Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 54)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁ

3.2.2.Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng trong ngành giáo dục và đào tạo, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đức, có tài. Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng. Bởi vậy, Nâng cao trình độ kiến thức, nghiệp vụ sư phạm và tăng cường động lực tinh thần và vật chất cho đội ngũ giáo viên là tạo sức bật đảm bảo cho sự thành công của quá trình đổi mới giáo dục. Thực hiện cho thấy, có thầy giỏi thì có phong trào học tập sôi nổi và có hiệu quả giáo dục cao. Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có đủ sức, tài đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay cần:

- Bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức lối sống:

+) Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những quan điểm, định hướng của Đảng về giáo dục; có tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự phát triển của giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định phương hướng hành động đúng đắn của mỗi cán bộ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trong công việc được giao. Để có được những nhận thức đó, ngay từ đầu các năm học, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường học học tập, quán triệt nghiêm túc và sâu sắc những quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển giáo dục của quốc gia; các định hướng, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương. Xây dựng kế hoạch phối hợp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị cho độ ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường học.

+) Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, cụ thể: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các trường có đăng kí cam kết thi đua, có xây dựng các điển hình tiên tiến, có báo cáo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

+) Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" để nâng cao nhận thức, củng cố bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và công tác của đội ngũ và bồi thường đạo đức nhân cách, tâm hồn trong sáng, cao đẹp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Sau mỗi đợt học tập, bồi dưỡng, ngành phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức cho bán bộ, giáo viên làm bài viết thu hoạch và chấm điểm thông báo kết quả cho các đơn vị và xem đây là tiêu chí để đánh giá công tác tự bồi dưỡng để xếp loại thi đua cuối năm học.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, công tác cán bộ:

+) Tổ chức tổng kết, đánh giá, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ thời gian qua để xây dựng Đề án và các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý đương nhiệm và đội ngũ cốt cán dự nguồn cho những năm tiếp theo; cử cán bộ giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng đào tạo trên chuẩn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường..

+) Ưu tiên sắp xếp, bố trí giáo viên có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao cho các trường chuẩn quốc gia nhằm tạo ra những bước đột

phá mới về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút nhân tài, ưu tiên tuyển chọn giáo viên giỏi về công tác tại địa phương.

+) Đánh giá, phân loại giáo viên: Các trường hàng năm phải làm tốt công tác đánh giá, phân loại giáo viên thông qua việc thanh, kiểm tra chuyên môn để phân loại, sàng lọc, đánh giá chất lượng giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

+) Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, tổ chức tốt các giờ thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ... để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở các nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn ngành đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.

+) Phát huy dân chủ, thực hiện kỷ cương trong đội ngũ, nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu với tinh thần trách nhiệm cao. Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, các địa phương quan tâm, tạo điều kiện về quỹ đất cấp cho giáo viên ở xa đến công tác ở địa phương để làm nhà ở.

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 54)