MỤC LỤC
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” và “Phát triển khoa học, công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tuy nhiên trong đánh giá kiểm điểm nhiệm kỳ khoá IX tại ĐH lần thứ X của Đảng cũng đã chỉ ra mặt yếu kém của giáo dục đào tạo: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu.
Đảng ta đã xác định: “ giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó phải đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”(1) Nghị quyết 14 của bộ chính trị về cải cách giáo dục nhấn mạnh: giáo dục phổ thông “ Có nhiệm vụ giáo dục cho học sinh đạt trình độ văn hoá phổ thông tương đối hoàn chỉnh, có năng lực làm các loại lao động phổ thông, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp, sẵn sàng đi vào học nghề và tăng gia lao động sản xuất, tham gia công tác xã hội hoặc học lên ”. Để nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường phổ thông, giáo dục ở cấp Trung học cơ sở với nhiệm vụ mà luật giáo dục dã ghi: “ Phải nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”, bậc học này có vị trí vô cùng quan trọng.
Nếu không có các giải pháp để phát triển giáo dục trung học cơ sở tạo nền móng vững chắc thì không thể nói đến tương lai của lớp người xây dựng và bảo vệ tổ quốc kế tiếp của lịch sử dân tộc. Mục tiêu của cấp Trung học cơ sở là hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản làm cơ sở để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống. Năng lực thích ứng với thay đổi trong thực tiễn để người học có thẻ tự chủ, tự lập trong lao động, trong cuộc sống và hoà nhịp với môi trường nghề nghiệp.
Trong những năm qua nhờ thực hiện nhiều chủ trường của Đảng và nhà nước về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường bằng nhiều chương trình mục tiêu như chương trình kiên cố hoá trường lớp học của chính phủ, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và bằng các nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài như WB, ADB; sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện trong việc thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cộng với sự vận dụng đúng đắn, có hiệu quả của các xã, thị trấn, toàn huyện đã đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 35 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện là động lực cơ bản trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục, từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, tất cả đều như một guồng máy làm việc có tính sáng tạo, thực tế phù hợp với từng địa phương, đơn vị, các trường đã có phong trào xây dựng “ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm ”, phong trào thi đua thầy dạy tốt, trò học tốt nở rộ khắp nơi, các hoạt động của thầy, của trò đã diễn ra sôi nổi, tạo không khí phấn khởi trong học tập ở các trường. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động mọi nguồn lực còn tiềm ẩn trong nhân dân, nhằm tăng cường vốn và quỹ đầu tư phát triển giáo dục một cách toàn diện, vững chắc cả về số lượng và chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học, đầu tư xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện tạo điều kiện cho học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Sự phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi phải được quán triệt sâu sắc trong mọi hoạt động giáo dục Trung học cơ sở với quá trình giáo dục từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến tổ chức giáo dục, để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương và cộng đồng. - Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, coi trọng cả ba mặt đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ, đánh giá và sử dụng. - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực, khơi dậy tiềm năng để phát triển giáo dục và xây dựng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ngoài công lập hoạt động.
Phải làm chuyển biến hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với giáo dục - đào tạo nói chung và trung học cơ sở nói riêng nhằm phát triển vững chắc giáo dục THCS trong thời gian tới. Để thực hiện được nhiệm vụ trên trong tình hình hiện nay phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ sở và các hoạt động giáo dục - đào tạo để đảm bảo giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng, phục vụ nhiệm vụ chính trị. Giáo dục - đào tạo phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các đề án phát triển giáo dục - đào tạo nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Song song với củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong trường học, cấp uỷ đảng các cấp cần chú trọng công tác bồi dưỡng kết nạp Đảng viên mới trong đội ngũ cán bộ giáo viên tiêu biểu, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của cấp uỷ Đảng các cấp, bỏi hiện nay tỷ lệ đảng viên trong ngành giáo dục còn quá thấp, mức chênh lệch giữ các vùng, miền, các cấp học còn lớn. Nhưng để công tác tiếp nhận, tuyển dụng và bố trí giáo viên được thực chất đi vào chiều sâu, căn cứ tuyển dụng phải coi trọng phẩm chất và năng lực giảng dạy của người giáo viên, khắc phục tình trạng chỉ dựa vào bằng cấp hoặc nể nang quen biết, cần tập trung xây dựng quy trình tiếp nhận và tuyển dụng phù hợp, khách quan, công bằng đúng đối tượng. Năm 2002, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 109/2002/QĐ-UB, năm 2006 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 86/2006/QĐ-UB về ban hành quy định đánh giá xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mặc dù quyết định này tập trung vào đánh giá, phân loại số giáo viên yếu kém nhưng nó đã góp phần rất lớn cho ngành Giáo dục trong công tác sàng lọc đội ngũ, đưa ra khỏi dây chuyền giảng.
Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là góp phần quan trọng cho việc đào tạo, phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất nước ta hiện nay. + Làm cho mọi người hiểu đúng “Xã hội hoá giáo dục” là một phương hướng lớn, có tính chiến lược lâu dài của Đảng, không nên coi đó là giải pháp tình thế và cũng không phải vì nghèo mà xã hội hoá giáo dục chỉ nhằm huy động sự đóng góp vật chất của xã hội thì chưa đủ mà xã hội hoá giáo dục là xã hội hoá cách làm giáo dục, huy động toàn dân chăm lo giáo dục: Như xây dựng trường lớp, giáo dục động viên tinh thần học tập, tạo môi trường giáo dục ….
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương nói riêng là một vấn đề lớn đòi hỏi không chỉ có sự nỗ lực của ngành giáo dục huyện nhà. - Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích” trong ngành giáo dục. Đổi mới hình thức thi cử, tăng cường công tác kiểm định chất lượng trong các trường học.