Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 79 - 80)

Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Thành công hay thất bại của tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm đó. Nhà văn Tơ Hồi từng nhận xét: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy trong một

sáng tác”. Nói như vậy cũng có nghĩa: nhân vật văn học chính là phương tiện cơ

bản, rất quan trọng để nhà văn khái qt hiện thực một cách hình tượng, qua đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình đối với con người và cuộc sống.

Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [4, tr.202]. Nhân vật ấy có thể có tên riêng, cũng có thể khơng có tên riêng. Cũng có trường hợp, nhân vật văn học khơng chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một loài vật hay sự vật, hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Ví dụ: Dế Mèn, Bọ Ngựa… trong sáng tác của Tơ Hồi; vầng trăng, bông hoa, cột cây số, cái răng… trong thơ Hồ Chí Minh; chiếc quan tài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan... Tuy nhiên, đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học thường là con người.

Có nhiều tiêu chí để phân loại nhân vật văn học. Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, ta có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn lại có thể nói tới nhân vật chính diện (hay cịn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Dựa vào cấu trúc hình tượng, ta có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng… Khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên khả năng phản ánh hiện thực của chúng và ý đồ tư tưởng của nhà văn.

Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Có thể kể đến một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: Miêu tả nhân vật qua chi tiết (các chi tiết về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động của nhân vật cùng các chi tiết về ngoại cảnh, môi trường xung quanh … giúp cho nhân vật bộc lộ mình một cách rõ nét); miêu tả nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện (các mâu thuẫn, xung đột, sự kiện này có tác dụng làm nhân vật bộc lộ bản chất sâu kín nhất trong âm hồn); miêu tả nhân vật trực tiếp qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả hoặc miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật….

Như vậy, trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trị quan trọng - như chiếc chìa khóa để mở thế giới nghệ thuật của nhà văn. Sự đồng cảm, hiểu đời, hiểu người cùng với tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật sẽ giúp tác phẩm có vị trí xứng đáng trong lịng độc giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)