1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay

63 793 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 422 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử xã hội loài người từ khi ra đời, tồn tại và phát triển đã kết tinhtrong mình toàn bộ những giá trị văn hoá cao đẹp của lịch sử, những tri thức,kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo trong các hoạt động phục vụ lợi ích con người và

xã hội Song để những giá trị văn hoá, những tri thức, kinh nghiệm đó được kếtiếp, hoàn thiện và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có conđường nào khác là phải thông qua giáo dục và đào tạo

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời Trải qua hàngnghìn năm lịch sử, truyền thống đó đã góp phần tạo nên nét đẹp của nền văn hiếnViệt Nam và được phát huy hơn bao giờ hết trong thời đại mới

Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, nền giáo dục nước nhàthực sự giữ một vai trò quan trọng, gánh vác những sứ mệnh quang vinh của dântộc

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ đang làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xãhội, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơbản thúc đẩy sự phát triển của xã hội Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo trở thànhnhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thếgiới Mọi quốc gia, dân tộc muốn phát triển và phát triển bền vững đều phảichăm lo đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đòi hỏi trình độ dân tríngày càng cao làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo làmối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội Phát triển giáodục tức là phát triển con người: Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo nênmọi giá trị vật chất và tinh thần của toàn xã hội; con người là nguồn lực cơ bảntạo ra mọi nguồn lực khác thúc đẩy xã hội phát triển; con người phát triển toàndiện, hài hoà có nhân sinh quan, thế giới quan Cộng sản chủ nghĩa

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng

Trang 2

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (1) Con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển Vấn đề đào tạo con người là vấn đề quantrọng bậc nhất trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, là một trong nhữngtiền đề cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước.

Nhận thức rõ vấn đề này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta

đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” (2), yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững Trên cơ sở đó Quốc hội đã ban hành Nghịquyết 40/2000/NQ-QH về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nângcao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạngtrong giai đoạn mới

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định “ Đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa đấtnước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá vàonăm 2020”

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp học Trung học cơ sở có vị trí hếtsức quan trọng, được thực hiện trong 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9 Học sinh vào họcTrung học cơ sở là những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.Sau khi kết thúc cấp Trung học cơ sở, các em phải đạt được trình độ học vấn phổthông với những hiểu biết kiến thức chung nhất về khoa học tự nhiên, khoa học xãhội, kỹ thuật và hướng nghiệp, nắm được kỹ năng lao động để sau này các em cóthể tiếp tục học lên Trung học phổ thông, học tập trong các trường dạy nghề hoặctrược tiếp đi vào lao động sản xuất Như vậy giáo dục Trung học cơ sở đóng vaitrò là cầu nối giữa giáo dục Tiểu học với giáo dục Trung học phổ thông là nơicung cấp lực lượng lao động cho xã hội Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vịthành niên rất phức tạp cho nên việc giáo dục học sinh ở cấp học Trung học cơ sở

có vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm

cơ sở cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở

Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trong nhữngnăm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng

1 () Văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, Tr.210

2 () Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001, Tr.127

Trang 3

dạy và học của cấp học Trung học cơ sở, song bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, chất lượng giáo dục của cấp học vẫn đang còn bộc lộ nhiều yếu, kém bấtcập, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu xã hội.

Thanh Chương là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnhNghệ An Trong những năm qua, cùng sự phát triển đi lên của đất nước, ngànhgiáo dục huyện nhà đã thu được nhiều thành tích đáng phấn khởi: Quy mô giáodục được mở rộng, chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng thể hiện rõ nét; hơn

13 năm liền ngành Giáo dục huyện nhà được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắccấp tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh đó sự nghiệp giáo dục huyện nhà còn bộc lộ nhiềuhạn chế và tồn tại: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu củacông cuộc đổi mới; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng tronghuyện Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn hạn chế; công tác quản lýgiáo dục chưa bắt kịp so với yêu cầu Trước tình hình đó đặt ra cho ngành giáo dụchuyện nhà cần phải đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục các cấp họctrong toàn huyện để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nhữngkhuyết điểm, phát huy những ưu điểm đã đạt được để nâng cao chất lượng giáodục nói chung và chất lượng giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, đáp ứng đượcyêu cầu của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

Là một người đã từng giảng dạy ở cấp học này và làm công tác chỉ đạochuyên môn của Phòng giáo dục huyện Thanh Chương - cơ quan tham mưu giúpUBND huyện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Từthực tiễn công tác của mình, cùng với những lý luận đã được trang bị trong thờigian học tập, nghiên cứu tại Học viện chính trị - Hành chính khu vực I, tôi đã cónhiều suy nghĩ trước thực trạng chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Làm thếnào để nâng cao chất lượng giáo dục nhất là giáo dục cấp Trung học cơ sở nhằmđáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội, đó là một bài toán khó mà ngành giáo

dục Thanh Chương cần phải tìm lời giải đáp Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài " Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay " làm luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị -

hành chính

1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 4

Hệ hống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục và nâng cao chấtlượng giáo dục Trung học cơ sở, từ đó góp phần tổng kết quá trình đổi mới nhậnthức của Đảng về vai trò giáo dục trong sự nghiệp đổi mới.

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn khảo sát tương đối có hệ thống về thực trạng chất lượng giáo dụcTrung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương và đưa ra hệ thống giải pháptương đối đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Trung học

cơ sở huyện Thanh Chương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung

Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quanquản lý giáo dục và một số cơ quan khác trên địa bàn cấp huyện của tỉnh NghệAn

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học thực trạng giáo dụcTrung học cơ sở ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong những năm qua, đềxuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Trunghọc cơ sở, từ đó góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng trongviệc đề ra những quan điểm, chủ trương cũng như quá trình tổ chức thực hiện cácbiện pháp về công tác giáo dục tại địa phương

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở trình bày những quan niệm về chất lượng giáo dục hiện nay, luận văn có nhiệm vụ:

- Phân tích, làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giáo dục ở các trườngTrung học cơ sở huyện Thanh Chương trong những năm qua Bước đầu đánh giánhững kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcTrung học cơ sở và đưa ra những kiến nghị để thực hiện những giải pháp đó

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm hai phương diện:

- Thực trạng chất lượng giáo dục của huyện Thanh Chương (2005-2010)với tư cách là mặt khách quan

Trang 5

- Các giải pháp chỉ đạo, quản lý việc nâng cao chất lượng giáo dục Trunghọc cơ sở.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

“Chất lượng giáo dục” là một vấn đề có tính chất chính trị – xã hội diễn ratrên một quy mô khá rộng với thời gian khá dài, liên quan đến nhiều mặt trong đờisống xã hội, có quan hệ nhiều cấp độ, tầng nấc của hệ thống chính trị Giải quyết

và xử lý vấn đề trên có nội dung rất phong phú, phức tạp mang tính lý luận và thựctiễn cao Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu chất lượng giáo dục Trunghọc cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương (đặc biệt ở một số trường Trung học

cơ sở điển hình như Trung học cơ sở Tôn Quang Phiệt, Trung học cơ sở ThanhĐức, Trung học cơ sở Cát Văn, Trung học cơ sở Đặng Thai Mai, Trung học cơ sởThanh Khai).Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng giáo dụcTrung học cơ sở từ năm học 2005-2006 đến năm học 2009-2010

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta

- Đề tài chú trọng phương pháp lịch sử và lôgic, kết hợp lịch sử với lôgic,phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, điều tra thống kê …

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục Chương II: Thực trạng chất lượng giáo dục cấp Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến 2010

Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ động viêncủa các giảng viên của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, đặc biệt làngười hướng dẫn trực tiếp - Thạc sỹ Nguyễn Vinh Quân, Giảng viên khoa Tưtưởng Hồ Chí Minh Sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạohuyện Thanh Chương và các cán bộ, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạohuyện

Trang 6

Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cám ơn trân trọng nhất!

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN,

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG TA VỀ GIÁO DỤC

1.1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về vị trí, vai trò của giáo dục

Trong lịch sử nhân loại, bất cứ quốc gia nào, thời đại nào cũng phải xâydựng một hệ thống giáo dục với mục tiêu đào tạo ra những con người phù hợpvới chế độ xã hội ấy Môi trường chủ yếu, tốt nhất để truyền thụ kiến thức, giáodục nhân cách chính là nhà trường

Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội mới còn là học thuyết, Các Mác và Ăngghen

đã đánh giá cao vai trò của sự nghiệp giáo dục và đào tạo và coi đó như mộtnhiệm vụ bắt buộc đối với hết thảy mọi người Trong tác phẩm “Nguyên lý chủnghĩa cộng sản” khi trả lời câu hỏi: Cuộc cách mạng đó sẽ diễn biến như thếnào? Hai ông đã nói rõ quan điểm: “… đối với tất cả trẻ em khi không cần đến sựchăm sóc của người mẹ nữa, thì đưa vào giáo dục trong các cơ quan nhà nước vàbằng sự đài thọ của nhà nước, kết hợp với sự giáo dục với lao động trong côngxưởng”(1) và “Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng

nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ cóthể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhucầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ Do đó công tác giáo dục

sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nayđang buộc mỗi người phải theo Như vậy là xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộngsản chủ nghĩa sẽ làm cho những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụngmột cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình”(2) Hai ông còn khẳngđịnh rằng: “… bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rõràng rằng: tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người, hoàntoàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”(3)

1 () Cc Mác - Ăngghen – Lênin – Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, 1976, Tr21

2-() Các Mác - Ăngghen – Lênin – Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, 1976, Tr24

3 () Các Mác - Ăngghen – Lênin – Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, 1976, Tr37

Trang 8

Ngay trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) C.Mác và Ph Ăng ghen đã

đề cập tới một xã hội tốt đẹp mà những người cộng sản nhằm tới là xã hội trong đó

có sự phát triển của từng người tạo điều kiện cho sự phát triển của mọi người Cácông đã nhìn nhận thấy trước ở xã hội xã hội chủ nghĩa việc đào tạo những ngườicộng sản phát triển toàn diện có ý nghĩa đặc biệt Chính vì vậy mà các ông có quanniệm rất rõ ràng về nhiệm vụ giáo dục - Chúng tôi hiểu giáo dục gồm 3 điểm: Thứ nhất: Giáo dục trí lực

Thứ hai: Giáo dục thể lực như đang được thực hành trong các trường Thểdục thể thao và bằng luyện tập quan sự

Thứ ba: Huấn luyện bách khoa, giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất

cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập cho trẻ em và thiếu niên quen sử dụngnhững công cụ đơn giản nhất cho tất cả các ngành sản xuất

C Mác và Ph Ăng ghen đã hiểu sự phát triển toàn diện trong giáo dục là sựphát triển thống nhất của thể chất và tinh thần, sự phát triển trong đó kết hợp việcdạy kỹ thuật với tham gia lao động thực tiễn của trẻ Sự phát triển toàn diện sẽtạo cho con người có khả năng định hướng một cách dễ dàng trong toàn bộ hệthống sản xuất và dễ dàng chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuấtkhác, tuỳ theo nhu cầu của xã hội và của bản thân Chính trong việc giáo dục nhưvậy, con người sẽ thoát khỏi sự phát triển phiến diện mà sự phân công lao động

xã hội dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đã bắt con người phải chịu

Về phương pháp giáo dục, C.Mác đã chỉ ra rằng: “ Nền giáo dục sẽ kết hợp

lao động sản xuất với trí tuệ và thể dục, đối với hết thảy trẻ em trên mọi lứa tuổi nhất định nào đó và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp tốt nhất và duy nhất để đào tạo ra những con người toàn diện”.(1)

Những quan điểm khoa học đúng đắn được C.Mác phản ánh thực chất sựtồn tại của con người trong xã hội Con người được xem là sản phẩm kỳ diệunhất, cao nhất của lịch sử phát triển thế giới vật chất và chịu sự chi phối của thếgiới tự nhiên Do vậy, vấn đề đặt ra là phải hiểu và xử lý mối quan hệ giữa cánhân và xã hội, giữa hoạt động nâng cao và hoạt động đơn giản Giữa phát triển

cả thể lực lẫn trí óc và chân tay để phát huy sức mạnh nội sinh, tiềm tàng trong

1 () Các Mác - Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960, quyển 1, tập 2, trang 299

Trang 9

mỗi con người như là cơ sở vật chất để khai thông và phát triển tinh thần củanhân tố con người và động lực trọng yếu cho quá trình trên.

Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph Ăng ghen về giáo dục, V.I Lênin đãđưa ra những lý luận đầy đủ hơn về giáo dục và hệ thống giáo dục, về nhiệm vụ

và tính chất của nền giáo dục trong xã hội mới Trong Dự thảo Cương lĩnh ĐảngCộng sản Nga tháng 2 năm 1919, Lênin nêu những ý tưởng về giáo dục - đào tạo

đến nay vẫn còn mang tính thời sự và giá trị vận dụng thực tiễn của nó: “ Thực

hiện chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (dạy

lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu) cho tất cả em trai,

em gái dưới 16 tuổi.

* Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất.

* Lôi cuốn nhân dân lao động tích cực tham gia sự nghiệp giáo dục, phát triển những hội đồng giáo dục quốc dân, huy động những người biết chữ dạy người không biết chữ” (1)

Trong nhiều phát biểu Lênin từng nói: “ Học, học nữa, học mãi” hay: “

Suy cho cùng thì người thầy quyết định hết …”

Ngay sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lênin đã nêu bậtđược vai trò, nhiệm vụ to lớn và nặng nề của giáo dục - đào tạo trong việc pháttriển nguồn nhân lực, trong đó Người rất chú trọng đến giáo dục toàn dân, tớimọi người cùng làm giáo dục, tới bình đẳng, tới học đi đôi với hành, tới nhàtrường gắn liền với xã hội, học không biết chán và không biết mỏi, học có suyngẫm có tìm tòi sáng tạo, có tư duy phát triển, nghiên cứu luôn đổi mới phươngpháp để đạt hiệu quả cao

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu sự nghiệp giáo dục của mình chính là thầygiáo Nguyễn Tát Thành, dạy học ở trường Dục Thanh(Phan Thiết), đến nhữngnăm tháng hoạt động ở Pháp với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, rồi Lý Thụy ở TrungQuốc, Thầu Chín ở Xiêm(Thái Lan), Già Thu ở Pác Bó và lãnh tụ Hồ ChíMinh Qua tất cả những năm tháng đó, Người đã tổ chức và trực tiếp giảng dạynhiều lớp huấn luyện chính trị, văn hóa và quân sự cho bao lớp cán bộ Người đã

có công đào tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắccủa Đảng, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

1 () LêNin toàn tập, Nxb tiến bộ - Matxitcơva 1977, Tập 38, bản tiếng Việt, trang 118

Trang 10

Không chỉ vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh và đặt nền móng chonền giáo dục mới của Việt Nam, đó là nền giáo dục mang tính dân tộc, khoa học,

và đại chúng, bảo đảm cho mọi người đều được đi học, ai cũng được học hành,

có quyền bình đẳng về giáo dục; bảo đảm cho sự phát trển toàn diện những nănglực sẵn có của con người

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chs Minh đã sớm nhậnthấy giáo dục có vai trò và sức mạnh cực kỳ to lớn Những năm tháng bôn ba quacác đại dương tìm đường cứu nước, cứu dân, Người đã tận mắt chứng kiến nhiềuđiều và học được nhiều điều Sống ở Pari thủ đô nước Pháp, nơi được coi làtrung tâm văn minh của nhân loại với nền khoa học - kỹ thuật phát triển hàng đầuthế giới vào đầu thế kỷ 20, Người đã nhận thức về tầm quan trọng của trình độdân trí " Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Vì thế, Người luôn coi việc đấutranh chống chính sách "Ngu dân" của thực dân Pháp để có một nền giáo dục tự

do là một trong những mục tiêu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Ngườinói: " Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta đượchoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áomặc, ai cũng được học hành"

Ngay sau khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, trong phiên họp đầutiên của chính phủ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặtvấn đề chống giặc dốt là vấn đề cấp bách số hai, sau vấn đề chống nạn đói trongsáu nhiệm vụ cấp bách của nhà nước lúc bấy giờ Giặc dốt được coi như một thứgiặc cần tiêu diệt ngang hàng với giặc ngoại xâm Người xem việc nâng cao dântrí là : " Một công việc cần phải thực hiện cấp tốc" để làm cho " Mọi người ViệtNam, ai cũng đều có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nướcnhà"

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp dù bận lãnh đạo nhân dân đánhgiặc và sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm chú ý đến văn hóa và giáodục, Người đã kêu gọi mọi người hăng hái học tập " Thi đua diệt giặc dốt".Trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người dã kêu gọi: "

Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt" (1)

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáodục và đào tạo Sinh thời, Người vẫn thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Bồi

1 () Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị Quốc gia, H.2002, trang 329

Trang 11

dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” Saucách mạng Tháng Tám, cùng với sự khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộnghoà, Người rất quan tâm đến sự nghiệp trồng người: “Vì lợi ích mười năm trồngcây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Trong hoàn cảnh của nhà nước cách mạngcòn non trẻ, thù trong giặc ngoài và thiên tai dịch hoạ hoành hành, Người đã kêugọi toàn dân ra sức diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Nhờ đó mà từ chỗhơn 95% số dân mù chữ, dân ta đã trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học,

có đủ khả năng để giành độc lập, tự do cho đất nước Đây là điểm khởi đầu chóisáng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần mở đầu cho nền giáo dục củanước Việt Nam mới

Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì vấn

đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thôngqua hoạt động giáo dục và tự giáo dục Người thường nói: “Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và “Hiền giữphải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Tư tưởng này khôngnhững chỉ là sự kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc mà còn là sựphản ánh những yêu cầu lâu dài vừa cấp bách của nước ta trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội từ một trình độ xuất phát thấp về kinh tế và xã hội Sự vậnđộng, phát triển khách quan của đất nước, tất yếu đòi hỏi nền giáo dục phải đemlại một chất lượng mới cho từng con người, cho cả dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu mà nhà trường cần phải thực hiệntrong hoạt động dạy và học là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học đểphục vụ đoàn thể, giai cấp nhân dân, Tổ quốc và nhân loại …” Để đạt được mụctiêu nói trên, Người chủ trương phải xây dựng một nền giáo dục toàn diện, trongviệc giáo dục và học tập phải đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hộichủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất

Đây chính là những nội dung giáo dục cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau,làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam mới và cũng lànhững nội dung chủ yếu của nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện học sinhvươn lên chiếm lĩnh những giá trị cao quý, tinh hoa của loài người và dân tộc

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành cơ sở tưtưởng và lý luận cho việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng kiểu mới màchúng ta đã và đang thực hiện

Trang 12

Ngày nay, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con ngườivẫn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Sự nghiệp giáo dục nói chung,giáo dục thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những diều kiện thuận lợi mới vànhững thách thức lớn Vì thế, cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quanđiểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo ra cho đất nước những con người vừa "hồng" vừa

hệ trẻ thành những công dân kiểu mới của chế độ xã hội mới Trong suốt gầnmột nửa thế kỷ qua, chúng ta đã tiến hành 3 cuộc cải cách giáo dục (CCGD): Lần thứ nhất: Tháng 7/1950 Hội đồng chính phủ thông qua đề án CCGD

và quyết định thực hiện cuộc cải cách này

Lần thứ hai: Tháng 8/1956, chính phủ ban hành chính sách giáo dục phổthông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Lần thứ ba: Năm 1979, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam ra Quyết định số 14 tiến hành CCGD và được thực hiện từ năm

1981 đến nay Hiện nay, chúng ta vẫn đang tiếp tục điều chỉnh, đổi mới, chấnhưng giáo dục để ngày càng đạt đến sự hoàn thiện hơn

Trải qua các thời kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội VI (12/1986) cho đến nay,Đảng ta đã có những bước phát triển mới về tư duy và tiếp tục khẳng định vaitrò, vị trí của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ởnước ta Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII (1993) đã

ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” với 4 quanđiểm và 12 chủ chương, chính sách, biện pháp lớn để phát triển giáo dục và đào

Trang 13

tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảmthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Phải coigiáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển.

Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) “Về định hướng chiến lược phát triểngiáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đếnnăm 2000” là sự kế thừa, hoàn thiện và nâng cao những tư tưởng chỉ đạo pháttriển giáo dục và đào tạo của Đảng trong hoàn cảnh mới Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục

và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố

cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” và “Pháttriển khoa học, công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước” Vì vậy, việc tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực,trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đã được xác định là mộttrong ba khâu đột phá để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội củanước ta

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, Hiến pháp 1992 và sửađổi 2001; Luật giáo dục (1998) và Văn kiện Đại hội IX của Đảng, ngày28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về

“Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” “Chiến lược phát triển giáo dục”

đã hệ thống hoá 4 quan điểm lớn: Một là, giáo dục là quốc sách hàng đầu; hai là,xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng; ba là, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng - an ninh; bốn là, giáodục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Chiến lược cũng đã vạch

ra 7 nhóm giải pháp lớn cần tập trung thực hiện để đạt được những mục tiêu đã

đề ra Như vậy, nhận thức và quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng về giáo dục là nền tảng và tiền đề để nhận thức, đánh giá đúng vị trí, vai tròcủa nó trong xã hội Từ đó, đề xuất những giải pháp mang tính khả thi trong việcnâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục ở từng địa phương, từng cơ sở

Trang 14

Đây là những định hướng mang tính nguyên tắc, cần tuân thủ trong hoạt độngthực tiễn.

Tuy nhiên trong đánh giá kiểm điểm nhiệm kỳ khoá IX tại ĐH lần thứ Xcủa Đảng cũng đã chỉ ra mặt yếu kém của giáo dục đào tạo: “Chất lượng giáodục còn nhiều yếu kém, khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ítđược bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu Chươngtrình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề chưa phù hợp ”

Chính vì vậy, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm tới về giáodục và đào tạo, Đảng ta đặt ra nhiều vấn đề trọng tâm trong đó có nhấn mạnh:

“Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giầu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo”.

Để thực hiện tốt được nhiệm vụ trên ngành Giáo dục và đào tạo nói chung

và hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng phải tìm ra được giải pháp, con đường

Trang 15

nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Có chế thị trường, mặt khác làm thức dậy nhữngtiềm năng sẵn có, phát huy tính năng động sáng tạo của con người một mặt nógây ra những tác động xấu ảnh hưởng không nhỏ lên các mặt của đời sống xã hộitrong đó có giáo dục và đào tạo Tuy nhiên, trong thời gian qua giáo dục và đàotạo đã có những chuyển biến mới, đã phát huy vai trò của mình trong sự nghiệpđổi mới đất nước đó là:

1.2.1.1 giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” Muốn tiến hànhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo.Phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bềnvững

1.2.1.2 Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ramạnh mẽ trên thế giới, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyếtđịnh sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới Vấn đề nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đang là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấpbách đối với chúng ta Dân trí thấp, chất lượng nhân lực kém đồng nghĩa với đóinghèo và lạc hậu Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo phải thể hiện vai trò vô cùngquan trọng của mình, đặc biệt giáo dục phổ thông có vai trò quyết định đối vớiviệc nâng cao dân trí, cung cấp cho mọi người dân những tri thức cần thiết để họ

có thể gia nhập vào đời sống xã hội và phát triển kinh tế, theo kịp tiến trình đổimới và phát triển của đất nước

Do đặc điểm của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa,nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu do vậy đòi hỏi quá

Trang 16

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả cácngành sản xuất Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ hướng vào các khucông nghiệp, các thành phố lớn mà phải hướng tới cả khu vực nông thôn, miềnnúi – nơi có hơn 80% dân số sinh sống với nguồn nhân lực dồi dào.

1.2.2 Vị trí, vai trò của giáo dục Trung học cơ sở

Trong hệ thống Giáo dục phổ thông, THCS là một điểm chiến lược pháttriển giáo dục, đào tạo Đại hội IX của Đảng đề ra đường lối phát triển của giáo

dục, đào tạo: "phát triển giáo dục Mầm non, củng cố vững chắc kết qủa xóa mù

chữ và phổ cập Trung học cơ sở trong cả nước " (1) Trung học cơ sở là mắt xíchquan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông hoàn chỉnh (Vừa tiếp nối vừachuyển tiếp)

Mục tiêu của giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố vàphát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ

sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trunghọc phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào trực tiếp lao độngsản xuất Vì vậy, giáo dục Trung học cơ sở là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Giáo dục Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân là một khâuquan trọng trong sự phát triển giáo dục - đào tạo, là một bộ phận hữu cơ của nềngiáo dục phổ thông, nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dânmang tính chỉnh thể thống nhất, đồng bộ, hệ thống và liên thông giáo dục Trunghọc cơ sở tạo điều kiện cơ bản để giải phóng con người, xác lập vị trí của conngười trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội Trong công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá giáo dục Trung học cơ sở qui định việc hình thành và hoànthiện nhân cách toàn diện trên những yêu cầu mới, tạo nguồn nhân lực, và là cơ

sở cho việc lựa chọn, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở cấp phổ thông trunghọc và cấp cao hơn Chất lượng và hiệu quả của giáo dục Trung học cơ sở là chấtlượng của nền dân trí, là nguồn lực hữu cơ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông bao gồm 2 bậc: Tiểuhọc và trung học Trong bậc trung học có 2 cấp: Cấp Trung học cơ sở và cấp

1 () ĐCS VN - VKĐHTQ lần T9 - NXB CTQG 2001 - Tr2002

Trang 17

Trung học phổ thông Đảng ta đã xác định: “ giáo dục phổ thông là nền tảng vănhoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó phải đặt những cơ

sở ban đầu rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa ”(1) Nghị quyết 14 của bộ chính trị về cải cách giáo dục nhấn

mạnh: giáo dục phổ thông “ Có nhiệm vụ giáo dục cho học sinh đạt trình độ

văn hoá phổ thông tương đối hoàn chỉnh, có năng lực làm các loại lao động phổ thông, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp, sẵn sàng đi vào học nghề và tăng gia lao

động sản xuất, tham gia công tác xã hội hoặc học lên ”

Để nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường phổ thông, giáo dục ở cấp

Trung học cơ sở với nhiệm vụ mà luật giáo dục dã ghi: “ Phải nhằm giúp học

sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào

cuộc sống lao động”, bậc học này có vị trí vô cùng quan trọng.

Trung học cơ sở sẽ là cấp phổ cập trong những năm đầu thế kỷ XXI donhững yêu cầu thúc bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nếu phổcập tiểu học được hoàn thành cơ bản vào năm 2001 thì Trung học cơ sở phảihoàn thành mức tối thiểu về dân trí do yêu cầu bắt buộc của sự phát triển Nhưvậy, khi trở thành một bộ phận bậc trung học phổ cập, một bộ phận của giáo dục

cơ sở, Trung học cơ sở phải có sự thay đổi về hình thức tổ chức, nội dung thì mới

có thể hoàn thành sứ mạng là bậc phổ cập

Trung học cơ sở gắn với địa bàn xã, phường, gắn chặt với cộng đồng mà80% là nông thôn sẽ có ý nghĩa quyết định đối với một nước đang công nghiệphoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay Trung học cơ

sở có một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông do nó có ý nghĩaquyết định đối với sự phát triển cá nhân trong sự hoà nhập vào đời sống cộngđồng, sự phát triển những năng lực riêng biệt ở cấp học

Trung học cơ sở có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với lứa tuổi 11 –15, mộtlứa tuổi mang nét đặc biệt về sự phát triển sinh lý, tâm lý, xã hội của mỗi conngười mà tương lai của mỗi người lại phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn hìnhthành nhân cách này Cấp Trung học cơ sở là cầu nối của hệ thống giáo dục phổ

1 () Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội V, Nxb Sự thật, 1987, tr 18.

Trang 18

thông Ở cấp học này học sinh được học một hệ thống tương đối hoàn chỉnh,hoàn thành các kỹ năng lao động phổ thông giáo dục cho học sinh có ý thức lựachọn nghề nghiệp, sẵn sàng lao động sản xuất, tham gia các công tác xã hôị hoặctiếp tục học lên.

Như vậy, giáo dục Trung học cơ sở sẽ hình thành và định hình năng lực, kỹnăng học tập, kỹ năng thực hành và nhân cách ; là tiền đề, cơ sở cho việc nângcao chất lượng và hiệu quả học tập rèn luyện ở bậc Trung học phổ thông và côngtác sau này của người học

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với tốc độnhư vũ bão, cuốn hút tất cả các nước ở nhiều mức độ khác nhau Cuộc cáchmạng này sẽ chuyển một bộ phận nhân loại từ xã hội công nghiệp sang xã hộithông tin và công nghệ Trên thế giới, năng suất lao động tăng lên không ngừng.Theo “ Thế giới toàn cảnh trước năm 2000” “ chỉ trong vòng hai thập kỷ gầnđây, loài người đã sản xuất được một lượng của cải vật chất công nghiệp gầnbằng suốt thời kỳ 270 năm trước đó Cũng chính trong thời kỳ này, con người đã

bước vào ngưỡng của của một thời đại mới – Đó là thời đại trí tuệ ” Các ngành

công nghệ cao là yếu tố then chốt quyết định phát triển như tin học, vi điện tử,viễn thông, công nghệ sinh hoc, vật liệu mới… Những ngành công nghiệp caochính là những ngành công nghiệp làm ra sản phẩm có hàm lượng “chất xám”cao Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật không chỉ làm cho kỹ thuật cổ truyềntrở nên lỗi thời mà còn làm cho lối sống thay đổi, sự định hướng giá trị thay đổi,những chuẩn mực đạo đức và hành vi được nâng cao và mở rộng

Đối với Việt Nam, bài toán của sự phát triển mà thời đại đặt ra chỉ cóthể giải quyết bằng trí tuệ thời đại, của dân tộc, bằng đầu tư mạnh mẽ và ưu tiêncho giáo dục trong đó có giáo dục Trung học cơ sở để tạo nguồn lực trong cuộcchạy đua ở thế kỉ mới này, vừa tránh được tụt hậu nhiều mặt trong thế giới hiệnđại và vẫn có được những nhân cách mới, vững bước đi trên con đường xã hộichủ nghĩa

Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế được

tự do phát triển trong khuôn khổ pháp luật và đều bình đẳng trước pháp luật.Cácsản phẩm làm ra phải là hàng hoá có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.Chính vì vậy mà đòi hỏi người lao động và những người quản lý rất nhạy bén,

Trang 19

năng động, có tay nghề kinh tế cao, biết thích ứng linh hoạt trước những biếnđộng của thị trường.

Nền kinh tế thị trường cũng đặt ra yêu cầu đối với giáo duc và đào tạo làphải đào tạo được những con người đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội.Điều đó có nghĩa là, hệ thống giáo dục mà trước hết là giáo dục phổ thông phảigiáo dục và truyền thụ cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hoá dân tộc,

về những thành tựu của một số nền văn minh thế giới, về kỹ năng lao động,hướng nghiệp và dạy nghề, những tri thức ban đầu về nền kinh tế hàng hoá vậnhành theo cơ chế thị trường, những phẩm chất cần thiết để đi vào cuộc sống độclập Trong thời kỳ “Mở cửa” để tạo ra nguồn lực, sức lao động dồi dào, đẩymạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có thể tham gia vào quá trìnhphân công lao động quốc tế, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục Trung học

cơ sở nói riêng càng cần phải làm tốt chức năng của mình

Thực tế cho thấy, với cơ chế thị trường, lao động ngày càng xác lập giá trịđích thực của người lao động được đào tạo Muốn bảo đảm việc làm, không bịlạc hậu về trình độ và có điều kiện làm giàu chính đáng, người lao động phảithường xuyên học tập, bồi dưỡng về mọi mặt Việc không ngừng làm giàu trí tuệcủa mỗi người là điều kiện để người đó nhanh chóng có một cuộc sống sung túc,

ổn định đồng thời tăng thêm nguồn trí tuệ cho đất nước, góp phần cho đất nướcphát triển Đó chính là mục tiêu quan trọng của việc học tập và rèn luyện

Với vai trò nhiệm vụ của mình, giáo dục Trung học cơ sở phải thực hiệnnhững mục tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Hình thành cho học sinh những kỹ năng bao gồm: Phát triển kỹnăng giao lưu, khuyến khích hứng thú tìm tòi, tạo hứng thú để cố gắng học tập vàđạt được kết quả cao trong học tập, đánh giá được giá trị của phương pháp giảiquyết vấn đề

Thứ hai: hình thành và phát triển những định hướng giá trị thích hợp như:

tự tin và có trách nhiệm đối với những hành động của bản thân và của nhómmình, thừa nhận quyền của người khác và của nhóm khác, không đồng tình trướchiện tượng không tôn trọng quyền lợi chính đáng của người khác và của nhómkhác; có niềm tự trọng, hiểu được giá trị của bản thân

Thứ ba: Lĩnh hội hệ thống kiến thức cần thiết để sống và tiếp tục học tập đólà: Quan tâm và có trách nhiệm đói với môi trường xung quanh; co sự hiểu biết

Trang 20

về xã hội và về tự nhiên cần thiết và phù hợp với cộng đồng; đánh giá đúng đắn

sự công shiến khoa học và nghệ thuật đối với cuộc sống của con người, hiểu biết

về đất nước mình: Lịch sử, địa lý, văn hoá, lối sống; hiểu biết về các đất nướckhác, về văn hoá của dân tộc khác và mối quan hệ của đất nước mình với đấtnước khác; hiểu biết về sự phụ thuộc của con người với môi trường tự nhiên, cótrách nhiệm về những hành động của mình

Chất lượng con người phải đi từ nền tảng ban đầu ở các cấp học nhất làtrung học cơ sở Nếu không có các giải pháp để phát triển giáo dục trung học cơ

sở tạo nền móng vững chắc thì không thể nói đến tương lai của lớp người xâydựng và bảo vệ tổ quốc kế tiếp của lịch sử dân tộc

1.2.3 Quan niệm về chất lượng giáo dục

“Chất lượng giáo dục” đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất,thậm chí một số quan điểm còn đồng nhất giữa chất lượng hoạt động giáo dục vàchất lượng sản phẩm giáo dục tức là con người do hoạt động giáo dục tạo nên.Hiện nay đang tồn tại ba quan niệm về chất lượng giáo dục:

Một là, chất lượng giáo dục chủ yếu là năng lực trí tuệ, khả năng giảiquyết những nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với mục tiêu của cácmôn học trong chương trình giáo dục và đào tạo

Hai là, chất lượng giáo dục là mức độ hình thành nhân cách toàn diện vềđức, trí, thể, mỹ Lấy phẩm chất đạo đức làm gốc để phát triển năng lực khác

Ba là, chất lượng giáo dục là sự tổng hoà của những kết quả giáo dục đàotạo toàn diện thể hiện trước tiên bằng những chỉ số đánh giá toàn diện về phẩmchất, năng lực qua thi cử, trắc nghiệm, nhận xét bình chọn thường xuyên, nhưngcuối cùng chủ yếu là tinh thần Mục đích động cơ ứng dụng toàn bộ năng lực cóđược vào thực tiễn sao cho phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng môn học, cấphọc, bậc học nói riêng và mục tiêu giáo dục cuối cùng nói chung Đáp ứng đượcyêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Tóm lại, ta có thể hiểu “chất lượng giáo dục” ở đây là quá trình tác động

có hệ thống vào con người, để con người có thêm năng lực, phẩm chất cần thiếttheo mục tiêu giáo dục Có nghĩa là quá trình tác động có hệ thống để đào tạocon người có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức toàn diện để tiếp thu tri thứckhoa học tiến bộ của nhân loại, có tri thức để đáp ứng yêu cầu của công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, có sức khoẻ, có thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng

Trang 21

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cho nên chất lượng giáo dục chính là hiệuquả giáo dục.

Mục tiêu của cấp Trung học cơ sở là hình thành và phát triển ở học sinhnhững phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản làm cơ sở để tiếp tục học lên hoặc

đi vào cuộc sống Vì vậy, học sinh Trung học cơ sở phải đạt được những nănglực chủ yếu sau đây:

Năng lực thích ứng với thay đổi trong thực tiễn để người học có thẻ tựchủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống và hoà nhịp với môi trường nghềnghiệp

Năng lực hành động trên cơ sở nhận thức tức là học để làm trên nền tảnghọc để biết

Năng lực ứng xử biết sống nhân ái và có trách nhiệm với bản thân, giađình và cộng đồng xã hội

Năng lực tự khẳng định: Sống tự tin tự trọng, trung thực, năng động, họctập và lao động độc lập sáng tạo linh hoạt và biết tự học

Trang 22

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ

HỘI

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân cư

- Vị trí địa lý: Thanh Chương là một huyện miền núi nằm về phía Tây

Nam của tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh 46 km

Phía Đông giáp huyện Đô Lương và Nam Đàn

Phía Tây giáp tỉnh Phu La Khăm Xay- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,

có chiều dài đường biên giới Việt - Lào dài 56 km

Phía Nam giáp huyện Hương Sơn , Hà Tĩnh

Phía Bắc giáp huyện Anh Sơn và Đô Lương

Diện tích tự nhiên 112.636 ha có 39 xã, 1 thị trấn phân bố 6 vùng kinh tếkhác nhau, có 29 xã miền núi trong đó có 6 xã miền núi vùng cao

Có con Sông Lam với chiều dài 51 km chảy dài từ đầu huyện đến cuốihuyện, chia cắt huyện Thanh Chương thành hai vùng tả ngạn và hữu ngạn

Ngoài ra, còn có nhiều con sông suối lớn nhỏ khác như: sông Trai dài:

26 km; sông Rộ dài 30 km; sông Giăng dài 38 km; Hói Nậy dài 19 km; HóiTriều dài 10 km; Hói Lâm dài 7 km

Phía Tả ngạn có 14 xã, 1 thị trấn với diện tích tự nhiên 13.660 ha

Phía Hữu ngạn có 26 xã với diện tích tự nhiên 98.796 ha Có 52 kmđường Hồ Chí Minh đi qua 12 xã

- Địa hình: Địa hình đa dạng, phức tạp, có núi cao nối liền dãy Trường

Sơn và một số đồng bằng hẹp Bình độ thấp dần về phía tả ngạn tạo thành thunglũng lòng máng mà đường cực đại là dãy Trường Sơn, đường cực tiểu là sôngLam Có những đỉnh núi cao, điển hình như vùng cao Vều có đỉnh cao 1202 mét,

Vũ Trụ 987 mét, Toóc Hao 975 mét, Đại Can 528 mét, Tháp Bút 397 mét

Trang 23

- Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản: Tổng quĩ đất toàn huyện 110 264

ha (trừ diện tích sông suối núi đá) chiếm 98% Trong đó diện tích đất rừng chiếm36,32%, diện tích đất nông nghiệp chiếm 15,97%; diện tích đất chuyên dùng là2,95%; diện tích đất chưa sử dụng 39,85% Khoáng sản gồm có đá vôi, cát, sỏitrữ lượng lớn phân bổ tương đối đều ở các vùng Chất lượng cát, sỏi tốt, cát mịn

ít tạp chất

- Khí hậu: Thanh Chương có khí hậu mang tính nhiệt đới nóng ẩm Mùa

hè nắng nhiều, kéo theo gió Lào khô hạn, mùa mưa thường gây ra lũ lụt và bãolớn đe dọa

2.1.2 Đặc điểm dân số, lao động, việc làm

Thanh Chương là huyện có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào:

- Về dân số: Tính đến ngày 31/12/2009, toàn huyện có 252.213 người.

Trong đó dân số nữ có 121.119 người Dân số trong độ tuổi lao động: 112.324người chiếm 52,5% Hộ nông nghiệp: 40.685 hộ; có 119 374 khẩu Lao độngnông nghiệp: 93.716 người chiếm 88, 76% Số lao động tiểu thương và dịch vụthương nghiệp: 2.879 người Số lao động công nghiệp xây dựng: 8.990 người

chiếm 8, 51% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính đến 31/12/2009 là 6,9%o

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, phần lớn chưa được đào tạo,trình độ tay nghề còn thấp Trong lúc đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệthấp trong tổng quĩ đất của toàn huyện, nếu không có chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

cơ cấu ngành phù hợp thì Thanh Chương vẫn còn là huyện khó khăn trong pháttriển kinh tế và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

2.1.3 Đặc điểm kinh tế

Đại hội huyện Đảng bộ khóa 28 đã xác định Thanh Chương là mộthuyện nghèo có điểm xuất phát thấp Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóaIX) về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tỉnh ủy Nghệ An đã có Nghịquyết 11 về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Thanh Chương, Quỳnh Lưu là hai điểm được tỉnh chọn làm điểm chỉ đạo thựchiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Trong những năm qua thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy -UBNDtỉnh cùng với sự nỗ lực hết mình của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà nên cơ sở

Trang 24

hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối lớn Có quốc lộ 46 và đường Hồ ChíMinh chạy qua; cửa khẩu Thanh Thủy đang được xây dựng nối liền với nướcbạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nhà máy chế biến tinh bột sắn củacông ty INTIMEX đi vào sử dụng bước đầu có hệu quả, ba xí nghiệp chế biếnchè đang từng bước cải tiến nâng công suất, chất lượng sản phẩm Do đó mụctiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của Thanh Chương là:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng năng suất, chấtlượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh giá trị thunhập trên một đơn vị diện tích, xây dựng các mô hình trang trại, cánh đồng 50triệu đồng /ha để nhân ra diện rộng

- Mở rộng diện tích trồng cây chè công nghiệp thuộc các xã vùng hữungạn trên diện tích đất đồi, phục vụ nguyên liệu cho 3 xí nghiệp chế biến chè

- Tập trung trồng cây nguyên liệu sắn, đặc biệt là sắn cao sản phục vụ đủnguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn

- Thực hiện giao đất, giao rừng bằng các dự án, cơ chế chính sách trồngcây nguyên liệu giấy, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tăng độ che phủ của rừng,bảo vệ môi trường sinh thái

- Chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp dịch vụ,kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái dọcđường Hồ Chí Minh, đường lên cửa khẩu Thanh Thủy

- Duy trì phát triển các làng nghề truyền thống như làm nón ở xã ĐồngVăn, mộc ở xã Thanh Tường, mây tre đan xuất khẩu, đan lát ở xã Thanh Lĩnh,thêu Ren ở xã Thanh Tiên

2.1.4 Đặc điểm văn hóa - xã hội

Nhân dân Thanh Chương có truyền thống cách mạng, truyền thống hiếuhọc, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất Truyền thống ấy đã được thửthách qua nhiều thời kỳ lịch sử Mặt bằng dân trí tương đối đều, có kinh nghiệmtrong sản xuất, nhưng còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dânmang nặng tính bảo thủ, trì trệ, trông chờ ỷ lại, chậm đổi mới trong cơ chế thịtrường

Trang 25

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, Thanh Chương đãđạt được những thành tựu đáng kể.

- Về giáo dục và đào tạo

Giáo dục Mầm non: Bước vào năm học 2009-2010, toàn huyện co 41

trường mầm non: Huy động 1861/7445 =25,01% cháu trong độ tuổi nhà trẻ; 7377/8901= 82,8% cháu trong độ tuổi mẫu giáo Tổng số Giáo viên nhà trẻ: 193 người, Giáo viên mẫu giáo: 417 người

Giáo dục Tiểu học: Tổng số trường: 44 tường, tổng số lớp: 659 lớp, tổng

số học sinh: 16 599 em, tổng số giáo viên: 974 người (tỷ lệ 1,47 gv/lớp)

Giáo dục trung học cơ sở: Tổng số trường: 42 tường, tổng số lớp: 546

lớp, tổng số học sinh: 19854 em, tổng số giáo viên: 1 086 người (tỷ lệ 1,99 gv/lớp)

Trung học phổ thông: Tổng số trường: 07 tường, tổng số lớp: 255 lớp,

tổng số học sinh: 11 864 em, tổng số giáo viên: 529 người (tỷ lệ 2,07 gv/lớp)

Trong những năm qua các cấp học, trường học trong toàn huyện vớiphương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóatrường học, đến nay không có lớp học tranh, tre tạm bợ Với sự phấn đấu của độingũ giáo viên và học sinh đến nay đã có 21 trường đạt chuẩn quốc gia và 75% sốtrường đạt đơn vị văn hóa

- Về y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Trung tâm y tế huyện: 1 cơ sở; Phòng khám đa khoa: 2 cơ sở; Trạm y tế

xã 40 cơ sở Bước đầu cơ sở vật chất, giường bệnh, đội ngũ y bác sĩ đã đáp ứngmột phần về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Song nhìn chung cơ sở vật chất,nhất là các trạm y tế xã chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh Đội ngũ bác sĩcòn quá mỏng, tính bình quân 7.255 người mới có 1 bác sĩ, đây là một vấn đề màngành y tế và lãnh đạo địa phương cần phải quan tâm, có cơ chế chính sáchkhuyến khích người đi học và thu hút nhân tài để phục vụ chăm sóc sức khỏecho nhân dân

- Về văn hóa - thể dục thể thao

Trang 26

Là huyện có phong trào văn hóa, thể dục thể thao mạnh Thực hiện Chỉthị 27 của Bộ Chính trị và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở

cơ sở đến nay đã có 464/464 làng xây dựng được hương ước nơi cư trú Tính đếnnay có 15 xã được công nhận xã văn hóa

- Về dân tộc, tôn giáo

Trước đây Thanh chương không có dân tộc thiểu số, nay do khu vực táiđịnh cư công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Tương Dương) chuyển về nên ThanhChương đã có 1231 hộ với 3654 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái Về tôn giáochỉ có một đạo giáo đó là Thiên chúa giáo với qui mô dân số: 1.281 hộ với 7.487khẩu được phân bố trên địa bàn 21 xã thuộc 3 xứ (xứ Trung Hòa, xứ Mô Vĩnh,

xứ Bàn Thạch) Đồng bào theo giáo cơ bản chấp hành tốt mọi chủ trương đườnglối của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau đoàn kết đồng bàolương, giáo xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và giúp nhau phát triển kinh

tế Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 chiếm 12%, đời sống văn hóa tinh thần của nhândân ngày được nâng lên, chính trị ổn định

- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế

+ Thuận lợi:

- Tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản) rất thuận lợi cho việctrồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xâydựng, xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển du lịch sinh thái, nhất

là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đường vào cựa khẩu Thanh Thủy nhằm giảiquyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo

- Nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện phát triển ngành nghề, dịch vụ,xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới

+ Khó khăn:

- Do địa hình phức tạp, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão lụt thườngxuyên xảy ra, diện tích đất canh tác/đầu người quá ít, nên khó khăn trong sảnxuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi

- Cơ cấu dân số trong các ngành mất cân đối, lao động nông nghiệpchiếm tỷ lệ cao, số người có trình độ tay nghề và kiến thức trong làm ăn còn

Trang 27

thấp, do đó chưa khai thác hết tiềm năng săn có về tài nguyên thiên nhiên, làmhạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang là vấn đề bức bách cần phảitập trung giải quyết

- Cơ sở hạ tầng chưa tốt, không thuận lợi trong việc giao lưu trao đổihàng hóa và tiêu thụ sản phẩm

- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm Nền sản xuất còn mangtính tự cung, tự cấp chưa trở thành nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thịtrường

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH CHƯƠNG TỪ 2005 ĐẾN 2010

2.2.1 Tình hình chất lượng giáo dục Trung học cơ sở

Quy mô mạng lưới trường lớp: Trong những năm trước đây, quy mô,

mạng lưới các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện ổn định, giữ vững 40trường Riêng năm học 2006-2007 cho đến nay Do huyện Thanh Chương tiếpnhận thêm 2 xã Kim Đa và Kim Tiến thuộc vùng lòng hồ của thuỷ điện bản Vẽhuyện Tương Dương về tái định cư nên số trường tăng thêm 02 trường

B ng 1: Quy mô m ng l ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS ạng lưới trường lớp học sinh THCS ưới trường lớp học sinh THCS ường lớp học sinh THCS i tr ng l p h c sinh THCS ới trường lớp học sinh THCS ọc sinh THCS

Năm học TS trường TS lớp TS học

sinh

Bình quânhs/lớp

Tỷ lệ huy độngvào lớp 6

Trang 28

phần nữa là do tình trạng dân số trong độ tuổi sinh đẻ di cư ra thành phố, các khucông nghiệp ngày một tăng.

Chất lượng giáo dục học sinh Trung học cơ sở

Xác định chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất , được đặt lênhàng đầu và là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường Kể từnăm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng loạt đổi mớichương trình và thay sách giáo khoa trên toàn quốc Đồng thời Bộ GD&ĐT cùngban hành tiêu chuẩn, đánh giá xếp loại học sinh trung học theo tiêu chí mới do đócông tác đánh giá xếp loại học sinh được tiến hành khá nghiêm túc, đúng thựcchất Đặc biệt bước vào năm học 2006-2007 cho đến nay, hưởng ứng cuộc vậnđộng “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nêncông tác đánh giá xếp loại học sinh được toàn ngành đánh giá chặt chẽ hơn, sátvới trình độ và năng lực của học sinh hơn

B ng 2: X p lo i ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS ếp loại đạo đức học sinh THCS ạng lưới trường lớp học sinh THCS đạng lưới trường lớp học sinh THCS đức học sinh THCS o c h c sinh THCS ọc sinh THCS

Nhìn chung, học sinh Trung học cơ sở ở Thanh Chương có ý thức tập thể,chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, ông bà và cha mẹ, biết quan tâm giúp

đỡ mọi người, say mê với các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội Cáchiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm các tệ nạn xã hội giảm nhiều Tỷ lệ học sinh

có đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm học trước Đây là tiền đề đểchất lượng giáo dục và các hoạt động khác được nâng cao

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có một bộ phận họcsinh có tình trạng sút kém về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi vi phạmcác tệ nạn xã hội, có học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu

Trang 29

B ng 3: X p lo i v n hoá h c sinh THCS ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS ếp loại đạo đức học sinh THCS ạng lưới trường lớp học sinh THCS ăn hoá học sinh THCS ọc sinh THCS

Năm học

TS học sinh

2005-2006 25327 228 0,9 5673 22,4 18033 71,2 1292 5,1 101 0,4

2006-2007 24306 389 1,6 5274 21,7 14632 60,2 3257 13,4 753 3,1

2007-2008 24746 737 3,0 6558 26,5 16231 65,59 1213 4,9 7 0,03 2008-2009 24227 799 3,3 7583 31,3 14655 60,49 1180 4,9 10 0,04 2009-2010 19854 665 3,4 6115 30,8 11158 56,2 1914 9,64 2 0,01

Bảng 4: Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS

lệ học sinh yếu, kém ở một số trường vùng sâu còn cao như: Số con em đồngbào dân tộc Thái ở huyện Tương Dương về định cư tại Thanh Chương chưa hoànhập kịp với cuộc sống và học tập của con em vùng xuôi, chưa nắm đượcphương pháp học tập trên lớp cùng như ở nhà Sự quan tâm của đồng bào dân tộcThái đến vấn đề học tập của các cháu chưa cao, phó mặc công việc học tập chonhà trường

Trang 30

Những tồn tại trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triểnnhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc địnhhướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục vàđào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở

đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng cán bộ ngành càng đượcnâng cao, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả côngtác Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền cơ sở và cácchi bộ Đảng tại các nhà trường được phát huy hiệu quả, có tác dụng tích cựctrong công tác cán bộ ở các nhà trường Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận khôngnhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản

lý Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó:

B ng 5: ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS Đội ngũ cán bộ quản lý THCS i ng cán b qu n lý THCS ũ cán bộ quản lý THCS ội ngũ cán bộ quản lý THCS ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS

trường

TS CBQL

Chưa đạt chuẩn

Tốt Khá Đạt y/

c

Chưa đạt y/ c

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học

cơ sở ngày một nâng cao Đến năm học 2007-2008 không còn cán bộ quản lýchưa đạt chuẩn đào tạo Bên cạnh đó công tác đánh giá xếp loại cán bộ quản lýđược tiến hành nghiêm túc Hàng năm, Phòng giáo dục kiên quyết sàng lọc sốcán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, điều này có tác dụng tích cựctrong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và độingũ cán bộ quản lý Trung học cơ sở nói riêng

Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS

Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục Hiện nay,chất lượng của một bộ phận giáo viên rất đáng lo ngại Bởi một trong những

Trang 31

nguyên nhân quan trọng là: Qua nhiều năm giảng dạy có những kiến thức cũkhông sử dụng đã bị quên đi, những kiến thức mới không được bổ sung củng cố

và tích luỹ, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không đạt hiệu quả Bên cạnh đó, sựtác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viêncòn gặp nhiều khó khăn Lương của giáo viên chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút sốsinh viên giỏi, xuất sắc vào các trường sư phạm mặc dù nhà nước đã có chínhsách miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm Bởi vậy, muốn nâng caochất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ giáo viên

B ng 6: ảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS Đội ngũ cán bộ quản lý THCS i ng giáo viên THCS ũ cán bộ quản lý THCS

Năm học TS lớp

TS giáo viên

Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm GV dạy giỏi

2009 24227 1036 387 632 17 15 420 592 0 21 2142009-

2010 19854 1047 431 616 0 23 463 561 0 14 162Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng đượcnhu cầu giảng dạy của huyện Số giáo viên chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt tỷ lệcao 97,6%, điều này có tác dụng lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở giáo viên Trung học cơ sở huyện ThanhChưong là số giáo viên giỏi quá ít Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chỉ chiếm0,013%; giáo viên dạy giỏi cấp huyện chiếm 15,4%; tỷ lệ giáo viên xếp loạitrung bình và yếu hàng năm vẫn duy trì ở mức cao trên 53,6% Điều này chứng

tỏ đang còn nhiều giáo viên có “bằng cấp thật” nhưng “kiến thức dởm” mànguyên nhân của tình trạng này là cơ chế tuyển dụng giáo viên không căn cứ vàonăng lực giảng dạy thực tế của người được tuyển dụng mà chỉ căn cứ vào hồ sơ,bằng cấp

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1. Tình hình chất lượng giáo dục Trung học cơ sở - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
2.2.1. Tình hình chất lượng giáo dục Trung học cơ sở (Trang 27)
Bảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 1 Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS (Trang 27)
Bảng 3: Xếp loại văn hoá học sinh THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 3 Xếp loại văn hoá học sinh THCS (Trang 29)
Bảng 4: Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 4 Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS (Trang 29)
Bảng 4: Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 4 Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS (Trang 29)
Những tồn tại trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc định  hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS. - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
h ững tồn tại trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS (Trang 30)
Bảng 5: Đội ngũ cán bộ quản lý THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 5 Đội ngũ cán bộ quản lý THCS (Trang 30)
Bảng 6: Đội ngũ giáo viên THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 6 Đội ngũ giáo viên THCS (Trang 31)
Bảng 6: Đội ngũ giáo viên THCS - Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay
Bảng 6 Đội ngũ giáo viên THCS (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w