LỜI CẢM ƠN Kính gửi các Thầy giáo, Cô giáo Có được bản Đề án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo Các nhà khoa học, đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn Bá Dương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề án Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 20162020”. Các Thầy giáo, Cô giáo Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học cho bản thân em trong suốt nhưng ngày tháng qua, và em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang; Lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, các anh, em, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học cao cấp lý luận chính trị năm 20142015, cũng như đã giúp em thu thập số liệu để hoàn thành bản đề án tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị này. Có thể khẳng định, bản đề án hoàn thành đạt kết quả, trước hết thuộc về công lao của nhà trường, của các Thầy giáo, Cô giáo, đặc biệt là của thầy PGS.TS Nguyễn Bá Dương và bản thân cá nhân em đã nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng. Song do thời gian ngắn và khả năng của bản thân có hạn, bản đề án không tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và góp ý quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo để đề án được hoàn chỉnh hơn và áp dụng tốt trong thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Học viên: Nguyễn Văn Phấn. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do xây dựng đề án 1 2. Mục tiêu của đê án. 3 2.1 Mục tiêu chung. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể. 3 3. Giới hạn của Đê án. 3 3.1 Giới hạn về đối tượng. 3 3.2 Giới hạn về không gian. 3 3.3 Giới hạn về thời gian. 3 B. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở xây dựng Đề án. 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý: 6 1.3 Cơ sở thực tiễn 10 2. Nội dung thực hiện của đề án 11 2.1 Bối cảnh thực hiện của đề án 11 2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án. 16 2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 23 2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 24 3. Tổ chức thực hiện đề án 28 3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án. 28 3.2 Tiến độ thực hiện của đề án: 29 3.3 Kinh phí thực hiện đề án: 30 4. Dự kiến hiệu quả của dự án 32 4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án. 32 4.2 Đối tượng được hưởng lợi từ đề án 33 C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 35 1. Kiến nghị: 35 1.1 Đối với nhà nước: 35 1.2 Đối với Ủy ban nhân nhân tỉnh: 35 1.3 Đối với lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp: 35 1.4 Đối với các phòng chuyên môn của Ban quản lý các khu công nghiệp 35 1.5 Đối với chính quyền các địa phương (huyện, xã, thị trấn....): 35 1.6 Đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh: 36 1.7 Đối với các doanh nghiệp : 36 1.8 Đối với người lao động: 36 2. Kết luận: 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Vấn đề việc làm cho người lao động trong độ tuổi nói chung và cho nguồn nhân lực trẻ nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề bức xúc và có vai trò đặc biệt trong lĩnh vực an sinh xã hội. Trong nhiều Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm giai đoạn 2011 2015, trong đó có nhấn mạnh “...Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân...” (1) Thấy rõ tầm quan trọng của việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp KCN của tỉnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 2015 đã xác định: “...Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch; ...Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững...Giải quyết việc làm mới 27 nghìn lao độngnăm...” ( ) Ngoài ra, trong “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 5 năm giai đoạn 2016 2020, đặt chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020” đã xác định: “...Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm trên 27 nghìn lao động...” ( ) Những quan điểm, đường lối chỉ đạo và chính sách của tỉnh đã thể hiện rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giữ gìn an sinh, an ninh, trật tự xã hội của tỉnh. Mặt khác, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp là một trong những lĩnh vực hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Hoạt động này một mặt bảo đảm nguồn cung lao động ổn định, chất lượng, đồng đều cho các doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Trong khi đó, kết quả tư vấn, giới thiệu người lao động cho các doanh nghiệp của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm, số lượng người lao động đến nộp hồ sơ đã giảm dần (năm 2012 có 2.023 hồ sơ, năm 2013 có 1.287 hồ sơ, năm 2014 có 911 hồ sơ). Chính vì vậy, em chọn đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20162020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao. 2. Mục tiêu của đê án. 2.1 Mục tiêu chung. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20162020. 2.2 Mục tiêu cụ thể. Nâng cao một bước về chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vu khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Đáp ứng cơ bản nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh cả về số lượng và chất lượng người lao động. Hàng năm giới thiệu khoảng 2.000 lao động đi sơ tuyển lựa chọn việc làm tại các doanh nghiệp khu công nghiệp, trong đó người lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng đạt khoảng 70% số lao động dự tuyển. 3. Giới hạn của Đê án. 3.1 Giới hạn về đối tượng. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và viên chức của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng giới thiệu việc làm cho người lao động đến với các doanh nghiệp khu công nghiệp. 3.2 Giới hạn về không gian. Đề án được xây dựng và tổ chức thực hiện tại Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang. 3.3 Giới hạn về thời gian. Đề án được tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 2020. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng Đề án. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm a. Khái niệm về hoạt động. Có nhiều cách định nghĩa về hoạt động, về phương diện triết học, tâm lý học người ta quan niệm: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm. b. Khái niệm về chất lượng hoạt động. Chất lượng hoạt động là kết quả của qúa trình tác động qua lại giữa con người với thế giới. c. Khái niệm về người lao động. Căn cứ Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2012 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” d. Khái niệm về cung ứng lao động. Cung ứng lao động là quá trình tiếp nhận hồ sơ, giới thiệu, cung cấp người lao động có nhu cầu việc làm cho người sử dụng lao động có nhu cầu thuê lao động. e. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp là quá trình thực hiện chức năng dịch vụ giới thiệu, cung cấp người lao động Có nhu cầu việc làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng người lao động. 1.1.2 Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Trải qua hơn 10 năm phát triển, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối giữa cung và cầu lao động; giữa người lao động và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các khu công nghiệp Bắc Giang. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, kết quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đã có xu hướng giảm, một trong những nguyên nhân chính của thực trang trên đó là chất lượng hoạt động cung ứng lao động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đạt thấp. Mặt khác, chất lượng hoạt động của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; trình độ của cán bộ quản lý; chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức; điều kiện, phương tiện và môi trường làm việc. Để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp cần chú trọng giải quyết những vấn đề sau đây: Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu việc làm của nguồn lực lao động ở địa phương (nguồn cung). Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (nguồn cầu). Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang; Quảng bá vai trò, chức năng, uy tín của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp về cung ứng lao động. Đổi mới thủ tục hành chính trong khâu tiếp nhận hồ sơ xin việc làm của người lao động. Phối hợp có hiệu quả với các doanh nghiệp trong đánh giá, lựa chọn và tuyển dụng lao động. Sắp xếp tổ chức lại Trung tâm, kiện toàn đội ngũ viên chức làm công tác cung ứng lao động. Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích viên chức trong hoạt động cung ứng lao động. 1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý: 1.2.1 Cơ sở chính trị Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, chính là việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và viên chức của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giới thiệu việc làm cho người lao động đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng người lao động. Ta cũng thấy rằng, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tại các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nhất là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đến nay đã có những quan điểm định hướng, chỉ đạo làm cơ sở chính trị của đề án: Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20012010 trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “...Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân; ( ) Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “...Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội...Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài...Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá...” ( ) Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “...Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân...” ( ) Đó là những chủ trưởng, đường lối của Đảng và nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm qua. Đối với tỉnh Bắc Giang, thấy rõ tầm quan trọng của việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp của tỉnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 2015 đã xác định: “...Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch; ... Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững...Giải quyết việc làm mới 27 nghìn lao độngnăm...” ( ) 1.2.2 Cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý của đề án dựa trên những văn bản pháp quy sau: Luật Doanh nghiệp năm 2005. Luật Đầu tư năm 2005. Luật Viên chức năm 2010. Bộ luật lao động năm 2012. Luật Công đoàn 2012. Luật Việc làm năm 2013. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Nghị định số 432006NĐCP ngày 2542006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định số 2612003QĐTTg ngày 10122003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Thông tư liên tịch số 952007TTLTBTCBLĐTBXH ngày 782007 của Liên Bộ Tài chính Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm. Quyết định số 1272004QĐUB ngày 27102004 của UBND tỉnh Bắc Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 1242004QĐUB ngày 07102004 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thành lập Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Các văn bản pháp luật khác có liên quan. 1.3 Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện, bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh cũng đã được các đơn vị như Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực của tỉnh và Trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các KCN. Điều này đã ảnh hướng trực tiếp đến kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Từ đó, người lao động mất đi cơ hội việc làm và có thể không có việc làm. Dẫn đến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế xã hội của tỉnh bị kìm hãm. Nhìn lại kết quả trong việc giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp 3 năm gần đây, thì số lượng người lao động đến nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đã bị giảm dần, cụ thể: Năm 2012 có 2.023 hồ sơ. Năm 2013 có 1.287 hồ sơ. Năm 2014 có 911 hồ sơ. và việc giới thiệu đưa người lao động đi sơ tuyển tại các doanh nghiệp cũng mới chỉ đạt bình quân khoảng 50% số hồ sơ nộp. Ngoài ra, tính năng động và động lực của các viên chức trong đơn vị đã không được phát huy, làm cho hoạt động của đơn vị trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp ngày càng kém hiệu quả. Chính vì vậy, để giải quyết những lý do trên cần thiết phải có một đề án nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp và giải quyết việc làm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Giữ gìn an sinh xã hội và trật tự, an toàn xã hội của đất nước, của khu vực và của toàn thế giới. Đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. 2. Nội dung thực hiện của đề án 2.1 Bối cảnh thực hiện của đề án 2.1.1 Bối cảnh chung: Đất nước ta đã chải qua hàng chục năm chiến tranh khốc liệt để lại hậu quả nặng nề; các thế lực phản động chống phá quyết liệt nhằm phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam, khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã vượt qua được những thử thách đó, đã thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội lớn để phát triển đất nước. Những cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầu tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Thực hiện đường lối đối ngoại Hồ Chí Minh, quan hệ đối ngoại rộng mở và tăng cường hợp tác quốc tế theo phương châm độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác các bên đều có lợi trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia dân tộc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác, chúng ta rút ra được từ nhiều bài học cả thành công và yếu kém của gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thành tựu và thời cơ đã cho phép nước ta tiếp tục đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa nội lực. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đới sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường an ninh quốc phòng. Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “...Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững...” ( ) Trong bối cảnh, đất nước ta đang thực hiện phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế rất quan trọng, tạo việc làm và đóng góp kinh phí lớn cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế. Đối với tỉnh Bắc Giang, thấy rõ tầm quan trọng của các doanh nghiệp nên trong những năm qua đã chú trọng, tích cực chi đạo trong thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch; ... Đặc biệt là quan tâm trong phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho nhân dân. Tính đến hết năm 2014, trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có 198 dự án đầu tư, trong đó: có 105 dự án FDI. Hiện có 138 dự án đi vào hoạt động và sử dụng trên 45.000 lao động. Các dự án chưa đi vào hoạt động, đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới, do đó việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu là việc làm cần thiết đặt ra, giúp cho các doanh nghiệp không bị thiếu về lao động và người dân trong và ngoài tỉnh có việc làm ổn định, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, những năm tiếp theo việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện, nhưng khó có thể xác định chính xác được là hàng năm có bao nhiêu dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và các dự án này sử dụng bao nhiêu lao động. Nên ảnh hưởng đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án. Với số lượng lớn các dự án trong những năm tới đi vào hoạt động, điều này rất thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Đề án, song vẫn còn những yếu tố ảnh hưởng như thiếu viên chức (có 04 viên chức), cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu phương tiên đi lại... Cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm của các đơn vị dịch vụ công lập không được thu phí đối với người lao động, điều này phần nào làm giảm động lực trong hoạt động cung ứng lao động của các viên chức trong đơn vị. Đặc biệt, đề án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, đây là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 20152020 sẽ có nhiều thuận lợi trong lãnh đạo và chỉ đạo của UBND tỉnh và Lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. 2.1.2 Sơ lược về tỉnh Bắc Giang và Ban quản lý các KCN tỉnh. Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); Diện tích đất tự nhiên là 382.200 ha, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác. Tính đến hết năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng hơn 1,62 triệu người, trong đó có khoảng 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động; mật độ dân số bình quân là 420,9 ngườikm2. Để quản lý có hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã sơm quyết định thành lập Ban chuẩn bị dự án KCN tỉnh Bắc Giang và sau đó được Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, cụ thể: Ban chuẩn bị dự án KCN tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 1812QĐCT ngày 08112001 của UBND tỉnh Bắc Giang. Sau 02 năm hoạt động, đến ngày 10122003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2612003QĐTTg thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1272004QĐUB ngày 27102004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang theo Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36CP ngày 2441997 của Chính phủ, nay là Nghị định số 292008NĐCP ngày 1432008 của Chính phủ ban hành Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, và đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 1642013NĐCP ngày 12112013. Hiện nay, Ban quản lý các KCN được giao quản lý 06 KCN và 01 cụm công nghiệp, trong đó có 02 KCN chưa triển khai đầu tư, cụ thể là: Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích: 127 ha. Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích là: 426 ha. Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích là: 350 ha. Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng, diện tích là: 90,6 ha. Khu công nghiệp Việt Hàn, diện tích là: 100 ha (chưa triển khai đầu tư). Khu công nghiệp Châu MinhMai Đình, diện tích là: 207,45 ha (chưa triển khai đầu tư). Cụm công nghiệp Nội Hoàng, diện tích là: 57,6 ha. 2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án. 2.2.1 Thực trạng về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. a. Sự hình thành và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp: Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1242004QĐUB ngày 07102004 của UBND tỉnh Bắc Giang. Theo đó, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tổ chức hoạt động dịch vụ khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về: Tư vấn đầu tư, tư vấn thẩm định, triển khai đầu tư và các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. Tư vấn về lao động việc làm; tổ chức giới thiệu việc làm và đào tạo nghề, tạo nguồn lực và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu cụm công nghiệp. Cung cấp thông tin về thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong khu, cụm cộng nghiệp. Được trực tiếp quan hệ với các Sở, Ban, Ngành và các địa phương trong và ngoài tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan về dịch vụ khu công nghiệp và dịch vụ việc làm trong các khu, cụm công nghiệp. Được ký kết, thỏa thuận trực tiếp với các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề và các tổ chức, cá nhân về tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ lao động, việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Được thu các loại phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước. b. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp: Hiện nay, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang gồm có 04 người, bao gồm: Giám đốc và 03 viên chức. Giám đốc: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của trung tâm trước lãnh đạo Ban quản lý các KCN và cơ quan tài chính cấp trên. 03 viên chức được giao các nhiệm vụ: 01 viên chức làm kế toán trưởng và thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn về đầu tư; 01 viên chức thực hiện các dịch vụ về đầu tư, xây dựng, môi trường; 01 viên chức làm công tác văn phòng, (văn thư, thủ quỹ, tổng hợp báo cáo và tiếp nhận hồ sơ, tư vấn về lao động). 2.2.2 Thực trạng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các khu công nghiệp. a. Thực trạng nắm bắt nhu cầu việc làm và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Thực trạng nắm bắt nhu cầu việc làm: + Trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp nắm bắt nhu cầu việc làm thông qua việc nộp hồ sơ và đăng ký việc làm của người lao động tại đơn vị. + Nắm bắt nguồn lao động thông qua sự phối hợp với Trung tâm hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang, thông qua Sở Lao động thương binh và xã hội của tỉnh nắm bắt được kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Thực trạng nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp: Hiện nay, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đang nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thông qua các kênh như: + Báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp gửi Ban quản lý các KCN tỉnh. + Thông qua việc phối hợp điều tra nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, Trung tâm hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh. + Thông qua việc đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp với Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. b. Thực trạng tuyên truyền, quảng bá vai trò, chức năng cung ứng lao động của Trung tâm. Trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp chưa trú trọng đến việc thông tin, quảng bá giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, đặc biệt là trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo, đài ...mà chỉ thực hiện giới thiệu qua các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại các khu công nghiệp thông qua các phòng chức năng của Ban quản lý các khu công nghiệp, như phòng quản lý Đầu tư, phòng quản lý Lao động...hoặc các nhà đầu tư biết đến chức năng giới thiệu, cung ứng lao động khi đã đến với Trung tâm thuê làm các thủ tục về đầu tư, xây dựng và môi trường... Vì vậy, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, đặc biệt là về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chưa được đông đảo các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân biết đến. c. Thực trạng tiếp nhận hồ sơ xin việc làm ở Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. Hiện tại, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp chủ yếu tiếp nhận hồ sơ xin việc làm của người lao động tại văn phòng của Trung tâm, có một số lần tiếp nhận thông qua UBND các xã, trong đó chỉ có một số xã gần khu công nghiệp và là những xã có diện tích đất bị thu hồi làm khu công nghiệp. Khi tiếp nhận hồ sơ, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tổng hợp danh sách người lao động, trong đó có các thông tin như: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và số điện thoại liên lạc, nguyện vọng làm việc của người lao động… d. Thực trạng phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp với các doanh nghiệp trong xét và tuyển dụng lao động. Hiện nay, sự phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động chưa được chặt chẽ, cụ thể: doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động gửi văn bản nhu cầu về số lượng và trình độ các vị trí việc làm, dự kiến thời gian tiếp nhận hồ sơ và xét tuyển cho Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, qua đó Trung tâm có thể liên hệ trực tiếp với người lao động có nhu cầu phù hợp hoặc Trung tâm sẽ gửi danh sách thông tin về người lao động cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tự liên hệ và bố trí xét tuyển. Sau đó, doanh nghiệp gửi lại cho Trung tâm danh sách người lao động trúng tuyển để tổng hợp theo dõi. Người lao động trúng tuyển hay không trúng tuyển thì giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp và doanh nghiệp không có sự giàng buộc và trách nhiệm gì. Bởi vì, công tác giới thiệu và tuyển dụng lao động, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp không thu bất kỳ khoản phí nào từ người lao động cũng như doanh nghiệp. Cụ thể kết quả việc phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp với các doanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt tại các phụ lục 01, phụ lục 02 và phụ lục 03. Qua tổng hợp kết quả của 3 năm, ta thấy hoạt động về cung ứng lao động cho các doanh nghiệp bị giảm dần, cụ thể: số lượng hồ sơ của người lao động nộp tại đơn vị giảm từ 2.023 (năm 2012) hồ sơ xuống còn 911 hồ sơ (năm 2014). Ngoài ra, việc giới thiệu đưa người lao động đi sơ tuyển tại các doanh nghiệp mới chỉ đạt bình quân khoảng 50% số hồ sơ nộp, và số người lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng cũng đạt thấp, như bảng dưới đây: STT Năm Số hồ sơ nộp (Hồ sơ) Số người đi sơ tuyển (người) Tỷ lệ số người đi sơ tuyểnsố HS nộp (%) Số người được tuyển dụng (người) Tỷ lệ số người trúng tuyểnsố người đi sơ tuyển (%) 1 2012 2.023 815 40,28 536 65,67 2 2013 1.287 552 42,90 294 53,26 3 2014 911 635 69,70 302 47,56 (nguồn từ các báo cáo của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp các năm 2012, 2013, 2014 ) Kết quả như vậy, ngoài những lý do trên còn có nguyên nhân như: Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông và là nữ, tuổi đời trẻ chỉ từ 18 tuổi đến 25 tuổi, có doanh nghiệp chỉ tuyển đến tuổi 23, và lao động có trình độ kỹ thuật thì phải là lao động đã có kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp cần tuyển. Trong khi người lao động nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp thì phần lớn là lao động nam, và lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, đặc biệt là lao động có trình độ là cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao (chiếm trên 35% số hồ sơ nộp). Vì vậy, việc giới thiệu người lao động cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do năng lực của viên chức làm công tác tư vấn và giới thiệu lao động, chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; thiếu hiểu biết về pháp luật lao động; các cơ chế, chính sách đối với người lao động và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và sử dụng người lao động. Chưa sát sao, quan tâm đến việc tìm kiếm nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, ngại tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp nên thiếu thông tin của các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc cũng chưa thật sự thuận lợi để viên chức nhiệt tình trong công việc, phương tiên đi lại là tự túc, trong khi viên chức tham gia chính trong hoạt động tư vấn, giới thiệu cung ứng lao động cho các doanh nghiệp lại làm công tác văn phòng, văn thư... nên đã phần nào hạn chế trong việc đi tìm nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. đ. Một số vấn đề nẩy sinh cần giải quyết trong hoạt động cung ứng lao động. + Cần thông tin, quảng bá rộng rãi về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đến các doanh nghiệp và nhân dân được biết. + Có phương pháp tiếp nhận hồ sơ của người lao động thuận lợi hơn, như thông qua người thân của người lao động gửi hồ sơ, thông qua đăng ký nhu cầu việc làm, thông qua điện thoại, email…. + Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Trung tâm và viên chức trong hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. + Có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động. 2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 2020 cần thực hiện một số nội dung sau: 2.3.1 Đổi mới thông tin, quảng bá về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. Thông tin, quảng bá về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đến đông đảo các doanh nghiệp và người lao động trong và ngoài tỉnh được biết, đặc biệt là về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. Khi đó các doanh nghiệp và người lao động có thể tự tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với Trung tâm để giải quyết nhu cầu của mình, Vì vậy, vị thế của Trung tâm dịch vụ khu công nghhiệp và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Trung tâm sẽ ngày càng gắn bó hơn. 2.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo trung tâm và các viên chức trong việc thực hiện chức năng cung ứng lao động. Lãnh đạo Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp cần quán triệt và quan tâm hơn đến hoạt động dịch vụ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của đơn vị. Phát huy năng lực của đội ngũ viên chức, tạo động lực cho viên chức hăng say trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động, giúp cho viên chức thấy được tầm quan trọng của việc cung ứng lao động. Vì nếu thực hiện tốt hoạt động này, các doanh nghiệp sẽ không bị thiếu lao động, từ đó yên tâm trong kế hoạch sản xuất của mình, người lao động sẽ có việc làm ổn định và nâng cao được đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Góp phần nâng cao hiệu quả trong thu hút đầu tư, giữ gìn an sinh xã hôi và an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn, khu vực. 2.3.3 Sắp xếp tổ chức lại Trung tâm, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong việc thực hiện chức năng cung ứng lao động. Phải xác định tất cả các viên chức trong Trung tâm đều phải có trách nhiệm trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Đánh giá năng lực viên chức và sắp xếp vị trí công việc phù hợp. 2.3.4 Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm. Rà soát, thay thế các thiết bị kém hiệu quả trong sử dụng. 2.3.5 Xây dựng cơ chế thi đua nhằm khuyến khích viên chức trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. 2.4 Các giải pháp thực hiện đề án Từ thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Nhằm giải quyết những nguyên nhân, tồn tại trên, đưa hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đạt hiệu quả hơn, em xin được đề xuất một số giải pháp như sau: 2.4.1 Đổi mới thông tin, quảng bá về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. Thực hiện giải pháp trên nhằm thông tin, tuyên truyển, giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, đặc biệt là về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đến các doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài tỉnh được biết. Từ đó, họ có nhu cầu có thể tự mình liên hệ với Trung tâm để giải quyết nhu cầu của mình. Muốn có được kết quả đó, cần thực hiện những nhiệm vụ như: + Xây dựng catalogue, trong đó giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. + Đăng thông tin giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trên báo của địa phương (2 lầnnăm). Ngoài ra, thông tin trên loa phát thanh của các địa phương, kết hợp với việc thông tin tuyển lao động từ các địa phương đó. + Đăng thông tin giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trên trang Website của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Và để thực hiện những nhiệm vụ trên thì phải bố trí được kinh phí hàng năm để thực hiện. 2.4.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo trung tâm và các viên chức trong hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Thực hiện giải pháp trên nhằm cho đội ngũ lãnh đạo Trung tâm và các viên chức thấy được tầm quan trọng trong hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Thấy được hoạt động đó không chỉ đem lại về kinh tế mà còn đem lại cả về mặt chính trị rất lớn, đưa vị thế của Trung tâm dịch khu công nghiệp lên một tầm mới. Chính vì vậy, đối với lãnh đạo Trung tâm phải tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnh, tạo mọi điều kiện để được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ... Tham gia giao lưu học hỏi các đơn vị bạn có cùng chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là các đơn vị có kết quả cao trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động. Đối với viên chức cần có kế hoạch hàng năm, để họ được tham gia tập huấn về pháp luật lao động, pháp luật việc làm và các văn bản mới liên quan đến hoạt động cung ứng lao động của đơn vị. Mặt khác, lãnh đạo Trung tâm cần tạo điều kiện thuận lợi để viên chức tự học hỏi, trao rồi kiến thức cho bản thân, nhằm thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2.4.3 Sắp xếp tổ chức lại Trung tâm, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong việc thực hiện chức năng cung ứng lao động. Cần sắp xếp tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong đơn vị cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng người. Đặc biệt cần phải sắp xếp viên chức có năng lực phù hợp nhất, để giao nhiệm vụ trong hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Do thực tế có ít viên chức, nên để làm tốt hơn được các hoạt động của đơn vị, trong những năm tới Trung tâm cần tuyển dụng thêm ít nhất là 02 cán sự. Vì vậy, phải đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khác nhằm tăng thu nhập cho đơn vị để đảm bảo kinh phí tri trả lương cho viên chức và người lao động. 2.4.4 Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Cần rà soát các trang thiết bị của đơn vị, loại bỏ những trang thiết bị không sử dụng được và sử dụng kém hiệu quả. Trang bị những thiết bị mới, đáp ứng được với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong điều kiện mới. 2.4.5 Xây dựng cơ chế thi đua trong đơn vị Xây dựng cơ chế thi đua trong đơn vị, nhằm khích lệ, khuyến khích các viên chức trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, có hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Để xây dựng được cơ chế, cần xem xét và đánh giá những lợi nhuận của những năm vừa qua, trên cơ sở đó kết hợp với việc nhận định dự báo tình hình những lợi ích từ việc triển khai tốt hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2.4.6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp với các doanh nghiệp: Từ thực trạng phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động, để nâng cao hiệu quả cung ứng lao động, cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp để gắn trách nhiệm cụ thể của các bên trong việc giới thiệu, cung ứng lao động và việc xét, tuyển dụng lao động của các đơn vị. 3. Tổ chức thực hiện đề án 3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án. 3.1.1 Đối với lãnh đạo trung tâm: Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện đề án. Hàng tháng có xem xét, đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra hướng chỉ đạo có hiệu quả hơn. 3.1.2 Đối với viên chức: + Giao 01 viên chức thực hiện chính hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Ngoài ra, các viên chức khác trong đơn vị cũng có trách nhiệm trong hoạt động đó, và được phân công cụ thể bằng văn bản. + Hàng năm, tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm có văn bản gửi các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đề nghị phối hợp xây dựng kế hoạch nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp mình gởi về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Trong đó thể hiện rõ số lượng lao động cần tuyển, độ tuổi, giới tính, trình độ và vị trí công việc... + Theo rõi, nắm bắt tình hình người lao động đưa đi sơ tuyển lựa chọn việc làm, đặc biệt là người lao động có được doanh nghiệp tuyển dụng hay không được tuyển dụng. + Rà soát, tham mưu đổi mới trang thiết bị làm việc của đơn vị. 3.2 Tiến độ thực hiện của đề án: 3.2.1 Giai đoạn 1 (năm 2016): + Tổ chức triển khai đề án, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong đơn vị. + Xây dựng cơ chế thi đua trong đơn vị. + Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, quảng bá về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp (Xây dựng catalogue, Đăng thông tin giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trên báo của địa phương, đăng thông tin giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trên trang Website của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang...). + Bố trí viên chức tham gia các buổi tập huấn về pháp luật có liên quan nhằm nâng cao trình độ cho đỗi ngũ viên chức. + Tuyển dụng mới ít nhất 02 cán sự có trình độ là đại học. + Sắp xếp tổ chức lại bộ máy. Rà soát, bổ sung, thay thế trang thiết bị làm việc của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. + Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án, tìm ra nguyên nhân tồn tại và các giải pháp để khắc phục tồn tại. + Xem xét khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. 3.2.2 Giai đoạn 2 (năm 2017, năm 2018, năm 2019): + Tiếp tục tổ chức thực hiện đề án. + Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án, tìm ra nguyên nhân tồn tại và các giải pháp để khắc phục tồn tại. + Xem xét khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. 3.2.3 Giai đoạn 3 (năm 2020): + Tiếp tục tổ chức thực hiện đề án. + Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án, tìm ra nguyên nhân tồn tại và các giải pháp để khắc phục tồn tại đó. Từ đó có những giải pháp phù hợp hơn đối với hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp trong những năm tiếp theo. + Xem xét khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. 3.3 Kinh phí thực hiện đề án: Tổng kinh phí khoảng: 755.000.000 đồng. Trong đó: + Kinh phí ngân sách khoảng: 55.000.000 đồng. + Kinh phí từ lợi nhuận của đơn vị: 500.000.000 đồng. + Kinh phí xã hội hóa khoảng: 200.000.000 đồng. Cụ thể theo bảng dưới đây. STT Nội dung Đơn vị Kinh phí (triệu đồng) Tổng kinh phí (triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Xây dựng Catalogue 10,0 Thuê thiết kế Catalogue 5,0 5,0 In catalogue 500 tờnăm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 5,0 2 Đăng báo 2 lầnnăm 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 15,0 4 Bổ sung trang thiết bị văn phòng 30,0 30,0 5 Trả lương 02 cán sự (gồm cả BHXH) tr.đnăm 120,0 120,0 120,0 120,0 120,0 600,0 6 Nâng cao trình độ, nâng lực của đội ngũ lãnh đạo và viên chức 3 ngườinăm 15 15 15 15 15 75 7 Quỹ khen thưởng tr.đnăm 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 25,0 Tổng 149,0 174,0 144,0 144,0 144,0 755,0 4. Dự kiến hiệu quả của dự án 4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án. Đề án được thực hiện, trước hết đỗi ngũ viên chức nâng cao được sự hiểu bết của mình về các quy định pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động. Trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi tham gia hợp đồng lao động. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Từ đó có động lực để thực hiện có hiệu quả hơn đối với hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động và các nhiệm vụ được giao khác. Mặt khác, tuyển dụng thêm hai vị trí, tạo việc làm mới cho 02 cán sự có thu nhập ổn định. Thay thế được các máy móc, thiệt bị mới tạo điều kiện giải quyết công việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo tâm lý phấn khởi cho các viên chức sử dụng trang thiết bị mới trong công việc. Nhiều người lao động có cơ hội việc làm nhiều hơn, các doanh nghiệp cũng yên tâm hơn khi đến với Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp mỗi khi có nhu cầu tuyển dụng lao động. Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp được các doanh nghiệp và nhân dân biết đến, do đó vị thế của đơn vị sẽ ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, đề án còn đem lại ý nghĩa về chính trị, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh nhiều hơn. Tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn an sinh xã hội và an ninh, trật tự xã hội. Đây là một đề án có quy mô không lớn và tính thực thi cao, có thể áp dụng được với các Trung tâm giới thiệu việc làm khác trong và ngoài tỉnh. 4.2 Đối tượng được hưởng lợi từ đề án 4.2.1 Đối tượng được hưởng lợi trực tiếp: Khi đề án triển khai, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp đó là các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Doanh nghiệp chỉ cần thông qua Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp có thể tiếp nhận được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải mất thời gian và công sức để tìm kiếm lao động, do vậy giảm chi phí đáng kể trong công tác tuyển dụng và lại có được lực lượng lao động nhanh chóng, phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ đề án, thì còn có thêm trên 1.000 người lao động có cơ hội việc làm phù hợp với bản thân. Thông qua Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, người lao động sẽ có nhiều thông tin về các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, nên người lao động có thể rễ ràng lựa chọn được công việc phù hợp với mình hơn. Mặt khác, lại không phải mất bất cứ khoản chi phí nào, tránh được những rủi ro khi tham gia thị trường tuyển dụng lao động tự do. 4.2.2 Đối tượng được hưởng gián tiếp Bên cạnh những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ đề án, thì đội ngũ viên chức của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp cũng được nâng cao về trình độ và nhận thức. Bời vì, trong quá trình thực hiện thì họ được đào tạo tập huấn những quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về việt làm... Được làm việc với các đơn vị phối hợp trong việc cung ứng lao động như: chính quyền các địa phương (UBND cấp huyện, UBND các xã, thị trấn...); các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Từ đó, sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệp, bài học thực tế để tự mình khẳng định, và tự tin trong giải quyết mọi nhiệm vụ được giao. Để đề án triển khai có hiệu quả và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, đơn vị cần tuyển thêm 02 người lao động, làm việc dưới hình thức Hợp đồng lao động, 02 cán sự này sẽ bảo đảm có công việc và thu nhập ổn định, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có thể phát huy được năng lực của bản thân. Với những kết quả lợi ích trên từ đề án mang lại, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp còn tự khẳng định mình và vị thế của Trung tâm sẽ được nâng lên một bước. Ngoài Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp được hưởng lợi gián tiếp từ đề án, thì các trường đào tạo nghề trên địa bàn và UBND các huyện, các xã có tham gia, phối hợp với Trung tâm trong hoạt động giới thiệu, cung ứng lao động cũng được hưởng lợi. Nhân dân địa phương ngày càng tin tưởng vào các cấp chính quyền hơn, tạo được sức mạnh tập thể, đoàn kết trong nhân dân. Góp phần thuận lợi trong kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 1. Kiến nghị: Để đề án được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả tôi đề nghị: 1.1 Đối với nhà nước: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chúng và pháp luật về lao động, pháp luật về việc làm nói riêng. 1.2 Đối với Ủy ban nhân nhân tỉnh: Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện bổ sung tăng thêm biên chế cho Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp. 1.3 Đối với lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện hơn nữa đối với Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong hoạt động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Tạo điều kiện đề xuất với UBND tỉnh bổ sung biên chế cho Trun
Trang 1NGUYỄN VĂN PHẤN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHU CÔNG NGHIỆP TRONG VIỆC CUNG ỨNG LAO ĐỘNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 2TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
Người thực hiện: Nguyễn Văn Phấn
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B5-14
Đơn vị công tác: Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Bá Dương
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
Trang 3Kính gửi các Thầy giáo, Cô giáo!
Có được bản Đề án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chânthành và sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo - Các nhà khoa học, đặc biệt làthầy PGS.TS Nguyễn Bá Dương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ emvới những chỉ dẫn khoa học quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu và
hoàn thành đề án "Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020”.
Các Thầy giáo, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạytruyền đạt những kiến thức khoa học cho bản thân em trong suốt nhưng ngàytháng qua, và em cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang,Ban tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang; Lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnh BắcGiang, các anh, em, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để emhoàn thành khóa học cao cấp lý luận chính trị năm 2014-2015, cũng như đãgiúp em thu thập số liệu để hoàn thành bản đề án tốt nghiệp lớp cao cấp lýluận chính trị này Có thể khẳng định, bản đề án hoàn thành đạt kết quả, trướchết thuộc về công lao của nhà trường, của các Thầy giáo, Cô giáo, đặc biệt làcủa thầy PGS.TS Nguyễn Bá Dương và bản thân cá nhân em đã nỗ lực nghiêncứu, tìm tòi và áp dụng
Song do thời gian ngắn và khả năng của bản thân có hạn, bản đề ánkhông tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong tiếp tục nhận được sự giúp
đỡ và góp ý quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo để đề án được hoàn chỉnhhơn và áp dụng tốt trong thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Văn Phấn.
Trang 4ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 .3 2.2 Mục tiêu cụ thể 3
- Nâng cao một bước về chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vu khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang 3
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh cả về số lượng và chất lượng người lao động 3
- Hàng năm giới thiệu khoảng 2.000 lao động đi sơ tuyển lựa chọn việc làm tại các doanh nghiệp khu công nghiệp, trong đó người lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng đạt khoảng 70% số lao động dự tuyển 3
3 Giới hạn của Đê án 3 3.1 Giới hạn về đối tượng 3
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Vấn đề việc làm cho người lao động trong độ tuổi nói chung và chonguồn nhân lực trẻ nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề bức xúc và cóvai trò đặc biệt trong lĩnh vực an sinh xã hội Trong nhiều Nghị quyết củaĐảng, đặc biệt là trong Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng cộng sản Việt Nam năm 2011 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất
nước 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có nhấn mạnh “ Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ” (1)
Thấy rõ tầm quan trọng của việc cung ứng lao động cho các doanhnghiệp KCN của tỉnh Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: “ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế
để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phát triển bền vững Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ,
du lịch; Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững Giải quyết việc làm mới 27 nghìn lao động/năm ” (2)
1 (1) Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, http://dangcongsan.vn/văn kiện đại hội, trích dẫn ngày 18/5/2015.
2 () Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2010-2015, http://tinhuybacgiang.org.vn/ văn bản của tỉnh ủy/Đại hội Đảng lần XVII, trích dẫn ngày 18/5/2015.
Trang 6Ngoài ra, trong “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 5năm giai đoạn 2016 - 2020, đặt chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020” đã xác định:
“ Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm trên 27 nghìn lao động ” (3)
Những quan điểm, đường lối chỉ đạo và chính sách của tỉnh đã thể hiện
rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc cung ứng lao động cho các doanhnghiệp khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân, từ đóthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giữ gìn an sinh, an ninh, trật
tự xã hội của tỉnh
Mặt khác, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp làmột trong những lĩnh vực hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệptỉnh Bắc Giang Hoạt động này một mặt bảo đảm nguồn cung lao động ổnđịnh, chất lượng, đồng đều cho các doanh nghiệp Đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho người lao động dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm, ổnđịnh cuộc sống
Trong khi đó, kết quả tư vấn, giới thiệu người lao động cho các doanhnghiệp của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong 3 năm gần đây có xuhướng giảm, số lượng người lao động đến nộp hồ sơ đã giảm dần (năm 2012
có 2.023 hồ sơ, năm 2013 có 1.287 hồ sơ, năm 2014 có 911 hồ sơ)
Chính vì vậy, em chọn đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020” làm
đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị là hết sức cần thiết và có tính thựctiễn cao
3() UBND tỉnh Bắc Giang (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, http://www.bacgiang.gov.vn/Quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH, trích dẫn 18/5/2015
Trang 72 Mục tiêu của đê án.
2.1 Mục tiêu chung.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệptrong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh BắcGiang giai đoạn 2016-2020
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Nâng cao một bước về chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vukhu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khucông nghiệp tỉnh Bắc Giang
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong cáckhu công nghiệp của tỉnh cả về số lượng và chất lượng người lao động
- Hàng năm giới thiệu khoảng 2.000 lao động đi sơ tuyển lựa chọn việclàm tại các doanh nghiệp khu công nghiệp, trong đó người lao động được cácdoanh nghiệp tuyển dụng đạt khoảng 70% số lao động dự tuyển
3 Giới hạn của Đê án.
3.1 Giới hạn về đối tượng.
Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và viên chức củaTrung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng giới thiệuviệc làm cho người lao động đến với các doanh nghiệp khu công nghiệp
3.2 Giới hạn về không gian.
Đề án được xây dựng và tổ chức thực hiện tại Trung tâm dịch vụ khucông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang
3.3 Giới hạn về thời gian.
Đề án được tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020
Trang 8B NỘI DUNG
1 Cơ sở xây dựng Đề án.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
a Khái niệm về hoạt động
Có nhiều cách định nghĩa về hoạt động, về phương diện triết học, tâm
lý học người ta quan niệm: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữacon người với thế giới để tạo ra sản phẩm
b Khái niệm về chất lượng hoạt động
Chất lượng hoạt động là kết quả của qúa trình tác động qua lại giữa conngười với thế giới
c Khái niệm về người lao động
Căn cứ Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2012 của nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quy định “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên,
có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
d Khái niệm về cung ứng lao động
Cung ứng lao động là quá trình tiếp nhận hồ sơ, giới thiệu, cung cấpngười lao động có nhu cầu việc làm cho người sử dụng lao động có nhu cầuthuê lao động
e Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp
Trang 9là quá trình thực hiện chức năng dịch vụ giới thiệu, cung cấp người lao động
Có nhu cầu việc làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động đảmbảo về số lượng và chất lượng người lao động
1.1.2 Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp.
Trải qua hơn 10 năm phát triển, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệptỉnh Bắc Giang đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối giữa cung vàcầu lao động; giữa người lao động và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìmkiếm việc làm trong các khu công nghiệp Bắc Giang Tuy nhiên, trong 3 nămtrở lại đây, kết quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đã có
xu hướng giảm, một trong những nguyên nhân chính của thực trang trên đó làchất lượng hoạt động cung ứng lao động của Trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp đạt thấp
Mặt khác, chất lượng hoạt động của một tổ chức phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; trình độ của cán bộ quản lý; chấtlượng của đội ngũ công chức, viên chức; điều kiện, phương tiện và môitrường làm việc
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp cần chú trọng giảiquyết những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu việc làm của nguồn lực lao động ở địaphương (nguồn cung)
Trang 10- Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp trong khucông nghiệp (nguồn cầu).
- Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Ban quản lý cácKCN tỉnh Bắc Giang;
- Quảng bá vai trò, chức năng, uy tín của Trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp về cung ứng lao động
- Đổi mới thủ tục hành chính trong khâu tiếp nhận hồ sơ xin việc làmcủa người lao động
- Phối hợp có hiệu quả với các doanh nghiệp trong đánh giá, lựa chọn
và tuyển dụng lao động
- Sắp xếp tổ chức lại Trung tâm, kiện toàn đội ngũ viên chức làm côngtác cung ứng lao động
- Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích viên chức trong hoạt độngcung ứng lao động
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý:
1.2.1 Cơ sở chính trị
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệptrong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, chính là việc nâng caotrình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và viên chức của Trung tâm dịch vụkhu công nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giới thiệu việclàm cho người lao động đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng ngườilao động
Trang 11Ta cũng thấy rằng, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quantrọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang pháttriển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam Giải quyết việc làm cho ngườilao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sửdụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thểchế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực
và thế giới
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội Việt Nam Tại các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nhất là từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đến nay đã có những quan điểm địnhhướng, chỉ đạo làm cơ sở chính trị của đề án:
- Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 trình tại Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX xác định:
“ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân"; (4)
- Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
“ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân
và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp Đẩy mạnh
4 () Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, http://dangcongsan.vn/văn kiện Đảng/văn kiện đại hội, trích dẫn ngày 19/5/2015.
Trang 12chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá ” (5)
- Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định:
“ Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ” (6)
Đó là những chủ trưởng, đường lối của Đảng và nhà nước ta về giảiquyết việc làm cho người lao động trong những năm qua
Đối với tỉnh Bắc Giang, thấy rõ tầm quan trọng của việc cung ứng lao độngcho các doanh nghiệp khu công nghiệp của tỉnh Nghị quyết Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định:
“ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu
tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch
5() Ban chấp hành Trung ương khóa IX (2006), Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, http://dangcongsan.vn/văn kiện Đảng/văn kiện đại hội, trích dẫn ngày 19/5/2015.
6 () Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, http://dangcongsan.vn/văn kiện Đảng/văn kiện đại hội, trích dẫn ngày 19/5/2015.
Trang 13cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển bền vững Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, du lịch; Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững Giải quyết việc làm mới 27 nghìn lao động/năm ” (7)
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của đề án dựa trên những văn bản pháp quy sau:
- Luật Doanh nghiệp năm 2005
- Luật Đầu tư năm 2005
- Luật Viên chức năm 2010
- Bộ luật lao động năm 2012
- Luật Công đoàn 2012
- Luật Việc làm năm 2013
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Quyết định số 261/2003/QĐ-TTg ngày 10/12/2003 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang
7() Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015,http://tinhuybacgiang.org.vn/văn bản của tỉnh ủy/Đại hội Đảng lần XVII,trích dẫn ngày 20/5/2015
Trang 142010 Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT2010 BTC2010 BLĐTBXH ngày 7/8/2007của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn vềphí giới thiệu việc làm.
- Quyết định số 127/2004/QĐ-UB ngày 27/10/2004 của UBND tỉnh BắcGiang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan
hệ công tác của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 07/10/2004 của UBND tỉnh BắcGiang về việc thành lập Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp thuộc Ban quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
1.3 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, hoạt động của trung tâm dịch vụ khu công nghiệptrong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đã được triển khai thựchiện, bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh cũng đã được các đơn vị như Trung tâm hỗtrợ đào tạo và cung ứng nhân lực của tỉnh và Trung tâm giới thiệu việc làmgiới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp Nhưng vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các KCN Điều này đã ảnhhướng trực tiếp đến kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh
Từ đó, người lao động mất đi cơ hội việc làm và có thể không có việc làm.Dẫn đến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế xã hội của tỉnh bịkìm hãm
Nhìn lại kết quả trong việc giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanhnghiệp của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp 3 năm gần đây, thì số lượng
Trang 15người lao động đến nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đã bịgiảm dần, cụ thể:
Chính vì vậy, để giải quyết những lý do trên cần thiết phải có một đề ánnhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp và giảiquyết việc làm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung Giữ gìn an sinh xãhội và trật tự, an toàn xã hội của đất nước, của khu vực và của toàn thế giới.Đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện của đề án
2.1.1 Bối cảnh chung:
Đất nước ta đã chải qua hàng chục năm chiến tranh khốc liệt để lại hậuquả nặng nề; các thế lực phản động chống phá quyết liệt nhằm phủ nhậnthành quả cách mạng Việt Nam, khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảngkinh tế - xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã
Trang 16vượt qua được những thử thách đó, đã thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh
tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhà nước củadân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, làđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đầu vì hòa bình,độc lập và phát triển
Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội lớn đểphát triển đất nước Những cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầutiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trênthế giới Thực hiện đường lối đối ngoại Hồ Chí Minh, quan hệ đối ngoại rộng
mở và tăng cường hợp tác quốc tế theo phương châm độc lập tự chủ, đaphương hóa, đa dạng hóa, hợp tác các bên đều có lợi trên cơ sở tôn trọng cácquyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia - dân tộc là độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ Mặt khác, chúng ta rút ra được từ nhiều bài học cảthành công và yếu kém của gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩymạnh sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa Những thành tựu và thời cơ đã cho phép nước ta tiếp tục đẩymạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưaViệt Nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển lựclượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa nội lực
Trang 17Đồng thời Đảng và Nhà nước ta tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững;tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đớisống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăngcường an ninh quốc phòng.
Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định:
“ Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững ” (8)
Trong bối cảnh, đất nước ta đang thực hiện phát triển kinh tế theo nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát huy mọi thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế rất quan trọng, tạo việclàm và đóng góp kinh phí lớn cho ngân sách nhà nước từ các loại thuế
Đối với tỉnh Bắc Giang, thấy rõ tầm quan trọng của các doanh nghiệpnên trong những năm qua đã chú trọng, tích cực chi đạo trong thu hút đầu tư,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đẩy
mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, du lịch; Đặc biệt là quan tâm trong
phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho nhân dân
8() Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2011), Báo cáo chính trị, http://dangcongsan.vn/văn kiện Đảng/văn kiện đại hội, trích dẫn ngày 20/5/2015.
Trang 18Tính đến hết năm 2014, trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang
có 198 dự án đầu tư, trong đó: có 105 dự án FDI Hiện có 138 dự án đi vàohoạt động và sử dụng trên 45.000 lao động Các dự án chưa đi vào hoạt động,đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư và sẽ đi vào hoạt động trong những nămtới, do đó việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu làviệc làm cần thiết đặt ra, giúp cho các doanh nghiệp không bị thiếu về laođộng và người dân trong và ngoài tỉnh có việc làm ổn định, tăng thu nhập Bên cạnh đó, những năm tiếp theo việc thu hút đầu tư vào các khu côngnghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện, nhưng khó có thể xác định chính xác được
là hàng năm có bao nhiêu dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và các dự
án này sử dụng bao nhiêu lao động Nên ảnh hưởng đến việc xây dựng và tổchức thực hiện đề án
Với số lượng lớn các dự án trong những năm tới đi vào hoạt động, điềunày rất thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Đề án, song vẫn còn những yếu
tố ảnh hưởng như thiếu viên chức (có 04 viên chức), cơ sở vật chất còn thiếuthốn, thiếu phương tiên đi lại Cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạtđộng dịch vụ giới thiệu việc làm của các đơn vị dịch vụ công lập không đượcthu phí đối với người lao động, điều này phần nào làm giảm động lực tronghoạt động cung ứng lao động của các viên chức trong đơn vị
Đặc biệt, đề án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2020, đây là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnhBắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ có nhiều thuận lợi tronglãnh đạo và chỉ đạo của UBND tỉnh và Lãnh đạo Ban quản lý các KCN tỉnhBắc Giang
Trang 192.1.2 Sơ lược về tỉnh Bắc Giang và Ban quản lý các KCN tỉnh.
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phíaBắc; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giápthành phố Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh,Hải Dương và Quảng Ninh Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố,trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); Diện tíchđất tự nhiên là 382.200 ha, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 hađất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng82.700 ha là các loại đất khác
Tính đến hết năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng hơn 1,62triệu người, trong đó có khoảng 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động; mật độdân số bình quân là 420,9 người/km2
Để quản lý có hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các khucông nghiệp của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã sơm quyết địnhthành lập Ban chuẩn bị dự án KCN tỉnh Bắc Giang và sau đó được Thủ tướngchính phủ quyết định thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, cụ thể:Ban chuẩn bị dự án KCN tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định
số 1812/QĐ-CT ngày 08/11/2001 của UBND tỉnh Bắc Giang Sau 02 nămhoạt động, đến ngày 10/12/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 261/2003/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang Saukhi được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 127/2004/QĐ-UBngày 27/10/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vàmối quan hệ công tác của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang theo Quy chế
Trang 20khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghịđịnh số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, nay là Nghị định số29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ ban hành Quy định về khucông nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, và đã được sửa đổi, bổ sung tạiNghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
Hiện nay, Ban quản lý các KCN được giao quản lý 06 KCN và 01 cụmcông nghiệp, trong đó có 02 KCN chưa triển khai đầu tư, cụ thể là:
- Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích: 127 ha
- Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích là: 426 ha
- Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích là: 350 ha
- Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, diện tích là: 90,6 ha
- Khu công nghiệp Việt Hàn, diện tích là: 100 ha (chưa triển khai đầu tư)
- Khu công nghiệp Châu Minh-Mai Đình, diện tích là: 207,45 ha (chưatriển khai đầu tư)
- Cụm công nghiệp Nội Hoàng, diện tích là: 57,6 ha
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án.
2.2.1 Thực trạng về Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
a Sự hình thành và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp:
Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định số124/2004/QĐ-UB ngày 07/10/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang
Trang 21Theo đó, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức hoạt động dịch vụ khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về: Tưvấn đầu tư, tư vấn thẩm định, triển khai đầu tư và các dịch vụ khác theo yêucầu của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp
- Tư vấn về lao động việc làm; tổ chức giới thiệu việc làm và đào tạonghề, tạo nguồn lực và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khucụm công nghiệp
- Cung cấp thông tin về thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm cho cácdoanh nghiệp trong khu, cụm cộng nghiệp
- Được trực tiếp quan hệ với các Sở, Ban, Ngành và các địa phươngtrong và ngoài tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan về dịch vụ khucông nghiệp và dịch vụ việc làm trong các khu, cụm công nghiệp
- Được ký kết, thỏa thuận trực tiếp với các doanh nghiệp trong khu, cụmcông nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề và các tổ chức, cá nhân về tổ chứchoạt động tư vấn, dịch vụ lao động, việc làm và cung ứng lao động cho cácdoanh nghiệp khu công nghiệp
- Được thu các loại phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước
b Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp:
Hiện nay, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang gồm có 04người, bao gồm: Giám đốc và 03 viên chức
Trang 22- Giám đốc: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạtđộng của trung tâm trước lãnh đạo Ban quản lý các KCN và cơ quan tài chínhcấp trên.
- 03 viên chức được giao các nhiệm vụ: 01 viên chức làm kế toán trưởng vàthực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn về đầu tư; 01 viên chức thực hiện cácdịch vụ về đầu tư, xây dựng, môi trường; 01 viên chức làm công tác văn phòng,
(văn thư, thủ quỹ, tổng hợp báo cáo và tiếp nhận hồ sơ, tư vấn về lao động) 2.2.2 Thực trạng hoạt động của Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp trong việc cung ứng lao động cho các khu công nghiệp.
a Thực trạng nắm bắt nhu cầu việc làm và nhu cầu tuyển dụng lao độngcủa các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
- Thực trạng nắm bắt nhu cầu việc làm:
+ Trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp nắm bắtnhu cầu việc làm thông qua việc nộp hồ sơ và đăng ký việc làm của người laođộng tại đơn vị
+ Nắm bắt nguồn lao động thông qua sự phối hợp với Trung tâm hỗ trợ,đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang, thông qua Sở Lao động thươngbinh và xã hội của tỉnh nắm bắt được kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạonghề trên địa bàn tỉnh
- Thực trạng nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệpkhu công nghiệp:
Hiện nay, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp đang nắm bắt nhu cầutuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thông qua các kênh như:
Trang 23+ Báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động của cácdoanh nghiệp gửi Ban quản lý các KCN tỉnh.
+ Thông qua việc phối hợp điều tra nhu cầu lao động của các doanhnghiệp khu công nghiệp của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, Trungtâm hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh
+ Thông qua việc đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanhnghiệp với Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp
b Thực trạng tuyên truyền, quảng bá vai trò, chức năng cung ứng laođộng của Trung tâm
Trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp chưa trútrọng đến việc thông tin, quảng bá giới thiệu về Trung tâm dịch vụ khu côngnghiệp, đặc biệt là trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo, đài màchỉ thực hiện giới thiệu qua các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại các khu côngnghiệp thông qua các phòng chức năng của Ban quản lý các khu công nghiệp,như phòng quản lý Đầu tư, phòng quản lý Lao động hoặc các nhà đầu tư biếtđến chức năng giới thiệu, cung ứng lao động khi đã đến với Trung tâm thuêlàm các thủ tục về đầu tư, xây dựng và môi trường
Vì vậy, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, đặc biệt là về chức năng,nhiệm vụ của đơn vị chưa được đông đảo các doanh nghiệp và tầng lớp nhândân biết đến
c Thực trạng tiếp nhận hồ sơ xin việc làm ở Trung tâm dịch vụ khucông nghiệp
Hiện tại, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp chủ yếu tiếp nhận hồ sơ xinviệc làm của người lao động tại văn phòng của Trung tâm, có một số lần tiếp
Trang 24nhận thông qua UBND các xã, trong đó chỉ có một số xã gần khu công nghiệp
và là những xã có diện tích đất bị thu hồi làm khu công nghiệp
Khi tiếp nhận hồ sơ, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp tổng hợp danhsách người lao động, trong đó có các thông tin như: họ và tên, giới tính, ngàytháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và số điệnthoại liên lạc, nguyện vọng làm việc của người lao động…
d Thực trạng phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp với cácdoanh nghiệp trong xét và tuyển dụng lao động
Hiện nay, sự phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp và cácdoanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động chưa được chặt chẽ, cụthể: doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động gửi văn bản nhu cầu về sốlượng và trình độ các vị trí việc làm, dự kiến thời gian tiếp nhận hồ sơ và xéttuyển cho Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, qua đó Trung tâm có thể liên
hệ trực tiếp với người lao động có nhu cầu phù hợp hoặc Trung tâm sẽ gửidanh sách thông tin về người lao động cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tựliên hệ và bố trí xét tuyển Sau đó, doanh nghiệp gửi lại cho Trung tâm danhsách người lao động trúng tuyển để tổng hợp theo dõi Người lao động trúngtuyển hay không trúng tuyển thì giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp vàdoanh nghiệp không có sự giàng buộc và trách nhiệm gì Bởi vì, công tác giớithiệu và tuyển dụng lao động, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp không thubất kỳ khoản phí nào từ người lao động cũng như doanh nghiệp
Cụ thể kết quả việc phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ khu công nghiệpvới các doanh nghiệp trong việc xét và tuyển dụng lao động các năm 2012,
2013, 2014 lần lượt tại các phụ lục 01, phụ lục 02 và phụ lục 03
Trang 25Qua tổng hợp kết quả của 3 năm, ta thấy hoạt động về cung ứng lao độngcho các doanh nghiệp bị giảm dần, cụ thể: số lượng hồ sơ của người lao độngnộp tại đơn vị giảm từ 2.023 (năm 2012) hồ sơ xuống còn 911 hồ sơ (năm2014) Ngoài ra, việc giới thiệu đưa người lao động đi sơ tuyển tại các doanhnghiệp mới chỉ đạt bình quân khoảng 50% số hồ sơ nộp, và số người lao độngđược các doanh nghiệp tuyển dụng cũng đạt thấp, như bảng dưới đây:
Số hồ sơ nộp
(Hồ sơ)
Số người đi
sơ tuyển
(người)
Tỷ lệ số người đi sơ tuyển/số
HS nộp
(%)
Số người được tuyển dụng
(người)
Tỷ lệ số người trúng tuyển/số người đi