Câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 96 - 98)

Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên

3.3.2.Câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi

3.3. Nghệ thuật ngôn từ

3.3.2.Câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi

Bên cạnh hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong tác phẩm của mình, Ma Trường Nguyên thường sử dụng những câu văn ngắn gọn, giản dị, thể hiện lối tư duy của người miền núi. Sự ngắn gọn ấy không làm cho

tác phẩm trở nên khô cứng mà vẫn mượt mà, đầy chất thơ. Nó làm nổi bật hình ảnh cuộc sống và con người nơi núi rừng Việt Bắc. Đây là đoạn văn tả cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Mũi tên ám khói:

“Mường Thung nằm bên chân núi Khau Dạ bên tây, phía mặt trời xuống ngủ, cịn phía mặt trời thức là mường Cốc Tát. Dãy núi ngang sừng sững chắn giữa hai mường.

Trăng sáng trải ngần ngật xuống đỉnh núi một màu xanh lơ. Mặt trăng đu mình trên ngọn cây đỉnh rừng chia ánh mắt xuống hai bên sườn núi. Cây mọc như mái nhà sàn” [18, tr.17].

Cả hai đoạn văn có 5 câu. Trừ câu văn đầu tiên là câu văn dài, các câu còn lại đều ngắn gọn, giản dị và dễ hiểu. Câu văn ngắn nhưng lại mở ra không gian dài rộng của núi rừng. Không gian ấy như một bức tranh được vẽ bằng ba nét: núi, trăng và cây. Dãy núi “sừng sững” tạo cho bức tranh thiên nhiên một nét hoang sơ hùng vĩ. Ngược lại, ánh trăng vằng vặc lại tạo nên sự thơ mộng, lung linh, ảo huyền. So sánh những cái cây “mọc như mái nhà sàn” làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi hơn với con người. Ánh sáng của trăng, màu xanh lơ của núi, đường nét của mái nhà cây làm nên nét sinh động cho bức tranh miền núi về đêm tuyệt đẹp. Điều này được tạo ra bởi chính những câu từ mà nhà văn sử dụng.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, cảnh ngôi nhà của bà lão Cọ cũng được miêu tả thật ngắn gọn: “Ngôi nhà sàn. Một gian hai chái. Các cột được làm bằng gỗ nghiến, xà bằng gỗ de. Vách xung quanh nhà được bừng bằng gỗ “may phay” – kín đáo. Mái nhà được làm bằng lợp bằng lá cọ già ken dày các khoảng, cách chỉ lọt một nắm tay đều dày sin sít. Các dui mè bằng tre ngâm ba năm nên không bao giờ mọt” [21, tr.17]. Sáu câu văn ngắn tả cụ thể về ngôi nhà với đủ mọi chi tiết của nó

làm cho đoạn văn trở nên thật giản dị. Sự giản dị tốt ra từ chính cách sử dụng câu của nhà văn. Việc sử dụng những câu văn như thế này rất gần gũi với cách tư duy của người miền núi: đơn giản và rõ ràng, mạch lạc. Có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc của nhà văn với cuộc sống và những con người miền núi qua chính cách sử dụng kiểu câu này.

Khơng chỉ ngắn gọn trong cách tả mà câu văn trong sáng tác của Ma Trường Nguyên còn ngắn gọn trong cách kể. Trong toàn bộ sáng tác của nhà văn, lời kể chiếm một tỉ lệ lớn và có vai trị quan trọng, giúp người kể chuyện tổ chức nên một cấu trúc tự sự. Lời kể gọn với những câu văn ngắn làm tốt ra sự giản dị vốn có của người miền núi. Những câu văn sau đây là một ví dụ:

- “Cọ ngồi thu lu bất động trong lùm cây quả hồng tiên. Từ ngoài Gịng đã

nhìn thấy. Anh muốn chạy bổ đến để ôm chầm lấy người yêu. Nhưng không được. Anh ghìm lịng mình xuống. Đơi chân dè dặt đạp lá khơ đến với Cọ. Anh ra phía đằng sau đưa hai tay định bịt mắt Cọ. Vừa nghe tiếng động, người con gái giật mình hốt hoảng ù té chạy” [21, tr.57].

- “Oe…oe… Tiếng khóc từ hốc cây bên dưới tấm đá vọng lên. Vang mở mắt ra

nghe ngóng. Cái tiếng ấy cứ mỗi lúc một to lên dội vào tai cô. Vang bừng tỉnh, ngồi dậy. Oe…oe…. Cô đứng lên, đôi chân run run. Oe…oe… Cô bước xuống khỏi phiến đá. Đơi tai cơ lại nghe ngóng. Mắt cơ kiếm tìm. Oe…oe… Cơ tỉnh táo hẳn lại. À, tiếng trẻ con khóc. Tiếng người! Vang thấy trong lịng dội lên cuồn cuộn một cái gì thiết tha, sâu nặng. Cô gái bị “Tây bắt cóc” đã hồn hồn. Cơ lần theo tiếng trẻ khóc, vào hốc cây. Lật tàu lá dong lên. Ơi, một con người bé bỏng! Cô khẽ khàng đưa tay bế thử đứa trẻ lên, ơm vào lịng. Cái đầu tí xíu ngọ ngoạy. Miệng tóp tép. Đơi mắt nhắm nghiền. Đứa bé nín lại. Cái mồm ọ ẹ địi ăn” [18, tr.34]

Với cách dẫn truyện như vậy, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp ngôn ngữ và cả tư duy của người miền núi được phát lộ, được soi rọi một cách tập trung, không bị pha loãng. Những câu văn ngắn, giản dị, khơng cầu kì phức tạp rất phù hợp với tư duy và tiếp nhận của độc giả miền núi. Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến cho tác phẩm của Ma Trường Nguyên đến với bạn đọc một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 96 - 98)