1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng

127 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 436 KB

Nội dung

bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh LÊ THị THAO ĐặC ĐIểM TIểU THUYếT MA VăN KHáNG chuyên ngành : lý luận văn học số : 60. 22. 32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN DƯƠNG Vinh - 2010 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một trong những cây bút văn xuôi sung sức của nền văn học Việt Nam đơng đại. Gần 50 năm cầm bút, Ma Văn Kháng đã sở hữu một gia tài khá đồ sộ và có giá trị: hơn 10 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm đợc trao giải thởng từ quốc gia cho đến khu vực. Ông là nhà văn có duyên với tiểu thuyết và đã có cố gắng lớn trong việc đổi mới t duy tiểu thuyết, tìm hớng đi trong sáng tạo nghệ thuật. 1.2. Ma Văn Kháng đã có tiểu thuyết đợc đa vào giảng dạy trong chơng trình môn Ngữ văn ở trờng phổ thông. Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở Trờng trung học phổ thông nên việc nghiên cứu về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trở thành một nhu cầu cần thiết, giúp cho chúng tôi có những hiểu biết sâu hơn về những tác phẩm văn học đợc đa vào chơng trình Ngữ văn ở bậc học này. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng giúp chúng tôi có cái nhìn đối sánh trong tiếp nhận, giảng dạy cũng nh nghiên cứu tác phẩm của những nhà văn khác trong chơng trình bậc phổ thông đạt hiệu quả cao. 1.3. Theo khảo sát của chúng tôi, trong quá trình tìm hiểu, đánh giá sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng, các nhà nghiên cứu thờng nghiêng về việc khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật ở thể loại truyện ngắn, còn mảng tiểu thuyết của ông dờng nh cha đợc quan tâm đúng mức. Những nhận định có tính khái quát, công bằng về những đóng góp của Ma Văn Kháng ở nhóm tác phẩm tiểu thuyết cha tơng xứng với thành công trong sáng tác tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng viết thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông nhận đợc nhiều ý kiến đánh giá phê bình. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi phân loại những bài nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng theo hai khuynh hớng. 2 2.1. Những bài nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng theo từng tác phẩm Về tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè, Trần Đăng Xuyền trong bài Đọc Đồng bạc trắng hoa xoè đăng trên báo Văn nghệ, số 49-1997, đánh giá thành công của tác phẩm qua việc tái hiện lịch sử của Lào Cai () Có những cảnh viết sinh động, có những nhân vật đợc xây dựng công phu [82]. Nghiêm Đa Văn trong bài viết Chiều sâu một vùng đất biên giới, đăng trên báo Tiền phong, số 2687, ra ngày 17/09/1979 nhận xét tổng quát: Ma Văn Kháng đã dựng lại trong Đồng bạc trắng hoa xòe bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng hình tợng sinh động cụ thể. Điều này hiếm thấy trong các tác phẩm viết về vùng cao () Ma Văn Kháng đã huy động đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau () nhiều nhân vật đợc khắc họa có số phận đầy đặn, rõ ràng. Đồng bạc trắng hoa xòe là một cái mốc bên đờng đánh dấu sự vơn lên của ông từ thể loại nhỏ đến tiểu thuyết quy mô có tầm sử thi [83]. Qua một vài ý kiến đánh giá nói trên, chúng tôi nhận thấy các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao giá trị của Đồng bạc trắng hoa xòe. Vùng biên ải in năm 1983, là sự nối tiếp Đồng bạc trắng hoa xòe, đợc Trần Đăng Xuyền trong bài viết Cuộc chiến tranh tiểu phỉ ở Vùng biên ải nhận định: Thành công đáng kể của Vùng biên ải là đã thể hiện đợc bản sắc độc đáo của con ngời Mông [80]. Trên báo Văn nghệ, số 35-1984, trong bài viết Đọc Vùng biên ải, Lê Thành Nghị chú ý đến phơng diện nội dung, Trần Bảo Hng trong Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Vùng biên ải lại chú ý đến tính chất giàu sự kiện biến cố đồng thời đánh giá cao khả năng xây dựng nhân vật của nhà văn. Cũng theo khuynh hớng trên, Đỗ Ngọc Thạch trong bài Đọc Vùng biên ải đăng trên Báo Văn học, số 2-1985, cho rằng: Vùng biên ải đã xây dựng số l- ợng khá lớn tuyến nhân vật chính diện và nhân vật quần chúng, trờng hấp dẫn của tác phẩm không phải ở sự kiện ở chiều sâu tâm lí nhân vật [73]. Đến tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn của Ma Văn Kháng đánh dấu sự vợt trội trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông đợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình chú ý đến. Một số bài viết tìm hiểu đánh giá về tác phẩm này đều tỏ ra khách quan 3 khi coi tác phẩm là một thành công xuất sắc của Ma Văn Kháng ở đề tài dân tộc miền núi. Trên Tạp chí Sách, số 28, tháng 1-2002, nhà nghiên cứu phê bình Trần Tế, tác giả bài viết Một vài cảm nhận sau khi đọc Gặp gỡ ở La Pan Tẩn của nhà văn Ma Văn Kháng, nhận định: Toàn bộ những vấn đề phức tạp ở vùng cao, không riêng gì giáo dục đã đợc ngòi bút Ma Văn Kháng mô tả khá tỉ mỉ, sinh động (). Yếu tố ảo bay bổng, lãng mạn, đan xen trong hiện thực xô bồ phức nhiễu đã làm cho mạch truyện thêm uyển chuyển, hấp dẫn [69]. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong lời giới thiệu Tiểu thuyết về đề tài Dân tộc - miền núi của Ma Văn Kháng, nhận xét chung về ba tiểu thuyết này nh sau: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn đặt nối tiếp nhau thành một chùm tiểu thuyết độc đáo làm sáng lên bức tranh lịch sử xã hội, hào hùng, bi thơng của một vùng miền núi phía Tây Bắc chống Pháp đến thời kỳ đầu xây dựng trong hoà bình và chống Mĩ cứu nớc [77]. Trong bài Về một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi, nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đánh giá tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: "Nếu xét tính cách nhân vật nh một đặc điểm quan trọng tạo máu thịt cho tác phẩm thì ở tiểu thuyết miền núi, yêu cầu ấy ngày càng phải đợc chi tiết hóa một cách nghiêm ngặt [68]. Ma Văn Kháng không chỉ là nhà văn của vùng biên ải, tài năng của ông thực sự nở rộ khi một loạt tiểu thuyết về đề tài đô thị xuất hiện: Ma mùa hạ, Mùa lá rụng trong vờn, Đám cới không có giấy giá thú, Chó bi đời lu lạc, Ng- ợc dòng nớc lũ Một loạt tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã làm sôi động không khí văn học đơng thời và thu hút nhiều cây bút nghiên cứu văn học phê bình. Tiểu thuyết Ma mùa hạ nhận đợc khá nhiều ý kiến đánh giá u ái. Nguyễn Thái Vận trong bài Đọc Ma mùa hạ của Ma Văn Kháng đăng trên Báo Lao động, số 37-1982, cho rằng: Ma mùa hạ cuốn hút ngời đọc không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn, ở những tính cách nhân vật sắc nét, hay ở những trang miêu tả kỳ thú, những nhận xét triết lý sâu sắc và đúng chỗ, trớc hết tác phẩm đã gợi 4 đợc một vấn đề bức thiết của ngày hôm nay . Tuy còn hạn chế về tầm vóc lý t- ởng của nhân vật so với chủ đề có tính chất hùng tráng, Ma mùa hạ là một năng lực nắm bắt thực tế dồi dào [84]. Cũng trong bài viết Đọc Ma mùa hạ, tác giả Trần Cơng có ý kiến khác: Ma mùa hạ đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là thời kỳ hiện tại chúng ta đang sống, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những cuộc đấu tranh tuy không có súng gơm nhng rõ ràng gai góc, căng thẳng và quyết liệt. Trần Đăng Xuyền, trong bài viết Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, đăng trên báo Văn nghệ, số 15 - 1979, nhận xét: Giá trị của Ma mùa hạ không chỉ là chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực chủ yếu là xây dựng cách nhìn, thái độ đúng đắn trớc những cái xấu, những cái ngáng trở bớc đi lên chủ nghĩa xã hội [79]. Bài viết Đọc Ma mùa hạ đăng trên báo Văn nghệ, số 154, tháng 9-1983, nhà văn Tô Hoài nhận xét: Ma mùa hạ với chủ đề đợc đặt ra, đợc giải quyết thực tế và hiện thực trực tiếp từ cuộc sống trớc mắt. Sức sáng tạo của Ma Văn Kháng đã thực sự tham gia chiến đấu trong cuộc sống xã hội đang sôi nổi, giữ bớc chuyển hoá lên chủ nghĩa xã hội trên khắp đất nớc, con ngời. Ma mùa hạ là toàn cảnh xã hội hiện nay đợc thu nhỏ lại vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú ( .). ở M- a mùa hạ, Ma Văn Kháng chứng tỏ tài năng thể hiện đợc những chi tiết độc đáo trong miêu tả ngời, quang cảnh và nội tâm [16]. Năm 1985, Câu lạc bộ Báo Ngời Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức hội thảo bàn tròn quanh tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vờn của Ma Văn Kháng. Nhiều ý kiến đánh giá cao giá trị t tởng của tác phẩm. Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng Mùa lá rụng trong vờn biểu hiện cho xu thế văn học đang vơn tới những vấn đề cốt lõi [64]. Hoàng Kim Quy nhận thấy tác giả Mùa lá rụng trong vờn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của từng gia đình với mọi nhà, suy nghĩ về những vấn đề khẩn thiết đang đặt ra cho mỗi con ngời [64]. Trần Đăng Xuyền cho rằng: Mùa lá rụng trong vờn chủ yếu mô tả sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ hiện nay [64]. Ông cũng đánh giá cao lòng nhân ái, thái độ bao dung của tác giả: Viết Mùa lá rụng trong vờn, 5 Ma Văn Kháng đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con ngời trong thời kỳ khó khăn, phức tạp hiện nay. Nhà văn cảm thông với những lo toan vất vả trăm bề của ngời phụ nữ, đồng thời có tình, có lý khi phân tích những thiếu sót, sai lầm của họ [64]. Vân Thanh xem Mùa lá rụng trong vờn là một tiếng nói của tác giả trớc hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi ngời đối với cuộc sống và cuộc sống dành cho mỗi ngời [64]. Ngoài ra, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vờn đợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến. Bài Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vờn, Nguyễn Văn Lu phát hiện: Mùa lá rụng trong vờn đem lại một nhận thức mới cấp bách. Nó đi đợc vào dòng chính của đời sống của sự sáng tạo văn học [54]. Nhà văn nói đợc những vấn đề bức thiết của cơ chế kinh tế - xã hội cũng nh đi sâu vào lòng ngời, khám phá cơ chế đời sống tinh thần, cơ chế tâm lý và đạo đức của con ngời, phản ánh những vấn đề vừa bản chất vừa cấp thiết của đời sống tham gia tích cực vào công việc giải quyết đời sống [54]. Trần Bảo Hng trong bài Mùa lá rụng trong vờn và những vấn đề của cuộc sống gia đình hôm nay cho rằng: Qua Mùa lá rụng trong vờn Ma Văn Kháng muốn đề cập đến hai vấn đề lớn: truyền thống văn hoá dân tộc và truyền thống nếp sống của gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong xã hội mới. Giữ vững tất cả sẽ không tránh khỏi đổ vỡ, sứt mẻ nhng muốn thoát ly truyền thống, phá vỡ tất cả nhất định sẽ dẫn tới bi kịch [20]. Trong Báo cáo tổng kết về tặng thởng văn xuôi năm 1985, nhà văn Bùi Hiển đánh giá một cách toàn diện những thành công và hạn chế của tác phẩm: "Với tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vờn, Ma Văn Kháng thẳng thắn, mạnh bạo đề cập một số vấn đề xã hội đang đặt ra trong một gia đình . Ngòi bút tác giả phanh phui một cách vừa tỉnh táo vừa da diết quá trình sa đọa t tởng, nhân cách và lối sống của một vài trờng hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin tởng, u ái đối với những con ngời trung thực, thẳng thắn và giữ đợc lý tởng cao đẹp xã hội, truyền thống dân tộc thuần hậu, vững bền[15]. Nhìn chung, cuộc thảo luận đã chỉ ra đợc những mặt thành công cũng nh hạn chế của tác phẩm. 6 Khi nghiên cứu về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, Phong Lê trong bài viết Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời nhận thấy: Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ; cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, với sự bất bình và khát vọng bao trùm và khát vọng dân chủ; cũng đồng thời cho ta sự gắn nối với văn mạch truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình yêu thơng con ngời [52]. Lã Thị Bắc Lý trong bài viết Đọc sách Chó Bi, đời lu lạc đăng trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 6, năm 1997 nhận xét: Cuốn sách tạo nên sự kỳ thú cho văn học thiếu nhi bởi Sức hút tự thân của nó. Ngời đọc có thể nhận ra chó Bi không chỉ là sự lắp ghép, thêm thắt vào gia đình chính thức đã hòa nhập, cùng đồng hành, chia sẻ với hoàn cảnh éo le, cô đơn của gia đình bé Toản [56]. Tiếp theo đó, tiểu thuyết Đám cới không có giấy giá thú cũng đợc đa ra thảo luận ở Báo Văn nghệ, số 6, năm 1990. Trong cuộc thảo luận, giáo s Phan Cự Đệ cho rằng: Đám c ới không có giấy giá thú đã nói về cái bi kịch vỡ mộng của một bữa tiệc dang dở, một đám cới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ đó một cách rất tâm huyết, với tất cả suy nghĩ, trăn trở, niềm khát vọng và nỗi đau của một nhà văn trớc thời cuộc, trớc tình trạng xuống cấp về trình độ t duy và phẩm chất đạo đức ngay trong một số ngời tự cho mình là cán bộ lãnh đạo, là trí thức hoặc kỹ s tâm hồn [65]. Xuân Thiều nghiên cứu sâu nhân vật trong tiểu thuyết Đám cới không có giấy giá thú, nhận xét: Nhân vật Tự là một ngời trí thức đầy bi kịch, suốt đời thất bại. Ngời viết còn bộc lộ: Tôi thích cuốn sách này, một cuốn sách nhiều trăn trở nhng thiện chí [65]. Hồ Anh Thái, trong bài Ma Văn Kháng - Ngợc dòng nớc lũ, nhận xét: Cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tình. Tập Trăng soi sân nhỏ, bắt đầu triệu chứng rồi trở nên đậm đặc ở Ngợc dòng nớc lũ. Dờng nh tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mu chớc công chức hành chính ở đây. Văn chơng cũng bị đuổi theo cảm hứng phê phán rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn [73]. 7 2.2. Những bài nghiên cứu mang tính tổng quan về tiểu thuyết Ma Văn Kháng Ngoài những bài viết đề cập đến từng tiểu thuyết riêng lẻ, chúng tôi cũng khảo sát những bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu những vấn đề về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Bài viết T duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ, khảo sát các sáng tác của Ma Văn Kháng trên hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, nhận định: vào đầu những năm 80 các sáng tác của Ma Văn Kháng đã chuyển từ "cái nhìn sử thi" sang "cái nhìn tiểu thuyết". Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Phơng Thảo với đề tài Những nhân vật trí thức với sự đổi mới t duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 đã đánh giá thành công của Ma Văn Kháng trong sự chuyển hớng đề tài, đổi mới t duy nghệ thuật. Trong Luận văn Thạc sỹ Cảm hứng nghệ thuật gắn với nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài dân tộc - miền núi của Ma Văn Kháng, tác giả Dơng Thị Thanh Hơng phân tích đánh giá những thành công của Ma Văn Kháng ở mảng đề tài về miền núi. Lê Văn Chính nghiên cứu sâu mảng tiểu thuyết đô thị với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng. Tác giả Bùi Thanh Hơng trong đề tài Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng khảo sát và nghiên cứu vấn đề cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết viết về cuộc sống ở thành thị thời hậu chiến. Nhìn chung các bài viết, luận văn, luận án vừa liệt kê trên tuy không nghiên cứu đặc điểm của tiểu thuyết Ma Văn Kháng một cách chuyên sâu và có hệ thống nhng ít nhiều có đề cập đến vấn đề đề tài chúng tôi quan tâm. Bài viết Trữ lợng Ma Văn Kháng đăng trên Báo Văn nghệ, số 20, 21 tháng 5 năm 2005, nhà nghiên cứu Phong Lê có cái nhìn bao quát về sáng tác của Ma Văn Kháng. Ông chỉ ra cơ sở kinh tế, xã hội tác động sâu sắc đến vận mệnh của ngời trí thức Việt Nam trong thập niên cuối của thế kỉ XX và đề cập đến thế giới nhân vật phong phú, sinh động trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhìn chung, các bài viết và công trình khoa học chỉ mới nghiên cứu từng vấn đề riêng lẻ về tiểu thuyết. Các đánh giá toàn diện, có hệ thống về đặc điểm 8 tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vẫn đang còn để ngỏ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của ngời đi trớc là định hớng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi t liệu khảo sát 3.1. Đối tợng nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng 3.2. Phạm vi t liệu khảo sát 3.2.1. Luận văn tập trung khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, gồm các tác phẩm: Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Ma mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Trăng non (1984), Mùa lá rụng trong vờn (1985), Đám cới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi đời lu lạc (1999), Ngợc dòng nớc lũ (1999), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001), Một mình một ngựa (2009). 3.2.2. Bên cạnh và cùng với việc khảo sát mảng tiểu thuyết, luận văn còn khảo sát mảng truyện ngắn, hồi ký của Ma Văn Kháng nhằm hiểu rõ và sâu hơn đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cũng nh toàn bộ sáng tác của nhà văn này. 4. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn nhằm tìm hiểu: 4.1. Tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng. 4.2. Những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng trên một số yếu tố thuộc bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu nh: Phơng pháp loại hình Phơng pháp hệ thống phân loại Phơng pháp phân tích, tổng hợp Phơng pháp so sánh, đối chiếu 6. Cấu trúc luận văn 9 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đợc triển khai trong ba chơng: Chơng 1. Tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng Chơng 2. Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện trên một số yếu tố thuộc bình diện nội dung Chơng 3. Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện trên một số yếu tố thuộc bình diện nghệ thuật 10 . trong đó có Ma Văn Kháng. 1.2. Ma Văn Kháng - Tiểu sử và hành trình sáng tạo văn học 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng Nhà văn Ma Văn Kháng (tên khai. Ma Văn Kháng Chơng 2. Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện trên một số yếu tố thuộc bình diện nội dung Chơng 3. Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w