0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá 34 75.56 11 24

Một phần của tài liệu “ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT MỎ - ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH (Trang 32 -32 )

11 Đa dạng hoá hình thức và nội dung các hoạt động ngoại khóa. 09 20.00 36 80.00 12 Hình thành các hệ thống thi đấu thể thao trong nhà trường. 17 37.78 28 62.22

Kết quả bảng 3.7 trên cho thấy qua những biện pháp mà đề tài đã đưa ra được các cán bộ và giáo viên lựa chọn những biện pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho nhà trường(tỷ lệ trên 75% ) bao gồm:

Giải pháp 1: Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục nhằm giảm

tỷ lệ GV/ HS xuống khoảng 1/419 (93.33% ).

Hiện nay số giáo viên thể dục trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là 4 giáo viên trên tổng số 2490 sinh viên đang học tập môn thể dục, tỷ lệ giáo viên trên học sinh của trường còn ở mức cao( 1/ 628) do vậy giải pháp tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên cũng là giải pháp được 42/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn đồng ý. Việc tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên sẽ làm giảm tình trạng dạy học quá tải cho các giáo viên tham gia giảng dạy xuống còn 20 tiết/ tuần( chưa tính thời gian học lại và thi lại của sinh viên).

Giải pháp 2: Đầu tư, mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc

học và dạy môn thể dục như: Sân bóng rổ, sân bóng đá, bàn bóng bàn, lưới cầu lông, xà đơn, xà kép… (80%).

Thực trạng CSVC luôn là vấn đề với rất nhiều các trường đại học, cao đẳng và điều đó cũng là vấn đề đối với trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ( như đã trình bày ở bảng 3.2 mục 3.1.2). Chính điều này cũng đã được 36/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn đồng tình với giải pháp mà đề tài đã đưa ra.Trong giải pháp này những việc mà nhà trường cần phải thực hiện đó là:

- Tăng kinh phí cho việc quy hoạch lại khuôn viên của nhà trường nhằm tận dụng tốt những CSVC sẵn có của nhà trường và tạo khoảng trống cho sinh viên tập luyện.

- Đầu tư mua sắm, xây dựng sân bãi dụng cụ tập luyện phục vụ cho quá trình dạy và học môn thể dục.

- Sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị đang còn có thể sử dụng hiện có của nhà trường.

Giải pháp 3: Đảm bảo chế độ, chính sách tập huấn, bồi dưỡng về

chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thể dục(84.44% ).

Chính sách lương bổng, các chính sách phụ cấp, các chế độ đối với cán bộ giáo viên được cử đi học các lớp chuyên tu, tại chức, các lớp hoàn thiện… được đảm bảo sẽ giúp các cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc hơn.

Sự hạn chế về trình độ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến công tác GDTC của nhà trường còn nhiều hạn chế do vậy việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên được sự đồng ý của 38/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng ván. Các hình thức đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên như:

- Cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do sở GD - ĐT phối hợp với sở TDTT tổ chức.

- Cử cán bộ giáo viên tham dự các lớp đại học tại chức, chuyên tu, hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và hoàn thiện kiến thức về thể thao.

Giải pháp 4: Cải tiến nội dung chương trình môn học(80% ).

Chương trình môn học của trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ chưa phù hợp với nội dung chương trình của Bộ GD - ĐT đưa ra. Ngoài chương trình giảng dạy hiện tại của nhà trường chúng tôi xin đưa vào một số bài tập thể dục nghề nghiệp cho sinh viên nhà trường như: Các bài tập mang vác vật nặng, các bài tập vượt chướng ngại vật

* 4 giải pháp nêu trên( Từ giải pháp 1 đến giải pháp 4) phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan vì vậy chúng tôi lựa chọn giải pháp 5: Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá là yếu tố thực nghiệm.

Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá

như: Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy giờ học nội khoá (75.56%).

Quá trình giảng dạy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tuy nhiên giải pháp cải tiến phương pháp tổ chức giờ học nội khóa vẫn được 34/ 45 cán bộ giáo viên tham gia phỏng vấn lựa chọn. Việc cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá được thực hiện tốt sẽ là giải pháp mang lại tính khả thi cho việc nâng cao chất lượng công tác GDTC. Việc cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá được thực hiện tốt sẽ là giải pháp mang lại tính khả thi cho việc nâng cao chất lượng công tác GDTC. Trong đề tài này chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá, xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý nhằm tăng mật độ chung và mật độ vận động của buổi học, tăng số giáo viên tham gia giảng dạy trong một tiết học…

3.3. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ. giờ học thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

3.3.1. Tiến hành thực nghiệm.

Với mục đích nâng cao chất lượng công tác GDTC và chứng minh tính hiệu quả của các giải pháp nêu trên. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 4 tháng: Từ tháng 10/ 2007 đến tháng 02/ 2008 theo hình thức thực nghiệm song song trên đối tượng sinh viên sinh viên năm thứ hai(89 sinh viên) học kỳ I năm học 2007 - 2008 như sau:

- Nhóm đối chứng: Gồm 23 sinh viên tập môn cầu lông và 21 sinh viên tập môn bóng chuyền.

- Nhóm thực nghiệm: Gồm 22 sinh viên tập môn cầu lông và 23 sinh viên tập môn bóng chuyền.

Để nâng cao hiệu quả giờ học chúng tôi tiến hành áp dụng một số biện pháp sau:

+ Tăng cường 2 giáo viên giảng dạy trên một lớp học.

+ Phương pháp tổ chức giờ học: Phương pháp tập luyện theo nhóm, Phương pháp khởi động vòng tròn.

+ Tìm cán bộ TDTT cho mỗi nhóm: có nhiệm vụ giúp đỡ giáo viên tổ chức và quản lý hoạt động tập luyện trong nhóm của mình.

+ Xây dựng cấu trúc giờ học nhằm nâng cao mật độ chung và mật độ vận động của buổi học. Cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Cấu trúc giờ học TDTT cho sinh viên nhóm thực nghiệm trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.

TT Phần Thời gian( phút) %

1 Chuẩn bị 15 16.67

2 Cơ bản 70 77.78

3 Kết thúc 05 5.55

Tổng cộng 90 100

Bảng 3.8 cho thấy việc phân bổ thời gian cho các phần trong cấu trúc

giờ học đảm bảo viêc tăng cường thời gian cho phần cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. Ở phần chuẩn bị việc điểm danh cần hết sức khẩn trương thông qua các cán bộ lớp báo cáo còn ở phần kết thúc do lượng vận động là chưa cao nên việc thả lỏng có thể được sinh viên tự thực hiện.

Trong thời gian thực hiện chúng tôi rút ra một số nhận định như sau: - Sự thay đổi cấu trúc giờ học cho thấy rõ tính hợp lý trong việc phân phối thời gian cho các phần trong một giáo án. Thời gian cho phần chuẩn bị đảm bảo cho việc hoàn tất các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng của buổi học.

- Việc tăng cường 2 giáo viên giảng dạy trên một tiết học đã góp phần giảm tải cho các giáo viên và nâng cao mật độ chung và mật độ vận động

- Khởi động vòng tròn đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp giảm bớt thời gian cho phần khởi động và tăng cường thời gian cho phần cơ bản.

- Trong quá trình giảng dạy đã áp dụng hình thức tập luyện theo nhóm và tìm cán bộ TDTT cho mỗi nhóm đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao mật độ vận động của buổi học.

Từ tất cả những nhận định trên cho phép chúng tôi nâng cao chất lượng giờ học thể dục của nhà trường. Mật độ chung của buổi học đã đạt 92% và mật độ vận động đạt 67%

Một phần của tài liệu “ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT MỎ - ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH (Trang 32 -32 )

×