công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện Kim Bảng hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế. Trong đó, hoạt động Đoàn tại khu vực nông thôn đang là một điểm yếu mấu chốt. Tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn còn lỏng lẻo, chất lượng chính trị của ĐVTN còn chưa cao, ĐVTN chưa thiết tha, gắn bó với tổ chức Đoàn. Trong khi đó, hoạt động của tổ chức Đoàn chưa phong phú, hấp dẫn, cuốn hút thanh niên, chưa đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Trong công tác lãnh đạo của tổ chức Đoàn còn mang nặng tính hành chính. Hoạt động của tổ chức Đoàn nói chung còn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của xã hội trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn đang trở thành một yêu cầu cấp thiết trên địa bàn huyện Kim Bảng trong tình hình hiện nay, đòi hỏi tổ chức Đoàn cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của mình.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
VŨ MINH TÌNH
N¢NG CAO CHÊT L¦îNG HO¹T §éNG Tæ CHøC C¥ Së §OµN
ë KHU VùC N¤NG TH¤N TR£N §ÞA BµN HUYÖN KIM B¶NG, TØNH Hµ NAM
LUẬN VĂN CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2014
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 2Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niênViệt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vìmục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đoàn là đội dự bị tin cậy củaĐảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường họcXHCN của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp củatuổi trẻ, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên Đoàn làthành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp vàpháp luật của Nước CHXHCN Việt Nam.
Hơn 80 năm qua, được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua cácthời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo lực lượng thanh niên,phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Ngày nay, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dântộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cáchmạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên bổ sung lựclượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên ĐVTN cả nước đi đầu trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thứcđược vai trò, vị trí của thanh niên, đã có nhiều chính sách cụ thể để phát huynhững tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, để thanh niên có đóng góp xứngđáng trong tiến trình cách mạng của dân tộc Nghị quyết Trung ương 7 (khóa
X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Luật Thanh niên (năm 2005) trở
thành cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể hóa những quan điểm của Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của toàn xã hội đối với việcchăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Trang 3Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong cáccuộc chiến tranh giữ nước trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới ngàynay là một lực lượng xã hội to lớn đã có nhiều cống hiến xuất sắc, góp phần
tô thắm truyền thống anh hùng của quê hương, được Đảng bộ, chính quyềnđịa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao Bước vào thời kỳ mới, tinhthần đoàn kết, sáng tạo, xung phong, tình nguyện xây dựng quê hương ngàycàng giàu mạnh, văn minh của các thế hệ thanh niên tiếp tục được phát huy,trở thành một động lực lớn cho sự phát triển của xã hội Đoàn đã có nhiềuđóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới hiện nay, góp phần tích cực vào sựnghiệp CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới của địa phương
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện KimBảng hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế Trong đó, hoạt độngĐoàn tại khu vực nông thôn đang là một điểm yếu mấu chốt Tổ chức cơ sởĐoàn ở nông thôn còn lỏng lẻo, chất lượng chính trị của ĐVTN còn chưa cao,ĐVTN chưa thiết tha, gắn bó với tổ chức Đoàn Trong khi đó, hoạt động của
tổ chức Đoàn chưa phong phú, hấp dẫn, cuốn hút thanh niên, chưa đáp ứngđược những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên Trong công táclãnh đạo của tổ chức Đoàn còn mang nặng tính hành chính Hoạt động của tổchức Đoàn nói chung còn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của xã hội trong tìnhhình mới Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn đang trởthành một yêu cầu cấp thiết trên địa bàn huyện Kim Bảng trong tình hình hiệnnay, đòi hỏi tổ chức Đoàn cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hìnhthức hoạt động
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động
tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính
trị của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trang 4Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua tìm hiểu, phân tích thực trạnghoạt động Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh HàNam nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ
sở Đoàn ở khu vực này
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò, tầm quan trọng và yêu
cầu nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn trong tình hình hiện nay
- Khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nôngthôn trên địa bàn huyện, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và chỉ ranhững nguyên nhân của chúng
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ
sở Đoàn trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bànhuyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Phạm vi thời gian: Từ Đại hội cơ sở Đoàn 2006 đến nay
- Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn ở
khu vực nông thôn (Bao gồm Đoàn cơ sở xã, thị trấn và các chi đoàn thôn, xóm).
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sửdụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, đối chiếu
so sánh, quan sát, xử lý các số liệu thống kê…
5 Ý nghĩa của đề tài
Trang 5- Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc làm rõ quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vaitrò của thanh niên trong phát triển toàn diện đất nước.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đóng góp những giải pháp đểnâng cao chất lượng hoạt động Đoàn ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyệntrong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt độngĐoàn hiện nay
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn và tầm quantrọng, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sởĐoàn ở khu vực nông thôn
Chương 2: Thực trạng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nôngthôn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạtđộng tổ chức cơ sở Đoàn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam
Trang 6NỘI DUNGCHƯƠNG 1:
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ TẦM QUAN TRỌNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
1.1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
1.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Vấn đề thanh niên luôn được xác định là một vấn đề vô cùng quantrọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình.Lực lượng thanh niên là một lực lượng xã hội rộng lớn có ý nghĩa quyếtđịnh đến thắng lợi của mọi cuộc cách mạng dù đó là cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc hay công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, quốcphòng an ninh ở mỗi quốc gia Nói về vai trò của lực lượng thanh niêntrong xây dựng giai cấp công nhân đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản,
Mác khẳng định: "Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng
tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên" [11,
tr.10] Như vậy, “thế hệ công nhân đang lớn lên” là một phần quan trọng
của những thành công trong tương lai của giai cấp vô sản trong thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình Tuy nhiên, tương lai đó phụ thuộc vào việc, lựclực thanh niên kế thừa như thế nào những thành quả của các thế hệ đi
trước Từ đây, Mác khẳng định: “Do những quy luật phát triển khách quan
của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước” [12, tr.23].
Trang 7Trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, Ăngghen luôn coithanh niên như một lực lượng quan trọng gắn với cuộc đấu tranh vĩ đại củagiai cấp công nhân Trong các tác phẩm của mình, chính ông là người đã đưa
ra những cách gọi mà chúng ta vẫn còn thấy quen thuộc khi nhắc đến vai
trò của thanh niên trong xã hội ngày nay Đó là: "Đội quân xung kích",
"Quyết định của đội quân vô sản quốc tế", "Đội hậu bị của Đảng", Điều đó
có nghĩa rằng, Mác đã khẳng định vai trò chính trị của thanh niên Năm
1853, ông đã viết: "Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn lực bổ sung dồi dào nhất
cho Đảng".
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen, Lênin đã coithanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng và ông cũng thể hiệnmột niềm tin lớn lao vào lực lượng thanh niên: Chúng ta không giây phút nàođược nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạngcủa thế hệ trẻ mà các thế hệ đi trước chưa kịp hoàn thành Các thế hệ tươnglai nhất định sẽ kế tục cuộc đấu tranh để giải phóng nhân loại dưới ngọn cờchiến đấu của chủ nghĩa xã hội khoa học Tuy nhiên, mỗi thế hệ mới không kếthừa một cách giản đơn những giá trị vật chất và tinh thần do thế hệ trướctạo nên Thế hệ mới phát triển những giá trị đó phù hợp với những yêu cầucủa thời đại mình và những nhiệm vụ mới của tiến bộ xã hội Việc cuốnhút thanh niên vào phong trào cách mạng không phải là một quá trình tựphát Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với phong trào thanh niên, việcđịnh hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến những nănglực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực Vì vậy, các thế hệ trước cótrách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm Cácthế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy Vấn đề
kế thừa các thế hệ phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong chính sáchthanh niên của Đảng, là phương hướng giáo dục quan trọng của tổ chứcĐoàn và các tổ chức khác của thanh niên
Trang 8Lênin đã sớm nhận thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên và ôngcho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liềnnhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực
tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản Ông viết: "Chúng
ta mãi mãi là đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong" và "Chúng ta đang đấu tranh tốt hơn ông cha chúng ta, con cháu sẽ đấu tranh càng tốt hơn chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng" [19, tr.162] Người còn chỉ rõ: "Ai nắm được thanh niên, người đó sẽ làm chủ được thế giới và theo một nghĩa nào có thể nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên" [22, tr.354].
Đề cập đến vai trò nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Lênin chỉ rõ: "Đoàn
TNCS phải là một đội quân xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình Đoàn phải làm thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng Đoàn gồm những người mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó hiểu và có lẽ anh ta chưa thể tin ngay được, nhưng công tác thực tế và sự hoạt động của họ chứng minh với anh ta rằng chính họ là những người chỉ cho anh ta con đường đúng đắn" Đồng thời Lênin cũng khẳng định lập trường của những người
cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợpgiáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Vì vậy,
phát biểu tại Đại hội III, Đoàn TNCS Nga, năm 1920, Lênin yêu cầu: “Phải tổ
chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục
và kỷ luật Có như vậy mới có thể hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa” Ông cho rằng: "Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng họ dậy thì họ sẽ đi theo những Mensevic Và khi đó thiếu sự chiến đấu và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hại gấp bội" Tổ
chức Đoàn phải trở thành một trường học lớn của thanh niên, là nơi để thanh
niên “Học chủ nghĩa cộng sản” mà theo Lênin, đó là việc “hấp thụ toàn bộ
kiến thức của nhân loại, kiến thức đó phải được nghiền ngẫm lại trên quan
Trang 9điểm giáo dục hiện đại chứ không phải là những điều thuộc lòng” Mặt
khác, theo Lênin, học chủ nghĩa cộng sản, đó là ý chí phấn đấu, hy sinh,cống hiến vì sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân Công tác giáo dục
và học tập của đội ngũ thanh niên không tách rời khỏi sự nghiệp đấu tranhcách mạng của nhân dân
Những tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin là hết sức quý báu Điềuquan trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học,tính chiến đấu trong học thuyết Mác-Lênin, vận dụng nó một cách thôngminh, sáng tạo vào vào hoàn cảnh cụ thể phong trào thanh niên nước ta hiệnnay Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường, là vũkhí đáng tin cậy với những người biết vận dụng sáng tạo nó vào cuộc sống
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, của thanh niên trong xã
hội và coi trọng nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ Bác khẳng định: “Một năm mở
đầu bằng mùa xuân, cuộc đời mở đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên, thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” [14, tr.64-84]
Tuy có vai trò, vị trí quan trọng, nhưng lực lượng thanh niên chỉ có thểtrở thành một lực lượng cách mạng trong khối đại đoàn kết toàn dân khi lựclượng ấy phải được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học từ những con người
đã được giác ngộ chính trị sâu sắc Trong tác phẩm "Gửi thanh niên Việt Nam", Người thiết tha kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mất nếu đám thanh niên già cỗi không sớm hồi sinh" Năm 1925, Bác đã thành
lập tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" - tổ chức cách mạng đầu tiên của thanh niên Việt Nam Cùng đó, Bác đã sáng lập tờ báo "Thanh
niên" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thanh niên làm cách
mạng giải phóng dân tộc
Trang 10Bằng nhiều hình thức, Bác Hồ đã giáo dục cho thanh niên lòng yêunước, tinh thần quốc tế vô sản, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
với quan điểm: "Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" Bác luôn khơi dậy
những đức tính tốt đẹp, những khả năng tiềm tàng của thanh niên với khẩu
hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" Người nhắc nhở:
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì,
mà phải hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm như thế nào cho ích nước lợi nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào" [15, tr.43] Người phê phán
những thói hư tật xấu của thanh niên như “bệnh ham chuộng hình thức, thiếu
thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng” Do vậy, trách nhiệm của thanh niên
là: “phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ
phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động sinh hoạt theo đạo đức của thanh niên XHCN, cộng sản chủ nghĩa” [14, tr.93].
Trước lúc đi xa, Bác đã di chúc lại cho toàn Đảng, toàn dân ta: "Đoàn
viên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên" Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết
" Đó cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn cách
mạng hiện nay
1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đứng vững trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng
ta đã sớm có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của thanh niên và đã cóđường lối vận động thanh niên tham gia đóng góp, cống hiến tài năng, sức lực
và trí tuệ góp phần to lớn thực hiện đường lối của Đảng trong mọi thời kỳcách mạng Từ đó, Đảng ta luôn coi công tác thanh niên là nhiệm vụ chính trị
có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng Tại hội nghị thành lập Đảng 2/1930,công tác vận động thanh niên được Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu đặc biệt
Trang 11quan tâm “Điều lệ vắn tắt” của Đảng đã ghi rõ một điều kiện quan trọng:
"Người dưới 21 tuổi phải vào thanh niên cộng sản Đoàn" BCH Trung ương
của Đảng, ngoài công tác hàng ngày, phải tổ chức ngay "Đoàn thanh niên
cộng sản" Nhiệm vụ của Đảng là phải giáo dục quần chúng thanh niên từng
bước tham gia vào sự nghiệp cách mạng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Bác Hồ, các tầng lớp thanhniên đã hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, gian khổ, góp phần vàothắng lợi to lớn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ Đánh giá vai trò của thế hệ trẻ, trong thư của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng gửi toàn thể cán bộ ĐVTN ngày 20/3/1976 có đoạn: "Đoàn
thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã trở thành đội tiên phong chiến đấu của thanh niên Việt Nam, đội xung kích cách mạng và là đội hậu bị tin cậy của Đảng Thanh niên cả nước ta rất xứng đáng là con em anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng Tổ quốc ta, Đảng và nhân dân ta rất vinh dự tự hào về Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh, về thế hệ trẻ nước ta" [14, tr.93] Đây
là sự đánh giá rất cao của Đảng về thanh niên
Bước vào thời kỳ thống nhất đất nước, xây dựng CNXH, những chuyểnbiến căn bản về nhiều mặt giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và cái tiến bộ,những suy nghĩ, cách làm của thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới đang đối lậpnhau, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và hành động của thanh niên Vì vậy,nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng này là phải có biện pháp thiết thực và đúngđắn, có sức thuyết phục để giáo dục thanh niên nhằm xây dựng lực lượngtương lai cho cách mạng Nghị quyết 20 của Bộ chính trị khoá V (năm 1985)
đã chỉ rõ: "Làm tốt công tác thanh niên là đảm bảo sự kế tục và phát huy
không ngừng của chế độ ta, đảm bảo hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam" Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khoá VII đã đánh
giá một cách toàn diện và sâu sắc về thanh niên, xác định "Công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng" Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (tháng
Trang 1212/2002), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá cao đóng góp của thanh
niên, đồng thời chỉ rõ: "Ngày nay nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải
ra sức học tập, nâng cao trí tuệ, tiến quân vào khoa học công nghệ và là lực lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
Ngày nay, tuổi trẻ cả nước đang hăng hái bước vào trận tuyến mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần giữ vững an ninh chínhtrị, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia, thanh niên đã góp phần tích cực vàocông cuộc đổi mới của đất nước Đúng như nhận định của Đảng tại Nghị
quyết số 25-CT/TW ngày 25/7/2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” đã khẳng định:
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lực bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm
lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước” Trong bài phát biểu tại Đại hội đại
biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2012 - 2017),Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng một lần nữa khẳng định rõ vai trò, tầm
quan trọng của thanh niên trong thời đại ngày nay: “…Thanh niên và công
tác thanh niên càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và to lớn Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước có hội nhập và sánh vai được với cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên và phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo các thế hệ trẻ Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng…” Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của
Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình hiện nay Tổ chức Đoàn các
Trang 13cấp cần nhận thức đầy đủ điều đó để thu hút, tập hợp ĐVTN vào tổ chức củamình xứng đáng với vai trò là trường học XHCN và môi trường rèn luyện củathanh niên.
Tóm lại, học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đều thống nhất trong việc đánh giá rất cao vaitrò, vị trí của thanh niên trong các thời kỳ cách mạng của dân tộc Khơi dậy
và phát huy vai trò của thanh niên là nghĩa vụ và trách nhiệm của những
người cộng sản, đúng như Lênin đã nói "Ai nắm được thanh niên, người đó sẽ
làm chủ được thế giới".
1.2 Tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn và vai trò của nó
1.2.1 Khái niệm tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn và một số khái niệm liên quan
* Tổ chức cơ sở Đoàn
Theo khoản 1, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 12/12/2012: “Tổ chức cơ sở
Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, lao động, nơi
cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân”
Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặcĐoàn khối, Đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị
* Tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn
Được hiểu là tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập theo địa bàn dân cư,trên địa bàn xã, phường, thị trấn
* Chi Đoàn
Theo khoản 3, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Chi
đoàn là tổ chức tế bào của đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết tập hợp thanh, thiếu nhi”.
Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đơn vị có từ 3 đoàn viêntrở lên được thành lập chi đoàn
Trang 14* Chi Đoàn cơ sở
Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa X của BCH Trung ương
Đoàn: “Những chi đoàn có tính đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới
hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy Đảng cùng cấp (nếu có) thì thành lập chi đoàn cơ sở và do BTV Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định”.
Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ,quyền hạn như đoàn cơ sở
* Đoàn cơ sở
Theo khoản 4, điều 17, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X:
“Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở”.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của BCH Trung ương Đoàn, đối với xã,phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫnthành lập Đoàn cơ sở
* Cán bộ Đoàn
Theo điều 1, chương 1 Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh banhành kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư,cán bộ Đoàn được hiểu là những người thuộc các đối tượng sau:
- Những người giữ chức danh bí thư chi đoàn, phó bí thư, bí thư đoàncấp cơ sở trở lên
- Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn vàtrực tiếp làm công tác Đoàn, Hội, Đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấphuyện và tương đương trở lên
- Trợ lý thanh niên, cán bộ thanh niên trong quân đội nhân dân; ủy viênban công tác thanh niên các cấp trong công an nhân dân
* Đoàn viên
Theo điều 1, điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X: “Đoàn viên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý
Trang 15tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đoàn, có lý lịch
rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”.
Như vậy có thể khái quát những dấu hiệu để nhận biết ĐVTN ở một sốkhía cạnh sau: Là thanh niên Việt Nam, tuổi từ 16 đến 30, có đủ phẩm chất,năng lực cần thiết và được được tổ chức Đoàn kết nạp
1.2.2 Vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên và đối với sự nghiệp phát triển đất nước
Với tư cách là tổ chức của thanh niên ở khu vực nông thôn, các cơ sởĐoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư - nơi thể hiệnrất đặc trưng những nét văn hóa truyền thống của người Việt; đồng thời cũng
là nơi phần đông các thế hệ thanh thiếu nhi được nuôi dưỡng, trưởng thành
Để thực hiện được vai trò này, tổ chức Đoàn ở nông thôn cần nắm vữngnhững nhu cầu, nguyện vọng đồng thời cũng là những quyền, lợi ích chínhđáng của đối tượng thanh thiếu nhi ở khu vực nông thôn như về vui chơi, giảitrí, học tập, lao động, việc làm, Hoạt động của tổ chức Đoàn cần hướng đếngiải quyết những nhu cầu chính đáng đó bằng những phương thức, cách thứclinh hoạt, hiệu quả, tạo nên sức cuốn hút của tổ chức Đoàn Từ đó tập hợp,đoàn kết thanh thiếu nhi vào các hoạt động phong trào, giáo dục thanh thiếunhi cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cũng như các kỹ năng xã hộicần thiết
Trang 16Là tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị của nướcCHXHCN Việt Nam, tổ chức Đoàn có vai trò quan trọng trong việc giáo dụcthế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện, xứng đáng là đội hậu bị tincậy của Đảng Ở khu vực nông thôn, tổ chức Đoàn là người hội tụ các giá trịchung của các thế hệ thanh niên, tập hợp đoàn kết thanh niên vào trong tổchức; trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào ở địaphương, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh thiếu nhi nhằmgóp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốcphòng, an ninh của địa phương Vai trò này thể hiện sâu sắc bản chất chính trịcủa tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn Đó không phải là một tổ chức
xã hội thuần túy mà nó còn tham gia vào đời sống chính trị, thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ
sở Tổ chức Đoàn khi đó trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, cùng Đảng
thực hiện tốt việc quản lý xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày cànggiàu mạnh, văn minh Để thực hiện được những nhiệm vụ này, tổ chức Đoànphải tổ chức được các phong trào hành động cách mạng phù hợp với từng thời
kỳ phát triển của đất nước, hướng đến thực hiện các mục tiêu lớn của dân tộc.Trong tình hình hiện nay, các phong trào của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vựcnông thôn cần hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đấu tranh phòng,chống các tệ nạn xã hội, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, sức trẻ của thanhniên trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời đảmbảo an ninh trật tự trên địa bàn, giữ vững và không ngừng củng cố khu vựcphòng thủ, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống chính trị xảy ra
Là một bộ phận trong hệ thống chính trị, hoạt động của tổ chứcĐoàn không thể tách rời với những bộ phận khác trong hệ thống ấy nhằmphát huy tốt nhất những ưu thế, đồng thời khắc phục những yếu kém, hạnchế của tổ chức mình; góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng
Trang 17vững mạnh Hệ thống chính trị chỉ có vững mạnh khi bộ phận đều lànhững tổ chức vững mạnh mà muốn vậy thì vai trò của cơ sở là rất quantrọng, trong đó có hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn.
Tổ chức Đoàn cần phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chứckinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tíchcực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựngĐảng và chính quyền ở cơ sở vững mạnh toàn diện Vai trò phối hợp vốn
dĩ là mặt yếu kém trong tổ chức Đoàn từ trước tới nay Trong giai đoạnhiện nay, vai trò ấy càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn khi nhữngyêu cầu của giai đoạn cách mạng mới không cho phép bất cứ một tổ chứcnào có thể giải quyết được những vấn đề thuộc chức năng của mình chỉbằng nguồn lực nội sinh sẵn có Ngày nay, tổ chức Đoàn ở nông thôn cầntăng cường vai trò phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội khác trongviệc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ thanh thiếu nhi; giải quyếtvấn đề việc làm của thanh niên; phối hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội
để tăng nguồn lực thực hiện các mục tiêu mà tổ chức Đoàn đặt ra như cảithiện môi trường học tập, lao động, vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanhthiếu nhi, tránh xa các tệ nạn xã hội, tạo việc làm tăng thu nhập, tăngcường cơ sở vật chất cho hoạt động Đoàn,
1.3 Tầm quan trọng và yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn hiện nay
Đất nước ta đang tiếp tục trên con đường phấn đấu trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Bên cạnh đó, đảm bảo những yếu tố căncốt, gốc rễ từ bản sắc của một nền văn minh nông nghiệp, Đảng cũng chủtrương hướng đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như là giải pháp nhằmgia tăng sự vững chắc nền tảng CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mớitưởng như là hai nhiệm vụ đối lập nhưng thực chất đó là quá trình hướng đến
sự phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm, đầu tư tương xứng với vai trò
Trang 18của nó Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để thực hiện những nhiệm vụ này, bêncạnh những thuận lợi, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn Trongđiều kiện đó, hoạt động của tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn cũng bị chiphối rất lớn cả mặt tích cực và tiêu cực, đòi hỏi cần phải có sự thích ứng, điềuchỉnh một cách phù hợp.
Kế thừa và phát huy tinh hoa, truyền thống của dân tộc và những thànhquả cách mạng của các thế hệ đi trước, thanh niên nông thôn ngày nay vẫn cónhững thế mạnh nhất định như trình độ trí tuệ ngày càng cao, tư duy côngnghiệp ngày càng phát triển, nhạy cảm với cái mới, giàu lòng yêu nước, yêuquê hương, có tinh thần đoàn kết, có khát vọng vươn lên vượt qua nghèo nànlạc hậu, làm giàu chính đáng Đại đa số bộ phận thanh niên nông thôn đồngtình ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Công cuộc đổi mới đất nước ta trong những năm vừa qua đã đem lạinhững thay đổi căn bản, tích cực bộ mặt của đất nước trong đó có khu vựcnông thôn Tình hình an ninh, chính trị ở khu vực nông thôn vẫn được đảmbảo, quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả trên thực tế, lĩnhvực nông nghiệp được quan tâm đầu tư đúng mức, giữ vững an ninh lươngthực; tính cố kết cộng đồng với gốc rễ là dòng họ, làng xã ngày càng đượctăng cường; tôn giáo, tín ngưỡng của người dân được tôn trọng, đời sống tinhthần của người dân ở nông thôn ngày càng phong phú hơn
Bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được, thì còn một
bộ phận thanh niên nông thôn chưa xác định được vai trò của mình trong côngcuộc đổi mới, có chiều hướng ỷ lại, thụ động, trông chờ, thiếu ý chí phấn đấu,rèn luyện, chưa nhận thức đầy đủ và tiếp cận được với cơ chế thị trường, trình
độ lao động, tay nghề còn thấp Hàng triệu thanh niên chưa có việc làm hoặc
có việc làm nhưng thu nhập thấp Tình trạng vi phạm pháp luật và các tệ nạn
xã hội trong thanh thiếu niên nông thôn có chiều hướng gia tăng Một bộ phậnthanh niên nông thôn ít quan tâm đến đời sống chính trị, thiếu động cơ phấn
Trang 19đấu gia nhập Đảng, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,chạy theo lối sống thực dụng, tầm thường, sùng bái lối sống ngoại… Trongkhi đó, những giá trị cốt lõi của cộng đồng làng xã cũng đang có sự thay đổi.Văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã cũng dần bị mai một; nhiều hủ tục còn trởthành trở ngại trong quá trình phát triển; tính cố kết cộng đồng ở khu vựcnông thôn ngày càng lỏng lẻo hơn và những ràng buộc mang tính đạo đức xã
hội cũng ngày càng được “mềm hóa” Rõ ràng, đây đang là những trở ngại cho
sự phát triển bền vững ở khu vực nông thôn
Hoạt động của tổ chức Đoàn ở khu vực nông thôn cũng tồn tại nhiềubất cập, hạn chế Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn còn thấp,chính sách đối với cán bộ Đoàn còn hạn chế nhất là với đội ngũ bí thư chiđoàn Đội ngũ cán bộ Đoàn thường xuyên thay đổi trong khi nguồn cán bộthiếu tính ổn định do thanh niên nông thôn hiện nay ít quan tâm đến công tácĐoàn mà tập trung nhiều vào hoạt động kinh tế Trong khi đó, nhận thức củamột số cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác thanh niên trong thời kỳ mớicòn nhiều hạn chế, chưa có sự quan tâm thích đáng và cụ thể, thiếu chính sách
và cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của thanh niên
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào sự hạn chế của một bộ phận thanh niên màquy chụp cho sự yếu kém của tổ chức Đoàn, hoặc từ những yếu kém của một
tổ chức Đoàn mà đánh giá lệch lạc cả một tầng lớp thanh niên và vai trò to lớncủa Đoàn Thanh niên trong xã hội là thiếu khách quan và khoa học Từ đó,đặt ra những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn ở khu vực nông thôn tậptrung vào một số nội dung sau:
Đối với Đảng và Nhà nước: Cần có những nhìn nhận, đánh giá kháchquan về tình hình thanh niên và công tác thanh niên ở khu vực nông thôn hiệnnay, đánh giá đúng vị trí, vai trò của thanh niên nông thôn; đổi mới sự lãnhđạo, quản lý thông qua việc điều chỉnh các cơ chế chính sách đối với thanhniên Mỗi cấp ủy cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong phụ trách
Trang 20công tác thanh niên; tránh thái độ miệt thị, coi thường và thiếu tin tưởng vàothế hệ trẻ; thường xuyên đối thoại với thanh niên để nắm chắc tình hình thanhniên và công tác thanh niên, đưa ra những định hướng hoạt động sát thực,hiệu quả cho hoạt động của tổ chức Đoàn.
Đối với các ban ngành, đoàn thể: Cần tăng cường phối hợp với tổ chứcĐoàn, cùng tổ chức Đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao,tham gia tích cực vào xã hội hóa công tác thanh niên
Đối với xã hội: Cần có cái nhìn cởi mở, đúng đắn về thanh niên; tạomôi trường thuận lợi để thanh niên được giáo dục, trưởng thành; giúp đỡthanh niên hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Đối với tổ chức cơ sở Đoàn: Cần phải đổi mới nội dung và hình thứchoạt động nhằm tập hợp đoàn kết đông đảo ĐVTN, nâng cao chất lượng hoạtđộng của tổ chức trong đó có chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn Nội dung hoạtđộng cần phải có trọng tâm, trọng điểm, có mục tiêu cụ thể; hình thức hoạtđộng cần phong phú, đa dạng, linh hoạt phù hợp với thanh niên, tránh khuynhhướng giáo điều, sách vở, cứng nhắc
Đối với đội ngũ cán bộ Đoàn: Cần thường xuyên học tập, rèn luyện bảnlĩnh chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ, phát huy cao độ vai trò xung kích, tìnhnguyện, say mê công tác, không ngại khó khăn, làm hạt nhân phong trào, làgương sáng cho ĐVTN noi theo
Trang 21CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay
Huyện Kim Bảng là một huyện vùng bán sơn địa của tỉnh đồng bằngchiêm trũng Hà Nam gồm 16 xã và 02 thị trấn Huyện nằm ở phía Tây Bắccủa tỉnh, phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức (Hà Nội), phía Tây giáphuyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phốPhủ Lý (Hà Nam), phía Nam giáp huyện Thanh Liêm (Hà Nam) Điều này tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động Đoàn trên địa bàn huyện có nhiều cơ hội đểgiao lưu, học hỏi với nhiều địa phương thuộc các địa bàn trong và ngoài tỉnh
Kim Bảng có diện tích 184,7 km2 trong đó đất tự nhiên khoảng 18.840
ha, 6.421 ha đất nông nghiệp, diện tích đất đồi rừng là 6.902 ha Địa hình củahuyện chia thành 3 vùng: vùng núi, đồi gò và đồng bằng Điều này quy địnhđặc trưng của kinh tế Kim Bảng với sự phong phú, đa dạng bao gồm sản xuấtnông nghiệp, kinh tế đồi rừng và công nghiệp khai thác Cơ cấu kinh tế đangchuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp với ngành nông - lâm - thủy sản là15,9%, công nghiệp - xây dựng 64,6%, dịch vụ 19,5% Huyện là đơn vị trọngđiểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh với 4 khu công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động Tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm đạt khoảng 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn khoảng 5% theo chuẩn giaiđoạn 2010 - 2015 Đặc điểm này có tác động khá rõ đến công tác Đoàn trênđịa bàn huyện, tạo ra sự phong phú trong tổ chức Đoàn với nhiều loại hình tổchức Đoàn khác nhau như miền núi, đồng bằng, trong các doanh nghiệp, ởkhu dân cư… Đặc biệt, một điểm nổi bật về điều kiện kinh tế có tác động đến
Trang 22công tác Đoàn trên địa bàn huyện trong thời gian qua là một lực lượng khôngnhỏ thanh niên chuyển vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của các khucông nghiệp trong và ngoài huyện với chế độ làm việc theo ca kíp, không cóthời gian tham gia các hoạt động Đoàn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng, hiệu quả công tác Đoàn và đặt ra những vấn đề mới cần giải quyếttrong việc tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn dân cư.
Kim Bảng còn là vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá Nơi đâylưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: Hát giậm Quyển Sơn,hát chèo, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn, Huyện Kim Bảng cũng là vùng quêgiàu truyền thống cách mạng Toàn huyện đã có hàng chục ngàn người thamgia các cuộc kháng chiến, có 2.750 liệt sỹ, 815 thương binh, 112 bà Mẹ ViệtNam anh hùng, 2 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trong đó có 01 nữanh hùng thanh niên xung phong) Có 3 xã được phong tặng danh hiệu Anhhùng Huyện Kim Bảng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Nhữnggiá trị và truyền thống đó cũng hun đúc lên truyền thống anh hùng cách mạngcủa thanh niên Kim Bảng và cũng là môi trường thuận lợi để giáo dục các thế
hệ thanh niên về truyền thống của quê hương, bồi đắp lòng yêu quê hương,đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đã đượchun đúc từ nghìn đời của các thế hệ người con Kim Bảng
Dân số huyện Kim Bảng hiện nay có trên 134.000 người, tỷ lệ thanhniên từ 15 - 30 tuổi trong cơ cấu dân cư chiếm khoảng 25% Toàn huyện có
16 xã và 02 thị trấn, 198 thôn, xóm Có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiênchúa giáo Hai tôn giáo trên sống đan xen, không biệt lập và có truyền thốngđoàn kết, thân ái không bài xích lẫn nhau Thực trạng trên cũng đặt ra nhữngyêu cầu đối với tổ chức Đoàn trong việc đoàn kết thanh niên các tôn giáocùng thực hiện những nhiệm vụ chính trị chung, vì mục tiêu phát triển toàndiện huyện nhà
Trang 23Sự nghiệp giáo dục của huyện luôn được quan tâm đầu tư, đáp ứngchủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Toànhuyện có 4 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng
số 5.050 học sinh; có 18 trường THCS với tổng 6.750 học sinh; có 24trường tiểu học với tổng 9.315 học sinh Huyện đã hoàn thành phổ cậpTHCS, 18/18 xã, thị trấn đều đã thành lập và đi vào hoạt động các Trungtâm học tập cộng đồng và có Hội khuyến học Chất lượng giáo dục nhìnchung tốt, có nhiều cơ sở giáo dục chất lượng cao so với toàn tỉnh và toànquốc Công tác y tế đã được thực hiện tốt, chương trình quốc gia về y tếđạt được nhiều kết quả quan trọng Bệnh viện huyện được đầu tư nâng cấp
về cơ sở vật chất, phục vụ khám và chữa bệnh Cả 18 xã, thị trấn có trạm y
tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó 17/18 xã đạt chuẩn quốcgia về y tế Những năm qua, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớnxảy ra Đây là môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dụcthanh niên về tri thức, đạo đức và phát triển thể chất cho thanh niên.Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn là phải phát huy những lợi thế đó, đồng thờilàm tốt công tác phối hợp với các ngành để giáo dục, rèn luyện, phát triểnnhững thế hệ thanh thiếu niên giàu sức khoẻ, tri thức, có đạo đức, có tâmhồn và kỹ năng, khả năng hòa nhập cuộc sống, lập thân, lập nghiệp, đápứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa của huyện có bước phát triển.Các hoạt động hội diễn văn nghệ, hội thi thể thao, các lễ hội dân gian diễn rathường xuyên, góp phần quan trọng nâng cao đời sống thể chất, tinh thần chonhân dân; các thiết chế văn hoá như nhà văn hoá thôn xóm, hương ước, sânvận động, trung tâm thể thao tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và ngàycàng phát huy vai trò tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thầncủa nhân dân Đây cũng là điều kiện cần thiết để hoạt động Đoàn thực hiện
Trang 24các mục tiêu hướng đến sự đa dạng hóa trong cách thức, mô hình hoạt động,tập hợp được đông đảo ĐVTN vào trong tổ chức của mình.
Về tình hình đảng viên và tổ chức Đảng: Đảng bộ Kim Bảng có 65 tổchức cơ sở Đảng, trong đó có 18 Đảng bộ khối xã, thị trấn với 198 chi bộthôn, xóm, 3 Đảng bộ khối cơ quan, 44 chi bộ trực thuộc Toàn Đảng bộ có6.575 đảng viên Kết quả đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng hàng nămđều có trên 75% số tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ (trong đóhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 20%) Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chứcĐoàn là vấn đề có tính nguyên tắc Sự vững mạnh của tổ chức Đảng cũngphản ánh một phần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đốivới hoạt động của Đoàn Thanh niên
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn ở cơ sở
Huyện Kim Bảng có một hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn chặtchẽ với tổng số 18 cơ sở Đoàn xã, thị trấn với 198 chi đoàn thôn, xóm dưới sựlãnh đạo của 198 chi bộ Đảng
Tổng số đoàn viên: 4.415 đồng chí
Tổng số thanh niên trong tổ chức: 5.950 đồng chí
Tổng số thanh niên trong độ tuổi Đoàn (15 - 30 tuổi): 19.620 đồng chí
Tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên: 53%
Trong hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn, đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở có vaitrò vô cùng quan trọng, là hạt nhân phong trào, là trung tâm đoàn kết thanhniên, dẫn dắt hoạt động Đoàn đến những mục tiêu định sẵn Thực trạng chấtlượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Kim Bảng được thể hiệnqua một số nội dung sau:
2.2.1 Chất lượng BCH Đoàn các xã, thị trấn
Chất lượng đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn được thể hiệnqua bảng số liệu sau:
Trang 25Bảng 1: Bảng so sánh chất lượng đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn
Tha m gia cấp ủy Đản g
Độ tuổi bình quân
Văn hóa Chuyên môn Lý luận
chính trị
TH CS
TH PT
Trun
g cấp
Đại học, cao đẳng
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung
35
Từ 35 trở xuố ng
2006
255 103 152 49 46 183 30 32 153 71 28 227 100
% 22% 78% 24% 30% 46%
19
% 20% 60% 28% 3% 97%
(Nguồn: Huyện Đoàn Kim Bảng)
Qua bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
Chất lượng đội ngũ BCH Đoàn các xã, thị trấn cơ bản đáp ứng đượcvới yêu cầu và có xu hướng ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng.100% đội ngũ ủy viên BCH Đoàn các xã, thị trấn có trình độ văn hóa từTHCS trở lên và số người có trình độ THPT tăng từ 60% (năm 2006) lên 78%(năm 2013); số người có trình độ đại học và cao đẳng cũng tăng mạnh từ 20%(năm 2006) đến 30% (năm 2013); số người có trình độ lý luận chính trị từ sơcấp trở lên ngày càng nhiều Đội ngũ ủy viên BCH ngày càng có trình độ vănhóa và trình độ chuyên môn cao hơn là do công tác quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng cán bộ ngày càng được các cấp ủy Đảng quan tâm, chú trọng Hơnnữa, xu thế phát triển của xã hội cũng tạo cơ hội để nhiều thanh niên trong độtuổi được tham gia học tập nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn,nghiệp vụ Một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, caođẳng được khuyến khích về công tác tại địa phương và bước đầu là tham gia
Trang 26các hoạt động Đoàn Trong những năm vừa qua, đây là cơ hội rất tốt để tổchức Đoàn ở cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng tốt hơn yêucầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tỷ lệ ủy viên BCH Đoàn cơ sở là đảng viên cao (chiếm 60%) cũng làđiều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo của BCH Một số đồng chí là cấp
ủy viên trực tiếp tham gia vào BCH Đoàn đã tạo được sự kết nối thông tintrong lãnh đạo của Đảng với tổ chức Đoàn ở cơ sở Do vậy mà chất lượnghoạt động của BCH Đoàn các xã, thị trấn ngày càng có xu hướng nâng lên vềmặt chất lượng
Độ tuổi của đội ngũ BCH Đoàn cơ sở nhìn chung đảm bảo những yêucầu đề ra và có xu hướng ngày càng được trẻ hóa Năm 2006 có 90% số ủyviên BCH có độ tuổi từ 35 trở xuống đến năm 2013 con số đó đã tăng lên97% Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác luân chuyển cán bộ đượccác cấp ủy Đảng rất quan tâm, trong đó cán bộ Đoàn là một trọng tâm đượcthường xuyên thực hiện
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là số ủy viên BCH Đoàn cơ sở đượcđào tạo về công tác Đoàn và làm việc theo đúng chuyên môn, nghiệp vụcủa mình là không có 100% cán bộ Đoàn đều chưa được đào tạo hoặcđào tạo và sử dụng không đúng với chuyên môn của mình Do đó, chấtlượng công tác cũng bị ảnh hưởng nhiều, phần lớn là phát huy năng khiếu
cá nhân và quá trình tự học của từng đồng chí Điều này đặt ra yêu cầucần phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng về mặt chuyên môn cho độingũ cán bộ này để đáp ứng với yêu cầu công tác một cách tốt nhất Hơnnữa, một bộ phận cán bộ Đoàn có trình độ cao thường chỉ tham gia côngtác Đoàn trong thời gian ngắn, chủ yếu là trong giai đoạn mới tốt nghiệp
ra trường và chờ việc Vì vậy, tính ổn định của đội ngũ cán bộ này làkhông cao, thường xuyên biến động, thay đổi, gây ảnh hưởng rất lớn tớihoạt động phong trào
Trang 272.2.2 Chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư Đoàn xã, thị trấn
Chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư Đoàn các xã, thị trấn được thểhiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư Đoàn các xã, thị
Tham gia cấp ủy Đảng
Độ tuổi bình quân
Văn hóa Chuyên môn Lý luận
chính trị
TH CS
TH PT
Trung cấp
Đại học, cao đẳng
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp
2006
38 0 38 18 20 2 13 25 38 28 33.7 100
(Nguồn: Huyện Đoàn Kim Bảng)
Qua bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một số nhận xét khái quát sau:
Chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư Đoàn các xã, thị trấn nhìn chungtốt 100% đồng chí có trình độ văn hóa THPT, trình độ chuyên môn đảm bảo
từ trung cấp trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên 100% đồng chí
là đảng viên và tỷ lệ số đồng chí tham gia vào cấp ủy khá cao (72 - 74%) Độtuổi bình quân đảm bảo theo đúng quy định
Tuy nhiên, hạn chế ở đây là 100% đồng chí không được đào tạo và sửdụng đúng chuyên môn Chủ yếu được đào tạo theo hệ tại chức; chất lượngđào tạo còn hạn chế Thời gian đảm nhiệm vị trí công tác không nhiều nên cơhội tiếp cận và thấu hiểu phong trào của từng đồng chí còn có nhiều hạn chế
và không đồng đều
Trang 28Độ tuổi chênh lệch giữa đồng chí bí thư và phó bí thư không nhiều do
đó chưa đảm bảo tốt tính kế thừa Một số cơ sở Đoàn gặp khó khăn trong lựachọn nhân sự hoặc phải chấp nhận lựa chọn những cán bộ Đoàn chưa đảmbảo đầy đủ các yếu tố về chuyên môn, năng lực đảm nhiệm các vị trí chủ chốtcủa Đoàn Điều này làm cho hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn thường haygián đoạn, thiếu tính hệ thống, tính thống nhất, tác động không nhỏ đến tâm
tư, tình cảm của ĐVTN, gây ảnh hưởng đến chất lượng phong trào
Do thời gian công tác ngắn nên một số đồng chí thiếu động cơ phấnđấu, ít dành thời gian cho công việc chuyên môn, ảnh hưởng không nhỏ đếnhiệu quả công tác
2.2.3 Chất lượng đội ngũ BCH Chi đoàn thôn, xóm
Chất lượng đội ngũ ủy viên BCH các chi đoàn thôn, xóm được thể hiệnqua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng so sánh chất lượng đội ngũ ủy viên BCH chi đoàn thôn, xóm
Tham gia cấp ủy Đảng
Độ tuổi bình quân
Văn hóa Chuyên môn Lý luận
chính trị
TH CS
TH PT
Trung cấp
Đại học, cao đẳng
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp
2006 650 305 345 59 20 571 34 27 113 50 25
100% 47% 53% 9% 3% 88% 5% 4% 17% 8%
2013 631 283 348 70 32 529 57 35 137 61 23.5
100% 45% 55% 11% 5% 84% 9% 6% 22% 10%
(Nguồn: Huyện Đoàn Kim Bảng)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy, chất lượng đội ngũ ủy viên BCH chiđoàn thôn, xóm không cao; số chưa được đào tạo về một chuyên môn nào làchủ yếu (88% năm 2006, 84% năm 2013); độ tuổi bình quân tương đối trẻ(23-25 tuổi) Đây cũng là đội ngũ làm công tác Đoàn có sự thay đổi nhiềunhất, thiếu tính ổn định nhưng lại là lực lượng rất quan trọng, là hạt nhân
Trang 29trong các phong trào Đoàn ở thôn, xóm Phần lớn đối tượng này làm việctrong các khu công nghiệp theo ca kíp, ít có thời gian tham gia công tác Đoàn;một số đang tham gia học THPT hoặc một số trường đại học, cao đẳng gầnnhà thời gian dành nhiều cho việc học tập nên cũng không thường xuyên thamgia các phong trào Đoàn Lực lượng ổn định nhất trong nhóm đối tượng này
là những thanh niên trực tiếp phát triển kinh tế ở địa phương hoặc tham giakiêm nhiệm một số công việc trong bộ máy chính quyền địa phương
Thực tế cho thấy, chất lượng hoạt động của BCH các chi đoàn rất yếu;không duy trì tốt chế độ sinh hoạt định kỳ; chủ yếu tham gia vào một số hoạtđộng lớn định kỳ hàng năm Đảm bảo cho đội ngũ này có tính kế thừa, thườngxuyên bổ sung tạo nên hạt nhân tốt cho phong trào Đoàn từ chi đoàn là mộtvấn đề rất quan trọng đặt ra trong công tác quản lý của Đoàn
2.2.4 Chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn
Chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn các thôn, xóm được thểhiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Bảng so sánh chất lượng đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn thôn,
Kiêm nhiệm chức vụ khác
Độ tuổi bình quân
Văn hóa Chuyên môn Lý luận
chính trị
TH CS
TH PT
Trung cấp
Đại học, cao đẳng
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp
2006 370 85 285 57 17 296 51 33 152 71 26
100% 23% 77% 15% 5% 80% 14% 9% 41% 19%
2013 384 50 334 93 35 256 76 42 130 106 25.6
100% 13% 87% 24% 9% 67% 20% 11% 34% 27%
(Nguồn: Huyện Đoàn Kim Bảng)
Bảng số liệu trên phản ánh tương đối toàn diện về chất lượng của độingũ bí thư, phó bí thư chi đoàn thôn, xóm Trình độ của đội ngũ này cũng có
xu hướng ngày càng được nâng lên Năm 2006, số người có trình độ văn hóaTHPT chỉ chiếm 77% thì đến năm 2013 đã được nâng lên là 87%; số được
Trang 30đào tạo chuyên môn cũng tăng từ 20% lên 33%; số được đào tạo về lý luậnchính trị cũng tăng từ 23% lên 31% Điều này phản ánh đúng thực trạng khicác cấp ủy Đảng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lực lượng thanh niênnhằm tạo lực lượng kế cận xứng đáng cho Đảng.
Tuy nhiên, số bí thư, phó bí thư chi đoàn là đảng viên lại có xu hướnggiảm trong những năm gần đây Năm 2006, đối tượng này chiếm 41% thì đếnnăm 2013 chỉ còn 34% Điều này có nguyên nhân từ việc thanh niên ngàycàng ít tha thiết phấn đấu gia nhập Đảng mà chủ yếu tập trung vào làm ãnkinh tế Đây đang là thách thức đối với tổ chức Đảng cũng là những khó khăncủa tổ chức Đoàn, trong thời gian tới cần phải được quan tâm tháo gỡ Nếu tổchức Đảng và tổ chức Đoàn không quy tụ được những người tiên tiến nhất thìsức chiến đấu và năng lực thực tiễn sẽ ngày càng giảm
Độ tuổi của đội ngũ này nhìn chung trẻ (25 - 26 tuổi), là điều kiệnthuận lợi để hoạt động Đoàn có thể đi đến đúng tâm tư, nguyện vọng và nhucầu của thanh niên Hơn nữa, sức trẻ cũng tạo nên sự năng động, nhạy bén vớicái mới, là cơ hội để tổ chức Đoàn có thể tạo ra sự thay đổi, sự thích ứng ngàycàng tốt hơn với thực tiễn xã hội
Một điều đáng lưu ý là số lượng bí thư, phó bí thư chi đoàn được kiêmnhiệm các công việc khác trong bộ máy chính quyền ở địa phương ngày càngtăng, từ 19% (năm 2006) lên 27% (năm 2013) Điều này cũng phản ánh hiệuquả của nghị quyết cấp ủy về công tác thanh niên trong điều kiện quán triệt
sâu sắc quan điểm của Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 7 (khóa X) Số bí thư, phó bí thư chi đoàn được kiêm nhiệm cáccông việc khác là điều kiện quan trọng để tạo tâm lý chuyên tâm hơn vàocông việc của đội ngũ này khi có thêm nguồn phụ cấp Hiện nay, đội ngũ bíthư, phó bí thư chi đoàn không có nguồn phụ cấp nào, chủ yếu làm việc trêntinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên, do đó mà mức độ chuyêntâm vào công việc rất hạn chế
Trang 312.3 Thực trạng công tác lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở
2.3.1 Đối với BCH Đoàn xã, thị trấn
Qua kiểm tra hàng năm cho thấy, 100% BCH Đoàn các xã, thị trấn đều
có quy chế hoạt động được xây dựng ngay sau đại hội cơ sở Quy chế đã xácđịnh rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCH, BTV, bí thư, phó bí thư và
cá nhân từng đồng chí ủy viên BCH; đồng thời phân công rõ trách nhiệm chotừng đồng chí uỷ viên BCH, BTV phụ trách từng mảng nội dung công tác,chịu trách nhiệm trước tập thể BCH và cấp ủy, Đoàn cấp trên trong nhiệm vụđược giao Qua đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc Đây là
cơ sở rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của
đội ngũ cán bộ Đoàn; đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện tốt nguyên tắc “tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trong hoạt động của tổ chức Đoàn Nhờ vậy
mà tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc” rất dễ nảy sinh trong hoạt
động tập thể Tuy nhiên, thực tế hoạt động của BCH Đoàn các xã, thị trấncũng cho thấy, quy chế hoạt động còn mang nặng tình hình thức, được xâydựng nhưng mức độ thực thi còn hạn chế Do đó, xuất hiện tình trạng có đồngchí trong BCH Đoàn xã, thị trấn nhưng nhiều kỳ vắng họp không có lý do,song vẫn chưa có biện pháp xử lý kịp thời; có đồng chí không tuân thủ đúngquy chế, hiệu quả công việc thấp, thiếu kiểm tra, giám sát chi đoàn và đoànviên nhưng trong đánh giá, xếp loại vẫn còn nể nang, chưa rút kinh nghiệm,
Trang 32Phó bí thư Đảng ủy phụ trách công tác đoàn thể Do vậy, tổ chức Đảng đã kịpthời nắm vững tâm tư, nguyện vọng của tổ chức Đoàn và đoàn viên, có giảipháp giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn Từ đó đưa tổ chức Đoàn đi vào hoạt động nềnếp và có hiệu quả Nội dung hội nghị BCH Đoàn xã, thị trấn đã tập trungnhiều vào việc đánh giá kết quả lãnh đạo công tác tháng trước, chỉ ra nhữnghạn chế và nguyên nhân của nó; đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác thángsau với những giải pháp cụ thể cho từng nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm
vụ việc liên quan đến vi phạm điều lệ Đoàn nào Nhìn chung, công tác kiểmtra của Đoàn ở cơ sở vẫn được tiến hành tương đối hình thức và chưa cónhiều kết quả tích cực, cụ thể, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chung của
tổ chức Đoàn
Trong hoạt động của BCH, vai trò của đồng chí Bí thư BCH là rất quantrọng Trong thời gian qua, đội ngũ bí thư Đoàn cơ sở đã luôn được quan tâmnâng cao về mặt chất lượng, đảm bảo độ tuổi; thực hiện nghiêm túc quy chếcủa Ban Bí thư về cán bộ Đoàn Phần lớn các đồng chí bí thư Đoàn cơ sở đềunăng động, nhiệt tình, say mê với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của
Trang 33mình ở cơ sở; được luân chuyển kịp thời sang các vị trí công tác phù hợp saukhi hết tuổi công tác Đoàn Đồng chí bí thư Đoàn cơ sở đã phát huy tốt vai tròtiên phong, đi đầu trong phong trào của mình, là người chịu trách nhiệm lớnnhất trong hoạt động Đoàn ở cơ sở, góp phần giữ vững thành tích của HuyệnĐoàn nhiều năm liền là đơn vị tiên tiến xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đuatoàn tỉnh.
Kết quả phân loại chất lượng hoạt động của các ủy viên BCH Đoàn cơ
sở năm 2013 cho thấy, 57% xếp loại tốt, 30% xếp loại khá và 13% xếp loạitrung bình, không có đồng chí nào xếp loại yếu Điều đó cũng phản ánh khá
rõ chất lượng hoạt động của BCH Đoàn các xã, thị trấn
2.3.2 Đối với BCH chi đoàn thôn, xóm
Đa số các đồng chí trong BCH chi đoàn nhiệt tình, tích cực thực hiệncông tác Đoàn và phong trào thanh niên, bám sát chương trình công tác củaĐoàn xã, thị trấn và nhiệm vụ của cấp ủy chi bộ, cụ thể hoá và tổ chức choĐVTN thực hiện
Hằng tháng, chi đoàn tổ chức sinh hoạt, hằng năm tổ chức đánh giá,phân loại đoàn viên; ngoài ra, nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, chi đoàncòn tiến hành các buổi sinh hoạt theo chuyên đề gắn với các hoạt động vănhóa văn nghệ, thể dục thể thao, tạo không khí sôi nổi trong chi đoàn Vào dịp26/3 hằng năm, chi đoàn tổ chức đại hội nhằm đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ nhiệm kỳ trước, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ sau; đồngthời bầu BCH mới Trong những nhiệm vụ đó, vai trò của các đồng chí ủyviên BCH là rất quan trọng đặc biệt là đồng chí bí thư chi đoàn
Trong công tác chỉ đạo của BCH, thời gian qua đã tập trung xây dựngcác chi đoàn điểm toàn diện và từng mặt gắn với xây dựng, củng cố tổ chức
và thu hút, tập hợp ĐVTN vào tổ chức Thông qua việc xây dựng chi đoànđiểm đã tập trung và phát huy cao độ nguồn lực của chi đoàn nhằm thực hiệncác nhiệm vụ đạt kết quả cao