Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngồi của nhân vật. Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật trong tác phẩm văn học. Xây dựng nhân vật qua khắc họa ngoại hình là một thủ pháp quen thuộc trong sáng tạo của các nhà văn nói chung, của Ma Trường Nguyên nói riêng.
Trong quá trình xây dựng nhân vật, Ma Trường Nguyên thường khơng đi sâu đặc tả ngoại hình nhân vật, nhưng với sự kế thừa cách miêu tả truyền thống kết hợp với bút pháp miêu tả hiện đại, những nhân vật của ông vẫn hiện lên với nét riêng. Nếu như Vi Hồng, Cao Duy Sơn thường hay sử dụng thủ pháp so sánh, liên tưởng để miêu tả ngoại hình nhân vật thì Ma Trường Nguyên lại chú ý đến việc khắc họa nhân vật qua chi tiết. Một số chi tiết ngoại hình mà nhà văn thường xuyên sử dụng với tần số cao là đôi môi, đôi mắt, đôi má và khuôn ngực.
Miêu tả người phụ nữ, nhà văn như muốn nhấn đậm vẻ đẹp phồn thực, một vẻ đẹp chứa đựng sự sinh sơi, nảy nở. Có lẽ vì thế nên hình ảnh khn ngực người phụ nữ xuất hiện khá nhiều lần trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh này như một điểm nhấn trong miêu tả ngoại hình nhân vật. Đây là hình ảnh nhân vật Sáy: "Sáy xắn quần cao tới bẹn, mặc cái áo rách tay tới nách để lộ ra thân thể đứa bé gái đã vào tuổi dậy thì mơn mởn, lộ hai quả cau trước
ngực nhòn nhọn, căng lên, ra dáng một cô gái trẻ.” [24, tr.40]; và “Sáy đang ngủ
say, trên mình chỉ mặc mỗi chiếc yếm. Ơng chủ nhìn rõ khn mặt Sáy, hai cánh mũi thở khe khẽ, bộ ngực nở nang, chóp vú nhọn in hằn trên lớp vải mỏng phập phồng theo nhịp thở. Bộ đùi thon thả, trắng ngà duỗi song song theo tư thế nằm thoải mái.” [24, tr.129]. Sự thiếu thốn của cuộc sống qua việc “mặc cái áo rách tay
tới nách” không thể che khuất đi vẻ đẹp đầy nữ tính và rất quyến rũ của một cơ gái
đang đến tuổi dậy thì. Hình ảnh “hai quả cau trước ngực nhòn nhọn, căng lên” và
“bộ ngực nở nang, chóp vú nhọn in hằn trên lớp vải mỏng” thể hiện rõ vẻ đẹp của
sức sống căng tràn ấy. Nhân vật Húng trong Bến đời cũng được khắc họa với một
bộ ngực “nhọn căng in hằn trong làn áo mỏng” [22, tr.67]. Có thể nói, Ma Trường Ngun rất tài tình trong việc tìm điểm nhấn ngoại hình để lột tả đời sống tâm hồn, tính cách nhân vật. Cũng là miêu tả bộ ngực nhưng ở những con người có đời sống tâm hồn trong sáng thì vẻ đẹp khơng hề nhuốm màu sắc dục. Trái lại, với những nhân vật mà hoàn cảnh sống đã làm cho họ thay đổi theo chiều hướng xấu thì hình
ảnh bộ ngực lại khơi gợi sự không đứng đắn, thiếu đoan trang. Trong Bến đời nhà
văn miêu tả: “Bộ ngực đẫy đà của Lệ Hà đã vạch áo ra thỗn thện” [22, tr.183] và bà Húng “ngủ quên vạch tốc ngực hở thỗn thện bộ vú quá cỡ chảy ra hai bên nách” [22, tr.141]. Khơng cịn thấy ở đây vẻ đẹp trong sáng, thay vào đó người đọc chỉ cịn thấy một hình ảnh của con người tự nhiên thô tục. Hai chữ “thỗn thện” được nhà văn sử dụng rất đắt giá. Nó gợi một hình ảnh khơng đẹp cả về hình thể và tâm hồn.
Bên cạnh hình ảnh bộ ngực, đơi mắt cũng là một chi tiết mà Ma Trường Nguyên tập trung miêu tả. Đôi mắt của Sáy trong Mùa hoa hải đường được nhà văn nhắc đến rất nhiều lần với nhiều trạng thái khác nhau. Khi cịn là một cơ bé ngây thơ, cặp mắt ấy “long lanh” nhanh nhẹn. Khi phải rời xa cha, đôi mắt “rưng rưng” nỗi đau
li biệt. Khi đã quá mệt mỏi vì phải trải qua nhiều sóng gió thì “cặp mắt thiu thiu
nhắm nghiền ngủ ngon như một đứa trẻ qua cơn hờn dỗi”. Và lúc người ta mang đi
đứa con mình thương u nhất, đơi mắt ấy tột cùng đau khổ “đầm đìa nước mắt”.
Có thể thấy, ở mỗi thời khắc biến động, thăng trầm của cuộc đời, đôi mắt của Sáy lại hiện lên với một vẻ riêng. Điều đó gợi ở người đọc những rung động trước cả số phận và đời sống tâm hồn của nhân vật.
Đơi mắt của nhân vật Khóng trong Bến đời lại khơi gợi về một con người
hoàn tồn khác. Khi sự ghen tng dâng lên “mắt ơng long sịng sọc”. Lúc trong cơn khát thèm nhục dục “đơi mắt ơng ti hí chớp chớp nhìn vào bộ ngực đẫy đà của
gợi cho ta cảm giác khơng an tồn như đang đứng trước một mối nguy hiểm. Ngoại hình ấy rất tương xứng với bản chất con người lão Khóng khi nhân vật này đã có hành động độc ác là ra tay sát hại người đã từng là vợ của mình.
Các chi tiết như cặp môi, đôi má cũng xuất hiện khá dày đặc khi nhà văn miêu tả ngoại hình. Trong Mũi tên ám khói Đao có đơi má “đỏ bừng hoa mạ đang nở”, bà Vang
có “đơi mơi cắn chỉ đỏ tươi”. Va (Gió hoang) có “đơi môi tươi tắn” và “đôi má mịn
màng”. Trong Bến đời, Kim Cơng được miêu tả với “gị má non tơ xinh xắn”, Lệ Hà với
“đôi má bầu bĩnh và đôi môi đỏ hơn hớn như quả dâu da rừng ngọt ngào”. Diêu Anh và A Hoa trong Rễ người dài cũng sở hữu những “đơi mơi chót đỏ” và “đơi mơi tươi rói
như hoa”. Việc sử dụng những tính từ kết hợp với so sánh khi miêu tả vẻ đẹp của
những cặp má, đôi môi ấy đã làm cho nhân vật hiện lên rõ nét, sinh động và giàu sức sống hơn.
Miêu tả ngoại hình, nhiều khi tác giả trực tiếp lên tiếng nhưng cũng có khi nhà văn để cho nhân vật khác cất lên tiếng nói. Cách miêu tả từ nhiều góc nhìn như vậy giúp nhân vật hiện lên sinh động hơn, mặt khác lại giúp cho cách miêu tả của tác giả trở nên hấp dẫn hơn, bớt đi sự tẻ nhạt. Muốn người đọc nhận ra Va là một cô gái xinh đẹp, tác giả đã để Lèng cảm nhận trực tiếp: “Anh đã từng đi hát lượn nhiều nơi
nhưng chưa từng thấy “cây” lượn nào hát hay mà lại đẹp như cô gái này” [19,
tr.47]; hay “Anh thấy vừa thương mến lại vừa choáng ngợp, say say trước một người thiếu nữ xinh đẹp đến ngỡ ngàng.” [19, tr.47]. Tương tự như vậy, vẻ đẹp của
Húng được Bồng cảm nhận, vẻ đẹp của Ngát được nhìn qua con mắt của Bềnh (Bến
đời), vẻ đẹp của Ngần (Mùa hoa hải đường) được tâm hồn Chẩn soi tỏ Với cách
miêu tả như vậy, người đọc hồn tồn có thể hình dung rõ nét vẻ đẹp của Va - một vẻ đẹp khiến cho người khác vừa cảm thấy thương mến, vừa choáng ngợp, say say. Đây không đơn giản chỉ là vẻ đẹp của ngoại hình nữa mà dường như sau đó là cả một nhân cách đáng trân trọng.
Cũng giống như Vi Hồng, Triều Ân, nhà văn Ma Trường Nguyên cũng thường
“trơng mặt mà bắt hình dong” nhân vật của mình. Vì thế nhân vật của ơng có mối
phẩm, hầu hết các nhân vật có hình thức đẹp thì đều là người tốt, ngược lại những người xấu về ngoại hình cũng mang bản chất xấu. Có lẽ đây là sự ưu ái của nhà văn dành những người có phẩm giá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, khơng phải những người có ngoại hình đẹp bao giờ cũng là người tốt; hay ngược lại, những người kém may mắn có ngoại hình khơng được đẹp thì đều là người xấu. Phải chăng cách xây dựng nhân vật như vậy chứng tỏ nhà văn đã quá cứng nhắc trong cách nhìn, cách đánh giá con người? Và như vậy cần phải có một cách nhìn nhận đa chiều hơn. Đây là điều mà tiểu thuyết Ma Trường Nguyên cần hướng tới.