THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI GIAI ĐOẠN 2009-

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 25 - 30)

CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI GIAI ĐOẠN 2009- 2013

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Móng Cái- Thành phố cửa khẩu nằm ở phía Đông bắc của Tổ quốc, trong vùng duyên hải Bắc Bộ, với diện tích tự nhiên 518,278 km2, toạ độ địa lý từ 21010' đến 21039' vĩ độ Bắc, từ 107043' đến 108040' kinh độ Đông, địa giới trải rộng, ngoài phần đất liền chiếm 85%, hải đảo 15% còn có 71% diện tích đất đồi núi, 50 km đường bờ biển. Phía Đông và Đông Nam của Móng Cái giáp với huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ, ở phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Hà, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, đồng thời giáp thành phố Đông Hưng, thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở phía Bắc và Đông Bắc với 70km đường biên giới. Móng Cái có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội

Móng Cái có 17 đơn vị hành chính (gồm 8 phường, 9 xã) với trên 10 vạn dân, trong đó hơn 3 vạn dân tạm trú (điều tra dân số năm 2012).

Trong những năm qua, thành phố tiếp tục được Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh quan tâm ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và ưu tiên vốn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng Móng Cái trở thành khu kinh tế trọng điểm của Tỉnh trước năm 2015. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị với đường lối mở cửa, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ hợp tác đối ngoại, Móng Cái đã đón nhận thời cơ, vận hội vững buớc phát triển đi lên, từng bước phát huy các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển các

ngành thương mại- dịch vụ- du lịch. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn luôn nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng cường; công tác giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao được củng cố, nhân tố con người được được phát huy coi trọng, an ninh, quốc phòng được đảm bảo, chính trị ổn định, chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại được tăng cường, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị cùng phát triển.

2.1.3. Vị trí của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương hội của địa phương

Xác định được tầm quan trọng của Giáo dục- Đào tạo đối với sự phát triển của Thành phố, Ngành Giáo dục đã chủ động tham mưu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực chất lượng cho sự phát triển. Chú trọng liên kết mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn phù hợp với các ngành nghề và cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương cũng như trên cả nước.

2.2. Tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội đối với sự phát triển GD & ĐT GD & ĐT

Móng Cái, thành phố trẻ nằm ở biên giới cửa ngõ giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN; được Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh quan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách đầu tư xây dựng Móng Cái.

Điều đó, tạo động lực cho Móng Cái có bước phát triển mạnh trên các lĩnh vực: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng cao; Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại; kinh tế xã

hội có bước phát triển toàn diện và tương đối vững chắc; các lĩnh vực văn hóa- xã hội ngày càng được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; là địa phương (trong 5 năm gần đây) có số thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/năm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; hầu hết nhân dân đã quan tâm đầu tư chăm lo, phối kết hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục. Quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng nhanh. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, từng bước gắn kết việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường sức lao động. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đạt trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của thành phố, tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục đạt trên 15% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo. Trong nhiều năm qua thành phố quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo về tài chính cơ sở vật chất, về biên chế, về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ; có nhiều chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, học sinh, chính sách đối với giáo dục ở các vùng khó khăn; Các cuộc vận động lớn của ngành "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"

có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình giáo dục; Quy mô, mạng lưới trường lớp trung học cơ bản hoàn chỉnh, các điều kiện phục vụ dạy học cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; Hợp tác về giáo dục trong nước và quốc tế được hình thành và đẩy mạnh, tạo điều kiện để giáo dục trung học Móng Cái thu hẹp khoảng cách với các thành phố có chất lượng cao về giáo dục và đào tạo.

Mặc dù Thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển Giáo dục, tuy nhiên do Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước nên ngân sách nhà nước đầu tư cho việc xây dựng, phát triển Thành phố trên tất cả các lĩnh vực bị cắt giảm; nhiều dự án, công trình đầu tư xây dựng bị hoãn, giãn tiến độ thực hiện, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện một số mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, trong đó có các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo: nhiều dự án, công trình xây dựng trường học, trang sắm thiết bị dạy học chưa được thực hiện theo kế hoạch, một số chỉ tiêu phát triển GD chậm tiến độ, mục tiêu kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa đạt.

Trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục và đào tạo Móng Cái những yêu cầu và nhiệm vụ mang tính thực tiễn. Đó là:

- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

- Thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí giáo dục trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo.

- Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người học thuộc đối tượng chính sách xã hội.

- Tiếp tục huy động các nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất- kĩ thuật cho giáo dục đào tạo nhằm tạo điều kiện tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; tập trung, củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất các trường hiện có, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để mở thêm cơ sở trường tại thành phố. Mở rộng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có chất lương cao về công tác tại các cơ sở giáo dục đào tạo của thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập, các loại hình dịch vụ giáo dục đào tạo được ổn định và phát triển, coi trọng thu hút đầu tư đào tạo nghề, tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động với cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho thành phố.

2.2.1. Những thành tựu

2.2.1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp

Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được phát triển, tạo điều kiện tăng tỷ lệ huy động người học đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Bảng 1: Thống kê số đơn vị thuộc hệ thống giáo dục đào tạo của thành phố năm 2013

TT Cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề Năm 2009 Năm 2013 Ghi chú (năm 2013) 1 Trường mầm non 15 17 2 Trường tiểu học 14 16 3 Trường trung học cơ sở 15 16

Một phần của tài liệu Một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở thành phố móng cái giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 25 - 30)