1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh

44 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 275 KB

Nội dung

Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh

Trang 1

nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác TDTT đối với thế hệ trẻ xem đó làđộng lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc GD - ĐT thế

hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạođức

Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Caođẳng và Trung học chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thểthiếu được trong sự nghiệp GD - ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng caodân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầuđổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người.Mục đích của GDTC cho HS - SV là góp phần đào tạo những chuyên gia cótrình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân có tay nghề, có kỹ Thuậtđáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng với vai trò làngười chủ xã hội trong tương lai Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, vănminh và nhà nước pháp quyền định hướng Xã hội chủ nghĩa

Chỉ thị 112 CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp, cácngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “ Đối với HS - SV trước hếtnhà trường phải thực hiện nghiêm túc giảng dạy và học môn thể dục theochương trình đã quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tậpluyện và hoạt động thể thao ngoài giờ học”[1]

Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính bắt buộc trongchương trình các cấp học, các ngành học nhưng cho đến nay ở một số nơicông tác này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường vềmột số mặt như: CSVC còn nhiều thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo, đội

Trang 2

ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lựcquản lý còn nhiều yếu kém… Thấy rõ được thực trạng này Đảng và nhà nước

ta đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các trường các cấp,điều đó được thể hiện trong Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng:

“ Hiệu quả GDTC trong các nhà trường còn thấp, hai ngành GD - ĐT và thểchất thể thao phối hợp chỉ đạo cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rènluyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiệncần thiết về CSVC để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường học”.[2]

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho HS - SV nhiềutrường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp không chỉ thực hiệnđầy đủ những quy định của bộ GD - ĐT về nội dung chương trình GDTC màcòn vận dụng sáng tạo trên cơ sở cải tiến các nội dung học tập mới phù hợpvới điều kiện của từng trường, điều đó cũng góp phần không nhỏ vào việcnâng cao chất lượng GDTC cho HS - SV

Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo rađội ngũ cán bộ kỹ Thuật viên cho ngành khai thác mỏ ở nước ta, và việc tăngcường, rèn luyện sức khoẻ là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng Quatham khảo một số tài liệu chuyên môn, một số đề tài khoa học và khảo sátchất lượng giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, cùng với sựgiúp đỡ của giáo viên chỉ đạo chúng tôi muốn góp một phần kiến thức nhỏ bécủa mình nên đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

“ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh.”

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu thực

trạng giáo dục thể chất hiện nay của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, qua đó

Trang 3

đề ra và lựa chọn một biện pháp nhằm nâng cao công tác GDTC cho sinh viêncác trường dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ nói riêng.

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NHIÊN CỨU

1.1 Sự quan tâm của đảng và nhà nước đối với công tác GDTC

TDTT là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá nhân loại Xuất phát

từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hộiĐảng và nhà nước ta có những quan điểm về TDTT ứng với từng giai đoạncách mạng cụ thể nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Đảng và của Dântộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra một nền TDTT mới của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bác luôn coi trọng công tác TDTT vàkhẳng định TDTT là phương tiện giáo dục con người phát triển toàn diệnphục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội

Ngày 27/ 03/ 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 thành lậpNha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Giáo dục Người viết lời kêu gọi toàndân tập thể dục: “… Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mớiviệc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”[3] Vận mệnh của đất nướcđược người khẳng định ngắn liền với sức khoẻ của mỗi người dân: “… Mỗingười dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻmạnh tức là góp phần cho đất nước khoẻ mạnh”[3]

Thực hiện nguyện vọng của người trong những năm qua Đảng và nhànước ta với chủ trương: “ Đảm bảo cho sự ngiệp TDTT của nước ta vữngchắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT Xãhội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và nhân dân”[4].Trong từng giai đoạn cách mạng, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hìnhnhiệm vụ cụ thể khác nhau Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết lãnh đạothể thao nói chung và công tác GDTC trong trường học nói riêng

Trang 5

Chỉ thị 133/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triểnngành TDTT đã nêu rõ: “ … Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặt biệt chú trọngviệc GDTC trong nhà trường cải tiến chương trình giảng dạy TDTT nội khoá,ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho HS - SV ở các cấphọc, quy chế bắt buộc ở tất cả các trường, đặc biệt là các trường Đại học phải

có sân bãi, phòng tập TDTT, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủgiáo viên, giảng viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học”[5]

Giáo dục được đặt ở vị trí: “ … Là quốc sách hàng đầu, là tương lai củadân tộc”[6] Và theo đó: “ Mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam

có đạo đức, tri thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công nhân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo

vệ tổ quốc”[6]

1.2 Một số vấn đề chung về đào tạo nghề ở Việt Nam.

Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ Thuật công nghệ trên toàn thếgiới và nền kinh tế tri thức đang diễn ra rất mạnh mẽ Khoa học đã trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ

đã trở thành nhân tố quyết định vị thế và sức mạnh của các quốc gia trên thếgiới Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta rất chú trọng phát triển các ngànhkinh tế công nghiệp, xây dựng nhiều khu công nghệ cao, trung tâm đào tạonghề, chú trọng đầu tư đổi mới các trường đào tạo nghề nhằm đào tạo nhữngcán bộ, công nhân viên, kỹ Thuật viên có tay nghề cao, có lương tâm nghềnghiệp và có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

Thực trạng nguồn nhân lực nước ta trong những năm qua còn nhiều vấn

đề đáng được quan tâm Cơ cấu ngành học, bậc học nước ta còn chưa hợp lý.Quy mô đào tạo Đại học tăng quá nhanh, vượt quá khả năng của nền kinh tế,CSVC và đội ngũ cán bộ giảng viên, trong khi đó tốc độ phát triển quy mô

Trang 6

của các trường dạy nghề là không nhiều Năm 1998 nhờ việc thành lập Tổngcục dạy nghề trong Bộ Lao động thương binh và xã hội mà từ đó quy mô đàotạo nghề đã tăng nên đáng kể[7].

Trong lĩnh vực dạy nghề hiện nay có khoảng 175 trường dạy nghề, 190trường Đại học, Cao đẳng tham gia dạy nghề, 168 trung tâm xúc tiến việc làm

và dịch vụ việc làm Từ năm 1991 đến năm 2000 số trường dạy nghề trong cảnước có xu hướng giảm, quy mô đào tạo dài hạn giảm, quy mô đào tạo ngắnhạn tăng nên[7] Từ năm 2003 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì ở cáctỉnh thành trong cả nước đều thành lập một trường dạy nghề có quy mô khácnhau trực thuộc Sở Lao động, thương binh và xã hội, đây là tín hiệu đángmừng để giảm sự mất cân đối về cơ cấu bậc học, đáp ứng yêu cầu thực tế của

xã hội

Về thực trạng CSVC, các điều kiện kỹ Thuật phục vụ công tác GDTCtrong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp còn nghèonàn lạc hậu Kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn khiêm tốn

Để GD - ĐT giữ vai trò nền tảng của sự phát triển xã hội thì đào tạonghề cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp phải bámsát vào cơ cấu lao động, bám sát vào sự dịch chuyển của cơ chế thị trường.Đào tạo gắn liền với yêu cầu của thực tế xã hội

Nói tóm lại chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta phải đápứng được yêu cầu của ba nền kinh tế: Nền kinh tế lao động sức người, nềnkinh tế tài nguyên và nền kinh tế tri thức Phải đổi mới Giáo dục và đào tạonghề các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp để đáp ứngnhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thời đại thông tin toàn cầuhoá và hội nhập quốc tế

1.3 GDTC một nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo nghề.

Trang 7

GDTC trong các trường dạy nghề có ý nghĩa rất quan trọng về nhiềumặt đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân trẻ có tay nghề cao Thực hiệnđầy đủ giờ học chính khoá và tích cực tham gia tập luyện ngoại khoá là điềukiện hết sức cần thiết để HS - SV được phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo

vệ và củng cố sức khoẻ, nhanh chóng thích nghi với những điều kiện hoạtđộng học tập và nâng cao tay nghề Trong các giờ học thể dục và các hoạtđộng thể thao, những phẩm chất ý chí như lòng dũng cảm, đoàn kết, quyếtđoán, kiên trì … sẽ được hình thành và hoàn thiện, GDTC và hoạt độngTDTT trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lòng

tự hào dân tộc, sự thẳng thắn trung thực là những phẩm chất quý giá và cầnthiết của người công nhân công nghiệp

Mục đích ý nghĩa của công tác GDTC trong việc GD - ĐT nghề chosinh viên không chỉ nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nâng caothể lực chung mà còn phát triển thể lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đào tạocủa từng ngành nghề cụ thể Nội dung cơ bản của giáo dục những năng lựcthể chất theo yêu cầu chuyên môn và truyền thụ những kỹ năng kỹ xảo vậnđộng cơ bản cần thiết cho mỗi ngành nghề, là một trong những nhân tố trựctiếp nâng cao chất lượng GD - ĐT công nhân các nghề cho tương lai, gópphần rút ngắn chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộcông nhân trẻ

Công tác GDTC trong các trường đào tạo nghề là một bộ phận khôngthể tách rời của quá trình giáo dục trong nhà trường GDTC đang cùng vớihoạt động TDTT ngoại khoá góp phần tích cực tạo nên cuộc sống vui tươi,lành mạnh, hình thành nhân cách toàn diện góp phần đào tạo nguồn lao độngtrẻ phục vụ tốt trong công cuộc CNH - HĐH đất nước

Nhiệm vụ cơ bản của GDTC cho HS - SV các trường dạy nghề baogồm:

Trang 8

+ Một là: Củng cố sức khoẻ cho HS - SV phát triển hài hoà và cân đối

tất cả các hệ thống chức năng trong cơ thể đạt tới khả năng làm việc cao nhất

và sự hoàn thiện về thể lực, hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận động cầnthiết

+ Hai là: Nâng cao mức độ thích nghi nghề nghiệp của HS - SV bằng

các bài tập thể dục ứng dụng nghề nghiệp, hoàn thiện và nâng cao kiến thức,những kỹ năng kỹ xảo chuyên môn, tạo điều kiện để nắm vững và nhanhchóng thích ứng nghề nghiệp

+ Ba là: Giáo dục đạo đức và nhân cách phù hợp với tiêu chuẩn đạo

đức Cộng sản chủ nghĩa, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

+ Bốn là: Tổ chức các hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu vận động và

vui chơi giải trí ngoài giờ học cho HS - SV

Để nâng cao các tố chất thể lực và năng lực vận động cho HS - SV,giáo viên phải sử dụng đa dạng các bài tập thể chất với những hình thức vàphương pháp khác nhau, sử dụng tất cả những tác động sư phạm, tâm lý, xãhội có liên quan đến việc tổ chức các giờ học thể dục, các trận thi đấu thể thao

Đối với mỗi ngành nghề khác nhau đều có những hệ thống các bài tậpchuyên biệt phù hợp với đặc điểm và tính chất ngành nghề để nhằm hoàn

Trang 9

thiện kỹ xảo vận động và các phẩm chất chuyên môn của ngành nghề đó nhưhoạt động trong điều kiện yếm khí, khả năng giữ thăng bằng, sự ổn định thầnkinh, khả năng phản ứng nhanh trong những điều kiện thay đổi bất ngờ…

Từ những dẫn liệu vừa phân tích có thể khẳng định rằng công tácGDTC cho HS - SV các trường đào tạo nghề là nội dung quan trọng có tínhchất quyết định đến chất lượng đào tạo nghề trong trường học cũng như quyếtđịnh hiệu qủa của năng xuất lao động sau này Nội dung của GDTC trong cáctrường dạy nghề phải được xây dựng trên cơ sở các bài tập phát triển chungvới các bài tập phát triển chuyên môn, các bài tập thực dụng nghề nghiệp phùhợp với đặc điểm hoạt động của từng nghề Nhiệm vụ của giáo viên thể dục làcần phải nắm bắt được đặc điểm của từng ngành nghề đào tạo để từ đó nghiêncứu các bài tập thể chất phù hợp với các giờ thể dục bắt buộc và tổ chức cáchoạt động thể thao ngoại khoá đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi giải trí cho

HS - SV

1.4 Đặc điểm tâm - sinh lý tuổi sinh viên

1.4.1 Đặc điểm tuổi sinh viên.

Trong đời người không có thời kỳ nào lại có tầm quan trọng đối vớisuốt quãng đời còn lại như thời thanh niên Bác Hồ đã nói: “ Một năm bắt đầu

từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ” Đứng về mặt sinh học thì tuổi thanhniên nói chung, HS - SV nói riêng là thời kỳ mà sự phát triển của cơ thể đạtđến mức độ hoàn thiện, các tổ chức cơ thể và các chức năng căn bản đã đượchình thành Vào thời kỳ này con người có một cơ thể cân đối và có một sứclực dồi dào Về mặt xã hội học thì tuổi sinh viên được coi là một hiện tượngcủa xã hội, trong đấu tranh sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu Vềmặt tâm lý học thì tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển đầy đủ các chức năngtâm lý, là thời kỳ mà nhân cách con người căn bản được hình thành và có tínhđộc lập cao

Trang 10

1.4.2 Đặc điểm hoạt động học tập.

Nội dung và tính chất học tập của sinh viên khác rất nhiều so với hoạtđộng học tập của học sinh phổ thông trung học Sự khác nhau cơ bản khôngphải ở nội dung học tập ngày một sâu hơn mà là ở hoạt động học tập của sinhviên đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều Đồngthời cũng đòi hỏi muốn nắm bắt được chương trình một cách sâu sắc thì cầnphải phát triển tư duy lý luận ở mức độ cao hơn Sinh viên là những ngườiđang trưởng thành, kinh nghiệm sống còn hạn chế, các em bước đầu ý thứcrằng mình đang sống trước ngưỡng cửa của cuộc đời do vậy thái độ có ý thứchọc tập của các em ngày càng cao, ở các em đã hình thành hứng thú học tậpbởi các em hiểu được rằng việc học tập hiên tại có liên quan đến khuynhhướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

1.4.3 Đặc điểm trí tuệ.

ở sinh viên, tính chủ định được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quátrình nhận thức, tri giác có mục đích đã phát triển ở mức cao, quan sát trở nêntập trung, có hệ thống và toàn diện hơn Quá trình quan sát chịu sự điều khiểncủa hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi phòng tư duyngôn ngữ Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, do

sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung và do ảnh hưởng của hoạtđộng học tập mà hoạt động tư duy của học sinh có những biến đổi quan trọng.Các em có khả năng tư duy lý luận tư duy trìu tượng một cách độc lập, sángtạo với những đối tượng đã biết thông qua học tập hay qua những kiến thức

xã hội Tư duy của các em chặt chẽ hơn, logic hơn, có căn cứ và có sự nhấtquán hơn đồng thời biết chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ của bảnthân

1.4.4 Đặc điểm nhân cách chủ yếu.

Trang 11

Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhâncách của thanh niên nói chung, HS - SV nói riêng Sự hình thành tự ý thức làmột quá trình lâu dài trải qua các mức độ khác nhau ở thanh niên quá trình tự

ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng Thanh niên cónhu cầu tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm

về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình Chính điều này khiến các emquan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêngcủa mình

Sinh viên không chỉ đánh giá những cử chỉ riêng lẻ, từng thuộc tínhriêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong tổng thể cá nhân.Khi nhân cách phát triển ở mức tương đối cao các em xây dựng cho mình một

hệ thống quan điểm riêng mà khi đó sinh viên không chỉ hiểu về thế giớikhách quan mà còn cả những mối quan hệ với những người đồng trang lứa,mối quan hệ với những người hơn tuổi hay kém tuổi mình Tình bạn trong lứatuổi này rất bền vững và có thể kéo dài suốt cả cuộc đời Trong quan hệ namnữ: Tình cảm của sinh viên được tích cực hoá rõ rệt Nhu cầu về bạn bè khácgiới được tăng cường và xuất hiện tình yêu đôi lứa khá mạnh mẽ ở phần lớntrong sinh viên Tình yêu cũng là nguồn động viên trong học tập và rèn luyệncho sinh viên nhưng đôi khi tình yêu chiếm quá nhiều thời gian của họ vàmang lại những hiệu quả tiêu cực đến qúa trình học tập của sinh viên

1.4.5 Đặc điểm về thể chất.

Lứu tuổi sinh viên cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộphận trong cơ thể vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhưng với tốc độchậm dần, chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động củacác hệ thống, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển cao hơn Ở lứutuổi này sự phát triển diễn ra chủ yếu theo chiều ngang, chiều cao cũng pháttriển nhưng ở mức độ rất thấp Sự phát triển giới tính nam và nữ đã hoàn thiện

Trang 12

ở mức độ cao Trong giai đoạn này các cơ quan phân tích vận động phát triểnmạnh mẽ cùng với sự phát triển năng lực, khả năng phối hợp vận động đảmbảo cho sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực ở mức độ cao.

1.5 Một số nghiên cứu khoa học về lĩnh vực GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng.

Vấn đề đào tạo con người mới phục vụ nền kinh tế tri thức đã và đang

là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội Trong những năm qua đã có nhiều côngtrình nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC nhằm tìm ra những giải pháp tối

ưu để nâng cao chất lượng công tác này cho sinh viên các trường Đại học,Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, đó là các đề tài:

- “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tácgiáo dục thể chất ở học viện Kỹ Thuật quân sự” Luận văn thạc sỹ giáo dụchọc của tác giả Đỗ Nghĩa Quân

Đề tài đã đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác GDTCcủa học viện Kỹ Thuật quân sự: Nội dung giảng dạy, phương pháp tổ chứcquá trình GDTC, thực trạng công tác cán bộ, tổ chức quản lý, thực trạngphong trào thể thao ngoại khoá … đề tài đã đưa ra những giải pháp phù hợpnhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của học viện kỹ Thuật quân sự:

+ Nâng cao nhận thức về lợi ích, tác dụng của công tác GDTC vàTDTT trong đội ngũ học viên

+ Củng cố và kiện toàn công tác cán bộ, giáo viên TDTT

+ Khai thác tối đa CSVC, dụng cụ sân bãi tập luyện sẵn có của nhàtrường

- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thểchất cho học sinh trường Trung học Giao thông vận tải TW I” Luận văn thạc

sỹ giáo dục học của tác giả Nguyễn Duy Linh

Trang 13

Đề tài cũng đã khái quát được những khó khăn trong công tác GDTCcủa trường trung học giao thông vận tải TW I và đề ra những biện pháp manglại hiệu quả cao cho công tác GDTC của nhà trường như:

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục

+ Cải tiến chương trình học tập

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập cho sinhviên

- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thểchất cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệpđại học Thể dục thể thao của tác giả Đỗ Thị Hoa

Đề tài cũng nêu ra những vấn đề về thực trạng CSVC, thực trạng độingũ cán bộ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy của nhà trường, các hoạtđộng ngoại khoá từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tácGDTC của trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh và đề ra một số giải phápnhư:

+ Tổ chức tuyên truyền động viên nhận thức về vai trò công tác GDTCtrong nhà trường

+ Cải tiến phương pháp GDTC cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên+ Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý TDTT trong nhà trường

Nhìn chung các đề tài đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ mà đề tài đặt

ra trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC song đặc thù của mỗingành nghề mà sinh viên ra trường làm việc là hoàn toàn khác nhau Nhữngcông trình ấy chỉ có ý nghĩa với một vài trường nhất định vì vậy mà các đề tàichỉ có ý nghĩa tương đối với nhau Không có một đề tài nào có thể áp dụngvào nhiều trường do có những điều kiện cụ thể của từng trường là khác nhau.Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũcán bộ, kỹ Thuật viên cho nghành khai thác mỏ ở nước ta, và việc tăng cường

Trang 14

rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên trường là một yếu tố hết sức cần thiết vàquan trọng Từ thực tế trên, trong điều kiện cho phép chúng tôi muốn góp mộtphần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP

VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết banhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của

trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Nhiệm vụ 2: Đề xuất và lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao

chất lượng Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Nhiệm vụ 3: Ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học

thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Trang 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sửdụng các phương pháp sau:

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình làm đềtài trên cơ sở khảo sát những tài liệu khoa học lý luận chung: Lý luận vàphương pháp giáo dục thể chất, một số văn kiện chỉ thị của đảng và nhà nước

về công tác TDTT trong nhà trường, các luận án thạc sỹ khoa học, các tạp chísách báo… nhằm mục đích làm rõ sự quan tâm của đẩng và nhà nước đối vớicông tác TDTT trong các nhà trường hiện nay cùng nhiều vấn đề có liên quan

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi sử dụng phiếu phỏng vấn ( phụ lục 1) với 45 giáo viên và cán

bộ TDTT có chuyên môn trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ nhằm lựa chọn một

số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viêntrường

Kết quả phỏng vấn sẽ là cơ sở để từ đó lựa chọn ra những biện phápphù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm.

Để kết quả nghiên cứu được tốt hơn, chúng tôi sử dụng phương phápQuan sát sư phạm, quan sát thực tế 12 giờ học của sinh viên trường Cao đẳng

Kỹ Thuật Mỏ, Quá trình quan sát nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu lànhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, quan sát phương pháp giảng dạy củagiáo viên, tình trạng CSVC phục vụ công tác GDTC nhằm rút ra những thông

tin thực tế, chính xác và cần thiết trong việc đánh giá qua đó lựa chọn một số

biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng

Kỹ Thuật Mỏ

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Trang 16

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá một cách chính xácchất lượng Giáo dục thể chất và các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằmnâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng KỹThuật Mỏ thông qua các Test đã được lựa chọn.

Quá trình kiểm tra sư phạm được ứng dụng trên cả hai nhóm thựcnghiệm và nhóm đối chứng Kết quả kiểm tra sẽ là số liệu nhằm đánh giá hiệuquả các biện pháp mà đề tài đã đề xuất

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giáhiệu quả các biện pháp đã đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chấtcho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tháng từ tháng 10/ 2007đến tháng 02/ 2008 tại trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ:

Nội dung thực nghiệm: Nhóm đối chứng thực hiện theo phương pháphọc của nhà trường đang áp dụng Nhóm thực nghiệm được thực hiện theocác biện pháp mà đề tài đã đề xuất Thực nghiệm được tiến hành theo hìnhthức thực nghiệm song song với mục đính chứng minh lợi ích, hiệu quả củacác biện pháp mà đề tài đề xuất

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê.

Trong nghiên cứu khoa học luôn có những nguồn thông tin bằng sốliệu Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm sử lý nguồn số liệu thu đượctrong quá trình làm đề tài Tham số được sử dụng trong đề tài:x

Trang 17

x: Số trung bình cộng

2.3 Tổ chức nghiên cứu.

2.3.1 Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 04/ 2008 và chia làm

3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 01/ 2007: Xác định

tên đề tài, hoàn chỉnh và bảo vệ đề cương

- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tháng 01/ 2007 đến tháng 10/ 2007: Giải

quyết nhiệm vụ một của đề tài

- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tháng 10/ 2007 đến tháng 04/ 2008: Giải

quyết nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 3 của đề tài, chỉnh sửa và hoàn tất luận văn

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Là các biện pháp mà đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng côngtác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

2.3.3 Địa điểm nghiên cứu:

Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại:

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

- Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh

Trang 18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1 Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo rađội ngũ cán bộ, kỹ Thuật viên cho ngành khai thác mỏ ở nước ta Tuy cònnhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên nhưng được quantâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của cán bộ các cấp nhà trường nênnhà trường đã có sự phát triển đáng kể Số lượng và chất lượng công tác đàotạo được tăng nên Mặc dù chất lượng đào tạo chuyên môn của trường đãphần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội song chất lượng GDTCcủa nhà trường lại là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn Chủ yếu ở

Trang 19

đây là điều kiện CSVC, trang thiết bị dụng cụ chưa đáp ứng đủ, trình độ củagiáo viên thể dục của trường còn nhiều hạn chế, chính những điều này ảnhhưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC của nhà trường.

Để đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật

Mỏ trước hết phải xác định các yếu tố chính chi phối hiệu quả công tácGDTC và đánh giá thực trạng các yếu tố này để tìm ra các ưu điểm và tồn tại

từ đó có cơ sở nghiên cứu và ứng dụng những biện pháp mới vào nhằm nângcao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ

Qua phân tích tổng hợp tư liệu lý luận và phương pháp GDTC cùng cáctài liệu khác và đánh giá thực trạng công tác GDTC của nhà trường đề tài đãxác định được một số yếu tố cơ bản chi phối tới công tác GDTC của sinh viêntrường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ như sau:

- Đội ngũ cán bộ giáo viên

- Trang thiết bị CSVC phục vụ cho công tác GDTC

- Công tác tiến hành giảng dạy nội khoá TDTT trong nhà trường

Ngoài những yếu tố kể trên còn có những yếu tố khác chi phối tới hiệuquả công tác GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ song vì điềukiện thời gian có hạn nên ở đề tài này không đề cập đến

3.1.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên.

Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTCnói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng Chất lượng giảng dạytốt hay xấu, học sinh có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy khôngchỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạođức và tư duy cho học sinh để học sinh có thể hiểu một cách toàn diện và trởthành con người mới có ích cho xã hội

Trang 20

Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường Cao đẳng

Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi thu được kết qủa thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

Giới tính

Thâm niên (x ) (năm)

Tải trọng (

x) (Giờ/ Tuần)

Trên ĐH

ĐH chính quy

ĐH tại chức

Tỷ

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số giáo viên dạy thể dục của trường là 04

và tỷ lệ GV/ SV là 1/ 628 Trong số 04 GV không có giáo viên nào có trình

độ trên đại học, có 01 giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, 01 giáo viên cótrình độ đại học tại chức và 02 giáo viên có trình độ cao đẳng Đội ngũ GVcủa trường có những kiến thức lý luận và thực tiễn nhất định về TDTT do vậyhọc có thể truyền thụ cho sinh viên những kiến thức về TDTT Tuy nhiên dotrình độ còn hạn chế( 75% có trình độ cao đẳng và tại chức) đồng thời tảitrọng của giáo viên trường còn ở mức cao( trung bình là 27 giờ/ tuần, chưatính các giờ học lại và thi lại của sinh viên) do vậy ảnh hưởng chất lượngGDTC

3.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

CSVC phục vụ tập luyện giữ một vai trò rất quan trọng, nó không thểthiếu được trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC, là điều kiện trựctiếp phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện của giáo viên và học sinh.CSVC đầy đủ thì công tác GDTC mới đảm bảo chất lượng, cụ thể sân bãi

Trang 21

dụng cụ tập luyện có chất lượng sẽ gây hứng thú cao cho cả sinh viên tậpluyện và người giáo viên giảng dạy Quá trình đánh giá thực trạng CSVCphục vụ cho công tác GDTC được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của

trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

(của Trung Quốc)

(của Việt Nam)

Kết quả bảng 3.2 cho thấy CSVC sân bãi dụng cụ tập luyện của nhà

trường còn rất nhiều thiếu thốn về số lượng và kém về chất lượng, chưa đápứng được nhu cầu học tập của sinh viên

Mặc dù đã được Tỉnh uỷ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tưnâng cấp nhưng với số lượng sinh viên ngày càng đông như hiện nay nhàtrường con thiếu thốn rất nhiều, sân bãi dụng cụ không đảm bảm, diện tíchsân còn nhỏ, xà tập hoen gỉ, đường chạy là đường đi lại trong nhà trường, hốnhảy xa nhỏ hẹp và nông, lượng cát ít…

Tóm lại qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tácGDTC của nhà trường còn rất nhiều hạn chế nên phần nào đã gây ra ảnhhưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường

3.1.3 Thực trạng công tác giảng dạy môn thể dục.

Trang 22

Để đánh giá được chính xác và khách quan về công tác giảng dạy nộikhoá của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, chúng tôi đã tiến hành quan sát 12giờ học kết hợp với phỏng vấn đã rút ra được một số vấn đề sau.

3.1.3.1 Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏgồm hai phần: Lý thuyết và thực hành với tổng là 90 tiết được chia làm bahọc kỳ Mỗi học kỳ là 30 tiết tương ứng với 3 kỳ học là: Kỳ I, kỳ II và kỳ III

Số tiết học này được phân đều cho các tuần của mỗi kỳ và ở mỗi tuần có haitiết học

- Chương trình GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ở:

+ Học kỳ I: Gồm 15 tiết giành cho nội dung là chạy ngắn, và 15 tiết

chạy cự ly trung bình

+ Học kỳ II: Có 30 tiết với nội dung học tập bắt buộc là bóng bàn.

+ Học kỳ III: Có 30 tiết giành cho các nội dung tự chọn là cầu lông và

bóng chuyền

Bảng 3.3: Chương trình giảng dạy môn thể dục cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ.

TT Nội dung giảng dạy Học kỳ đối tượng Thời gian

5 Môn lựa chọn: Bóng chuyền; cầu

Theo Nghị định số 904/ĐH ngày 17/ 02/ 1994 của Bộ Giáo dục và Đàotạo, nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng bao

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị 112 CT/TW của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về công tác Thể dục thể thao trong những năm đổi mới -9 Hà Nội 09/ 05/ 1989 Khác
2. Pháp lệnh TDTT - NXB Chính trị Quốc gia tháng 10/ 2000 Khác
3. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của bác hồ - Đảng và nhà nước với thể dục thể thao. NXB TDTT 1981 Khác
4. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 1992 - NXB Chính trị Quốc gia Khác
5. Thông tư liên bộ giáo dục và đào tạo và tổng cục thể dục thể thao số 04-93 về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất học sinh, sinh viên ngày 17 tháng 09 năm 1993 Khác
7. Tập thể tác giả : Nhân lực trẻ- đào tạo và triển vọng- NXB Thanh niên 1999 Khác
8. Nghiêm Đình Vĩ, Nguyễn Đắc Hưng: Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài- NXB chính trị quốc gia 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ. Tổng - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ. Tổng (Trang 20)
Bảng 3.2: Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Bảng 3.2 Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của (Trang 21)
Bảng   3.3:   Chương   trình   giảng   dạy   môn   thể   dục   cho   sinh   viên  trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ. - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
ng 3.3: Chương trình giảng dạy môn thể dục cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ (Trang 22)
Bảng 3.4. Chương trình giảng dạy môn thể dục trong các trường  Đại học và Cao đẳng của Bộ GD - ĐT. - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Bảng 3.4. Chương trình giảng dạy môn thể dục trong các trường Đại học và Cao đẳng của Bộ GD - ĐT (Trang 23)
Bảng 3.5: Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ. - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Bảng 3.5 Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ (Trang 24)
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra thành tích hai nhóm thực nghiệm và  nhóm đối chứng của sinh viên năm thứ hai học kỳ I trường Cao đẳng Kỹ  Thuật Mỏ năm học 2007 - 2008 sau thực nghiệm. - “ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra thành tích hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của sinh viên năm thứ hai học kỳ I trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ năm học 2007 - 2008 sau thực nghiệm (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w