Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 63 - 66)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁ

3.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục

tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách được Đảng, nhà nước quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như các Nghị quyết Trung ương và Đại hội Đảng, trong Luật giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục... Về mặt khoa học giáo dục, lý luận về PPDH được cấu thành bởi các tầng bậc rất rõ tàng: Từng thứ nhất chỉ ra hình thái lý luận của PPDH: Đó chính là những triết lý, những nguyên tắc nói rõ bản chất của từng loại phương pháp dạy học. Tầng thứ hai chỉ ra mô hĩnh kỹ thuật của PPDH, nêu rõ những cách thức, yêu cầu, quy tắc, chỉ rõ những kỹ năng cần có để thực hiện một PPDH. Tầng thứ ba xác định hình thức vật chất cụ thể của PPDH, công nghệ tiến hành với những yếu tố xác định như không gian, thời gian, cường độ, tính chất, hiệu quả ... Nói đến công nghệ là nói đến

cách thức, trình độ tiến hành cụ thể trong một công việc cụ thể, tại một hoàn cảnh cụ thể, nó được người giáo viên hiện thực hoá một cách sinh động trong công việc của mình. Công nghệ tiến hành PPDH tiến bộ hay lạc hậu, tiến hành thành công hay thất bại sẽ tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ sư phạm, nghệ thuật sư phạm và tâm huyết của giáo viên. Giáo viên quyết định quá trình đổi mới PPDH là ở khâu này, song giáo viên chỉ có thể thực hiện công nghệ dạy học một cách sáng tạo khi đã nắm vững những cơ sở lý luận của mỗi PPDH. Có nghĩa là, chẳng những họ phải nhận thức chắc chắn những tư tưởng, triết lý của mỗi phương pháp để vừa hiểu bản chất nó, vừa nắm được những nguyên tắc chỉ đạo thực hành nó, mà họ còn phải nắm chắc những mô hình kỹ thuật của nó để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện cụ thể của công việc dạy học. Rõ ràng yêu cầu học hỏi để nắm vững lý luận dạy học là vấn đề rất quan trọng với đội ngũ giáo viên trước những yêu cầu mới của đổi mới PPDH hiện nay. Như vậy, PPDH là kết quả tích hợp giữa lý luận dạy học chung cũng như lý luận dạy học bộ môn và kinh nghiệm thực tiễn đa dạng đã được tổng kết lại; giữa kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành mang tính tác nghiệp trong những hoàn cảnh của một lớp học, một bộ môn, một bài dạy cụ thể.

- Để các tư tưởng đổi mới PPDH có tính thực tiễn, tính khả thi, rất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sư phạm tại các cơ sở nhà trường, có sự "bắt tay nhau" giữa nhà nghiên cứu lý luận và đội ngũ giáo viên đứng trên bục giảng trong các nhà trường phổ thông. Vì vậy cần phải thực hiện tốt cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.

- Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015 có 100% giáo viên sử dụng thành thạo công

nghệ thông tin truyền thông vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một lĩnh vực mới được Bộ GD & ĐT áp dụng đại trà từ năm học 2009- 2010 đã có tác động tích cực đến các hoạt động của nhà trường như chất lượng dạy học, cơ sở vật chất thiết bị dạy học, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao công tác quản lý, xã hội hoá giáo dục ... Từ đó các nhà trường phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế yếu kém về chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng. Để nâng cao công tác kiểm định chất lượng trong các trường THCS, phòng giáo dục và đào tạo tích cực chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác kiểm định chất lượng nhà trường, đồng thời có kế hoạch kiểm định và chất lượng đầu vào đối với học sinh lớp 6 cho nhà trường. Quá trình tổ chức thực hiện công tác kiểm định có sự coi thi và chấm thi của giáo viên Tiểu học, THCS. Việc tổ chức coi và chấm thi theo Quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban Giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương về chất lượng đầu vào của học sinh. Đây là một khâu quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học và là sự tiếp nhận, quản lý về chất lượng học sinh đối với đơn vị THCS.

Chỉ đạo các đơn vị tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và trên cơ sở tự đánh giá của nhà trường, ngành tổ chức kiểm định lại các nhà trường vào cuối học kỳ I và cuối năm học theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trường Bộ giáo dục và Đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020, 100% trường THCS được Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài.

- Hàng năm, dựa trên kết quả công tác kiểm tra về chất lượng, ngành tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bố công khai kết quả trên

các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp uỷ chính quyền địa phương và nhân dân biết và đánh giá về nhà trường.

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w