Trước yêu cầu mới về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII. Là cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố phụ trách việc phối hợp thực hiện công tác giáo dục trên địa bàn, tôi rất băn khoăn để làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục khối Trung học Cơ sở. Tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học, huy động sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với công tác giáo dục sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng của cấp học THCS, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước nói chung và thành phố nói riêng. Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở thành phố Móng Cái giai đoạn 2014 đến 2020” viết luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị hành chính niên khóa 2013 2014.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN THỊ NINH
MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG
GI¸O DôC TRUNG HäC C¥ Së THµNH PHè MãNG C¸I
Trang 2NGUYỄN THỊ NINH
MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG
GI¸O DôC TRUNG HäC C¥ Së THµNH PHè MãNG C¸I
Trang 32 CBQL Cán bộ quản lý
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sốngchính trị của mỗi quốc gia, là biểu hiện trình độ phát triển của quốc gia đó.Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Mộtdân tộc dốt là một dân tộc yếu” Sớm nhận thức được tầm quan trọng của sựnghiệp giáo dục- đào tạo, tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam(1976), Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ TW, ngày 11-01-1979
về cải cách giáo dục “Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách
mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [03, tr 9].
Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợpvới yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và XI của ĐảngCộng sản Việt Nam Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng một lần
nữa xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức”
[12, tr 5] Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI đã
đề ra Nghị quyết "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" Nghị quyết 10/NQ- CP về Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 đã đề ra 5 quan điểm phát triển, trong đó
“Giáo dục- Đào tạo được xác định là khâu đột phá, là chìa khóa của mọi sựthành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội (KT- XH) Vì vậy thực
sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
KT-XH đã trở thành triết lý nhằm đảm bảo các điều kiện để phát huy nguồn lựccon người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphóa- hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đây chính
là nền tảng động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội, sự nghiệp giáo dục- đào tạophát triển” [02, tr.4]
Trang 5Cùng với sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của thành phố,ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua cũng đạt được những kếtquả đáng khích lệ Quy mô giáo dục đang được mở rộng ở tất cả các cấphọc, bậc học Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được sự quan tâm của toàn xãhội Tỷ lệ học sinh đến lớp ngày càng cao, chất lượng giáo dục toàn diện
có những bước chuyển biến tích cực theo tinh thần cuộc vận động "Hai
không" và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các nhiệm vụ trọng tâm khác của ngành được tổ chức tiến hành đạt
kết quả tốt Tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh,chương trình kiên cố hóa trường lớp, xây nhà công vụ giáo viên thực hiện
có nhiều cố gắng Công tác xã hội hoá giáo dục được các nhà trường, địaphương triển khai tích cực hiệu quả, đã huy động được nhiều nguồn lựccủa xã hội đóng góp, xây dựng cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo Nhiều họcsinh có hoàn cảnh khó khăn đã vượt khó vươn lên có thành tích cao tronghọc tập 100% số xã, phường trên địa bàn thành phố được công nhận phổcập giáo dục THCS và cơ bản hoàn thành về phổ cập GDTH
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, sự nghiệp giáo dục củathành phố vẫn còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông:Chất lượng giáo dục giữa các trường chưa đồng đều; cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động dạy và học; nănglực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn nhiều hạn chế, bất cập; công tác
xã hội hóa giáo dục chưa tương xứng so với yêu cầu đổi mới phương phápdạy học hiện nay vì vậy chưa đáp ứng được yêu đào tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước
Tình hình trên đặt ra cho cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục vàđào tạo trong toàn thành phố cần phải đánh giá đúng thực trạng chất lượnggiáo dục trên địa bàn, đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy nhữngthành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo của thành phố góp phần vào công cuộc đổi mới,xây dựng đất nước
Trang 6Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đã chỉ rõ mục tiêu,
nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo thành phố Móng Cái: “Phát triển toàn diện
giáo dục, đào tạo, nâng cao hiệu quả, tính thiết thực của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đến 2015 phấn đấu 70% số trường đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục ở các ngành học, cấp học Phấn đấu xây dựng Móng Cái trở thành đô thị loại II, biên giới hiện đại, thân thiện với môi trường trước năm 2020” [10, tr 3] Để đạt được
mục tiêu này, phát triển toàn diện và mạnh mẽ giáo dục và đào tạo là một giảipháp quan trọng, mang tính đột phá chiến lược
Trước yêu cầu mới về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, nhằmthực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vàĐại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
Là cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố phụ trách việc phối hợp thực hiệncông tác giáo dục trên địa bàn, tôi rất băn khoăn để làm thế nào nâng cao chấtlượng giáo dục, nhất là giáo dục khối Trung học Cơ sở Tôi xác định rằng:công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượngdạy và học, huy động sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với công tácgiáo dục sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục trên địa bàn Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tácdụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng của cấp học THCS,góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nóichung và thành phố nói riêng
Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở thành phố Móng Cái giai đoạn 2014 đến 2020” viết luận
văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị- hành chính niên khóa 2013- 2014
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất
lượng giáo dục THCS
Trang 7Thứ hai, phân tích thực trạng giáo dục THCS thành phố Móng Cái giai
đoạn 2009- 2013
Thứ ba, từ kết quả phân tích, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục THCS giai đoạn 2014- 2020 và đưa ra nhữngkiến nghị, đề xuất thực hiện các giải pháp đó
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng giáo dục THCS của thành phố
Móng Cái
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng giáo dục THCS thành phố
Móng Cái giai đoạn 2009- 2013, đề ra những giải pháp nâng cao chất lượnggiáo dục THCS của Thành phố giai đoạn 2014- 2020
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo
- Phương pháp luận thực hiện đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo
sát thực tiễn
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
Chương 2: Thực trạng chất lượng giáo dục THCS ở thành phố Móng Cái giai đoạn 2009- 2013.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở thành phố Móng Cái giai đoạn 2014- 2020.
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG
CAO CHÂT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS1.1 Vị trí, vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của giáo dục THCS
1.1.1 Vị trí, vai trò của giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược pháttriển con người, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Hiện nay,không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các Chínhphủ đều coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu Nguồn tài nguyên và sựgiàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằmtrong bản thân con người, trí tuệ con người
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàmlượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng; tàinăng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người,không phải xuất hiện một cách ngẫu hiên, tự phát, mà phải trải qua quá trìnhđào luyện công phu có hệ thống Vì vậy, giáo dục hiện nay được nhìn nhậnkhông phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nềnsản xuất xã hội Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn pháttriển mà ít đầu tư cho giáo dục Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thếgiới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về pháttriển giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương
khóa VIII của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu; giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục và đạo tạo vì giáo dục đào tạo có vai
Trang 9trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hóa” [6, tr.8].
Giáo dục và đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sảnxuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hóa tinh thần của chủnghĩa xã hội Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tưtưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thực pháp quyền và ý thức đạođức, xây dựng nền văn hóa, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việchình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội Đảng ta đã từngxác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đó là nhằm xây dựng conngười và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và pháthuy các giá trị văn hóa của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủnghĩa xã hội
Như vậy, giáo dục và đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sốngvật chất và đời sống tinh thần của xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo là cơ
sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển conngười của Đảng và Nhà nước ta
1.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục THCS
Giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng hệ thống giáo dục,góp phần trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa, tạo ra động lực phát triển kinh tế xãhội, thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực conngười về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhâncách, lối sống của cá nhân và cộng đồng
Trong hệ thống giáo dục nước ta, giáo dục phổ thông được chia thành 3bậc học: Tiểu học, THCS và THPT Trong sự phát triển, bậc học trước tạo
Trang 10tiền đề cho các bậc học sau cao hơn, các bậc học đều thực hiện chức năngtrang bị kiến thức cho học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách Điều 27, Luật giáo dục năm 2005, khẳng định: "Mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [34, tr.9].
THCS là bậc học thứ hai trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cầu nốigiữa bậc Tiểu học với bậc THPT, Trung học chuyên nghiệp và học nghề Giáodục THCS có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách và pháttriển trí tuệ của học sinh Chương trình giáo dục THCS được thực hiện trong 4năm từ lớp 6 đến hết lớp 9, học sinh có độ tuổi tuổi từ 11 đến 14 tuổi Đây làgiai đoạn tâm sinh lý lứa tuổi có nhiều biến đổi sâu sắc, muốn tự khẳng địnhmình, với nhiều ước mơ và hoài bão Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúphọc sinh củng cố và phát huy những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độvăn hóa phổ thông cơ sở và những hiểu biết về kỹ thuật, hướng nghiệp để tiếptục học THPT, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống laođộng Điều 27, Luật giáo dục năm 2005, đã xác định nhiệm vụ của cấp học
THCS: "Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu
học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, Tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp" [34, tr.9] Vì vậy, việc trang bị kiến thức phải đảm bảo tính phổ thông,
cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống,phù hợp tâm lý tuổi học sinh giai đoạn này rất quan trọng
Theo tư duy hiện nay, để đi tắt đón đầu từ một nước kém phát triển thìvai trò của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ càng có tính quyết định.Giáo dục phải đi trước một bước, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
Trang 11nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lượcphát triển kinh tế xã hội Giáo dục đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực có chấtlượng cao, có kỹ năng vững vàng, có khả năng sáng tạo Điều đó đòi hỏi phảiđổi mới về tư duy giáo dục ngang tầm với tư duy kinh tế và tư duy kỹ thuật.Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức, có đòihỏi mỗi con người phải tích cực học tập để chiếm lĩnh tri thức về khoa học
công nghệ, về văn hóa Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là: "học để biết",
"học để làm", "học để chung sống, học cách sống với người khác", "học để khẳng định mình" đang được các nước quan tâm trong chiến lược phát triển giáo
dục, mà giáo dục phổ thông là nền tảng, trong đó giáo dục THCS có một vị tríhết sức quan trọng, là điểm chốt căn bản, một bậc học được phổ cập tạo tiền
đề định hướng cho mỗi cá nhân trong quá trình phát triển phẩm chất, tài năng
Vì vậy việc đầu tư và nâng cao chất lượng THCS là quan trọng và cần thiếtgóp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
1.2 Những yếu tố quy định chất lượng giáo dục THCS
Thực hiện tốt yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho học sinh, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ giáo dục của xãhội, từng bước để học sinh của trường có khả năng tiếp cận với các trườnghọc THCS có chất lượng tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất, độingũ cán bộ quản lý, giáo viên và các hoạt động xã hội trong trường học có vaitrò quy định chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh
Chuẩn hóa, hiện đại hóa về các hoạt động: Tổ chức và quản lý trườnghọc, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tạo ra môitrường giáo dục tương đối đồng đều giữa các địa bàn, tạo cơ hội bình đẳng vềđiều kiện học tập cho mọi trẻ em ở các vùng kinh tế- xã hội khó khăn khắcphục khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành phố và nông thôn Một
Trang 12trong những yếu tố quy định chất lượng giáo dục THCS, đó là sự lãnh đạo,quản lý của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý trong nhà trường Để cóchất lượng quản lý tốt, cần có biện pháp quản lý phù hợp, gắn kết các hoạtđộng giáo dục Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết cần có sựđổi mới trong công tác quản lý nhà trường, tập trung ở việc thực hiện cácchức năng đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành và kiểm tra.
Trong tình hình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, ngườicán bộ quản lý ngoài việc thực hiện tốt các chức năng, đảm bảo các tiêuchuẩn theo quy định, còn phải có sự sáng tạo, dự đoán, dự báo công việc, linhhoạt trong các hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, cơ sởvật chất- kỹ thuật và các công tác khác của nhà trường
Về chất lượng đội ngũ giáo viên, trong nhà trường, học sinh lĩnh hộikiến thức chủ yếu thông qua giáo viên, thông qua các bài giảng của thầy, chấtlượng bài giảng tốt sẽ làm cho các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn Bên cạnh đó,người thầy còn phải là tấm gương sáng về các chuẩn mực đạo đức lối sốngcho học sinh noi theo Do vậy, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhàtrường phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu bộ môn, đạt trình độ chuẩn vềđào tạo theo quy định, được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đàotạo; xây dựng một tập thể sư phạm có ý thức phấn đấu vươn lên, hoàn thànhtốt nhất các nhiệm vụ được giao, không vi phạm các quy định tại điều lệtrường trung học và quy định về đạo đức nhà giáo, có nhân cách tốt, yên tâmvới công việc, hết lòng với học sinh thân yêu
Đối với học sinh, trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang thựchiện đổi mới phương pháp dạy học: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học thì học sinh là chủ thể, là trung tâm của sự giáo dục Học sinhcần có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chủ động, sáng tạo trong việc tiếpthu kiến thức, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, thể chất
Trang 13Luôn cải tiến phương pháp học tập, có ý thức phấn đấu vươn lên để đạt kếtquả cao nhất trong rèn luyện và học tập.
Muốn hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là tronggiai đoạn hiện nay khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện chương trình đổimới nội dung, phương pháp dạy và học thì nhu cầu nâng cao cơ sở vật chấtgiáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa là vô cùng quan trọng và cấpthiết Cơ sở vật chất chủ yếu phục vụ cho các trường THCS phải đạt chuẩntheo quy định như phòng học, bàn ghế, phòng chức năng, phòng thực hành,phòng công vụ, thư viện, trang thiết bị dạy học
1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng ta về giáo dục
1.3.1 Quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lênin về giáo dục
Chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng: Bản chất con người trong tính thực hiệncủa nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Con người là sản phẩm của mốiquan hệ nói chung, trong đó có nhà trường là phương tiện, môi trường chủyếu hình thành nhân cách và trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức, phát triểntrí tuệ để con người hình thành năng lực bản thân và có năng lực phát triểnsáng tạo ra những tri thức về tự nhiên- xã hội Giáo dục với tư cách là một bộphận của xã hội có nhiệm vụ đào tạo ra thế hệ tương lai C.Mác khẳng định:
“Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thểdục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không chỉ làmột phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là mộtphương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diệnnữa” [30, tr.668]
Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định
là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội Hoạt động xãhội và lao động vừa là điều kiện để hình thành nhân cách vừa là thước đo,
Trang 14đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân Con người phát triển toàn diện sẽ làmục đích của nền giáo dục Cộng sản Chủ nghĩa, và con người phát triển toàndiện là người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạođức, trí tuệ, thể chất, tình cảm nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khảnăng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xungquanh, đồng thời có thể sáng tạo ra những cái mới theo khả năng của bảnthân Vì vậy, con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Mác, trướchết phải là sự phát triển không ngừng của tất cả các mặt Song, điều đó khôngmâu thuẫn với sự phát triển thiên hướng, phát triển năng khiếu chuyên biệt vàngược lại, sự phát triển các mặt là tạo điều kiện cho các năng lực chuyên biệtcàng hoàn thiện và càng phát triển tốt hơn Như vậy, C.Mác đề cập đến nộidung giáo dục một cách toàn diện, bao gồm: giáo dục thể lực, trí lực, khoahọc kỹ thuật tổng hợp và giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, tức là nộidung giáo dục bao gồm các mặt: trí, đức, thể mỹ và giáo dục nghề nghiệp.Đồng thời, đã chứng minh một cách khoa học rằng, sự phát triển toàn diện,phát triển mọi khả năng tiềm tàng của con người nhờ giáo dục và đào tạo làyếu tố quyết định sự phát triển xã hội: “Việc kết hợp giữa lao động sản xuấtđược trả công, giáo dục trí lực, giáo dục thể lực và giáo dục kỹ thuật tổng hợp
sẽ nâng giai cấp công nhân lên cao hơn rất nhiều so với trình độ của giai cấpquý tộc và tư sản”[29,tr 263]
V.I.Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng củaC.Mác và Ph.Ăngghen về giáo dục và đào tạo trong thực tiễn cách mạng nướcNga, trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga vào những thậpniên đầu của thế kỷ XX Tại Đại hội Toàn Nga về công tác giáo dục lần thứnhất diễn ra vào ngày 28/8/1918, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò to lớn củacông tác giáo dục, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảothắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin nói:“ Sự
Trang 15nghiệp của nhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư sản;chúng ta tuyên bố công khai rằng: nói nhà trường đứng ngoài cuộc sống,ngoài chính trị, là nói dối và lừa bịp” [25, tr 92 ]; “ Những người lao độngkhao khát có tri thức, vì tri thức cần cho họ để chiến thắng Chín phần mườiquần chúng lao động đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấutranh tự giải phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằnggiờ đây việc làm cho mọi người có thể thực sự được học hành, là do bản thân
họ quyết định Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắttay xây dựng một nước Nga mới, xã hội chủ nghĩa.” [25, tr.92 ];
Một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết để nâng cao năng suất laođộng là phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dânlao động Điều này, chỉ có thể thực hiện được và thực hiện đạt hiệu quả tối
ưu nhất là thông qua giáo dục và bằng giáo dục Nhận thức một cách sâu sắctầm quan trọng của công tác giáo dục trong sự nghiệp chấn hưng đất nướcnên trong Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga tháng 2/1919 ở nộidung nói về nền giáo dục quốc dân, V.I.Lênin viết: “Trong lĩnh vực giáo dụcquốc dân, Đảng Cộng sản Nga tự đặt cho mình nhiệm vụ phải hoàn thành sựnghiệp cách mạng tháng Mười 1917 đã bắt đầu nhằm biến nhà trường từ mộtcông cụ thống trị giai cấp của giai cấp tư sản thành một công cụ để đập tannền thống trị đó, cũng như để hoàn toàn xoá bỏ sự phân chia xã hội thành giaicấp Nhà trường phải trở thành một công cụ của chuyên chính vô sản, nghĩa lànhà trường không những phải truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa cộngsản nói chung, mà còn phải là một công cụ truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng,
về tổ chức và giáo dục của giai cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản vàkhông phải vô sản trong quần chúng lao động, nhằm hoàn toàn đập tan sựkháng cự của bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản, Kết hợp chặt chẽcông tác giáo dục với lao động sản xuất”[26, tr 141- 142 ] V.I.Lênin cho
Trang 16rằng, khi cách mạng mới thành công, bước đầu củng cố chính quyền thìnhiệm vụ của công tác giáo dục là tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng,chính trị là chủ yếu Khi cách mạng bước sang giai đoạn hoà bình, xây dựngđất nước thì nhiệm vụ của công tác giáo dục cũng phải có sự thay đổi theocho phù hợp Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: công tác giáo dục và đào tạo phảiluôn gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, giáo dục và đào tạo phải trởthành đòn bẩy, thành công cụ, thành nguồn nội lực bên trong của quá trìnhphát triển kinh tế- xã hội.
Bên cạnh những quan điểm về giáo dục và đào tạo nêu trên, V.I.Lênincòn đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi!”, đã trở thành khẩuhiệu, thành câu châm ngôn của hàng triệu, triệu các thế hệ không chỉ của nềngiáo dục ở Nga, mà còn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trênthế giới, trong đó có Việt Nam
Như vậy, cả C.Mác và V.I.Lênin đều khẳng định vai trò to lớn của giáodục và đào tạo đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội và sự tác động trởlại của phát triển kinh tế- xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ rõ ý nghĩalớn lao và vai trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triểncon người, nguồn lực con nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH của mỗi quốcgia nói riêng Những quan điểm ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đốivới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa, góp phầnxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Điều này, đặc biệt có ý nghĩa thiếtdụng đối với những nước thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay
1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quan điểm về vai tròcủa giáo dục trong việc phát huy nhân tố con người giữ vị trí hết sức quantrọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh đối với con người, coi
Trang 17con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định mọi thành công; con ngườivừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng Đó cũng là cơ sởkhoa học, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta trong nhận thức và hoạtđộng xây dựng nền giáo dục Việt Nam Theo Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu”, dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai lầm.Dốt thì dại, dại thì hèn Hồ Chí Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc cầnphải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) Chính vì vậy, sau khi đấtnước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủlâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chínhquyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “cần mở một chiến dịch
để chống nạn mù chữ” và “giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thựchiện: cần, kiệm, liêm chính” [18, tr.34] Người chỉ rõ: Một trong những côngviệc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí, bởi không một quốcgia nào có thể tiến hành xây dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốcthành công trong điều kiện văn hóa, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội thấpkém Chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục
đã được Người ký và ban hành: Sắc lệnh 17-SL, thành lập Nha Bình dân học
vụ, Sắc lệnh 19-SL, quy định mọi làng phải có lớp học bình dân, và Sắc lệnh20-SL, cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền Một nền giáo dục mới-nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửicác học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấpthụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạocác em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáodục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em… Non sôngViệt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đàivinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [18, tr.35]
Trang 18Hồ Chí Minh chủ trương phải xây dựng một nền giáo dục hướng vào cácgiá trị dân tộc, hiện đại và nhân văn, một nền giáo dục phục vụ Tổ quốc, phục
vụ nhân dân Theo chỉ đạo của Người, Bộ Giáo dục đã đề ra mục đích, phươngpháp và tổ chức của nền giáo dục mới Không chỉ quan tâm hoàn thiện thể chế
và bộ máy của nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh còn khởi động cho toàn dânthấm nhuần tư tưởng “dân mạnh thì nước giàu”, “dân cường thì nước thịnh”, vàNgười kêu gọi mọi người phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộcthông thái, xứng đáng với nước Việt Nam độc lập Hưởng ứng lời kêu gọi củaNgười, nhiều trường học cho thanh thiếu niên, cho đồng bào các dân tộc, chophụ nữ, phụ lão,… đã khai giảng, cả nước sôi nổi với phong trào bình dân học
vụ, diệt “giặc dốt” Từ một nước 95% dân số mù chữ, nhiều làng xã đã xóa nạn
mù chữ, nhiều “chiến sĩ diệt dốt” đã được vinh danh
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hìnhthành nhân cách con người Người cho rằng, mỗi con người đều có cái thiện
và ác ở trong lòng, ta phải làm thế nào cho phần tốt trong mỗi con người nảy
nở như hoa mùa Xuân Thông qua giáo dục thì cái thiện trong mỗi con người
sẽ ngày càng nhiều thêm và cái ác sẽ mất dần đi Tuy vậy, Hồ Chí Minhkhông coi giáo dục là yếu tố vạn năng, là tất cả, mà chỉ là phần chủ đạo, phầnnhiều Người viết:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên” [17, tr.13]
Để có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, Hồ Chí Minhthường xuyên quan tâm việc xây dựng một nền giáo dục toàn diện và khẳngđịnh: Nền giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trídục, thể dục, mỹ dục, nhằm đào tạo ra những con người có tri thức, có lý
Trang 19tưởng, có đạo đức, có sức khỏe, có thẩm mỹ Người nói: “Trong việc giáo dục
và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hộichủ nghĩa, văn hóa, khoa học- kỹ thuật, lao động và sản xuất” [22, tr.13]
Trong hoàn cảnh đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược,vừa có chiến tranh, vừa có hòa bình, Hồ Chí Minh càng coi trọng vai trò củagiáo dục Người nói: “không có giáo dục, không có cán bộ, thì cũng khôngnói gì đến kinh tế, văn hóa” [20, tr.13] Đối với người cán bộ cách mạng, HồChí Minh càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục, bởi cán bộ là cáigốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốthay cán bộ kém Nội dung giáo dục cho cán bộ bao gồm: Giáo dục lý luậnchính trị; giáo dục văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; giáo dục phong cách, đạođức cách mạng Giáo dục lý luận chính trị có ý nghĩa rất quan trọng vì nótrang bị cho người học lập trường giai cấp vô sản vững chắc, tin tưởng vào sựnghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, và định hướng cho hành động củacon người Hồ Chí Minh nói: Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt
mà đi; “Không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấyrộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”,thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [19, tr13]
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu cóchọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Chủ nghĩa yêu nước, truyềnthống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam; triết lý giáo dụcphương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật Lão; những tưtưởng tiến bộ thời kỳ cận đại Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sựphát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí minh là chủ nghĩa Mác-Lênin Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạngsinh động, phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sứcsâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục
Trang 20Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cảcuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới,nền giáo dục xã hội chủ nghĩa- một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hộiphát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệtgiai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính
Theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì giáo dục và đào tạoluôn là khâu then chốt, quyết định cho việc phát triển nhân cách từng cá nhâncon người cũng như sự phát triển của toàn xã hội Ngày nay, trong công cuộcđổi mới đất nước, những giá trị lý luận thực tiễn của Tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục đã trở thành định hướng cho công tác quản lý, chỉ đạo, xây dựnggiáo dục ở nước ta
1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo
Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả củaChủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục Từ khi nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời, nền giáo dục nước ta gặp không ít khó khăn: xây dựng nềngiáo dục mới được hình thành trên cơ sở tiếp quản và cải tổ nền giáo dụcPháp thuộc; năm 1945, nền giáo dục dân chủ nhân dân được xây dựng trongkháng chiến vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa đấutranh giải phóng miền Nam Đến năm 1975, đất nước thống nhất, nhiệm vụcấp bách của ngành giáo dục là xây dựng một nền giáo dục thống nhất theođịnh hướng XHCN
Đến năm 1979, từ Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, Đảng ta đã ra quyếtđịnh số 14/NQTW về cải cách giáo dục với tư tưởng xem giáo dục là bộ phậnquan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáodục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dụchọc đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnliền với xã hội Từ đó, tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn
Trang 21thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sảnViệt Nam Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xácđịnh nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "Nhằm xây dựngnhững con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy cácgiá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loạiphát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng
và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệhiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong côngnghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ
Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: "Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"
"Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phươngpháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiệnchuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ vàsáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện họcvấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những
hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi
người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm "học
đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với
xã hội
Để cụ thể nội dung đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển giáodục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục
Trang 22mầm non, thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập
và học tập suốt đời Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơcấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ côngnhân kỹ thuật lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốtchính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta càng phải quan tâm hơn đến sự nghiệpgiáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân dân laođộng để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hóa dân tộc,đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ, giáo dục và đào tạo có sứmệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gópphần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và côngnghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục đào tạo theo nhu cầu pháttriển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điềukiện cho mọi công dân được học tập suốt đời
Đảng lãnh đạo giáo dục và đào tạo là một tất yếu khách quan để đápứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới Xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cáchcủa con người mới xã hội chủ nghĩa Nhân cách con người là do nhiều yếu tốtạo nên nhưng giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết địnhtrong sự phát triển trí tuệ và nhân cách con người Mà công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta rất cần thiết có những con người mới xã hội chủnghĩa do đó phải chăm lo đến việc phát triển giáo dục đào tạo Chính vì vậycần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo yêu cầu về xây dựng con người xã hội chủ
Trang 23nghĩa Để kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì quyền con người phải đượcđảm bảo như: quyền học hành, quyền lao động, quyền làm chủ xã hội Trongrất nhiều quyền con người ấy thì quyền cao nhất là quyền làm chủ Muốn làmchủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân thì điểm đầu tiên là phải có trithức Muốn có tri thức thì phải học, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đểhọc, vì vậy, cần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo thực hiện quyền đó.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là " Đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” [13, tr 3].
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, pháttriển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảođảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấphọc; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình,bước đi phù hợp
1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay
Xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao, tạo bướcphát triển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp cácnước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Trang 24Muốn đánh giá chất lượng một sản phẩm nào đó, người ra phải biếtđược mục đích của sản phẩm, sản phẩm đó được đặc trưng bởi bao nhiêu tiêuchuẩn, tiêu chí, chỉ số Sau đó, người ta xem xét, đối chiếu với từng tiêuchuẩn, tiêu chí thì sản phẩm đó đạt ở mức độ bao nhiêu; từ đó mới có thể đưa
ra kết luận về chất lượng của sản phẩm Cũng giống như việc đánh giá các sảnphẩm, việc đánh giá sản phẩm chất lượng giáo dục cũng phải dựa vào các tiêuchuẩn, tiêu chí Nếu không có chuẩn mực thì không thể đánh giá được chấtlượng giáo dục Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêugiáo dục, nội dung phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và thực hiện hoạtđộng giáo dục Chất lượng giáo dục trường THCS là sự đáp ứng các yêu cầu
về mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục THCS quy định tại Luật Giáodục Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhàtrường phải đảm ứng để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Mỗitiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục Để thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần độc lập trong suy nghĩ sángtạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh và thực hiện tốt 03 cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Haikhông"; "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" vàphong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" vàđịnh hướng, phân luồng học sinh vào các trường THPT, THCS, các trườngdạy nghề đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội, đồng thời thực hiện tốt tiêu chíchuẩn PCGD THCS thì từ cấp học THCS phải được xây dựng chuẩn về chấtlượng, đảm bảo về quy mô Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục THCS tronggiai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu, cấp bách của các cơ sở giáo dục
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI GIAI ĐOẠN 2009- 20132.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội
Hà, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, đồng thời giáp thành phố Đông Hưng,thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở phía Bắc và Đông Bắc với 70kmđường biên giới Móng Cái có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước
và thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội
Móng Cái có 17 đơn vị hành chính (gồm 8 phường, 9 xã) với trên 10
vạn dân, trong đó hơn 3 vạn dân tạm trú (điều tra dân số năm 2012)
Trong những năm qua, thành phố tiếp tục được Trung ương Đảng,Chính phủ, Tỉnh quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và ưutiên vốn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng Móng Cái trở thành khu kinh tếtrọng điểm của Tỉnh trước năm 2015 Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trịvới đường lối mở cửa, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệhợp tác đối ngoại, Móng Cái đã đón nhận thời cơ, vận hội vững buớc pháttriển đi lên, từng bước phát huy các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế
xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển các
Trang 26ngành thương mại- dịch vụ- du lịch Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cácdân tộc trên địa bàn luôn nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, bước đầu đạtđược những kết quả quan trọng: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatừng bước được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng cường;công tác giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao được củng cố, nhân tố conngười được được phát huy coi trọng, an ninh, quốc phòng được đảm bảo,chính trị ổn định, chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giữ vững; quan hệ đốingoại được tăng cường, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổnđịnh, hữu nghị cùng phát triển
2.1.3 Vị trí của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
Xác định được tầm quan trọng của Giáo dục- Đào tạo đối với sự pháttriển của Thành phố, Ngành Giáo dục đã chủ động tham mưu đề xuất, xâydựng các chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáodục nhằm nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực chấtlượng cho sự phát triển Chú trọng liên kết mở các lớp đào tạo nghề cho ngườilao động, nhất là lao động ở nông thôn phù hợp với các ngành nghề và cơ cấukinh tế, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địaphương cũng như trên cả nước
2.2 Tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội đối với sự phát triển
GD & ĐT
Móng Cái, thành phố trẻ nằm ở biên giới cửa ngõ giao lưu thương mạigiữa Việt Nam với các nước ASEAN; được Trung ương Đảng, Chính phủ,Tỉnh quan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách đầu tư xây dựng Móng Cái
Điều đó, tạo động lực cho Móng Cái có bước phát triển mạnh trên cáclĩnh vực: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng cao; Cơ
sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại; kinh tế xã
Trang 27hội có bước phát triển toàn diện và tương đối vững chắc; các lĩnh vực vănhóa- xã hội ngày càng được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng; quốcphòng, an ninh được củng cố, tăng cường; chủ quyền biên giới quốc gia đượcgiữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; là địa phương(trong 5 năm gần đây) có số thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ mỗi năm, thunhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/năm; đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; hầu hết nhân dân đãquan tâm đầu tư chăm lo, phối kết hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt độnggiáo dục Quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đềutăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chấtlượng Công tác xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, hệ thống các trườngngoài công lập tăng nhanh Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới,từng bước gắn kết việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngànhkinh tế và thị trường sức lao động Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dụcbình quân hàng năm đạt trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quanhành chính, sự nghiệp của thành phố, tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục đạttrên 15% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo Trong nhiềunăm qua thành phố quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo về tài chính cơ sởvật chất, về biên chế, về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ; có nhiều chính sáchphát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho cán bộ,giáo viên, học sinh, chính sách đối với giáo dục ở các vùng khó khăn; Các
cuộc vận động lớn của ngành "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã có
Trang 28tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình giáo dục; Quy mô, mạng lưới trườnglớp trung học cơ bản hoàn chỉnh, các điều kiện phục vụ dạy học cơ bản đápứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; Hợp tác
về giáo dục trong nước và quốc tế được hình thành và đẩy mạnh, tạo điềukiện để giáo dục trung học Móng Cái thu hẹp khoảng cách với các thành phố
có chất lượng cao về giáo dục và đào tạo
Mặc dù Thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển
Giáo dục, tuy nhiên do Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về việc tăng cường quản lýđầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thực hiệnchính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sáchnhà nước nên ngân sách nhà nước đầu tư cho việc xây dựng, phát triển Thànhphố trên tất cả các lĩnh vực bị cắt giảm; nhiều dự án, công trình đầu tư xâydựng bị hoãn, giãn tiến độ thực hiện, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việcthực hiện một số mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, trong
đó có các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo: nhiều dự án,công trình xây dựng trường học, trang sắm thiết bị dạy học chưa được thựchiện theo kế hoạch, một số chỉ tiêu phát triển GD chậm tiến độ, mục tiêu kiên
cố hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa đạt
Trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt racho giáo dục và đào tạo Móng Cái những yêu cầu và nhiệm vụ mang tính thựctiễn Đó là:
- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo đểđáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhânlực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội học tập trênđịa bàn thành phố
Trang 29- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lítưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
- Thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo, tiếp tụcđổi mới cơ chế quản lí giáo dục trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịutrách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo
- Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùngkhó khăn; bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục, thực hiện tốt chính sách ưuđãi, hỗ trợ đối với người học thuộc đối tượng chính sách xã hội
- Tiếp tục huy động các nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất- kĩthuật cho giáo dục đào tạo nhằm tạo điều kiện tăng tỷ lệ huy động trẻ đếntrường, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; tập trung, củng cố và hiện đạihóa cơ sở vật chất các trường hiện có, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và có
cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để mở thêm cơ sở trường tại thành phố Mởrộng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế về giáo dụcđào tạo, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có chất lương cao về công táctại các cơ sở giáo dục đào tạo của thành phố Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóagiáo dục, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài cônglập, các loại hình dịch vụ giáo dục đào tạo được ổn định và phát triển, coitrọng thu hút đầu tư đào tạo nghề, tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các cơ
sở sử dụng lao động với cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồnnhân lực có chất lượng cho thành phố
2.2.1 Những thành tựu
2.2.1.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp
Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được phát triển, tạo điều kiện tăng tỷ lệhuy động người học đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
Trang 30Bảng 1: Thống kê số đơn vị thuộc hệ thống giáo dục đào tạo của thành phố
năm 2013
TT Cơ sở giáo dục đào tạo,
dạy nghề
Năm 2009
Năm
2013 Ghi chú (năm 2013)
1 Trường mầm non 15 17
2 Trường tiểu học 14 16
3 Trường trung học cơ sở 15 16
4 Trường trung học phổ thông 3 3 Có 01 trường ngoài công lập
5 Trung tâm HN&GDTX 01 01
Nguồn: Phòng GD & ĐT Thành phố Móng Cái
- Từ năm 2009 đến nay, quy mô trường, lớp không ngừng phát triển,
mở rộng ở tất cả các cấp học: năm 2009 có 46 cơ sở giáo dục đến năm
2013 có 53 cơ sở giáo dục (tăng 6 trường); trong đó, 17 trường mầm non,
16 trường tiểu học, 1 trường PTCS, 15 trường THCS, 3 trường THPT (1trường dân lập) và 1 Trung tâm HN&GDTX, 14/17 xã, phường có 3 độclập cho 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS); 40/52 = 76,9% trường họcđược kiên cố hóa; 23/52 = 44,23% trường học đạt chuẩn quốc gia, trong
đó, 3/23 = 13% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II Về cơ bản đã xóađược "xã trắng" về giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học, ngoài điểmtrường chính được mở ở trung tâm xã còn có 22 điểm trường mầm non và
29 điểm trường tiểu học được mở tới tận thôn, khe, bản để tạo điều kiệnhuy động học sinh đến trường lớp Thành phố đã bố trí chỗ ăn, nghỉ, tạođiều kiện cho con em dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế- xã hộikhó khăn và đặc biệt khó khăn được đến trường, tạo nguồn đào tạo cán bộcho vùng dân tộc thiểu số của thành phố Các cơ sở đào tạo nghề, học caođẳng và đại học được thành lập và hoạt động ở các địa bàn trung tâm
Trang 31- 17/17 xã, phường đã thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng,một số Trung tâm đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn trên nhiều lĩnh vực theotinh thần "cần gì học nấy", góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; có 7 cơ
sở dạy nghề: TT HN&GDTX triển khai các hoạt động đào tạo nghề, ngoạingữ đạt kết quả cao; các cơ sở dạy nghề khác quy mô đào tạo còn nhỏ lẻ
2.2.1.2 Chất lượng giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua, Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Giáo dụctích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra việc thựchiện nền nếp, quy chế chuyên môn; từng bước thực hiện đổi mới nội dungchương trình đảm bảo chất lượng, hiệu quả, từ sự cố gắng nỗ lực toàn Ngành
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêuNghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đã đề ra
- Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càngđược khẳng định; bước đầu tiếp cận các Thành phố, thị xã lớn trong Tỉnh; tỉ lệhuy động trẻ mầm non ra trường, lớp tăng; tỷ lệ duy trì sĩ số luôn đạt trên99%, tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp bình quân đạt 99% trở lên; số học sinh khá
giỏi năm sau tăng hơn năm trước (năm 2009: 38%, năm 2010: 44%, năm
2011: 55%, năm 2012: 58%); chất lượng giáo dục ở vùng núi, hải đảo, vùng
kinh tế khó khăn đã có những bước tiến vượt bậc (có học sinh tham gia và đạtgiải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; tỷ lệ học sinh và chất lượng
tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh có bước tiến mới (nhiều học sinh
dự thi và được nhiều giải cao: năm 2010: 175 giải, năm 2011: 238 giải, năm 2012: 221 giải, tỷ lệ giải nhất, nhì năm sau cao hơn năm trước); đặc biệt thời
gian gần đây đã có học sinh tham dự kỳ thi toàn quốc và đạt giải; tỷ lệ họcsinh thi đỗ các trường Cao đẳng, Đại học, THCN, dạy nghề đều tăng
Trang 32Bảng 2: Thống kê số người học trong hệ thống giáo dục- đào tạo của thành phố:
TT Cấp, bậc, ngành học thuộc
hệ thống giáo dục đào tạo
Năm 2009
Nguồn: Phòng GD & ĐT Thành phố Móng Cái
- Các cơ sở đào tạo của thành phố đã hợp tác, liên kết với 13 trường đạihọc, học viện trong cả nước triển khai các chương trình đào tạo vừa làm vừahọc, đào tạo từ xa; gần 30% dân số đang theo học các chương trình thuộc hệthống giáo dục đào tạo của thành phố, gần 2.000 sinh viên đang theo học tạicác trường đại học, cao đẳng trong cả nước Nội dung dạy học và kiến thức củahọc sinh phổ thông đã toàn diện hơn, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận trithức mới của một bộ phận học sinh được nâng cao, công tác quản lý chất lượnggiáo dục được chú trọng, kết quả các kỳ thi phản ánh sát với chất lượng giáogiáo dục Một xã hội học tập đang hình thành rõ nét ở thành phố Móng Cái
- Với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy,phương pháp giáo dục ở các nhà trường đã bước đầu được đổi mới theo tinhthần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học Học sinhnăng khiếu của thành phố thường xuyên được tham gia các cuộc thi giao lưukiến thức với học sinh năng khiếu của các các huyện, thị trong khu vực, đây
là điều kiện thuận lợi để học sinh được cọ xát, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm,cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới
2.2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Trang 33Thành phố luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựngđội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có đủ phẩm chất chính trị, đồng bộ về cơcấu, đảm bảo về số lượng, chuẩn hoá về trình độ đào tạo Trong những nămvừa qua, Thành phố đã phối hợp với trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ mở 03lớp Trung cấp lý luận chính trị tại địa phương cho hơn 100 cán bộ, giáo viêntham gia học tập, tạo nguồn cán bộ quản lý kế cận trong những năm tiếp theo;phối hợp với trường CĐSP Quảng Ninh mở 05 lớp Đại học hệ tại chức chohơn 300 giáo viên theo học
- Toàn thành phố có 1.094 cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác ở các
cơ sở giáo dục và cơ quản quản lý nhà nước về giáo dục, số có trình độ thạc sĩ
là 03 đồng chí, đại học 513 đồng chí Đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhânviên cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo chương trình đổi mới; tỷ lệgiáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng: 100% cán bộ quản
lý, giáo viên các cấp học đạt trình độ đào tạo chuẩn về chuyên môn, trong đó
trên chuẩn: cấp Mầm non đạt 57,49%; Tiểu học đạt 76,78%; THCS đạt
51,9%; THPT đạt 3,2% Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ Trung cấp lý luận
chính trị trở lên đạt 7,8%; tỉ lệ đảng viên trong toàn Ngành đạt 40,6%.
- Ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, 100% cán bộ giáo viên củangành được tham gia các chương trình bồi dưỡng thường xuyên nâng caonghiệp vụ chuyên môn, đổi mới quản lý và phương pháp dạy học, cập nhật,
bổ sung kiến thức, kỹ năng, công nghệ quản lý và dạy học mới Tuyệt đại bộphận cán bộ, giáo viên có ý thức rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm, tâmhuyết với nghề nghiệp, là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo để họcsinh noi theo
2.2.1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học
Trang 34Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch, nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học của Ngành giáo dục, Thành phố đã tiến hành kiểm tra, rà soát thựctrạng, cấp kinh phí đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho Ngànhgiáo dục Việc cấp phát, phân bổ thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi tới cáctrường được thực hiện theo kế hoạch và phân bổ theo nhiều đợt trong năm Về
cơ bản, đã đáp ứng được ở mức tối thiểu nhu cầu về thiết bị dạy học, đồ dùng
đồ chơi cho các trường, bước đầu đủ điều kiện thực hiện việc đổi mới côngtác giáo dục ở tất cả các cấp học
- Từ năm 2011 đến nay có 15 công trình được đầu tư xây dựng mới,nâng cấp với tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng; 21 công trình được sửa chữa,xây dựng từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục hàng năm với kinh phí trên 12 tỷđồng; 11 điểm trường với 17 phòng học, 18 nhà công vụ giáo viên được xâydựng theo đề án kiên cố hóa trường học với kinh phí trên 20,6 tỷ đồng Tỷ lệphòng học kiên cố hóa tăng từ 85% năm 2009 lên 98% năm 2013 khẳng định
sự ưu tiên đầu tư cho việc tăng cường cơ sở vật chất trường học
- Kết quả đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo
đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tỷ lệ huy động trẻ đếntrường, hạ tầng văn hóa- xã hội ở các xã miền núi, nông thôn được cải thiện
rõ rệt Đến năm 2013 toàn thành phố không còn phòng học tạm, mục tiêu Đề
án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của Chính phủđược thành phố hoàn thành Việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật chotrường học đã tạo tiền đề cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cácđiều kiện vật chất đầy đủ, đạt chuẩn là điều kiện quan trọng để nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đang
hướng tới mục tiêu "chuẩn hóa, hiện đại hóa" giáo dục và đào tạo
2.2.1.5 Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
Trang 35Tất cả các cấp xã, phường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: thành phố được công nhậnđạt chuẩn vào năm 2005 với 16/17 xã đạt chuẩn Chất lượng phổ cập đượcnâng lên hàng năm so với tiêu chuẩn phổ cập, kết quả năm 2013: tỷ lệ trẻ 6tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt100%, tỷ lệ học 9- 10 buổi/tuần đạt 80%
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: năm 2013 thành phố được côngnhận đạt chuẩn phổ cập với 100% đơn vị cấp xã, kết quả phổ cập được duytrì, giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng, tỷ lệ học sinh vào lớp 6đạt 99,9%, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,92%
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của cả thành phố là 95% (cảnước là 94%), trong đó từ 15- 35 tuổi biết chữ đạt 99%; số năm học trungbình của dân số từ 15 tuổi trở lên là 9,7% (cả nước là 9,6) Sự khác biệt vềtrình độ học vấn giữa nam và nữ ngày càng được thu hẹp, về cơ bản đã đạtđược bình đẳng nam nữ trong giáo dục Học sinh diện chính sách xã hội, con
hộ nghèo, thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập,công bằng xã hội trong giáo dục đang được thiết lập
2.2.1.6 Công tác xã hội hóa giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dụcCông tác xã hội hóa đầu tư cho phát triển giáo dục tiếp tục đượctuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và toàn xã hội Các tầng lớp nhân dântham gia phối kết hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục; đồngthời tích cực hưởng ứng các hoạt động từ thiện nhân đạo, đóng góp kinhphí để bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng- thiết bị dạy
học (từ năm 2008 đến 2012 huy động được 2,28 tỷ đồng); phong trào
khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp trên toàn địa bàn tạonguồn lực cho giáo dục phát triển
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển, toàn thànhphố có 01 trường ngoài công lập (trường trung phổ thông Chu Văn An), ngoài
ra còn có 11 cơ sở giáo dục mầm non tư thục Thực hiện chính sách xã hội
Trang 36hóa của Nhà nước, số trường mầm non, trung học phổ thông tăng mạnh trongnhững năm vừa qua, Móng Cái là thành phố có số trường và tỷ lệ học sinhTHPT ngoài công lập cao so với huyện thị khác trong khu vực của tỉnh Việcphát triển hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã góp phần đáp ứngnhu cầu học tập của nhân dân đồng thời huy động sự đóng góp của xã hội (các
cá nhân, doanh nghiệp ) để phát triển sự nghiệp giáo dục
- Các chính sách về xã hội hóa giáo dục đối với hệ thống các trườngngoài công lập được ngành giáo dục triển khai nghiêm túc: giáo viên, cán bộquản lý giáo dục trường ngoài công lập đều được tham gia bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, công tác đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng thực hiệnnhư trường công lập Công tác xã hội hóa bước đầu đã có nhiều chuyển biến,thu hút được các dự án đầu tư ở nhiều cấp học, phát triển mạng lưới cáctrường học, phần nào giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước, đồng thời hạn
chế được tình trạng quá tải học sinh ở các trường công lập
2.2.1.7 Các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; tác động của cơ chếchính sách đến sự phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương
UBND thành phố đã tham mưu, xây dựng các Nghị quyết, Chươngtrình hành động và ban hành kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thểcho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục- đào tạo;ban hành nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất
từ thành phố đến cơ sở trong lĩnh vực phát triển Giáo dục:
- Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 27/1/2011 của Thành ủy
về “Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TV ngày 12/11/2010 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020”
- Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 của HĐNDthành phốvề một số chủ trương, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo giaiđoạn 2011-2015; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 20/4/2012 của UBNDthành phốvề việc thực hiện Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND; Nghị quyết số33/2012/NQ-HĐND ngày 18/7/2012 về việc điều chỉnh chỉ tiêu xây dựng
Trang 37trường chuẩn quốc gia và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vậtchất năm 2012.
- Quyết định số 3462/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 của UBND thànhphố Móng Cái về phê duyệt Kế hoạch phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em
năm tuổi (giai đoạn 2011-2013) trên địa bàn thành phố”; Kế hoạch số 42 KH/
TU ngày 14/2/2012 của Thành ủy về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH và THCS, tăng cường phân luồnghọc sinh sau THCS và xóa mù cho người lớn
- Ban hành Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 26/7/2012 về quyđịnh, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo
(triển khai phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 04/02/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản
lý nhà nước về giáo dục; Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ)
- Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 05/10/2012 của UBND thành phốthực hiện kiên cố hóa trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2013,giai đoạn 2014-2015
- Kế hoạch số 157/KH-BCĐ ngày 28/12/2012 về dạy và học ngoại ngữtrong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Móng Cái giai đoạn2012- 2020
2.2.1.8 Công tác quản lý giáo dục (ở các cơ quan quản lý giáo dục vàcác cơ sở giáo dục đào tạo)
Phòng Giáo dục- Đào tạo đã xây dựng quy chế phân công nhiệm vụ cụthể từng đồng chí lãnh đạo phòng và các tổ chuyên môn Trên cơ sở nhiệm vụđược các đồng chí lãnh đạo phụ trách các cấp học, cán bộ chuyên viên luônchủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, chỉ đạothực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao Các trường học đã tích cực tập
Trang 38trung lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục tại cơ sở đảm bảo yêu cầu.Hàng tháng họp giao ban, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm nhữngtồn tại, hạn chế; triển khai nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động ở các cơ sở giáodục được thực hiện nghiêm túc, có báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lýluôn được quan tâm: tổ chức tập huấn và mở các lớp bồi dưỡng về chuyênmôn nghiệp vụ cho cán bộ quản lí; hàng năm, xây dựng kế hoạch điều động,luân chuyển cán bộ, giáo viên, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, luân chuyển cán
bộ quản lý trường học đúng quy định
2.2.1.9 Phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Sau 5 năm thực hiện (2009- 2013), phong trào đã đạt được những kếtquả đáng ghi nhận, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục, tạo diện mạo mới về môi trường sư phạm tại các nhà trường
trên địa bàn Thành phố Cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng được cơ bản
yêu cầu dạy và học hiện nay Đặc biệt, công tác xã hội hoá giáo dục phongtrào khuyến học khuyến tài được triển khai rộng khắp tạo nguồn lực cho cácnhà trường Nhiều hạng mục công trình nhỏ, đồ dùng thiết bị dùng chung củacác trường được bổ sung, tăng cường từ nguồn xã hội hoá Các đóng góp phivật chất: đóng góp ngày công lao động xây dựng tu bổ nhà trường, phối hợptuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm locông tác giáo dục tại địa phương Đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hơn trongcông tác, đặc biệt đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phươngpháp giảng dạy Học sinh chủ động, tích cực trong học tập, trong các hoạtđộng tập thể Các kĩ năng giao tiếp, quan hệ giữa cá nhân; KN tự giác; các
KN ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề được hình thành và phát triển.Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt qua từng năm (có phụ lục kèm
Trang 39theo) Kết quả thực hiện phong trào đã góp phần quan trọng trong việc nângcao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường học trên địa bàn Thành phố.
Sau 5 năm thực hiện, đối chiếu với tiêu chí đánh giá xếp loại do BộGiáo dục và Đào tạo ban hành, Ban chỉ đạo Phong trào thi đua của Ngành đã
tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại: 49 trường, Xuất sắc 9 trường, Tốt 15trường, Khá 18 trường,Trung bình 01 trường, không xếp loại 6 trường
2.2.2 Những khó khăn, thách thức
Yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố không chỉ đòi hỏi về
số lượng mà còn về chất lượng nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn nhân lực quađào tạo ngày càng tăng tạo sức ép không nhỏ cho giáo dục và đào tạo nóichung và giáo dục trung học nói riêng; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sưphạm của một bộ phận giáo viên trung học chưa đạt yêu cầu, đặc biệt lànhững yêu cầu về đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổimới kiểm tra đánh giá; Chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, giữa cáctrường trung học công lập và ngoài công lập còn có có sự chênh lệch đáng kể.Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữacác vùng miền ngày càng rõ rệt Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bấtbình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượngngười học, nhất là những đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội
2.2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn nhiều bất cập
Mặc dù đã tích cực đổi mới tư duy, phương pháp quản lý giáo dụcnhưng công tác quản lý nhà nước về giáo dục thành phố chưa thực sự pháthuy sự chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các cơ sở Việc chia cắtcác nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa ngành giáo dục đào tạo vớicác ngành khác làm cho việc quản lý nhà nước về giáo dục trở nên chồngchéo, phân tán, thiếu thống nhất Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyênmôn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm đi sự thống nhất trong chỉ đạo
Trang 40điều hành, tính chủ động và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước vềgiáo dục chưa có điều kiện để phát huy hiệu quả.
2.2.2.2 Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực của thành phố trong thời kì mới
Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở chưa góp phầnnâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, hiện mới có 02% học sinh tốt nghiệptrung học cơ sở hằng năm vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ
sở dạy nghề (để đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học tỷ lệ này phải đạt 30%)đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo nghềcủa thành phố còn thấp Nguyên nhân chính là do nhận thức về định hướnghọc tập của một bộ phận thanh niên và người dân còn coi nhẹ lao động trựctiếp, không muốn học nghề; mạng lưới các trường dạy nghề, trường trung cấpchuyên nghiệp chưa phát triển đồng đều (chủ yếu ở các phường trung tâm),các biện pháp thu hút học sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa hiệuquả; sự phát triển của các doanh nghiệp, kinh tế gia đình chưa đủ để tạo độnglực phân luồng học sinh, thị trường lao động của thành phố chưa được hìnhthành rõ nét
- Nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghềnghiệp, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của họcsinh; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật; giáo dục nghệthuật, thể dục thể thao; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh chưađược coi trọng đúng mức
- Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa tương xứng với tiềm năng kinhtế- xã hội và con người của thành phố Số học sinh đạt giải cao trong kỳ thihọc sinh giỏi quốc gia chưa nhiều; nhiều năm liền chưa có học sinh đạt giảitrong các kỳ thi quốc tế