1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết nguyễn trí huân

11 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 308,25 KB

Nội dung

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân H. : ĐHKHXH & NV , 2010 Số trang 127 tr. Phạm Thị Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Tôn Phương Lan Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn - đại tá Nguyễn Trí Huân cũng như phác thảo sơ lược diện mạo chung của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và người lính sau năm 1975. Tìm hiểu những đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thông qua nghiên cứu quan niệm, cách nhìn nhận về hiện thực chiến tranh và người lính của nhà văn. Phân tích các đặc trưng trong cách phản ánh hiện thực chiến tranh và thể hiện hình tượng người lính, từ đó rút ra một số thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết trên các phương diện cơ bản là nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu và giọng điệu tiểu thuyết. Keywords: Văn học Việt Nam; Tiểu thuyết; Nghiên cứu văn học Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại và gắn với việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó. Sau năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trường kỳ và gian khổ của dân tộc kết thúc thắng lợi, cuộc sống hòa bình trở lại toàn thể nhân dân Việt Nam. Cùng với đó, con người cũng phải đối mặt với những biến đổi lớn trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh xã hội ấy, ý thức cộng đồng đã dần nhường chỗ cho sự thức tỉnh ý thức cá nhân mỗi con người. Văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, tiểu thuyết sau 1975 nói riêng phát triển trong điều kiện xã hội mới, trong môi trường ý thức cá nhân có nhiều biến chuyển. Đặc biệt, từ sau Đại hội VI của Đảng, văn học dần trở lại với chức năng và bản chất của chính nó. Văn học gắn bó với hiện thực, nhưng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là suy ngẫm về hiện thực. Đối tượng nghiên cứu và khám phá của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được văn chương khai thác với cảm hứng nhân đạo sâu sắc. 2 Chiến tranh là đề tài xuyên suốt và nổi bật trong văn học Việt Nam. Không chỉ trong thời chiến mà ngay khi chiến tranh đã kết thúc, tiếng súng đã thôi gào thét, đề tài này vẫn có tính thời sự, luôn thu hút đông đảo các nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng. Tiếp tục dòng mạch của văn xuôi cách mạng, từ sau 1975, đề tài chiến tranh hấp dẫn sự quan tâm của người cầm bút, nó là “món nợ dài” của các nhà văn mặc áo lính. Nhìn nhận lại cuộc kháng chiến đã qua trở thành một nhu cầu tâm lý thường trực của các nhà văn, nhất là những nhà văn từng kinh qua trận mạc. Bước vào thời kỳ hòa bình, chiến tranh vẫn là đề tài chính của văn học. Trong quan niệm của nhiều nhà văn chiến tranh vẫn là “siêu đề tài", người lính vẫn là "siêu nhân vật", càng khám phá càng thấy những "độ rung không mòn nhẵn" và công việc của những người cầm bút trong những năm chiến tranh chỉ mới nói được một phần nào về cuộc sống, con người thời chiến. So với tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh, tiểu thuyết hậu chiến đã có nhiều chuyển biến mới từ đề tài, đến cốt truyện, nhân vật, thể loại và thi pháp. Đó là sự chuyển hướng dần từ tư duy sử thi sang tư duy thế sự, từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư. Dòng văn học hậu chiến không chỉ nở rộ với một khối lượng lớn các tác phẩm đủ thể loại mà còn đánh dấu những về mặt đề tài, tư tưởng nghệ thuật cũng như nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Đặc biệt, trong giai đoạn này xuất hiện nhiều tác phẩm văn xuôi của những nhà văn từng nhiều năm khoác áo lính, thấm thía và trải nghiệm hiện thực bom đạn một thời. Khác với các tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh, do có độ lùi khá xa nên thời kỳ này, các nhà văn viết bằng tâm thế của người trở về sau chiến tranh nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua của dân tộc. Có thể điểm qua hàng loạt gương mặt tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Thái Bá Lợi, Chu Lai, Xuân Đức, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập… Nhận định về giai đoạn văn học này, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng “Có thể coi giai đoạn văn học 1975 – 1984 là một chặng đường mới của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng. Càng lùi xa sự kiện thì tầm nhìn của nhà văn càng rộng, trong tương lai không xa chúng ta sẽ được đón nhận những tác phẩm thành công hơn hôm nay trên đề tài này” [78, 29]. Có những cây bút thể hiện sức sáng tác hết sức dồi dào, có những nhà văn chỉ ghi dấn ấn trên văn đàn với một vài tác phẩm. Và có những lối viết hấp dẫn thực sự, lại có những thể nghiệm còn chưa tới đích, song các nhà văn đều đang hết mình trong một nỗ lực chung: làm mới mình và làm mới văn chương. 3 Nguyễn Trí Huân xuất hiện sau năm 1975 với tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế và nhanh chóng được bạn đọc chú ý. Dẫu sáng tác không nhiều song với đủ thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, Nguyễn Trí Huân đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn học thời kỳ hậu chiến. Điểm qua các sáng tác trong sự nghiệp của nhà văn, tiểu thuyết được xem là thể loại thành công hơn cả với hai tác phẩm Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân được đánh dấu bằng hai giải thưởng lớn: giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1985 – 1989 và giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 với tác phẩm Chim én bay. Đồng thời, ông cũng đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Không những thế, các tiểu thuyết của ông ít nhiều còn tạo được sự chú ý, đánh giá cao của dư luận và giới phê bình, đặc biệt là tác phẩm Chim én bay. Đa số các ý kiến đều cho rằng, qua Chim én bay, Nguyễn Trí Huân đã đặt ra được cách nhìn nhận mới về cuộc chiến tranh vừa qua, đó là “những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [12]. Nhãn quan chân thực, đầy tính nhân bản ấy không phải đến Chim én bay mới xuất hiện mà thực ra nó đã manh nha từ trong Năm 1975 họ đã sống như thế. Tác phẩm mang khuynh hướng sử thi này một mặt “đã dự báo những cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai”, mặt khác “còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở miền Bắc” [2]. Xuất phát từ những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân với mong muốn hướng đến tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đóng góp của tác giả vào giai đoạn văn học sau năm 1975 nói riêng và văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nói chung. Đồng thời, thông qua tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, luận văn tìm hiểu một số đặc điểm cũng như quy luật vận động của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu qui mô nào về nhà văn Nguyễn Trí Huân và tiểu thuyết của ông. Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thường được giới nghiên cứu, phê bình bàn luận trong các bài viết đăng trên các báo, tạp chí và trong những công trình khoa học, bài viết về văn xuôi thời kỳ hậu chiến, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính. Các bài viết về Nguyễn Trí Huân và tác phẩm của ông có thể chia thành hai nhóm: 4 Nhóm thứ nhất, bao gồm các bài viết, bài phỏng vấn hay trò chuyện của nhà văn xung quanh nghề văn – nghề báo. Báo Công an nhân dân số ra ngày 22/7/2008 có đăng bài viết “Nhà văn Nguyễn Trí Huân – Người luôn tự biết mình” của tác giả Phạm Khải. Bài báo thể hiện cảm nhận của người viết về con người Nguyễn Trí Huân trên cương vị là Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, người đã từng 15 năm “cầm trịch” tờ Văn nghệ quân đội: “Nguyễn Trí Huân là người có cái nhìn cuộc sống ôn hòa. Trong mỗi con người, bên cạnh những mặt chưa hoàn thiện, ông luôn nhìn ra (và tìm ra) những nét đẹp tiềm ẩn của họ”. [43]. Về sự nghiệp sáng tác, tác giả bài viết cho rằng, so với nhiều nhà văn cùng trang lứa, Nguyễn Trí Huân thuộc diện viết ít, số sách của ông có thể đếm trên đầu ngón tay. Lý giải về điều này, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn đã thành thực bộc lộ: ông có một “thói quen xấu” là cứ phải “bứt ra một thời gian dài đi đâu hẳn, thoát ra mọi sự vụ thì mới có thể viết được” [43]. Vậy nhưng, sau khi từ chiến trường trở về, học xong khóa I trường viết văn Nguyễn Du, ông liên tục vướng bận vào công việc của nhà quản lý, nên thời gian dành cho văn chương trở nên eo hẹp dần. Tiếp đó là bài phỏng vấn của tác giả Đức Đan đăng trên báo điện tử Tổ quốc với nhan đề “Nguyễn Trí Huân: Làm báo phải có bản lĩnh”. Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện của nhà văn – nhà báo Nguyễn Trí Huân xoay quanh đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một người làm báo và sự khác biệt giữa cương vị người cầm bút khi viết văn và khi làm báo. Dẫu không đề cập đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trí Huân song qua cuộc trò chuyện này, nhà văn cũng thể hiện quan điểm của mình về phẩm chất quan trọng của nhà báo nói riêng và người viết nói chung đó là bản lĩnh: “Để có một bài báo hay thì nhà báo, nhà văn phải sống trong sự thật mà mình viết, phải trải. Nếu chỉ nghe kể thôi để lấy tư liệu viết lại thì không thể hay được.” [18]. Nhóm thứ hai tập hợp những bài viết, phê bình, đánh giá về các sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân, trong đó tập trung chủ yếu vào tiểu thuyết. Về tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, tác giả Hoài Anh có bài viết “Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân – Một cách nhìn chiến tranh xác thiết” đăng trên website http://trieuxuan.info. Thông qua việc phân tích các tình huống, chi tiết của cuốn tiểu thuyết, tác giả Triệu Xuân đánh giá cuốn tiểu thuyết đã thể hiện cách nhìn chân thực của nhà văn về một thời điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ đầu tháng 3 đến trước 30 tháng 4 năm 1975: “Không chỉ dự báo những cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai, tiểu thuyết còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở miền Bắc”. Bên cạnh đó, bài viết còn tổng kết một số thành tựu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm như lối kể chuyện chính xác, sinh động; nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lý nhân vật chân thực. 5 Sau khi đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988 - 1989, tiểu thuyết Chim én bay đã nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu trong số đó là hai bài viết “Chim én bay – Một cách nhìn về chiến tranh” của tác giả Phạm Hoa đăng trên báo Văn nghệ năm 1989 và “Đồng hiện – Một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết Chim én bay” của Ngô Vĩnh Bình đăng trên báo Văn nghệ năm 1990. Tác giả Phạm Hoa cho rằng Nguyễn Trí Huân đã thể hiện nhận thức về hiện thực tàn khốc của chiến tranh bằng “một lối viết bộc lộ tính người”, “giọng văn chứa đầy trăn trở, nghĩ suy, nặng nề tâm trạng”. Trong khi đó, tác giả Ngô Vĩnh Bình lại đi sâu khai thác một thủ pháp nghệ thuật được coi là đắc địa của Chim én bay đó là thủ pháp đồng hiện: “Đọc Chim én bay người đọc vừa như thấy lại những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…”. [12]. Bên cạnh những bài viết riêng lẻ, tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thường được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu, những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành xoay quanh tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kỳ hậu chiến. Quy mô nhất là luận văn thạc sĩ “Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985” (Vũ Thị Phương Nga – do PGS.TS Lý Hoài Thu hướng dẫn, trường ĐH KHXH&NV). Nghiên cứu đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975, các bài viết thiên về tìm hiểu một số nét đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn này như: “Tiểu thuyết về chiến tranh viết sau năm 1975” đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1980, “Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh” đăng trên website của Viện Văn học (PGS. TS Tôn Phương Lan); “Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ” (TS Nguyễn Phượng), “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (PGS. TS Nguyễn Bích Thu) in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Bàn về hình ảnh người lính nói riêng và con người nói chung có một số bài viết như “Chân dung tinh thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến”, “Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến” (Đinh Thị Huyền) đăng trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện Văn học; “Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (Nguyễn Tiến Đức) đăng trên website báo Văn nghệ quân đội. Các bài viết này đề cập đến sự đổi mới quan niệm và cách thể hiện hình ảnh con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 thông qua việc xây dựng hình ảnh những người lính. Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân cũng nằm trong dòng chảy chung của sự vận động, đổi mới của thể loại khi tiếp tục khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng. 6 Như vậy, nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân chưa nhiều và chưa thực sự tập trung. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân nói riêng và sự nghiệp sáng tác của ông nói chung, cũng như những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiến trình tiểu thuyết dân tộc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Triển khai đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, luận văn tập trung tìm hiểu hai tiểu thuyết: Năm 1975, họ đã sống như thế (1979) và Chim én bay (1988). Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng hướng nghiên cứu, đặt các tiểu thuyết này trong mối quan hệ với sáng tác thuộc các thể loại khác của Nguyễn Trí Huân như: Mặt cát (1977), Dòng sông của Xô nét (1980), Cao nguyên không xa xôi (1964) và các tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời, cùng đề tài như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng, Nắng đồng bằng (Chu Lai), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Trong cơn gió lốc, Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Thung lũng thử thách (Thái Bá Lợi), Mở rừng (Lê Lựu)… 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp như phân tích – tổng hợp, thi pháp học, so sánh… Trong đó, phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ đạo nhằm tiếp cận, đánh giá những đặc điểm cơ bản nhất của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trên hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Phương pháp so sánh hỗ trợ trong việc nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt, đổi mới về đề tài, nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết… trong các sáng tác của nhà văn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương I: Nguyễn Trí Huântiểu thuyết hậu chiến. Ở chương này, chúng tôi phác thảo sơ lược diện mạo chung của tiểu thuyết viết viết về đề tài chiến tranh và người lính sau năm 1975. Tiếp đó, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn – đại tá Nguyễn Trí Huân. Chương II: Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Chương 2 tập trung tìm hiểu những đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thông qua nghiên cứu quan niệm, cách nhìn nhận về hiện thực chiến tranh và người lính của nhà văn. Chương III: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Trên cở sở phân tích các đặc trưng trong cách phản ánh hiện thực chiến tranh và thể hiện hình tượng người lính, chúng tôi rút ra 7 một số thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết trên các phương diện cơ bản là nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu và giọng điệu tiểu thuyết. References 1. Alain Robbe Grillet (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Nxb Hội Nhà văn. 2. Hoài Anh, Nguyễn Trí Huân – Một cách nhìn chiến tranh xác thiết, http://trieuxuan.info. 3. Phạm Tuấn Anh, Vài nét về cái cao cả trong văn học Việt Nam sau 1975, http://vannghequandoi.com.vn. 4. Tạ Duy Anh (1999), Tiểu thuyết – Cái nhìn cuối thế kỉ, Báo Văn hóa (496), tr.8. 5. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội. 6. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn. 9. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí văn học (4), tr.21 – 25. 10. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt nam sau 1975 – Một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2). 11. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995, những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Ngô Vĩnh Bình (1990), Đồng hiện – Một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết Chim én bay, Văn nghệ (51), tr.6. 13. Nguyễn Minh Châu (1979), Dấu chân người lính, Nxb Thanh niên. 14. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Trang giấy trước đèn, tr.107 – 117. 15. Nguyễn Minh Châu (1978), Viết về chiến tranh, Trang giấy trước đèn, tr.44 – 55. 16. Đinh Xuân Dũng (1990), Đổi mới văn xuôi chiến tranh, Văn nghệ (51), tr.7. 17. Đinh Xuân Dũng (1999), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân. 18. Đức Đan, Nguyễn Trí Huân: Làm báo phải có bản lĩnh, http://toquoc.gov.vn. 19. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8 20. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 21. Trung Trung Đỉnh (1999), Lạc rừng, Nxb Hội nhà văn. 22. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Tiến Đức, Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, http://vannghequandoi.com.vn. 24. Xuân Đức (1980), Cửa gió, Nxb Thanh Niên. 25. Nguyễn Hương Giang (2001), Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới, Văn nghệ quân đội (4), tr.108 – 113. 26. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, Tạp chí Văn học, (3), tr.51 – 58. 27. Bùi Như Hải, Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa. http: baoquangtri.vn. 28. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Tạp chí Văn học, (3), tr.20 – 23. 29. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 31. Phạm Hoa (1989), “Chim én bay – Một cách nhìn về chiến tranh”, Văn nghệ (37), tr.6. 32. Nguyễn Trí Huân (1986), Cao nguyên không xa xôi, Nxb Quân đội nhân dân. 33. Nguyễn Trí Huân (1988), Chim én bay, Nxb Văn học. 34. Nguyễn Trí Huân (1980), Dòng sông của Xô nét, Nxb Quân đội nhân dân. 35. Nguyễn Trí Huân (1977), Mặt cát: Tập truyện và kí, Nxb Quân đội nhân dân. 36. Nguyễn Trí Huân (1979), Năm 1975 họ đã sống như thế, Nxb Văn học. 37. Đinh Thị Huyền, Chân dung người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến, http://vannghequandoi.com.vn. 38. Đinh Thị Huyền, Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến, http://www.vienvanhoc.org.vn 39. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2001), Nguyễn Minh Châu – tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin. 40. J.P.Sartre (1999), Văn học là gì?, Nxb Hội Nhà văn. 41. Nguyễn Khải (1984), Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội (1). 42. Phạm Khải, Đề tài chiến tranh – Món nợ dài của các nhà văn, http://www.sggp.org.vn 43. Phạm Khải, Nhà văn Nguyễn Trí Huân: Người luôn tự biết mình, http://cand.com.vn. 9 44. Tôn Phương Lan (1995), Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng, Văn nghệ quân đội (4), tr.96 – 97. 45. Tôn Phương Lan, Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh, http://www.vienvanhoc.org.vn 46. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, Tạp chí văn học, (9), tr.43 – 48. 47. Tôn Phương Lan (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội. 48. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận: Phê bình tiểu luận, Nxb Khoa học xã hội. 49. Chu Lai (1994), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn. 50. Chu Lai, (1979), Nắng đồng bằng, Nxb Quân đội nhân dân. 51. Chu Lai (1995), Nhân vật người lính trong văn học, Văn nghệ quân đội (6), tr.89 – 91. 52. Chu Lai (1990), Vòng tròn bội bạc, Nxb Thanh Niên. 53. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9). 54. Phong Lê, Tiểu thuyết về chiến tranh – nhìn từ hôm nay, http://vangnghequandoi.com.vn. 55. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục. 56. Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 57. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới: Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Giáo dục. 58. Thái Bá Lợi (1978), Thung lũng thử thách, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 59. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Trường Viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội. 61. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Người dịch: Nguyên Ngọc), Nxb Đà Nẵng. 62. Bùi Vũ Minh (2006), Hình tượng người lính trong văn học, cần một cái nhìn thực tế, Văn nghệ (16), tr.16. 63. Lê Thành Nghị (2001), Văn học viết về chiến tranh cách mạng - đòi hỏi và thách thức của thời gian, Nhà văn, số 12, tr.126. 64. Bảo Ninh (2001), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội nhà văn. 10 65. Trần Thị Mai Nhân (1997), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (7), tr.57. 66. Nhiều tác giả (2001), Các nhà văn bàn về đề tài chiến tranh, Văn nghệ quân đội (4), tr.114 – 117. 67. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 68. Nhiều tác giả (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn. 69. Nhiều tác giả (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 70. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ dịch, Nxb Tác phẩm mới. 71. Nhiều tác giả (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 72. Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975 – 1985 tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 73. Nguyễn Trọng Oánh (2007), Đất trắng, Nxb Hội nhà văn. 74. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 75. Trần Đình Sử (2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, (8), tr.6 – 13. 76. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 77. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin. 78. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân. 79. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Thời của tiểu thuyết, Tạp chí Ngày nay (19), (20). 80. Nguyễn Bích Thu, Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/52/72spnguvan.pdf. 81. Nguyễn Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề, Tạp chí văn học (4), tr.24 – 28. 82. Lý Hoài Thu, Sự vận động của các thể văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, http://phongdiep.net 83. Khuất Quang Thụy (1979), Trong cơn gió lốc, Nxb Quân đội nhân dân. 84. Trần Mạnh Thường (2008), Các tác giả văn chương Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, tập 2. 85. Lê Ngọc Trà (1988), Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực, Văn nghệ (20). [...]...86 Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn) (2008), Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục 87 Lê Phong Tuyết (1999), Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Tạp chí văn học (3) 11

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w