MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁ
3.2.4. Về chuyên môn dạy và học
Mục tiêu của giáo dục nước ta là: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trị thức, có sức khỏe, có thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 2 Luật giáo dục 2005) [34, tr.2]..
Để thực hiện tốt mục tiêu đó, trong các nhà trường THCS cần thực hiện tốt các nội dung:
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá; thực hiện có chiều sâu và nâng cao hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua.
- Tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt hoạt động chuyên môn theo kế hoạch; Tăng cường các giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ học sinh học lực yếu, kém; tăng tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp học THCS; Tăng cường công tác phối hợp quản lý, giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh; giáo dục kiến thức pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục kỹ năng sống ...
- Đổi mới giá kết quả giáo dục qua đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn; đánh giá đúng thực chất để tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
- Thực hiện tốt chương trình các môn học được biên soạn trong phân phối chương trình đảm bảo dạy đủ số tiết, số môn cần thiết cho từng lớp; chống dạy chay, dạy dồn, học ghép, không tổ chức dạy thêm, học thêm tràn lan.
- Phương pháp trên lớp phải được đổi mới, phải tiếp cận nắm bắt, vận dụng phương pháp dạy học mới, tích cực hoạt động học tập, phát huy đức tính độc lập sáng tạo của học sinh trong việc hấp thụ bài giảng của giáo viên. Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào giảng dạy, sử dụng hiệu quả các phòng chuyên môn như: Phòng học Ngoại ngữ, Tin học, các phòng thực hành. Nắm bắt đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, phân loại từng đối tượng để có phương pháp giảng dạy phù hợp; khích lệ được sự đam mê học tập làm cho các em hứng thú, phấn khởi, tích cực tiếp nhận sự giáo dục.
- Tập trung giáo dục học sinh cá biệt, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, xây dựng các nhóm học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, thể chất và thẩm mỹ cho học sinh thông qua giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đặc biệt quan tâm các nội dung rèn luyện kỹ năng sống, tổ chức hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa cách mạng ở địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh.
- Động viên kịp thời các em học sinh ngoan, có nhiều thành tích trong học tập, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Có giải pháp thực hiện việc dạy văn hóa đi liền với dạy người, dạy nghề; đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh tìm hiểu về truyền thống, lịch sử của địa phương kết
hợp giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng.
- Tăng cường hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường trong việc giúp học sinh xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, kết hợp bồi dưỡng về lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, có khát vọng xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục.
- Tiếp tục đầu tư khai thác hiệu quả các trang thiết bị, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng đọc- chép lại các trường; nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học cho học sinh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương để xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh phong trào hiếu học, phát huy vai trò tích cực của gia đình, đoàn thể, cộng đồng dân cư, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.