Sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 93 - 96)

Chương 3 : Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên

3.3.1.Sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi

3.3. Nghệ thuật ngôn từ

3.3.1.Sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi

Trong tác phẩm của mình, để tạo nên khơng khí miền núi đậm đà, Ma Trường Nguyên đã sử dụng hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi. Đó là các từ ngữ chỉ tên riêng, là ngôn ngữ mẹ đẻ, là những thành ngữ, tục ngữ mang đậm màu sắc dân tộc.

Ma Trường Nguyên sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tên riêng gắn với cuộc sống của đồng bào. Tên đất, tên người, sự vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đều là biểu hiện của sự cá biệt hóa cao độ. Rất nhiều những địa danh nghe thật xa lạ với người miền xuôi nhưng xiết bao gần gũi với đồng bào miền núi. Những bản Nặm Tút, bản Nà Tẩu; mường Lủng Hai, mường Cốc Tát, mường Mc Mi; xã Cốc Lồm, xã Chựa Mừa, xã Khau Dạ ...đến núi Phạ Đeng, núi Đao Chắp, núi Phác Điếp rồi suối Nặm Ún, suối Lẹng ... là nơi diễn ra cuộc sống của cộng đồng những người con dân tộc. Những địa danh ấy cũng gắn liền với những loài cây cỏ, những sản vật

đặc trưng của núi rừng như: cây mác tôi, mác mặt, mác cậy, mác chủ; quả đài hái,

quả chẩu, mác cưởm; hoa khảo quang, hoa bjoóc loỏng, hoa khau coong; rau dớn,

rau bọ mẩy, rau bò khai … Những cái tên của người miền xi như Cị, Vạc… hồn toàn khác biệt so với Cọ, Gịng, Gắm, Hai Đèng, Pình, Pàng, Dàu, Thau, Mưởn... của người miền núi. Những tên đất, tên vật, tên người ấy cũng góp phần mang đến khơng khí miền núi cho sáng tác của nhà văn.

ngữ mẹ đẻ của Ma Trường Nguyên cũng tạo cho tác phẩm của nhà văn bản sắc dân tộc đậm đà. Do nhà văn đã “biết chắt lọc, đi từ bên trong thế giới nội tâm ra ngơn

ngữ. Nó đậm đà bản sắc dân tộc qua từng câu chữ chuẩn xác; không hề bị bóp méo, khơng hề làm giảm đi giá trị nội dung, nghệ thuật” [6] nên ngôn ngữ ấy giúp cho

người đọc hiểu sâu hơn về cuộc sống cũng như con người dân tộc sống trên miền núi cao. Nếu như Vi Hồng sử dụng ngôn ngữ Tày đi kèm với các yếu tố thuyết minh như một sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ miền xuôi và miền ngược, Cao Duy Sơn sử dụng ngôn ngữ Tày bằng cách để nhân vật đối thoại bằng tiếng Tày hay giữ nguyên tiếng dân tộc mà gọi tên sự vật… thì Ma Trường Ngun chủ yếu sử dụng ngơn ngữ Tày bằng cách xen lồng trong các đoạn giới thiệu phong tục, lễ hội hay qua các bài hát, các câu tục ngữ của dân tộc mình. Bài đồng dao song ngữ sau đây đã làm cho Kim Quy (Phượng Hồng núi), một cơ gái người Kinh, thấy tiếng Tày thật gần gũi: “Rau dớn: phjắc cút, nước lụt: nặm noòng, ăn choong: cái trống, cái ống: ăn

boóc, tua roọc: con sóc, con cóc: cà gộc, ăn chơộc: cái cối, nói dối: phuối chàng, ăn thang: cái đuôi, con ruồi: mèng vần, tua cần: con người, buồn cười: chầu khua, khẩu nua: cơm nếp, đánh chết: tặp thai, nòn sloai: ngủ muộn, bâu nguộn: lá ngón, hắt ỏn: làm nũng, cà đủng: giật mình, tua lình: con khỉ, mèng bỉ: chuồn chuồn, tua luồm: con muỗm, mác cưởm: trám trắng, ăn bẳng: ống bương, lên nương: khửn rẩy, đảng khẩy: cơn sốt, ăn tút: cái màn, mạn tàng: chửa hoang, lá chàm: bẩu xỏm…” [25, tr.13-14]. Hay những câu tục ngữ tiếng Tày cũng cho ta thấy phần nào

quan niệm của người dân tộc: “Mạy đoóc bấu rủn cần rại bấu bủn đảy lục” (cây khơ khơng có lộc người độc khơng đẻ ra con) [25, tr.36], “Phiắc lộn lạo kim van,

cần màn tàng đây miạc” (rau thập cẩm ăn ngon, con chửa hoang tốt đẹp) [25, tr.98].

Và đặc biệt là những câu ca, bài hát mà nhân vật hát lên bằng tiếng Tày đã góp phần đưa khơng khí dân tộc và miền núi vào trong các trang viết của ông. Sau đây là một số ví dụ về những bài ca ấy:

- “Rủm rủm mác bây - Âm ấm trám đen

Rây rây mác cọ - Nóng vừa quả cọ

- “Tải ết lục pậu - Thứ nhất con của người

Tải nhỉ lục hây - Thứ hai con ta thật

Lộc khau khuổi pạ - Lộc sông núi trời cho

Phúc rầu đảy đây - Phúc tốt ban ta được” [20, tr.132-133].

- Dá lừm! Dá lừm đảy tình - Khơng qn! Khơng qn được tình

Tởi rầu tởi rầu nhẳng sổng - Đời mình đời mình cịn sống

Phác điếp phác điếp hẩu cần - Gửi yêu gửi yêu cho người

Thuổn kiếp! Thuổn kiếp! Hây thuổn - Trọn kiếp! Trọn kiếp ơi! Trọn

Dá lừm! Dá lừm đảy tình - Đừng quên! Đừng quên được tình

Tởi rầu tởi rầu nhằng sổng - Đời mình đời mình cịn sống

Ruyên nắc nỉ ruyên chập ruyên - Duyên nợ duyên nợ gặp duyên

Tình kết! tình kết hợi! thuổn. - Tình kết! Tình kết ơi! Sống.[20,tr.206-207]

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng ngơn ngữ Tày trong sáng tạo nghệ thuật khiến ngơn ngữ tiểu thuyết Ma Trường Ngun có những giá trị riêng. Việc làm ấy của nhà văn đã đem lại cho độc giả những tri thức vùng miền, đồng thời góp phần khơng nhỏ trong việc bảo tồn và lưu giữ những nét đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc Tày. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển của một dân tộc bởi chỉ khi ngôn ngữ của tộc người ấy còn tồn tại và lưu truyền, văn hóa của dân tộc ấy mới phát triển.

Bên cạnh việc sử dụng những từ ngữ chỉ tên riêng và ngôn ngữ Tày, Ma Trường Ngun cịn đan cài vào tác phẩm của mình khá nhiều câu thành ngữ, tục ngữ và những hình ảnh dân gian nhiều ý nghĩa của người dân tộc thiểu số. Đối với mỗi dân tộc, thành ngữ, tục ngữ là cái vốn văn hóa vơ cùng phong phú và q giá bởi nó là những đúc kết sâu sắc về các vấn đề đời sống của dân tộc ấy. Ma Trường Nguyên thuộc hiểu sâu sắc về vùng đất, con người và văn hóa q hương mình nên đã chuyển hóa vốn tiếng nói ấy vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn và phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Trong tác phẩm, Ma Trường Nguyên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, những hình ảnh dân gian một cách linh hoạt, rất đỗi tự nhiên Có khi đó là lời của nhân vật, khi

là lời của người trần thuật. Có khi đó là những câu nói quen thuộc của người Kinh, khi lại là thành ngữ, tục ngữ của người Tày. Hàng loạt câu tục ngữ, thành ngữ người

Kinh được tác giả vận dụng rất tự nhiên như: Trâu chậm uống nước đục, dao sắc

không gọt được chuôi, uống nước nhớ nguồn, mưa thuận gió hịa, chén tạc chén thù, trong ấm ngoài êm, yêu thầm nhớ trộm, buôn thúng bán mẹt, đất khách quê người… Tuy nhiên, giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ của sáng tác Ma

Trường Nguyên lại đọng ở những câu nói của người Tày. Nhà văn đã dùng những thành ngữ, tục ngữ Tày để nói về những đặc điểm tính cách của con người miền núi: mạnh mẽ cứng cỏi là người “gan lim, tim nghiến”, tuổi trẻ có sức khỏe là “mười bảy

bẻ gãy cả củi rừng”, người ăn ngay nói thẳng thì “nói thẳng ruột con ngựa trắng”,

người có đủ cơng dung ngơn hạnh thì “mừ sắc, pác quai, slẩy đây, nả nấu” (tay chăm chỉ, miệng dịu dàng, lòng tốt, mặt nhẹ nhàng tươi tỉnh), người thay lịng đổi dạ trong tình u là “cá nuốt nước nhiều vũng rối lịng”… Bên cạnh đó là những câu nói về hồn cảnh (“cây một cội cội một cành” nói về sự hiếm con), sự đánh giá của con người về các hiện tượng trong đời sống (Mạy đoóc bấu rủn cần rại bấu bủn

đảy lục - cây khơ khơng có lộc người độc khơng đẻ ra con, Phiắc lộn lạo kim van, cần màn tàng đây miạc - rau thập cẩm ăn ngon, con chửa hoang tốt đẹp)… hay các

cụm từ cố định quen thuộc trong giao tiếp của người Tày (mòn tay bế lệch vai địu,

rượu ngấm quá say đã mất tỉnh táo, ăn muối nhiều hơn ăn cơm …). Việc sử dụng

thành ngữ, tục ngữ làm cho ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên trở nên gần gũi, dễ hiểu với mọi đối tượng bạn đọc. Sự kết hợp linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi thì bằng tiếng phổ thơng, khi lại bằng ngôn ngữ dân tộc Tày) khiến người đọc hiểu hơn về cuộc sống, nếp cảm nếp nghĩ, tính cách… của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là những đóng góp của nhà văn Ma Trường Nguyên cho nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (Trang 93 - 96)