Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, giai đoạn 2017 2020

57 854 12
Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, giai đoạn 2017  2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I NGUYỄN VĂN THẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Hà Nội, tháng 4 năm 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 Người thực hiện : Nguyễn Văn Thản Lớp : Cao cấp lý luận B11 - 16 Chức vụ : Phó Trưởng phòng Tổng hợp Đơn vị công tác : Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La Hà Nội, tháng 4 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, học tập chương trình Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, được sự hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình của các thầy, cô giáo; bản thân đã được bổ sung, nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới Trên lĩnh vực nhiệm vụ được giao và dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn tôi đã thực hiện đề án: "Nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, giai đoạn 2017 - 2020" Trong quá trình học tập, cũng như xây dựng đề án, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc, các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I, Cô giáo hướng dẫn và lãnh đạo cơ quan, đồng chí, đồng nghiệp, bạn học đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để hoàn thành đề án một cách tốt nhất, song trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu thực tế, cũng như những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế; rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, của lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy để đề án được hoàn thiện hơn Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Thản MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 4 1 Cơ sở xây dựng đề án 4 1.1 Cơ sở khoa học 4 1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 12 1.3 Cơ sở thực tiễn 14 2 Nội dung thực hiện đề án 15 2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 15 2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động của Văn phòng tỉnh uỷ Sơn La 18 2.3 Nội dung đề án cần thực hiện 29 2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 30 3 Tổ chức thực hiện đề án 40 3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án: Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La là cơ quan chủ trì đề án 40 3.2 Tiến độ thực hiện đề án 41 3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 42 4 Dự kiến hiệu quả của đề án 44 4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 44 4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án .46 4.3 Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án 46 C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 49 1 Kiến nghị 49 2 Kết luận .50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .52 1 A MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề án Văn phòng cấp uỷ ra đời gắn liền với sự ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng Ngay sau ngày 03/02/1930, Đảng ta lần lượt thành lập các cơ quan Trung ương, trong đó có cơ quan Văn phòng Ngày 29/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 43-TB/TW lấy ngày 18/10/1930 là Ngày truyền thống Văn phòng Trung ương Đảng, đồng thời là ngày truyền thống của Văn phòng cấp uỷ Đảng Điều đó khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của công tác văn phòng trong việc giúp Đảng nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo Trong quá trình đổi mới, nhất là từ sau Đại hội VII, nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã quan tâm tăng cường xây dựng tổ chức, chỉ đạo công tác văn phòng cấp ủy và đã trưởng thành nhanh chóng, phục vụ đắc lực hoạt động của các cấp ủy, giúp cấp ủy đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết kịp thời và ngày càng có hiệu quả các mặt công tác ở địa phương Đối với tỉnh Sơn La, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, năm 1946, bộ máy Văn phòng cấp uỷ được hình thành; năm 1949 có Chánh Văn phòng và các bộ phận giúp việc; năm 1955, sáp nhập vào Văn phòng Khu uỷ Tây Bắc; đến năm 1962, tỉnh Sơn La được tái lập, Văn phòng tỉnh uỷ tiếp tục thực hiện chức năng tham mưu, phục vụ hoạt động của cấp uỷ tỉnh, trực tiếp nhất là Ban Thường vụ và Thường trực tỉnh uỷ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát cấp uỷ, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Văn phòng tỉnh ủy đã không ngừng phát triển, trưởng thành trên mọi lĩnh vực công tác Cùng với sự lớn mạnh của Đảng bộ tỉnh, chức năng của Văn phòng Tỉnh uỷ ngày càng được hoàn thiện, tổ chức bộ máy ngày càng được củng cố, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng ngày càng được nâng cao 2 Tuy nhiên, hoạt động của Văn phòng tỉnh ủy Sơn La trên một số mặt công tác chất lượng, hiệu quả chưa cao, có phần còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại; cán bộ văn phòng, nhất là đội ngũ chuyên viên nghiên cứu, tổng hợp chưa đủ và yếu; điều kiện và phương tiện làm việc còn thiếu Bên cạnh đó, công tác chăm lo xây dựng tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo công tác và tạo điều kiện để văn phòng cấp ủy phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy đảng tổ chức điều hành công tác của cấp ủy chưa được quan tâm đúng mức Do đó, việc thực hiện một số nhiệm vụ công tác văn phòng chưa đáp ứng tốt yêu cầu của Tỉnh ủy, đã phần nào hạn chế hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất là triển khai, thực hiện có hiệu quả 09 nhiệm vụ trọng tâm, với mục tiêu "… sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc" mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, là cơ quan tham mưu giúp việc cho Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La cũng đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng mọi mặt công tác, khắc phục hạn chế, yếu kém, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ Chính vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: "Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, giai đoạn 2017 - 2020"làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị 2 Mục tiêu của đề án 2.1 Mục tiêu chung Đổi mới nội dung và phương thức làm việc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bản an ninh - quốc phòng và công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị giai đoạn 2017-2020 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2018: Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp chủ trương tinh gọn tổ chức, biên chế và theo Quy định số 219-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; có hệ thống quy chế nội bộ, quy trình công tác hoàn thiện, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác; có trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc chuyên môn; có 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên phòng tổng hợp đạt và vượt tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định, trong đó có 30% đạt trình độ sau đại học, 60% được đào tạo cao cấp lý luận chính trị trở lên - Đến năm 2020: Xây dựng được mô hình tổ chức, quản lý hợp lý, theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa cao; đổi mới căn bản quy trình tác nghiệp 70% lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy có trình độ sau đại học, 40% đội ngũ chuyên viên thuộc các Phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp, thư ký có trình độ sau đại học; 100% cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ văn phòng cấp ủy; 80% chuyên viên tổng hợp trở lên có trình độ ngoại ngữ bằng B và tương đương trở lên; 100% có trình độ trình độ tin học văn phòng sau B; 100% lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy có trình độ lý luận tương đương cao cấp chính trị trở lên, 70% cán bộ, chuyên viên có trình độ lý luận tương đương cao cấp chính trị trở lên 3 Giới hạn của đề án 3.1 Về nội dung: Chất lượng hoạt động của Văn phòng tỉnh ủy Sơn La gắn với các chức năng, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn 2017-2020 3.2 Về không gian: Đề án được tổ chức thực hiện trong phạm vi của Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La 3.3 Về thời gian: Đề án được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 4 B NỘI DUNG 1 Cơ sở xây dựng đề án 1.1 Cơ sở khoa học 1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề án - Văn phòng: Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ "văn phòng" là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan đơn vị Nhưng hiểu như vậy là chưa đủ, vì trong thực tế, văn phòng có rất nhiều mô hình và có những văn phòng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được giao nhiều chức trách quan trọng khác Văn phòng là một tổ chức gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan đơn vị; văn phòng là bộ mặt của cơ quan đơn vị, là nơi đầu tiên trực tiếp giao dịch với các đơn vị khác; hiệu quả hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chung của toàn bộ cơ quan đơn vị Cùng với sự phát triển của nền quản trị hiện đại, với sự bùng nổ thông tin và nhu cầu thu thập, xử lý thông tin đề ra các quyết định quản lý kịp thời là một khối lượng công việc khổng lồ mà các nhà quản lý khó lòng thực hiện, hoặc có làm được thì cũng sẽ mất nhiều thời gian, công sức mà lẽ ra có thể đầu tư vào những vấn đề to lớn hơn như kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty, tổ chức, đơn vị Để giúp các nhà lãnh đạo, quản lý có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý, văn phòng từ quan niệm “công văn, giấy tờ” đã đảm nhiệm thêm chức năng, nhiệm vụ mới là “thu thập, xử lý, bảo quản, chuyển tải thông tin” đảm bảo cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng như những điều kiện vật chất cho các nhà quản lý hoạt động Văn phòng tồn tại gắn liền với mỗi cơ cấu, loại hình tổ chức và tham mưu, giúp việc cho các nhà quản lý, nên việc xác định phạm vi độc lập của văn phòng chỉ mang tính chất tương đối Thông thường có thể xác định văn 5 phòng theo các cách sau: văn phòng, theo nghĩa rộng bao gồm bộ máy quản lý của đơn vị từ cấp cao đến cơ sở với các nhân sự làm tham mưu cho hệ thống quản lý nói riêng; theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm bộ máy tham mưu giúp việc cho nhà quản lý trong những công việc theo chức năng được giao, là cấu thành trong cơ cấu tổ chức, chịu sự điều hành của nhà quản lý lãnh đạo các cấp Dù theo nghĩa rộng hay hẹp thì văn phòng cũng là một thực thể tồn tại khách quan có hệ thống cơ cấu tổ chức, được quản lý, điều hành theo mục tiêu nhất định Tuy nhiên, thông thường văn phòng tồn tại theo nghĩa hẹp được chấp nhận nhiều hơn để tránh trùng lặp với một tổ chức, cơ quan (cơ quan, đơn vị ) trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý của văn phòng - Văn phòng cấp ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban Đảng, có chức năng tham mưu giúp cấp ủy, trực tiếp là giúp ban thường vụ, thường trực cấp ủy điều hành công việc lãnh đạo của Đảng - Chất lượng: Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác Nâng cao chất lượng có nghĩa là tác động vào sự vật (sự việc) làm thay đổi sự vật (sự việc) theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bảo đảm những tính chất, thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật (sự việc) - Nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng cấp uỷ: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy, có thể hiểu rằng, nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng cấp ủy là việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thông tin tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương 1.1.2 Thành tố cấu thành chất lượng của văn phòng 1.1.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ Chất lượng đội ngũ cán bộ là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của đội ngũ cán bộ về mặt con 6 người và các mặt hoạt động, quy định và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về đánh giá cán bộ, căn cứ vào Quy chế đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, Luật Cán bộ, công chức… và từ quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, có thể xác lập hệ tiêu chí có bản để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, bao gồm: Một là, hệ thống các yếu tố cần có của bản thân đội ngũ cán bộ để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đó là: Phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực; trình độ; phong cách làm việc; sức khoẻ và độ tuổi Đây là những dấu hiệu đầu tiên, trực tiếp, quan trọng hàng đầu cho biết đội ngũ cán bộ có chất lượng hay không? Hai là, mối quan hệ của đội ngũ cán bộ với môi trường, điều kiện công tác cụ thể (với đường lối, nhiệm vụ chính trị, tổ chức và cơ chế, chính sách) Đây là những dấu hiệu đặc biệt quan trọng để nhận biết chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay Ba là, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ (kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ) Đây là tiêu chí trung tâm, chủ yếu nhất, là dấu hiệu cụ thể nhất, rõ nhất để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay Bốn là, sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân (thông qua các tổ chức của hệ thống chính trị và nơi ở của cán bộ) và sự tín nhiệm của các cấp ủy, các cơ quan tham mưu đối với đội ngũ cán bộ Đây là dấu hiệu cơ bản, không thể thiếu khi đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, là dấu hiệu tin cậy, chắc chắn bảo đảm đội ngũ cán bộ thật sự có chất lượng tốt ... tính chất, thuộc tính vốn có vật (sự việc) - Nâng cao chất lượng hoạt động văn phòng cấp uỷ: vào chức năng, nhiệm vụ văn phịng cấp ủy, hiểu rằng, nâng cao chất lượng hoạt động văn phòng cấp ủy. .. để nâng cao chất lượng mặt công tác, khắc phục hạn chế, yếu kém, đáp ứng đòi hỏi ngày cao nhiệm vụ Chính vậy, tơi định chọn vấn đề: "Nâng cao chất lượng hoạt động Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La, giai. .. VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 Người thực : Nguyễn Văn Thản Lớp : Cao cấp lý luận B11 - 16 Chức vụ : Phó

Ngày đăng: 22/08/2017, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan