoạt động của Hội trong đó cán bộ Hộichính là những hạt nhân góp phần làm nên thành công, góp phần nâng caochất lượng hoạt động Hội

- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền là điều kiệngiúp cho Hội nâng cao chất lượng hoạt động Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp

ủy với từng hoạt động, bố trí cán bộ đủ năng lực phẩm chất cho Hội và sự tạođiều kiện của chính quyền giúp cho Hội hoạt động đúng hướng, hiệu quả hơn

- Sự phối, kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính

trị-xã hội tạo nên sức mạnh, tiếng nói, lực lượng nhất là trong công tác tuyêntruyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân; tham gia xử lý các điểm nóng

và các vấn đề nảy sinh liên quan trực tiếp đến hội viên, phụ nữ

- Sự giác ngộ và ý thức trách nhiệm của Hội viên ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng hoạt động Hội Khi hội viên tự giác chấp hành, tích cực thamgia hoạt động Hội thì chất lượng Hội sẽ được nâng lên

Trang 14

- Trình độ dân trí, mức sống của vùng dân cư cũng là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Hội Những địa bàn trung tâm, đời sống nhândân khá, thì công tác Hội cũng thuận lợi và phát triển hơn so với các địa bàn

khó khăn, dân cư không tập trung, trình độ nhận thức thấp

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, yêu cầu phải nâng cao chấtlượng công tác vận động phụ nữ được đặt ra với những nội dung cụ thể tại

Nghị quyết 04- NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới "

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý Nhà nước, quản lý

xã hội, ngày 16/5/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số

37-CT/TW "Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới"

Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị đã ban hành

về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại Hội IX của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, ngành…”

Trang 15

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo

và quản lý ở các cấp”.

Nhất quán quan điểm của Đảng về vai trò phụ nữ và phong trào phụ nữtrong sự nghiệp cách mạng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã

chỉ rõ: “…Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ

nữ Nghiên cứu, bổ xung và hoàn thiện các chính sách luật pháp đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ

nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ ”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định phương

hướng: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ

nữ Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động

nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước bổ sung, sửa đổi năm 2011 xác định nhiệm vụ của các đoàn

thể nhân dân, trong đó có hội LHPN Việt Nam là “Vận động, giáo dục hội viên, phụ nữ chấp hành luật pháp, chính sách, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, giúp hội viên nâng cao trình độ mọi mặt

và xây dựng cuộc sống mới”.

Trang 16

1.2.2 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 25/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành về việc đổi tên "Ủy ban quốc gia về thập kỷ phụ nữ" cơ quan đại

diện chính thức cho phụ nữ Việt Nam (thành lập để hướng ứng thập kỷ phụ

nữ) thành "Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam"

- Chỉ thị số 646/CT- TTg ngày 7/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành về việc thành lập "Ban vì sự tiến bộ phụ nữ" ở các Bộ, ngành và địa phương

- Ngày 21/01/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốcgia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam đến năm 2010

- Ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 đãthông qua Luật Bình Đẳng giới

- Ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội ban hành Luật phòng, chốngbạo lực gia đình

- Ngày 12 tháng 3 năm 2010 Chính Phủ đã Ban hành 03 Đề án:

+ Đề án 295: Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015 + Đề án 343: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn2010- 2015

+ Đề án 704: Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn

2010-2015 quyền trẻ em, thực hiện xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ

và hạnh phúc”.

- Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính

phủ: Quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trongviệc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lýnhà nước

Trang 17

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ngày 06/02/2013 đã ban hành Đề án

“Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở giai đoạn 2013 – 2017”

- Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện Lộc Bình lần thứ XXIV,nhiệm kỳ 2011 – 2016

- Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện Lộc Bình lần thứ XXIV,nhiệm kỳ 2016 – 2021

Như vậy, ở Việt Nam, trong các văn kiện chính trị và pháp lý đã khẳngđịnh tiềm năng, vai trò, vị thế của người phụ nữ đối với quá trình phát triển,đồng thời cũng thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối vớiphụ nữ

1.3 Cơ sở thực tiễn

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Lộc Bình và Hội LHPN tỉnhLạng Sơn, hội LHPN huyện Lộc Bình đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hộiviên tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương vàcác nhiệm vụ trọng tâm của Hội, những việc làm, kết quả hoạt động của Hội

đã được Cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, vai trò vịthế của Hội ngày được nâng lên từng bước

Bên cạnh những kết quả đó, hoạt động công tác Hội và phong trào phụ

nữ huyện Lộc Bình, đặc biệt là ở cơ sở còn nhiều khó khăn hạn chế chưađược khắc phục

- Về đội ngũ cán bộ Hội, sau đại hội phụ nữ cấp cơ sở, một bộ phận

Ban chấp hành hội phụ nữ cơ sở thiếu kiến thức, kỹ năng, nhất là đội ngũ cán

bộ chi Hội, năng lực còn hạn chế Chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở rấthạn hẹp, chỉ có chức danh Chủ tịch là được hưởng lương từ ngân sách Nhànước, các chức danh từ Phó chủ tịch đến cán bộ chi hội không có nguồn kinh

Trang 18

phí đào tạo bồi dưỡng, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách ở địa phương,nhiều chị do kinh tế khó khăn nên ít có thời gian dành cho công tác hội Cán

bộ hội cơ sở có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội, song các cấpHội lại chưa có chiến lược về đội ngũ cán bộ cơ sở

- Về hội viên, chưa có sự hài hòa, cân đối giữa các độ tuổi trong cơ cấu

hội viên Hội viên đa số trong độ tuổi 35- 60, chủ yếu là nông dân Việc đadạng hình thức hoạt động tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt hội,những đối tượng như nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi còn hạn chế Hội viên đilàm ăn xa theo mùa vụ lớn nên khó cho công tác nắm bắt tư tưởng hội viên.Công tác chăm lo phát triển nhóm hội viên nòng cốt ở một số xã chưa đượcquan tâm, đầu tư đúng mức Công tác tổng kết đánh giá các mô hình chưađược kịp thời

- Về chất lượng hoạt động, Một số Hội phụ nữ xã chưa xác định được

vấn đề ưu tiên, hoạt động còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm Cán bộchuyên trách chưa chủ động thường xuyên nắm bắt tình hình và hướng dẫnhoạt động nên đôi khi có những sự việc diễn ra tại địa bàn nhưng cán bộ Hộinắm không chắc, không vững và chưa tham mưu tích cực cách thức xử lý,giải quyết Công tác thông tin, báo cáo lên Hội cấp trên chưa đảm bảo về chấtlượng và chưa kịp thời, đôi khi thiếu chính xác ảnh hưởng đến chất lượngtham mưu, định hướng chỉ đạo phong trào của Hội cấp trên

Mặt khác, qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Hội LHPN huyện Bắc Sơn và Hữu Lũng trong thời gian qua thấy rằng,

việc tất yếu phải nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Lộc

Bình là cần thiết và cấp bách Cần thống nhất về nhận thức, quan điểm, cáchlàm trong việc củng cố và xây dựng tổ chức Hội, là điều kiện cần thiết để xây

Trang 19

dựng và triển khai thực hiện đề án, góp phần xây dựng Đảng, chính quyềntrong sạch vững mạnh.

Từ căn cứ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề án: "Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2021" nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong

2.1.2 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội đến chất lượng hoạt động Hội

* Tình hình kinh tế của huyện LB

Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lộc Bình, nhìn chung tìnhhình kinh tế- xã hội đã có những thuận lợi về cơ bản Năm 2017, tỷ trọngngành nông-lâm nghiệp chiếm 29,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng caonăm 2017 đạt 30,1 triệu đồng

Trang 20

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,đất đai khai thác có hiệu quả, đời sống nhân dân ổn định, cơ sở hạ tầng đượckiên cố hóa, văn hóa xã hội được khởi sắc Về cơ bản, đời sống của nhân dânđược nâng lên, trong đó có phụ nữ.

Với cửa khẩu quốc gia Chi Ma thông thương với của khẩu Ái Điểm củaTrung Quốc, Lộc Bình được xác định là huyện miền núi biên giới có tiềm lựcphát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Trong những năm qua, quá trình CNH - HĐH

và xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình đã đem lại những thay đổi cănbản, tích cực; tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh, chính trị ở khu vựcnông thôn được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy hiệuquả trên thực tế, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp được quan tâm đầu tưđúng mức, giữ vững an ninh lương thực; đời sống tinh thần của người dân ởnông thôn ngày càng được nâng cao

* Phong tục, tập quán của dân cư, tư tưởng của Hội viên phụ nữ

Do huyện Lộc Bình là huyện miền núi (người dân chủ yếu là dân tộcTày, Nùng) sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp là chính, do vậy trình

độ dân trí còn hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu Sau các vụmùa trong thời gian nông nhàn, một số chị em thường tranh thủ đi TrungQuốc hoặc xuống miền xuôi làm thuê Một lực lượng phụ nữ được tuyểndụng vào làm việc trong công ty Than, Công ty Nhiệt điện, công ty sản xuấtgạch tuynen với chế độ làm việc theo ca kíp, nên không có thời gian tham giacác hoạt động của Hội, gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác Hội

và phong trào phụ nữ, đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết trong việc tậphợp thu hút hội viên phụ nữ trên địa bàn dân cư

Còn có một bộ phận phụ nữ nông thôn tại các xã thuộc huyện LộcBình, chưa xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi

Trang 21

mới, có tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện,chưa nhận thức đầy đủ và tiếp cận được với cơ chế thị trường, trình độ laođộng, tay nghề còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hộitrong lứa tuổi trẻ có chiều hướng gia tăng Một bộ phận phụ nữ tuổi trẻ nôngthôn ít quan tâm đến đời sống chính trị, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, tầm thường, sùng bái lốisống ngoại lai…làm ảnh hưởng đến những giá trị cốt lõi của cộng đồng, làng,

xã, truyền thống văn hoá dân tộc, văn hóa gia đình, dòng họ, cũng dần bị mai

một; đạo đức xã hội, đạo đức gia đình cũng bị phai nhạt

* Bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế

Là huyện biên giới nơi có cửa khẩu Chi Ma diễn ra các hoạt động thôngthương, trao đổi hàng hóa nhất là hàng nông sản và hàng tạm nhập tái xuấtvới nước bạn Trung Quốc Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, hộinhập quốc tế và khu vực xong cũng làm này sinh không ít các vấn đề xã hộinhư tệ nạn ma túy, mại dâm tại khu vực giáp biên; tình trạng mua bán ngườiqua biên giới, vấn đề lao động, xuất nhập cảnh… Bên cạnh đó, việc bảo vệđường biên mốc giơi, giữ vững chủ quyền biên giới cùng với việc bảo đảmtrật tự an toàn xã hội đang là vấn đề bức thiết đặt ra đối với hệ thống chính trịtrong đó có Hội Phụ nữ Lộc Bình

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2017

2.2.1 Khái quát về Hội LHPN huyện Lộc Bình

2.2.1.1 Về cơ cấu tổ chức

* Cấp huyện

Ban Thường vụ Hội LHPN huyện, nhiệm kỳ 2016- 2021 cơ cấu Đại hộibầu 07 Ủy viên Ban Thường vụ, 35 Ủy viên Ban chấp hành

Trang 22

Toàn huyện có 27 Hội phụ nữ xã, 02 thị trấn, 01 đơn vị trực thuộc làhội công an huyện; 286 chi hội phụ nữ Tổng số hội viên là 12.711 hội viên,

tỷ lệ thu hút hội viên 80%

* Cấp xã, thị trấn (cấp cơ sở)

Hội LHPN huyện có cơ cấu tổ chức Hội phát triển đồng đều ở các địa bàngồm 29 cơ sở Hội Mỗi xã, thị trấn bộ máy tổ chức có Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch;

có 1 Ủy viên Ban Thường vụ, có từ 9- 21 ủy viên Ban Chấp hành Trong đó, chỉ

có Chủ tịch là cán bộ chuyên trách được hưởng lương theo công chức xã, thịtrấn; Phó Chủ tịch hưởng phụ cấp

+ Chi hội: có 286 Chi hội trưởng trong đó: có 5 chị trình độ cao đẳng,

11 chị trình độ trung cấp, 270 chị chưa qua đào tạo

- Về lý luận chính trị:

+ Cấp huyện: Ban chấp hành có 1 chị trình độ cao cấp, 6 chị trình độtrung cấp, có 29 chị trình độ sơ cấp

Trang 23

+ Cán bộ chuyên trách cơ quan hội LHPN huyện là 4 đồng chí, có, 1 chị

có trình độ trung cấp, 3 chị trình độ sơ cấp

+ Cấp xã, thị trấn: Chủ tịch Hội LHPN cơ là 29 đồng chí, 03 chị cótrình độ lý luận chính trị trung cấp, 26 chị có trình độ sơ cấp

Đối với cấp sơ sở, tỷ lệ cán bộ Hội trình độ chính trị thấp, hầu hết chưaqua đào tạo, số cán bộ Hội chưa là đảng viên còn cao, tập trung ở đội ngũ cán

bộ chi Hội (mô tả chi tiết bảng 1- phụ lục),vì vậy cán bộ Hội hoạt động thông

qua kinh nghiệm là chủ yếu Điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động củaphong trào phụ nữ huyện Đặc biệt đội ngũ chi hội trưởng, lực lượng này cầnđược chú trọng đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, riêng bản thân họ cũng phải tự

ý thức học hỏi, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho chính mình (minh họa cụ thể ở bảng 2).

Số liệu thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lộc Bình năm 2017,

khi xét theo độ tuổi cán bộ (mô tả cụ thể ở bảng 3) nhìn chung lực lượng cán

bộ Hội tại địa phương ở độ tuổi khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong nghề,song phần lớn cán bộ Hội điều hành công việc chưa chuyên nghiệp do hạnchế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

2.2.2 Kết quả chất lượng hoạt động thực hiện phong trào Hội LHPN

huyện Lộc Bình

2.2.2.1 Thực trạng chất lượng hoạt động thực hiện phong trào thi đua

"Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", gắnvới cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sángtạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với phong trào “Giỏi việc nước, đảmviệc nhà”; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; phongtrào thi đua "Lộc Bình cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" và

Trang 24

tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đểđạt được các tiêu chí của phong trào thi đua, Hội LHPN huyện Lộc Bình đãtriển khai học tập đến 100% chi hội và đơn vị trực thuộc Hướng dẫn chị em

rõ từng tiêu chí và cách thức thực hiện để đạt các tiêu chí Sau khi tổ chức họctập, hướng dẫn chi hội cho chị em đăng ký Cuối mỗi năm, các chi hội tiếnhành bình xét từng chị theo các tiêu chí để lựa chọn và trình huyện biểudương, khen thưởng Kết quả triển khai tuyên truyền, học tập bằng nhiều

hình thức được 1.294 cuộc, có 58.169 lượt hội viên tham dự, đạt tỷ lệ 100%

so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ nhiệm kỳ 2011 - 2016 Qua học tập

có 46.584 lượt hội viên đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn của phong trào thi đua đạt tỷ lệ 80% (đạt 100% so với chỉ tiêu Nghị quyết); hàng năm có 71,2%

chị đạt cả 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua đạt tỷ lệ (vượt 1,2% so với chỉ

tiêu Nghị quyết); có 1.015 hội viên đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp huyện Toàn huyện có 11.128 hội viên phụ nữ tham gia thực hiện với nhiều mô hình

khác nhau (đạt tỷ lệ 88,2% trên tổng số hội viên): tiết kiệm bằng tiền theo tinhthần Chỉ thị 03 (85 mô hình với 2.539 thành viên, lũy kế đến nay là 280,4

triệu đồng); tiết kiệm tại chi hội phụ nữ (171 chi hội với 4.694 hội viên tham

dự, lũy kế đến nay là 347 triệu đồng); tiết kiệm thông qua tổ TK&VV do Hội

quản lý (130 tổ với 4.533 thành viên, lũy kế số dư tiết kiệm đến nay là 3.321

triệu đồng) Vận động đóng góp được 170.178.000 đồng Hỗ trợ xây 11 nhà (mỗi nhà trị giá 15 triệu đồng) và sửa 01 nhà cho đối tượng là phụ nữ nghèo làm chủ hộ Biểu dương 22 tập thể và 13 cá nhân điển hình trong các lĩnh vực.

Việc thực hiện phong trào thi đua mặc dù đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề raxong chưa tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, phụ nữ Một số chị

em còn tự tin, chưa mạnh dạn trong đăng ký và thực hiện dù bản thân đủ khảnăng thực hiện

Trang 25

2.2.2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vậnđộng phụ nữ, thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩmchất đạo đức, nâng cao trình độ nhận thức

Công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện các chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chínhsách liên quan trực tiếp đến phụ nữ là nhiệm vụ Hội hết sức quan tâm, coitrọng Các bộ Hội từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức tuyên truyềnphong phú như: Tuyên truyền miệng trong các buổi sinh hoạt định kỳ; tuyêntruyền theo chuyên đề; tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh; tổ chức hộinghị biểu dương, diễn đàn giao lưu, xây dựng các điển hình; tổ chức Hội

thảo “Phụ nữ Lộc Bình với công tác giúp nhau thoát nghèo bền vững”; các

hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi có nội dung thiết thực như: Tổ chức và

tham gia Hội thi “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”; Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi”; tổ chức và tham gia Liên hoan “Hát ru và hát dân ca”; Hội thi “Tìm hiểu kiến thức về xây dựng gia đình thời kỳ CNH - HĐH”

… thu hút hơn 27.000 lượt phụ nữ tham gia

Cấp huyện giao nhiệm vụ cho từng ủy viên BTV, BCH phụ trách xã.Hướng dẫn cấp xã thực hiện tương tự đối với các thôn bản, khu phố Các cấphội đã chủ động sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống, của phụ

nữ, quan tâm những nơi có diễn biến phức tạp, vùng bị thiên tai, bão lũ, chủđộng phản ánh với cấp ủy, chính quyền những vấn đề bức xúc nhu cầu,nguyện vọng của phụ nữ và nhân dân

Hội LHPN huyện đã phối hợp và cung cấp 173 tin bài phát trên đài phátthanh truyền hình huyện, 18 tin trên đài truyền hình, báo của tỉnh, cung cấp7.552 cuốn thông tin phụ nữ 8/3, 20/10, tài liệu sinh hoạt hội viên hàng quý,

286 cuốn thông tin phụ nữ và 2.125 tài liệu khác làm cẩm nang sinh hoạt, tuyên

Trang 26

truyền tại cơ sở 100% cơ sở có tủ sách Phụ nữ, tài liệu được lưu chuyển quayvòng đảm bảo các Chi hội đều có tài liệu sinh hoạt, tham khảo.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ; thực hiện chủtrương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước tuy vậy cũng còn nhữnghạn chế nhất định như vẫn một số ít phụ nữ vi phạm pháp luật; việc nắm bắttình hình, những vụ việc phát sinh tại cơ sở đôi khi chưa kịp thời

2.2.2.3 Thực trạng chất lượng hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ xâydựng gia đình hạnh phúc, bền vững

Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là mục tiêu hướng tớicủa các cấp Hội Hội phụ nữ các cấp đã tập trung tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật, chính sách liên quan đến công tác gia đình và xây dựng giađình cho các tầng lớp hội viên phụ nữ về vai trò, vị trí của gia đình và tráchnhiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, thông qua triển khai sâu rộng cuộc vậnđộng “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, 3 an toàn”, trên cơ sở phát huy tínhchủ động của hộ gia đình và vai trò nòng cốt của phụ nữ, tập trung đa dạnghoá các hình thức hỗ trợ cho phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình, tăngcường thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chốngTNXH, nuôi dạy con, kiến thức về DSKHHGĐ, CSSKSS từ trong gia đình,phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam Thực hiện

Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010 – 2015, vớinội dung, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Liên tịch với Công an về “Quản

lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” trong cáctầng lớp hội viên phụ nữ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốtcho các bà mẹ có con dưới 16 tuổi, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật,

tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạmđạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội và thực hiện đầy đủ hơn quyềntrẻ em, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc

Trang 27

Thông qua việc hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí của cuộc vận động,định hướng cho chị em đăng ký thực hiện từ đầu năm, giao trách nhiệm chotừng chi hội giúp ít nhất 03 hộ đạt cả 11 tiêu chí, cuối năm lấy đó làm tiêu chíxếp loại thi đua đối với cơ sở; xây dựng và sinh hoạt điểm các Câu lạc bộ; Tổchức tuyên truyền theo chuyên đề đến từng thôn bản nhất là những nơi đồngbào dân tộc khó khăn; phối hợp với lực lượng công an huyện trong tuyêntruyền, cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên Kết quả xây dựng mô hình “Ô

đinh dưỡng gia đình” được 8.147 mô hình/12.711 hộ gia đình có hội viên đạt

64,1%); thành lập CLB "Nuôi dạy con tốt" tại Mẫu Sơn, Xuân Mãn, ĐôngQuan; CLB "Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em" tại xã Yên Khoái, SànViên; CLB "Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ có thai" tại xã Hữu

Khánh (06 CLB với 182 thành viên) Tổ chức được 82 lớp bồi dưỡng với 2.460 lượt bà mẹ trong độ tuổi nuôi con được tham gia tập huấn Thực hiện

cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch, 3 an toàn” được gắn vớiChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay có

9.584/12.711 hộ gia đình hội viên đạt được cả 11 tiêu chí của cuộc vận động

đạt tỷ lệ 75,4%

Bên cạnh kết quả đạt được thì công tác xây dựng gia đình cũng còn bộc lộmột số hạn chế như: chất lượng gia đình theo tiêu chí “5 không, 3 sạch, 3 antoàn” chưa bền vững; vẫn còn tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

2.2.2.4 Thực trạng chất lượng hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường

Để thiết thực giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn, Hội đã chủđộng phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội triển khai các chương trìnhcho hội viên vay vốn phát triển kinh tế, công tác quản lý nguồn vốn được đảmbảo chặt chẽ theo đúng quy trình, đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mụcđích, tỷ lệ thu hồi vốn và trả lãi đạt trên 99%, tỷ lệ nợ quá hạn 0,04% Trong

Trang 28

công tác nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Liên hiệp phụ

nữ là đơn vị dẫn đầu về tổng dư nợ uỷ thác với trên 154 tỷ đồng

Triển khai có hiệu quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau xoá đói giảmnghèo có địa chỉ”, hàng năm các cơ sở Hội rà soát số lượng, hoàn cảnh cụ thểcủa từng chị hội viên nghèo và phụ nữ nghèo làm chủ hộ Bằng các hoạt động

hỗ trợ, giúp đỡ bằng nhiều hình thức cụ thể như gây quỹ tiết kiệm tại chi hộicho hội viên vay quay vòng không lấy lãi; giúp các hộ phụ nữ nghèo cây, congiống và vật tư để sản xuất; thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất; phối hợp

dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn Kết quả giúp đỡ 996/996 hộ nghèo

do phụ nữ làm chủ, trong đó có 209/996 hộ thoát nghèo đạt 21% Giúp đỡ được 389 hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn cho vay tiền mặt không lãi 309.980.000đ, giúp đỡ lợn giống 115 con, gà giống 200 con, thuốc lá giống 86.000 cây, giúp nhau trong ngày mùa được trên 2.000 công lao động trị giá tương đương gần 300 triệu đồng, các cơ sở đăng ký giúp đỡ hội viên nghèo có

địa chỉ và hội viên nghèo làm chủ hộ Hội LHPN huyện phối hợp tổ chức tập

huấn được 280 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 9.864 lượt hội viên

Tuy vậy, tỷ lệ hộ phụ nữ nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ vẫn caonhất là sau khi rà soát theo tiêu chí đa chiều; một số hộ thuộc hộ “nghèo bềnvững” rất khó thoát nghèo; một số hộ chưa phát huy được tính năng củanguồn vốn ưu đãi; đầu ra của các lớp dạy nghề còn khó khăn

2.2.2.5 Thực trạng chất lượng hoạt động công tác tham mưu đề xuất,tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bìnhđẳng giới

Thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội”, Quyết định 218 “Quy định về việc MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị

xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”,

Trang 29

Hội đã tích cực đóng góp ý kiến tham gia quản lý nhà nước; hàng năm xâydựng kế hoạch và thành lập đoàn giám sát thực hiện Luật phòng chống bạolực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình; Là thành viên tham gia các đoàngiám sát do Mặt trận tổ quốc chủ trì, giám sát về chế độ người có công, ràsoát chế độ thai sản cho phụ nữ nông thôn, chế độ nhà trẻ cho các cháu mầmnon; Phối hợp với phòng Tư pháp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ Hội vềcông tác giải quyết đơn thư, hòa giải ở cơ sở Thành lập và duy trì tốt hoạtđộng của 29 câu lạc bộ pháp luật tại 100% xã, thị trấn; Câu lạc bộ “Chống tảohôn và kết hôn cận huyết” tại xã Minh Phát; Câu lạc bộ “Phòng chống bạo lựcgia đình” tại xã Nhượng Bạn

Các cấp Hội đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng triển khai và thựchiện Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ chính trị, Chỉ thị 11 – CT/TU ngày

20/11/2012 của BTV Tỉnh uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới, giai đoạn 2012 - 2020”.

Công tác giám sát và phản biện xã hội đã có tiến bộ xong đôi khi chưahiệu quả, chưa phát huy được hết sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ; một

số cơ sở Hội chư thực sự quan tâm đến công tác này

2.2.2.6 Thực trạng chất lượng hoạt động củng cố, phát triển tổ chức,nâng cao chất lượng Hoạt động của hội

Công tác kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và đội ngũcán bộ Hội được tập trung thực hiện với trọng tâm là đổi mới nội dung,phương thức hoạt động; xác định, lựa chọn nội dung ưu tiên thực hiện trước;tập trung các hoạt động hướng về cơ sở

Để thu hút phụ nữ trong độ tuổi vào hội và tham gia sinh hoạt Hội, HộiLHPN huyện đã hướng dẫn cơ sở thay đổi cách thức sinh hoạt cho phù hợpvới từng địa bàn, đối tượng; cung cấp tài liệu sinh hoạt cho cơ sở; hướng dẫn

tổ chức một số hoạt động văn hóa văn nghệ để thay đổi không khí

Trang 30

Hàng năm tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ cơ sở để có hướng đào tạo,bồi dưỡng, tìm nguồn thay thế khi có sự thay đổi nhân sự.

Tổ chức tập huấn, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Phụ nữ cáccấp đến 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ để tạo sự đồng thuận trong toàn hệthống Hội; tổ chức các Hội thi để rèn kỹ năng, nghiệp vụ đối với cán bộ Hội

Phối hợp với cấp ủy đảng ở cơ sở trong việc rà soát, phát hiện, bồidưỡng kết nạp đảng đối với quần chúng ưu tú

Trong nhiệm kỳ qua, Hội phụ nữ cơ sở đã kịp thời tham mưu cho cấp

uỷ cử 15 cán bộ chủ chốt tham dự lớp trung cấp, 07 đồng chí tham dự lớp sơ cấp do Hội LHPN tỉnh tổ chức; cử 05 cán bộ chủ chốt của Hội học lớp Trung

cấp lý luận tại huyện Đặc biệt, Hội LHPN huyện chỉ đạo, hướng dẫn Hội cơ

sở tổ chức thành công Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” năm 2014 tại cấp

cơ sở Đồng thời tổ chức được 14 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội cho 100% cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở.

Kết quả: Chất lượng cán bộ Ban chấp hành của Hội phụ nữ huyện và cơquan chuyên trách Hội LHPN huyện hàng năm hoàn thành xuất sắc và hoàntốt nhiệm vụ Chất lượng Chủ tịch Hội các xã, thị trấn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ là 7/29 chị = 24,2%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 22/29 chị = 75,8%Phân loại tổ chức Hội cơ sở hàng năm, tỷ lệ đơn vị đạt vững mạnh 22 đơn vị

= 75,8%, khá 7 đơn vị = 24,2%; Phân xếp loại chi hội vững mạnh 212/286 =71,7%, Khá 74/286= 28,3% Tỷ lệ thu hút hội viên đạt 80%

Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong đến nay chất lượng đội ngũ cán bộHội chưa cao, một số nơi không có nguồn để thay thế nhân sự; công tác tậphuấn, bồi dưỡng chưa thực sự đi vào chiều sâu

2.2.2.7 Thực trạng chất lượng hoạt động đối ngoại nhân dân

Là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, Hội LHPN luôn đẩymạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về quan điểm,

Ngày đăng: 08/08/2018, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w