Nguyên nhân của những yếu kém

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 49)

4 Giáo dục trung học phổ thông 3721 3033 Có 198 học sinh ngoài công lập

2.4.3.Nguyên nhân của những yếu kém

- Mặc dù đã tập trung nguồn vốn lớn đầu tư cho giáo dục song nhu cầu lại quá lớn (xây trường mới để tách trường; kiên cố hóa trường, lớp; nâng cấp trường để xây dựng CQG; đầu tư phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; mở rộng khuôn viên...) nên không thể đáp ứng được kịp thời, tiến độ thực hiện các mục tiêu.

- Sự kết hợp giữa ngành Giáo dục với các ngành, các địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ nên hiệu quả một số nhiệm vụ đạt được chưa cao. Cấp ủy và chính quyền cơ sở tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp song chưa thường xuyên

- Tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển kinh tế của Thành phố. Trước bối cảnh đó các hoạt động giáo dục trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng nhất định.

- Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục. Cán bộ địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục, chưa thấy hết trách nhiệm đối với giáo dục nên chưa dành ưu tiên thoả đáng tạo điều kiện phát triển giáo dục.

- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế: Trong khi tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc và trên thế giới đang diễn ra nhiều xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tư tưởng chỉ đạo giáo dục vẫn còn xơ cứng, chưa nhận thức đúng mức sự cần thiết phải tập trung quản lý nhà nước đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn, chưa khuyến khích động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình mới nên chưa thực sự có kế hoạch mang tính chiến lược trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chất lượng cao.

Từ những phân tích trên đây, chất lượng giáo dục ở thành phố, đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như học sinh mặc dù đã có chuyển biến rõ nét và phát triển theo hướng đi liên những vẫn còn chưa tương xứng với thực tế của địa phương và trình độ chuyên môn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá. Vì vậy, cần có một số giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở thành phố Móng Cái giai đoạn 2014- 2020 là một yêu cầu cần thiết.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 49)