Tham mưu với UBND thành phố, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị với các doanh nghiệp, với các tổ chức, cá nhân có nhiều

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 67)

tổ chức Hội nghị với các doanh nghiệp, với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho giáo dục. Qua đó tăng cường quảng bá, huy động các nguồn lực về kinh tế phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

- Củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy nó làm nòng cốt, mở ra nhiều hình thức giáo dục, huy động sự đầu tư của xã hội phát triển các loại trường ngoài công lập ở những vùng có kinh tế phát triển gắn liền với tăng cường công tác quản lý; đồng thời chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch giáo dục, để tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được học tập nâng cao trình độ, tiến tới xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương, đất nước.

- Duy trì mối liên lạc thường xuyên giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc của học sinh, qua đó nắm được quá trình rèn luyện của con em mình từng tuần, từng tháng, phối hợp động viên, uốn nắn học sinh được kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để các em học tập. Định kỳ tổ chức họp phụ huynh để trao đổi thông tin, thông báo tình hình và biện pháp giáo dục hcọ sinh giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.

- Tổ chức tốt hoạt động của các tổ chức trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên thu hút học sinh vào các hoạt động vui chơi lành mạnh có tác dụng hỗ trợ việc học tập của học sinh.

3.2.7. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng giáo dục

Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục là một chủ trương lớn của Ngành GD & ĐT. Trong những năm qua, nhiều địa phương, trường học đã có giải pháp sáng tạo, đầu tư công sức, kinh phí để xây dựng và triển khai các hệ thống quản lý nhà trường. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin càng lớn, chủ trương của Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục phải thực hiện 3 công khai: Công khai về tài chính, công khai về chất lượng giáo dục và công khai tổ chức nhân sự. Đây chính là quá trình đi đến một xã hội thông tin, một xã hội học tập và CNTT- Internet là cầu nối, là cơ hội cho nền Giáo dục Việt Nam vươn lên trong thời kỳ hội nhập sâu, rộng với thế giới.

Các hệ thống quản lý qua mạng cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc, không cần máy chủ, không cần cài đặt phần mềm, chỉ cần máy tính kết nối internet. Phụ huynh học sinh có thể biết được thông tin của nhà trường và kết quả học tập của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn qua điện thoại di động. Các cấp quản lý chất lượng có thể nắm được tình hình, số liệu thống kê của các trường học một cách nhanh chóng, kịp thời. Cơ sở dữ liệu lưu trữ một nơi, sử dụng nhiều nơi, nhiều người, cho giá trị của cơ sở dữ liệu được nâng cao. Một ví dụ điển hình hiện nay là kết quả thi tốt nghiệp, tuyển sinh được công bố trên

mạng, hàng triệu người truy cập để xem, nang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Vì vậy, các đơn vị từ phòng giáo dục đến các trường THCS phải kết nối Internet để quản lý chất lượng của trường, từ đó phòng giáo dục cũng quản lý được chất lượng của các đơn vị trường học.

Quản lý chất lượng trong thời đại ngày nay cần phải luôn coi trọng một nguyên tắc mọi quyết định trong quá trình quản lý chất lượng luôn phải dựa trên các sự kiện thực tế đã được đo lường, kiểm soát một cách khoa học. Các công cụ quản lý chất lượng hỗ trợ cho người giáo viên trong việc đo đếm, nắm bắt diễn biến của chất lượng dạy học, giáo dục của mỗi giờ học, một giai đoạn học tập, một bộ môn, một lớp ... Kiến thức và các kỹ năng sử dụng công cụ quản lý chất lượng giúp cho việc kiểm soát quá trình được hiệu quả và thực tiễn, với những dữ kiện cụ thể, tường minh. Nó giúp cho người giáo viên chẳng những nắm được một cách xác thực diễn biến của chất lượng dạy học và giáo dục học sinh mà con phân tích, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học bản thân đã tiến hành; chẳng những thấy được những khiếm khuyết và nguyên nhân mà còn tìm ra những biện pháp cải tiến, khắc phục và phòng ngừa những khuyết điểm đó. Vì vậy, tri thức về quản lý chất lượng sẽ giúp mỗi người giáo viên thực hiện một cách đúng nghĩa và đầy đủ vai trò làm chủ của mình. Những kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng các hoạt động dạy học đem đến cho người giáo viên những nhận thức mới, cách thức mới để hiểu và tự quản lý được công việc dạy học và giáo dục của chính mình cùng với bao công việc khác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động chuyên môn, yếu tố nền tảng của ngôi nhà chất lượng giáo dục. Mặt khác nữa, biết quản lý công việc, giáo viên lại càng có thêm điều kiện để tham gia quản lý chất lượng các hoạt động khác, khiến cho guồng máy nhà trường hoạt động có hiệu quả.

3.2.8. Về đất đai, tài chính và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế chính sách chính sách

- Dành quỹ đất hợp lý, xây dựng quy hoạch tổng thể cho tất cả các trường học trên địa bàn Thành phố đảm bảo theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hoàn thành thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường (đang hoàn thành việc đo vẽ diện tích, sổ đỏ).

- Quan tâm cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa trường học đảm bảo kế hoạch, lộ trình; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn lập dự án, chuẩn bị đầu tư đảm bảo tiến độ đề ra. Tiếp tục quan tâm đầu tư thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; trang bị hạ tầng, công nghệ thông tin hiện đại cho ngành Giáo dục.

- Từng bước đầu tư mua sắm thiết bị dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và phù hợp với chương trình bậc học. Tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học, phổ biến nhân rộng kinh nghiệm tự làm dồ dùng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Xây dựng bồn hoa, cây cảnh, trồng cây xanh, tạo cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp bảo đảm vệ sinh trường học và có tính giáo dục đối với học sinh.

- Tích cực tham mưu với UBND Tỉnh, các Sở, Ngành liên quan, tranh thủ nguồn vốn chương trình mục tiêu về phát triển giáo dục kết hợp cùng với nguồn vốn ngân sách Thành phố, tập trung xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn quốc gia. Tăng cường giải pháp thu hút và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các trường học, trường đào tạo dạy nghề.

3.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng có vai trò lãnh đạo toàn dân và thống nhất từ trung ương đến địa phương trên tất cả lĩnh vực, các cấp uỷ đang

chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng giáo dục và đào tạo trên phạm vi mình phụ trách. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta đều có những chủ trương, quan điểm đúng dắn về phát triêng giáo dục đào tạo. Đường lối phát triển giáo dục của Đảng chỉ thành công khi nó được triển khai có kết quả ở từng địa phương, cơ sở.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục THCS, cần phải làm tốt các nội dung.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân để mọi người dân nhận thức đầy đủ. Từ đó có trách nhiệm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Căn cứ vào Nghị quyết về giáo dục của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng Nghị quyết và chỉ đạo tổ chức thực hiện, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo tại địa phương.

- Chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phát triển Đảng viên trong các nhà trường; thường xuyên giáo dục cán bộ Đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, củng cố lập trường quan điểm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cán bộ giáo viên là Đảng viên cần phát huy vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào, góp phần xây dựng Chi bộ nhà trường trong sạch vững mạnh, tạo chỗ dựa vững chắc, củng cố niềm tin cho cán bộ giáo viên và học sinh về vai trò lãnh đạo của Đảng. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình

3.2.10. Quản lý Nhà nước về giáo dục

Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt có tác dụng quyết định đến sự thành bại của phát triển sự nghiệp giáo dục. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng chỉ rõ: Đảng lãnh đạo củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước về giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Chấn chỉnh công tác quản lý, lập lại kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực thương mại hoá giáo dục như: Dạy thêm và học thêm tràn lan, thu góp trái quy định trong nhà trường, triệt để khắc phục quản lý giáo dục theo cơ chế cập trung, bao cấp bằng cách phân cấp mạnh mẽ hơn, giải quyết nhanh, mạnh có hiệu quả các vấn đề bức xúc, tăng cường trật tự, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong nhà trường và toàn bộ hệ thống giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo.

Để làm tốt công tác đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục THCS, thành phố cần làm tốt một số việc sau:

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 67)