Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
691,16 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ NGỌC KIM ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT MA TRƢỜNG NGUYÊN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thủy Nguyên Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Ngọc Kim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Thủy Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Trường Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lộc Bình, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Ngọc Kim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Bố cục của luận văn 7 Phần nội dung 8 Chương 1: Văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 8 1.1. Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 8 1.1.1. Sự phát triển lực lượng sáng tác văn xuôi dân tộc thiểu số 8 1.1.2. Sự phát triển trên các phương diện đề tài, chủ đề của văn xuôi các dân tộc thiểu số 11 1.1.3. Đặc điểm cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ văn xuôi dân tộc thiểu số 15 1.1.3.1. Đặc điểm cốt truyện 15 1.1.3.2. Đặc điểm nhân vật 17 1.1.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ 20 1.2. Nhà văn Ma Trường Nguyên - cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác 22 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người nhà văn Ma Trường Nguyên 22 1.2.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Trường Nguyên 23 Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 28 2.1. Một số khái niệm liên quan 28 2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 28 2.1.2. Khái niệm cảm hứng chủ đạo 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2. Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 30 2.2.1. Cảm hứng về hiện thực cuộc sống và văn hóa miền núi 30 2.2.1.1. Cuộc sống cũ nghèo khổ, nhiều đau thương 30 2.2.1.2. Cuộc đấu tranh xây dựng cuộc sống mới, xóa bỏ lối sống lạc hậu 32 2.2.1.3. Văn hóa miền núi với những phong tục, tập quán, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc 36 2.2.2. Cảm hứng nhân đạo hướng về con người miền núi 43 2.2.2.1. Cảm thương với những số phận bi kịch của con người miền núi 43 2.2.2.2. Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi 48 2.2.2.3. Phê phán những cái xấu, cái ác trong đời sống 53 2.2.2.4. Trân trọng những khát vọng tự do trong tình yêu của con người miền núi 56 2.2.3. Cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi 59 Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 64 3.1. Cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện ……………………………………… 64 3.1.1. Cốt truyện 64 3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện 70 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 74 3.2.1. Khái niệm nhân vật văn học 74 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 75 3.2.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình 76 3.2.2.2. Khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm 79 3.2.2.3. Khắc họa nhân vật qua các tình huống thử thách 83 3.3. Nghệ thuật ngôn từ 87 3.3.1. Sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi 88 3.3.2. Câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi 91 3.3.3. Thủ pháp so sánh ví von giàu hình ảnh 93 Kết luận 98 Thƣ mục tài liệu tham khảo 101 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Cùng với văn học dân tộc Kinh, “văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào công cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[32]. Trải qua hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, văn học dân tộc thiểu số Việt Nam đã thực sự trở thành một bộ phận khăng khít, độc đáo, đặc sắc và có đóng góp lớn, tạo nên diện mạo chung của nền văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm văn học dân tộc thiểu số đã giành được những giải thưởng cao, được dư luận xã hội quan tâm và đón nhận. 1.2. Ma Trường Nguyên là một nhà văn người dân tộc thiểu số. Miệt mài “trên cánh đồng chữ nghĩa”, viết như “con tằm trả nghĩa dâu tươi” cho dân tộc, quê hương đất nước, tính đến nay ông đã cho ra đời 20 đầu sách (8 tiểu thuyết, 6 tập thơ, 1 trường ca, 1 truyện thiếu nhi, 1 tự truyện, 1 tập ký, 2 tập tiểu luận và phê bình). Sáng tác của nhà văn dân tộc Tày Ma Trường Nguyên mang đậm hơi thở cuộc sống và con người miền núi với những yếu tố nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Có lẽ đó cũng chính là lý do khiến ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, Ma Trường Nguyên đã gặt hái khá nhiều thành công. Ông được nhận giải thưởng của Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với tiểu thuyết Rễ người dài, giải B Giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm (1992-1997) của tỉnh Thái Nguyên cho tiểu thuyết Mũi tên ám khói, giải B Giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm (1997-2002) của tỉnh Thái Nguyên cho tiểu thuyết Mùa hoa hải đường. Những thành tựu đó phần nào cho thấy chiều sâu và bề dày sáng tạo của nhà văn ở lĩnh vực tiểu thuyết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Ma Trường Nguyên. Vì thế nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên là một việc làm cần thiết. 2 1.3. Thể hiện sự quan tâm đối với văn hóa, văn học dân tộc thiểu số, ngày 20/10/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện đề án “ Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Nội dung Chỉ thị nêu rõ một công việc cần thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 là: “Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số”. Với lòng yêu mến văn học dân tộc thiểu số, với mong muốn được giới thiệu, quảng bá về các tác phẩm văn học và các nhà văn dân tộc thiểu số mà Ma Trường Nguyên là một đại diện khá tiêu biểu, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên”. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc, song cho đến nay các nhà nghiên cứu, phê bình vẫn chưa quan tâm đúng mức tới bộ phận văn học này. Người ta dễ dàng nhận ra rằng mảng nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu cả bề rộng và bề sâu, hiện còn nhiều khoảng trống. Trong tình hình chung ấy, tiểu thuyết của nhà văn Ma Trường Nguyên chưa thực sự được nhiều người quan tâm cũng là điều dễ hiểu. Đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về tiểu thuyết của ông. Có thể kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên được đăng trên sách báo, kỉ yếu hội thảo văn học, luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả Lâm Tiến, Trần Thị Nương, Bùi Như Lan, Trần Văn Tác, Vũ Đình Toàn, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Lan Trong các tài liệu nghiên cứu ấy, các tác giả đã có những nghiên cứu, đánh giá khái quát về tiểu thuyết Ma Trường Nguyên trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Về phương diện nội dung: Cảm hứng về con người, thiên nhiên, cuộc sống văn hóa miền núi và tình yêu lứa đôi trong nội dung tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đã được một số tác giả đề cập đến. Về vấn đề thân phận và phẩm chất của con người miền núi trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, tác giả Trần Thị Nương viết: “Ta gặp trong các tác 3 phẩm của ông các thế hệ, những thân phận con người miền núi vừa chân thật, cần mẫn, vừa đằm thắm sâu nặng nghĩa tình” và “họ không bằng lòng với nghèo nàn, lạc hậu, ham học hỏi, quyết đoán vượt lên trên hoàn cảnh và số phận để gieo những hạt giống ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp” [27]. Tác giả Lâm Tiến đã nhận ra trong sáng tác của nhà văn Ma Trường Nguyên có nguồn cảm hứng “về những cuộc đời, những số phận con người với niềm khát khao mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc. Trong đó nổi bật là tình yêu đôi lứa” [34, tr.3]. Và, theo nhà nghiên cứu, những con người trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên“không những đẹp trong tình yêu mà ngay cả con người họ cũng rất đẹp, nhất là đối với nhân vật nữ, không những đẹp về mặt hình thức mà còn có sức sống mạnh mẽ về mặt nội tâm” [34, tr.4]. Thiên nhiên và cuộc sống văn hóa miền núi cũng được tác giả Lâm Tiến đề cập đến trong bài tham luận Ma Trường Nguyên - nhà văn, nhà thơ tình xứ mây. Trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên, những bức tranh thiên nhiên miền núi “ hiện ra đẹp đẽ, thấm đậm tình người” [34, tr.4]. Và đặc biệt là “những buổi lễ hội, lễ cưới, lễ kết tồng, lễ hội nàng trăng, hội giã cốm, những buổi hát lượn, những ngày chợ phiên đều diễn ra rất đẹp, rất thơ mộng” [34, tr.4], “những phong tục, tập quán, những lễ hội, lễ cưới, những câu chuyện cổ tích, huyền thoại hòa quyện trong các trang viết làm tăng thêm sức sống, làm phong phú, sâu sắc thêm tâm hồn, tính cách con người miền núi” [34, tr.5]. Theo tác giả Lâm Tiến, những trang văn về con người, thiên nhiên, văn hóa miền núi trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên có khởi nguồn từ “một tình yêu sâu đậm với con người, cuộc sống, thiên nhiên miền núi” [34, tr.3]. Tác giả Vũ Đình Toàn cũng khẳng định nội dung tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên “không ngoài hai cảm hứng chính: tình yêu lứa đôi và vẻ đẹp của văn hóa các dân tộc miền núi - chủ yếu qua văn hóa Tày - dân tộc xuất thân của anh. Hai nguồn cảm hứng này luôn có mặt, đan xen, hòa quyện nhau trong từng cuốn truyện, tựa vào nhau mà thăng hoa, phát sáng” [37, tr.37]. Cảm hứng nhân văn cũng là một khía cạnh trong nội dung tiểu thuyết Ma Trường Nguyên được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Trần Văn Tác khẳng 4 định: “Tiểu thuyết Gió hoang và Bến đời đã thành công trong việc khám phá thế giới tâm hồn con người miền núi phong phú bằng niềm cảm thông sâu sắc. Nhà văn đi vào đời tư, số phận của từng nhân vật. Nhà văn nâng niu từ hạnh phúc nhỏ nhoi, nhà văn đớn đau trước sự rạn nứt hay tan vỡ của tình yêu, nhà văn phẫn uất trước sự tráo trở hay phản trắc của con người. Ma Trường Nguyên nhìn đời tư bằng cái nhìn nhân hậu có tính nhân văn sâu sắc” [30, tr.36]. Trong luận văn tốt nghiệp đại học Hình tượng nhân vật phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên tác giả Trần Thị Hạnh cũng khẳng định: “Qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ, tác giả thể hiện tình thương, sự cảm thông sâu sắc với số phận của những người phụ nữ và dường như còn có chút gì đó là sự nể phục, trân trọng đối với những phẩm chất cao quý của họ: đảm đang, tháo vát, giàu lòng vị tha, đức hi sinh Họ tuy nghèo nhưng không hèn, luôn giữ được lòng tự trọng và có ý thức bảo vệ nhân phẩm, càng khó khăn càng cố gắng vươn lên bằng ý chí và nghị lực, không chịu khuất phục trước sóng gió cuộc đời” [5, tr.64]. Như vậy, về phương diện nội dung của tiểu thuyết Ma Trường Nguyên, một số người nghiên cứu đã chú ý tới cảm hứng về cuộc sống, thiên nhiên, con người miền núi và cảm hứng nhân văn. Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát chứ chưa được nghiên cứu, phân tích ở mức độ chuyên sâu. Chính vì thế, trong luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn về những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên. Về phương diện nghệ thuật: Cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện là một vấn đề được một số tác giả đề cập đến. Tác giả Lâm Tiến có nhận xét về nghệ thuật tiểu thuyết Ma Trường Nguyên, dù chỉ mới ở nhận xét hết sức khái quát: “Cấu trúc trong tiểu thuyết thường có sự đan xen giữa các nhân vật, các sự kiện, giữa không gian và thời gian làm cho câu chuyện khỏi đơn điệu. Những phong tục, tập quán, những lễ hội, lễ cưới, những câu chuyện cổ tích, huyền thoại, hòa quyện trong các trang viết làm tăng thêm sức sống, làm phong phú, sâu sắc thêm tâm hồn, tính cách con người 5 miền núi” [34, tr.5]. Trong đề tài nghiên cứu khoa học Đặc điểm tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên qua tiểu thuyết Rễ người dài, tác giả Nguyễn Thị Lan đã khai thác và phân tích khá kĩ nghệ thuật xây dựng cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết Rễ người dài của nhà văn Ma Trường Nguyên. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc khảo sát một trong tám cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Trường Nguyên. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên được các tác giả Bùi Như Lan, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Lan quan tâm. Tác giả Bùi Như Lan đã nhấn mạnh sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ma Trường Nguyên. Đó là“thủ pháp nghệ thuật đồng hiện, bút pháp hiện thực, với vài nét chấm phá ” [9, tr.21], là sự “khéo léo miêu tả môi trường thiên nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn với hoàn cảnh cộng hưởng trong thế giới nội tâm của nhân vật”, là “lối viết chân phương, giản dị nhưng sâu sắc trong cách nhìn nhận, thể hiện và khám phá đời sống nội tâm nhân vật” [9, tr.22]. Trong luận văn tốt nghiệp đại học tác giả Trần Thị Hạnh khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ trong ba cuốn tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên là Gió hoang, Bến đời và Mùa hoa hải đường. Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Lan nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Rễ người dài. Như vậy, có thể thấy: nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên cũng chưa được các tác giả nghiên cứu, khảo sát trên diện rộng trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết của nhà văn mà chỉ mới dừng ở việc tìm hiểu một vài cuốn tiểu thuyết. Nghệ thuật ngôn từ trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên được các tác giả Vũ Đình Toàn và Nguyễn Thị Lan phát hiện và khai thác. Theo tác giả Vũ Đình Toàn thì: “Nhà văn đã bộc lộ trực tiếp những phẩm chất tinh thần, những quan niệm về thiên nhiên, xã hội của người miền núi qua ngôn ngữ nhân vật” và “Nhà văn đã khai thác vẻ đẹp ngôn ngữ và kiểu tư duy độc đáo của người miền núi qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca” [37, tr.42]. Tác giả Nguyễn Thị Lan đã khai thác ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người dài theo hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Tác giả khẳng [...]... cứu về tiểu thuyết Ma Trường Nguyên ít nhiều đã đề cập đến những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên trên cơ sở khảo sát toàn bộ các sáng tác của ông Do vậy việc nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu và toàn diện về Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên là một việc... tác của Ma Trường Nguyên 1.2.2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Trường Nguyên Ma Trường Nguyên bắt đầu sự nghiệp của mình bằng thơ Bài thơ đầu tiên là bài Cờ hồng được in trong tập thơ Tiếng trống đông - xuân, xuất bản năm 1960, khi Ma Trường Nguyên mới 16 tuổi Từ đó đến nay, nhà văn đã cho ra đời 20 đầu sách thuộc các thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện vừa, tự truyện, kí, tiểu luận... mê và cực nhọc Ma Trường Nguyên đã lần lượt trình làng tổng cộng 8 tiểu thuyết, tạo 25 dựng được “tiếng nói riêng” trong mảng đề tài về dân tộc miền núi Tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên là bài ca ca ngợi tình yêu lứa đôi và vẻ đẹp văn hóa các dân tộc miền núi Đây là hai nguồn cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết của nhà văn dân tộc Tày này Nó thu hút tâm lực của ngòi bút Ma Trường Nguyên mạnh mẽ... trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên mang đậm dấu ấn Tày Ma Trường Nguyên chủ yếu sử dụng thứ ngôn ngữ tiếng Việt khá nhuần nhụy, uyển chuyển mà không làm mất đi cách cảm, cách nghĩ, điệu hồn của người miền núi Đồng thời ngôn ngữ của Ma Trường Nguyên giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh so sánh, đậm chất thơ ” [10, tr.86] Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết. .. tỉnh Thái Nguyên Sau thời gian tham gia quân đội, phục vụ chiến đấu trong đơn vị pháo cao xạ, Ma Trường Nguyên làm phóng viên báo Quân khu 3, là biên tập viên Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Sau đó, Ma Trường Nguyên học Trường viết văn Nguyễn Du, ngôi trường đã đào tạo cho nền văn học nước nhà những tác giả tài danh Tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, Ma Trường Nguyên về công tác tại tỉnh Thái Nguyên quê... ảnh, nhà văn Ma Trường Nguyên đã viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người miền núi với tất cả niềm say mê, yêu mến Tiểu thuyết của ông mang những giá trị nhân văn sâu sắc, một niềm tin yêu, quý trọng mãnh liệt với văn hóa dân tộc Đó chính là những đóng góp nổi bật của tiểu thuyết Ma Trường Nguyên cho bức tranh chung của tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi các dân tộc thiểu số nói chung Tiểu kết Qua... có cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư Đây là đặc trưng cơ bản có tính thẩm mĩ của tiểu thuyết, đã được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại Về sau cái nhìn đời tư của tiểu thuyết khá linh hoạt theo những biến động lịch sử Khi yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng Tiểu thuyết cũng là thể loại mang đậm chất văn xuôi Tức là tiểu thuyết tái hiện cuộc sống một cách khách quan... năm 1990, Ma Trường Nguyên chỉ sáng tác thơ Nhà thơ đã lần lượt công bố các tập thơ in chung: Đường qua kỉ niệm (1975), Rừng sáng (1980), Quê núi (1987) và các tập thơ in riêng: Mát xanh rừng cọ (1985), Trái tim không ngủ (1988) Năm 1991, Mũi tên ám khói - cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Ma Trường Nguyên ra đời Và trong vòng 8 năm tiếp theo, Ma Trường Nguyên đã cho ra đời liên tục 6 cuốn tiểu thuyết, 1... đặc trưng thể loại Phương pháp khái quát, tổng hợp Phương pháp so sánh, đối chiếu 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam và tiểu thuyết Ma Trường Nguyên Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết. .. này trong những kiến giải sâu hơn trên các phương diện của tiểu thuyết Ma Trường Nguyên ở những chương sau Với những cố gắng vượt bậc trong văn nghiệp, các tác phẩm của Ma Trường Nguyên đã được bạn đọc đón nhận và trân trọng Ông cũng đã dành được sự ghi nhận, đánh giá cao của xã hội Sau Vi Hồng, Ma Trường Nguyên là nhà văn thứ hai của tỉnh Thái Nguyên tham gia Hội Nhà văn Việt Nam Chặng đường lao động . Nam và tiểu thuyết Ma Trường Nguyên. Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên. . người nhà văn Ma Trường Nguyên 22 1.2.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Trường Nguyên 23 Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên 28 2.1 cứu mang tính chất chuyên sâu và toàn diện về Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên là một việc làm cần thiết. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tiểu thuyết