Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.2.3. Khắc họa nhân vật qua các tình huống thử thách
Bên cạnh việc khắc họa ngoại hình, nội tâm thì xây dựng các tình huống để thử thách nhân vật cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm thể hiện tính cách nhân vật. Cách suy nghĩ, hành động và giải quyết của nhân vật trước tình huống đặt ra sẽ giúp độc giả biết được nhân vật ấy là người như thế nào. Trong các tiểu thuyết của mình,
Ma Trường Nguyên luôn đặt các nhân vật trong một chuỗi các thử thách, để qua đó nhân vật hiện lên một cách chân thực và sinh động.
Trong cuộc đời của mình, nhân vật Sáy (Mùa hoa hải đường) đã phải đối diện với những thử thách tưởng chừng rất khó vượt qua. Ngay từ khi cịn đỏ hỏn, Sáy đã phải sống trong cảnh mồ cơi mẹ. Cuộc sống q khó khăn nên dù nhỏ tuổi Sáy vẫn rất chăm chỉ làm lụng để đỡ đần cho bố. Thử thách đầu tiên là khi Sáy chấp nhận bán mình đi làm con ở cho nhà chủ Khút với mong muốn giúp bố đỡ đi gánh nặng. Là một đứa trẻ nhưng Sáy đã có suy nghĩ rất sâu sắc: “Sao bố con mình khổ thế này
hả bố? Bố ơi, bố đừng buồn. Con sẽ nghe lời bố. Thỉnh thoảng con về thăm bố luôn. Bố nhớ giữ gìn sức khỏe bố nhé!” [24, tr.43]. Khi về nhà chủ, Sáy phải làm việc vô
cùng cực khổ, lại bị hành hạ đánh đập như một con vật. Một chuỗi công việc xếp hàng chờ Sáy mỗi ngày: Từ tinh mơ “khi con từ quy vừa hót Sáy đã phải thức dậy
giã gạo”. Giã gạo xong Sáy đi gánh nước rồi đem nước đến hầu từng người trong
nhà chủ rửa mặt. Sau đó là chăn gà vịt, dọn chuồng, xới cỏ, tưới cây. Công việc buổi trưa là nấu cơm, buổi chiều lùa trâu đi chăn, tối đến lại phải hầu hạ bóp tay chân cho ơng bà chủ… Công việc tiếp nối công việc khiến Sáy “đau ê ẩm khắp cả
người cũng không dám nghỉ” [24, tr.79]. Làm việc vất vả, bị bạc đãi song Sáy vẫn
cố gắng làm thật tốt với ý nghĩ sẽ dành dụm ít tiền gửi về cho bố mua gạo. Hạnh phúc trong hoàn cảnh ấy đơn giản chỉ là như thế mà đâu dễ gì có được. Ơng chủ dâm đãng muốn chiếm đoạt cả người đầy tớ. Trước hành động bỉ ổi và lời hứa hẹn “em sẽ được tất cả” của ông chủ, Sáy đã chống cự rất quyết liệt. Đầu tiên là thái độ khẩn khoản: “Ối…ơng chủ! Ơng đừng làm thế. Con là con ở…” [24, tr.129]. Ngay sau đó là hành động kháng cự mạnh mẽ: “Sáy nhanh chóng xoay người nằm úp mặt
xuống chiếu. Hai tay cô bám chắc vào cột nhà.” [24, tr.130]. Hành động chống cự
này chứng tỏ Sáy là người không màng danh lợi, vinh hoa phú q. Cơ đã vượt qua được tình huống thử thách để giữ gìn nhân cách và phẩm giá cao đẹp.
Thử thách tiếp theo mà Sáy phải đối mặt là khi phải cho đi đứa con mà mình dứt ruột sinh ra. Vì hồn cảnh khơng thể cho con mình một cuộc sống đầy đủ, bình thường như bao đứa trẻ khác, Sáy đã nén nỗi đau xé lòng để đem con cho người
khác ni. Với một người mẹ, cịn nỗi đau nào hơn thế? Tình huống thử thách này đâu có dễ vượt qua? Những ngày sau đó, Sáy sống trong nỗi nhớ thương, dằn vặt và đau khổ. Nghị lực đã giúp cô vượt qua những tháng ngày đau thương ấy. Nhưng bất hạnh vẫn không buông tha người phụ nữ khốn khổ này khi cô chấp nhận gắn bó cuộc đời với Thới - một người đàn ơng đã có vợ. Bị vợ Thới đánh ghen, một lần nữa Sáy lại phải chứng kiến cảnh người ta bắt con mình đi mà khơng thể làm được gì. Dường như cuộc đời Sáy khơng cịn nỗi đau khổ nào mà cơ khơng phải trải qua. Thử thách tiếp nối thử thách nhưng Sáy vẫn không chịu khuất phục, cô vẫn vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dường như hồn cảnh càng khắc nghiệt thì bản lĩnh của Sáy càng được bộc lộ rõ. Qua cách ứng xử của Sáy trong những tình huống của cuộc đời, người đọc thấy khá rõ những nét tính cách của cơ: một người phụ nữ chịu thương chịu khó, giàu lịng vị tha, đức hi sinh và có một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Nhờ vậy, cuối cùng Sáy đã có được những gì mà Sáy xứng đáng được hưởng. Đó là được sống trong cảnh đoàn viên, ấm áp bên những người thân trong những ngày tháng tuổi già. Có thể nói, chính những tình huống thử thách mà tác giả tạo ra đã giúp nhân vật tự bộc lộ mình một cách sinh động.
Cuộc đời nhân vật Va (Gió hoang) cũng trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Mồ cơi từ sớm, nhiều lần bị bỏ rơi, đã có lúc Va khơng cịn nơi nào để bám víu nữa:
“Va trở thành con người khơng q hương, khơng nhà cửa, khơng người thân thích ruột thịt. Từ đây con người cơ, cuộc đời cô đã bị bứt ra khỏi cuộc sống. Cô sẽ lưu lạc đến những chốn vô định nào đây trên cõi đời này?” [19, tr.61]. Gặp và yêu
Lèng, cuộc đời Va tưởng sẽ tìm được hạnh phúc. Trớ trêu thay, người đàn ơng Va u lại đã có vợ con. Vợ của Lèng tìm đến đánh ghen, cơ lại phải ra đi trong khi bụng mang dạ chửa: “Đầu óc Va nặng chình chịch. Cơ bước đi lảo đảo. Một chút
ớn lạnh như bóp xiết trong tim cơ. Xống mũi Va xộc lên cay cay. Cô ứa nước mắt. Cái đứa khốn cùng này bây giờ còn biết đi đâu? Về đâu nữa?” [19, tr.72]. Đau khổ
làm cho Va tưởng không thể tiếp tục sống trên cuộc đời. Đến hát tại nhà hàng của ông chủ Pháng, Va lại bị ơng chủ tìm cách cưỡng đoạt, phát hiện cơ có thai rồi đuổi cơ đi. Sinh con ra trong hoàn cảnh phải lang thang kiếm sống, Va chịu đựng nỗi đau
cắt ruột để mang con cho người khác. Quả thật tình huống thử thách cứ tăng dần về cấp độ và đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Thật đáng khâm phục khi những khó khăn, thiếu thốn khơng làm Va gục ngã. Trải qua bao gió dập sóng vùi, cơ vẫn vươn lên bằng ý chí và nghị lực, vẫn giữ được nhân cách và phẩm giá của mình. Cuối cùng Va cũng được đền đáp, cơ đã tìm lại được hạnh phúc mà cơ xứng đáng được hưởng.
Bên cạnh những người con người có số phận nhỏ bé nhưng vẫn gồng mình chống lại cuộc đời, vượt qua được mọi tình huống thử thách gian nan như Sáy, như Va, nhà văn còn quan tâm đến một bộ phận những con người khác. Đó là những con người đã bị cuộc đời xô đẩy, yếu đuối và không bản lĩnh nên đã đánh mất bản chất tốt đẹp vốn có của mình. Húng, Lệ Hà (Bến đời), Đán (Gió hoang)… là những nhân vật như vậy. Cuộc đời phức tạp và nhiều cạm bẫy. Con người vốn nhiều dục vọng đâu dễ gì vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Viết về những con người bị hoàn cảnh làm cho sa ngã, Ma Trường Nguyên không tỏ thái độ chê bai hay khinh miệt mà ơng thể hiện một cái nhìn nghiêm khắc mang tính phân tích để mong cảnh báo con người trước những cạm bẫy ấy. Điều này cũng góp phần tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm của nhà văn.
Trong tiểu thuyết Bến đời, người đọc bắt gặp những con người bị tha hóa
trước hồn cảnh. Húng vốn là một cô gái ngây thơ, trong sáng, sống vô tư nơi mảnh đất bãi sông. Phụ giúp chị dâu đảm đương cơng việc gia đình: chăm sóc vườn rau, đem bán để lấy tiền đong gạo mua thức ăn cho cả nhà... Húng tỏ rõ mình là người con gái đảm đang, tháo vát. Húng lấy chồng, người mà Húng yêu và lựa chọn, rồi có con - hạnh phúc yên bình, giản dị. Nhưng dịng đời đâu bình lặng, giản đơn như thế. Chỉ vì muốn ăn ngon mặc đẹp, ở nhà sang trọng cho hơn hẳn người ta, Húng đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Khơng cịn chăm chỉ làm lụng nữa, Húng đổ hết việc nhà lên vai chồng để lo ăn diện, đua địi. Vì muốn làm giàu và vì những dục vọng cá nhân, Húng bất chấp mọi thứ. Từ một người mẹ, người vợ tốt, Húng thành người mẹ mất hết nhân cách, một người vợ hư hỏng, lăng lồn khi ngoại tình với Khóng và đuổi chồng ra khỏi nhà. Lệ Hà cũng là một cô gái xinh đẹp, đảm đang tháo vát
trong việc phụ giúp bố mẹ buôn bán kinh doanh. Từ một cô gái ngoan hiền, Lệ Hà đã lao vào ăn chơi, trác táng, trở thành một con người đáng sợ, dám làm tất cả chỉ vì tiền. Lừa lọc, dối trá, thậm chí Lệ Hà cịn âm mưu với Khóng giết người để chiếm đoạt tài sản. Quả thật, đồng tiền có sức cám dỗ thật là ghê gớm! Con người trở nên xấu xa, đáng sợ cũng bởi sự cám dỗ của đồng tiền. Xây dựng những nhân vật như Húng, Lệ Hà, Ma Trường Nguyên không đơn giản chỉ để cho hồn cảnh “đốn ngã” nhân vật mà cịn muốn đưa ra một thông điệp: nếu không biết tự vươn lên bằng nghị lực của bản thân, con người sẽ khơng thể sống là chính mình. Đây sẽ là bất hạnh lớn nhất mà con người phải hứng chịu. Đời sống nhiều biến động, con người càng cần khơng ngừng đấu tranh với hồn cảnh để bảo vệ nhân cách và phẩm giá cao quý. Qua đây, ta thấy được cái nhìn, quan niệm mang tính biện chứng của Ma Trường Nguyên về mối quan hệ giữa tính cách và hồn cảnh. Đây cũng là yếu tố tạo nên nét hiện đại cho sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, q trình tha hóa của nhân vật thường được nhà văn miêu tả một cách giản đơn, thiếu sự lí giải một cách sâu sắc nên tạo ra cảm giác khó hiểu cho người đọc. Vì thế, sức thuyết phục của nhân vật chưa cao. Lệ Hà đột ngột trở thành một con người đáng sợ khiến người đọc thực sự bất ngờ. Nếu khơng có chi tiết Lệ Hà nhận ra Thái, có lẽ người đọc đã nghĩ rằng đây là một nhân vật khác. Nhà văn cũng khơng hề tạo một chi tiết nào để lí giải sự thay đổi đó của Lệ Hà. Đây chính là một hạn chế của Ma Trường Nguyên trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Như vậy, bằng việc đặt nhân vật trong những tình huống thử thách, nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Ma Trường Nguyên trở nên rõ nét, chân thực và sinh động hơn. Kết hợp với các biện pháp xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình và diễn biến nội tâm, việc tạo ra các tình huống thử thách góp phần khơng nhỏ vào thành công của Ma Trường Nguyên trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Mặc dù cịn tồn tại một số hạn chế nhất định song những đóng góp của Ma Trường Nguyên về nghệ thuật xây dựng nhân vật là điều không thể phủ nhận.