Khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 84 - 88)

Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên

3.2.2.2.Khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.2.2.Khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm

Nội tâm là “những tâm tư tình cảm riêng của mỗi con người” [40, tr.951]. Nội tâm nhân vật là khái niệm “chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là

những tâm trạng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác; những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình” [ 3]. Pospelov cho rằng miêu tả nội tâm nhân vật là

“phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ

thuật”. L. Tơnxtơi cũng nói: "Mục đích chính của nghệ thuật... là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng ngơn ngữ thơng thường được". Nói như vậy để thấy rằng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật,

miêu tả thế giới tình cảm bên trong tâm hồn con người là việc làm không thể thiếu. Chính nội tâm nhân vật và cách tác giả thể hiện hợp lý, sâu sắc nội tâm ấy đã làm cho nhân vật có sức sống lâu bền.

Ma Trường Nguyên cũng dành nhiều tâm huyết để đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người. Không chỉ dừng lại ở những nét miêu tả ngoại hình, nhà văn cịn chú ý khắc họa những tâm tư, tình cảm, tâm trạng của nhân vật. Chính sự từng trải, vốn sống, vốn văn hóa Tày phong phú cùng với tấm lòng nhân hậu và giác quan nhạy bén của người nghệ sĩ đã giúp Ma Trường Ngun có thể nắm bắt và diễn tả chính xác những suy nghĩ, trăn trở, những đợt sóng cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật. Điều này đã đem lại những thành công cho tiểu thuyết của nhà văn.

Khắc họa nội tâm nhân vật, Ma Trường Nguyên thường sử dụng kết hợp rất nhiều biện pháp. Có khi tác giả trực tiếp miêu tả, dẫn dắt, lí giải để người đọc thấy được những suy tư, những khát khao của nhân vật; khi lại để cho nhân vật tự biểu hiện đời sống nội tâm thông qua dáng điệu, cử chỉ, nét mặt… Một điểm dễ nhận ra là nhà văn ít sử dụng độc thoại nội tâm để khắc họa thế giới bên trong tâm hồn của nhân vật mà thường sử dụng lồng ghép, đan xen ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng của Lềnh (Rễ người dài) sau khi gặp lại A Hoa: “Đã hơn hai mươi mùa nương trôi qua rồi, đêm nay mọi thứ lại dồn về sống

dậy trong lịng Lềnh ồn ào như suối lũ. Anh khơng ngủ được muốn uống rượu cho say mềm mà ngủ quên đi tất cả. Nào ngờ, Lềnh càng uống men rượu ngấm vào cơ thể lại càng làm cho anh tỉnh táo. Lềnh dốc ngược bình rượu đã cạn khơ khơng cịn đến một giọt để nhấp môi. Đơi mơi Lềnh khơ khốc nóng bừng bừng. Anh chợt nhớ đến một vật kỷ niệm thiêng liêng nhất đời anh. Lềnh lần lại phía đầu giường ngủ. Anh như khơng cịn biết mình làm gì. Hai tay lần mị tìm chiếc hịm gỗ. Anh mở nắp thục tay xuống tận đáy lấy lên một bọc trịn trịn gói vải chàm. Tay Lềnh lóng ngóng nắm chặt đặt lên mơi khơ khát. Anh hôn tới tấp hôn đến ngạt thở. Một lúc lâu anh mới từ từ giở từng lớp vải bọc lộ ra một chất kim khí màu trắng. Chiếc vịng bạc! Lềnh nhớ ra rồi. Chiếc vòng! Trời ơi, chiếc vòng bạc của A Hoa” [23, tr.65]. Bằng

một vài phác họa, Ma Trường Nguyên đã vẽ được một bức tranh tâm trạng chân thực, đầy xúc động. Đoạn văn như đã chạm vào miền vô thức của nhân vật, chạm vào sâu thẳm nỗi đau. Hai mươi năm đã trôi qua. Hai mươi năm ơm ấp mối tình đầu khơng thành với A Hoa nên giờ gặp lại mọi kỉ niệm ào về mạnh mẽ “ồn ào như suối

lũ”. Nỗi nhớ trào dâng, diết da, cháy bỏng khiến Lềnh không ngủ được và hành

động của anh như trở nên vơ thức. Hình ảnh Lềnh “như khơng cịn biết mình làm

gì”, bàn tay “lóng ngóng” và hành động “hôn tới tấp hôn đến ngạt thở” lên “một bọc trịn trịn gói vải chàm” đã gợi một tâm trạng đầy ám ảnh. Ngôn ngữ tác giả đã

giúp người đọc chạm đến những cảm xúc sâu kín tận đáy lịng nhân vật. Cảm xúc ấy như vỡ òa trong hàng loạt câu văn cảm thán - cũng là ngôn ngữ của nhân vật - ở

cuối đoạn văn. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật ở đây đã khiến nội tâm nhân vật trở nên sinh động và sắc nét.

Nhà văn còn sử dụng lời nửa trực tiếp kết hợp lời trực tiếp trong miêu tả tâm lí nhân vật. Những suy nghĩ của Ngát, một góa phụ trẻ có chồng hi sinh ngồi mặt trận khi ăn nằm với người đàn ông khác được miêu tả bằng những lời văn như thế:

“Khi sự việc xảy ra rồi, bà Ngát mới thấy bàng hoàng như trong cơn mơ. Xưa nay bà là người phụ nữ đoan chính khơng điều tiếng gì. Bà nghĩ nếu ơng ta thực sự u thương mình phải bàn tới việc cưới xin ngay. Nhỡ ra có điều gì bà cịn biết ăn nói ra làm sao? Cũng may hơm đó con bé Kim Cơng đi học về muộn. Nó mà thấy mẹ với người đàn ông thường đến mua chè lại như thế liệu có thơng cảm cho mẹ không?” [22, tr.155-156]. Chỉ bằng 6 câu văn, tác giả đã rất tài tình khi diễn tả trạng

thái cảm xúc của một người đàn bà đoan chính đang khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc. Gánh nặng cuộc sống, những trống vắng tinh thần đè nặng lên đôi vai của Ngát đã tạo bao nỗi bàng hoàng, lo sợ. Ở 4 câu văn đầu tiên, tác giả đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả những băn khoăn, lo lắng ấy. Sang đến 2 câu cuối, lời tác giả đã chuyển sang là lời độc thoại của nhân vật, là lời Ngát tự nói với mình. Cách viết ấy khiến người đọc vừa thấy được trạng thái tâm lí bàng hồng, lo sợ của Ngát vừa nhận ra sự cảm thông của nhà văn trước số phận và những lo âu, dằn vặt của người phụ nữ. Rõ ràng, sự kết hợp khá nhuần nhuyễn ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật ở đây đã đem lại những hiệu quả về mặt nghệ thuật.

Cũng với cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật kết hợp với ngôn ngữ tác giả, nhà văn đã miêu tả khá thành công những diến biến tâm lí của nhiều nhân vật khác. Trong Gió hoang, đó là những hoang mang, lo sợ của Va khi một lần nữa bị bỏ rơi, bị bắt buộc phải rời khỏi nhà mo Ngàu; là những suy nghĩ của Lèng khi bị dân bản vu cho là phần tử bóc lột. Trong Bến đời, đó là những toan tính của Lệ Hà khi lừa gạt ông Khóng; là những lo âu của Thục, của Thái… Trong Mũi tên ám khói là

những xót xa của ơng Roạn trước cảnh rừng bị chặt phá… Có thể nói, sự đan xen, kết hợp, chuyển hóa một cách hài hịa giữa lời tác giả và lời nhân vật đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật nhất định, giúp cho nhân vật của Ma Trường Nguyên có

chiều sâu hơn, tạo được ấn tượng trong lịng độc giả. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, Ma Trường Nguyên mới chủ yếu dừng lại ở điểm nhìn của người kể chuyện khi khắc họa nội tâm nhân vật. Mặc dù ơng đã có ý thức cố gắng nhập thân vào nhân vật nhưng sự nhập thân ấy chưa đạt được tới mức độ cần thiết. Những đoạn độc thoại nội tâm khơng nhiều và cịn đơn giản nên tiểu thuyết Ma Trường Nguyên

chưa có được những nhân vật thật sự ám ảnh người đọc. Đến tiểu thuyết Phượng

Hoàng núi, nhà văn đã có ý thức hơn trong việc sử dụng độc thoại nội tâm. Chính

vì thế, có nhân vật dù khơng được dụng công xây dựng nhưng vẫn để lại những ấn tượng khó phai trong lịng độc giả. Đó là hình ảnh nhân vật Nhá với những độc thoại nội tâm thể hiện đậm nét những suy tư sâu kín của nhân vật: “Ồ, sướng khơng

kìa! Gã Ma Loỏng đang cười cợt nói gì mà say mê thế? Gái trẻ Kim Quy cũng cho gã nắm tay ư? Nhá ngồi trên chạc ba cây dẻ có đầy quả gắm quấn cột thõng xuống đan vào nhau như cái võng. Gió rừng thổi chao chao. Gió thổi hay mắt Nhá hoa lên đấy?… Chuyện gì mà Ma Loỏng và Kim Quy nói với nhau nhiều đến thế? Hai người họ lại ngồi dịch ra xa nhau. Ừ phải đấy! Kim Quy ơi! Cái gã Ma Loỏng có gì hấp dẫn đâu. Gã ăn nói cục cằn. Chân tay gã to, đi đứng hùng hục như trâu đực thấy trâu cái. Chắc tia mắt Ma Loỏng vằn lên như mắt hổ dữ thấy mồi. Gã có gì đáng u đâu chứ? Ơi, ta nhầm rồi! Bọn họ lại ngồi gần nhau kìa! Họ cịn chụm mơi chia hơi cho nhau nữa. Rõ khỉ! Ờ, ước gì mình được như gã Ma Loỏng lúc này nhỉ? Xem cái môi nàng Kim Quy ngọt đến đâu? Cả đời Nhá trai tráng vẫn thèm cái môi gái Kinh như gấu thèm mật ong khoái ở rừng. Được vục đầu mình vào bọng ong khối ngọt lịm kia chắc mình chết mất thơi!” [25, tr.16-17]. Đoạn văn là hàng loạt những câu nhân vật

tự nói với mình, trong đó chứa đựng sự ghen tng sơi sục và khát thèm cao độ. Nhá ghen khi thấy người gã thầm yêu cười nói với Ma Loỏng rồi cầm tay nhau âu yếm. Cũng vì ghen nên gã thấy tình địch thật xấu, chẳng có gì đáng u. Sự phức tạp trong nội tâm nhân vật bộc lộ khi Nhá vừa ghét Ma Loỏng nhưng lại ước mình được như người trai ấy. Chính những lời độc thoại của nhân vật đã giúp nhà văn miêu tả được những trạng thái tình cảm phức tạp đan xen trong con người. Nhân vật của Ma Trường Nguyên, vì thế, cũng trở nên sống động và thu hút hơn.

Sáy trong Mùa hoa hải đường là nhân vật được nhà văn dụng công trong miêu tả nội tâm. Bên cạnh những chi tiết miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật, nhà văn đã chú ý lựa chọn và sử dụng những chi tiết của đời sống, những cử chỉ, hành động có khả năng bộc lộ đời sống nội tâm. Hành động của Sáy “ôm lấy cột nhà gục đầu vào

khóc nức nở, vật vã, rung cả mái cọ” khi“nhìn bà Măn bế ẵm đứa con đi trong một buổi sáng mùa xuân còn ẩm ướt hơi sương” [24, tr.157] là một chi tiết có giá trị. Mất

con khiến Sáy đau đớn đến tột cùng. Hình ảnh người phụ nữ “khóc nức nở, vật vã, rung

cả mái cọ” diễn tả rất thành công cái đớn đau tột cùng ấy. Những tháng ngày Sáy

thương nhớ con trong dằn vặt, đớn đau cũng được nhà văn miêu tả thật cảm động:

“Cô da diết nhớ thương đứa con gái u q của mình. Có lúc Sáy chỉ muốn chết. Muốn đến thăm con nhưng khơng thể được. Đêm ấy Sáy cứ trăn trở, hình ảnh con gái bé bỏng cứ hiện về trong Sáy. Một cái tã cịn sót lại có mùi khai của nước đái con của Sáy cũng làm Sáy thấy gắn bó gần gũi. Sáy như ngớ ngẩn, cơ nắm cái tã của con để ngửi tìm hơi thở mong manh nào đó của nó.” [24, tr.189]. Đoạn văn đọng lại ở một chi tiết nhỏ nhưng rất thật, rất đời thường. Hình ảnh Sáy ngẩn ngơ tìm lại hơi ấm của đứa con qua mùi khai của chiếc tã cịn sót lại khiến người đọc thấy xót xa trước tình mẫu tử thiêng liêng, chân thực và cảm động. Không phải ai cũng phát hiện ra chi tiết rất đời thường ấy. Chắc chắn, phải có một giác quan nhạy bén, tâm hồn nhạy cảm và am hiểu tâm lí nhân vật sâu sắc mới giúp Ma Trường Nguyên “bắt” được chi tiết rất đặc biệt này.

Như vậy, có thể thấy, trong các sáng tác của mình, Ma Trường Nguyên đã khá thành công trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Dù chưa thực sinh động và phong phú trong đời sống nội tâm nhưng các nhân vật cũng đã tạo được những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 84 - 88)