1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tiểu thuyết chương hồi trong nhà trường phổ thông trung học theo đặc trưng thể loại

66 719 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

Trang 1

MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Ngữ văn là một bộ môn thuộc ngành xã hội và nhân văn và là một trong

những môn chủ đạo trong nhà trường phố thông trung học (PTTH), có vai trò cung cấp những hiểu biết và giáo dục nhân cách cho học sinh Vì vậy làm thế nào để khơi gợi niềm say mê hứng thú học từ đó giúp các em có thê lĩnh hội được giá trị tư tưởng, cái hay, cái đẹp mà môn học này mang đến là một bài toán đặt ra đối với các nhà giáo Tác phẩm văn học là trung tâm của đời sống văn học theo đó việc giảng dạy tác phẩm văn học là trung tâm của bộ môn Ngữ Văn Vấn đề cốt lõi là giúp cho học sinh hình thành cách hiểu phù hợp với nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, giúp các em vươn tới những giá trị thấm mĩ, những hành vi, lối sống đẹp

Đề giúp học sinh đến với tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã đề xuất nhiều phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học theo đặc trưng loại thể là một phương pháp tích cực

Theo thống kê từ sách giáo khoa Ngữ Văn trong chương trình PTTH, các tác

phẩm văn xuôi tự sự chiếm số lượng đáng ké trong đó có một sỐ lượng nhất định các tác phẩm thuộc thê loại tiêu thuyết chương hồi Bởi vậy, việc dạy học các tác

phẩm văn xuôi nói chung và các tác phẩm chương hồi nói riêng có hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên

Thực tiễn dạy học Ngữ Văn còn nhiều bất cập, học sinh thụ động, giáo viên truyền thụ một chiều đến học sinh nên chất lượng dạy học chưa cao Những năm

gan đây, công cuộc đối mới giáo dục, cải cách phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông diễn ra mạnh mẽ, đặt yêu cầu mới đối với nhà nghiên cứu day học Hiện nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu Mọi sự thay đổi có tính hệ thống về phương pháp dạy học Ngữ Văn không cho phép duy trì lỗi dạy truyền thống giáo điều mà đến nay ảnh hưởng của nó vẫn còn khá nặng nề trong

Trang 2

học sinh làm trung tâm Hoạt động dạy học là hoạt động: đọc - hiểu, học sinh tích

cực sáng tạo dưới sự định hướng của giáo viên

Hơn nữa, sách giáo khoa Ngữ Văn mới không chỉ gồm những văn bản nghệ thuật mà còn đưa vào những văn bản thuộc những phong cách chức năng khác bởi vậy giờ dạy Văn không chỉ là giờ giảng Văn mà phải là giờ dạy: đọc - hiểu văn bản

Chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn được sắp xếp dựa trên nguyên tắc về thê loại Bởi thế phương pháp dạy tác phâm văn học theo đặc trưng loại thể được

coi là lựa chọn tích cực, hợp lí của các nhà giáo dục nhằm giúp học sinh có kĩ

năng đọc, cảm thụ, phân tích và cắt nghĩa tác phẩm một cách có hiệu quả

Đồng thời, cũng xuất phát từ nhu cầu bản thân muốn nâng cao kiến thức, rèn luyện năng lực của người giáo viên trong tương lai

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài này mong muốn góp thêm một hướng tiếp nhận, dạy học tiêu thuyết chương hồi theo đặc trưng loại thé

2 Lich sir van dé

Van dé dạy học theo đặc trưng loại thể là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu trong thực tiễn giảng dạy tác phẩm văn học, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo có tâm huyết

Vấn đề này chính thức được đặt ra ở nước ta với cuốn sách Vấn đề giảng

dạy tác phẩm Văn học theo loại thể (NXB GD, HN, 1971) do giáo sư Trần Thanh Đạm chủ biên Cuốn sách như một chuyên luận giới thiệu một số kiến

thức cơ bản nhất về các loại văn chủ yếu có liên quan đến chương trình Văn học

THPT Từ đó, sách giới thiệu phương pháp vận dụng đặc trưng của các loại thé

vào giảng day các tác phẩm văn học trong chương trình Văn hoc THPT có kết

hợp phân tích một số bài tiêu biêu thuộc các thể loại khác nhau (thơ, truyện, biển

Trang 3

dung cu thể Dù vậy, các ý kiến đưa ra vẫn còn sơ lược và có tính chất gol md

bước đầu

Trên tinh thần nghiên cứu tác phẩm theo loại thể, GS Đặng Anh Đào bàn về:

Đối mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại (NXB GD, HN, 1995) Di

sâu vào đặc trưng một thê loại cụ thể: tiêu thuyết và giới hạn tiêu thuyết Phương

Tây hiện đại, tác giả dựa trên hai phương diện: đối chiếu với thông số của thê loại

tiêu thuyết và đối chiếu với những đặc điểm của tiêu thuyết truyền thống.Từ đó, khang định vấn đề đối mới trên các phương diện có tính chất đặc trưng loại thể như: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ so với tiêu thuyết truyền thống Ở đây, tác giả đã vận dụng lý thuyết về đặc trưng loại thể trong nghiên cứu tác phẩm văn

học cho thấy thể loại văn học không chỉ là một khái niệm “ tĩnhˆ mà nó luôn vận

động phù hợp với thực tiễn đối mới của văn học

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn chuyên khảo Văn học Lý - Tran

nhìn từ thể loại (NXB GD, HN.1996 ) đã tìm hiểu văn học Lý Trần từ khía cạnh loại thể Trên cơ sở đó mở rộng sự nhìn nhận trong mối quan hệ đặc trưng về thể

loại với văn học Trung Quốc Từ đó, cắt nghĩa lý giải thành tựu của văn học Lý -

Trần có được vừa là tiếp thu, học tập vừa là sáng tạo mới mẻ độc đáo của văn học Việt Nam

Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn

chương theo thể loại (NXB GD, HN ,2000) đề cập đến những vấn đề dạy văn,

học văn hiện nay cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa thê loại và phương pháp dạy học đã phát triển thành quan điểm: “loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triển của khoa học về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” Để

minh họa cho quan điềm của mình, tác giả đã giới thiệu một số cách thức dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể ở cả ba thể loại là tự sự, trữ tình và kịch

Trang 4

La một giáo viên, chúng ta phải hiểu dạy các tác phẩm tiêu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH theo đặc trưng loại thể Tuy nhiên, bên cạnh những kiến thức về đặc trưng loại thể giáo viên cũng cần có kỹ năng đề vận dụng tri thức vào dạy học từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Biết vận dụng lý thuyết vào việc giúp học sinh đọc - hiểu các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH càng khắng định hơn nữa thành tựu nghiên cứu về loại thể tự sự và khoa học phương pháp

3 Mục đích nghiên cứu

Mỗi tác phẩm thuộc một loại thể nhất định, không có tác phâm nào thuộc vào hai loại thể khác nhau Các tác phẩm thuộc vào một loại thê nào thì đều có

phương pháp tiếp nhận, giảng dạy tương ứng phù hợp

Vận dụng các tri thức về loại thể văn học vào giảng dạy tác pham van hoc trong nhà trường PTTH không chỉ là vấn đề tri thức mà còn là vấn đề phương pháp

Ở nước ta hiện nay, vấn đề dạy tác phâm văn học theo đặc trưng loại thê đã được đề xuất từ lâu nhưng thực tế giảng dạy vẫn chưa thực sự dựa vào đặc trưng

loại thể Điều này, dẫn đến việc các học sinh cảm nhận các tác phẩm ở các thể

loại khác nhau là như nhau, chưa hiểu sâu sắc tác phẩm Do đó, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yêu và phương pháp dạy học tác phâm theo đặc trưng

loại thể là một hướng đi phù hợp, hiệu quả

Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy đòi hỏi sự vận dụng phương pháp này

phải hết sức chủ động, linh hoạt với các tác phẩm cụ thể Do đó, mục đích của

khóa luận này là: dựa trên lí thuyết về đặc trưng loại thê tự sự tìm ra hướng tiếp nhận các tác phẩm tiêu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH đồng thời biết cách tô chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội các tác phẩm đó

Trang 5

Xác định được đặc trưng của loại thể tự sự nói chung và đặc trưng của tiểu

thuyết chương hồi nói riêng áp dụng dé đọc - hiểu các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH

Hướng dẫn học sinh tìm hiêu một số tác phẩm tiêu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý luận về loại thể, loại thể tự sự, thể loại tiểu thuyết chương hồi

Các tác phẩm thuộc thê loại tiểu thuyết chương hồi được đưa vào chương trình PTTH

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích, so sánh - đối chiếu

- Khảo sát thực tiễn dạy học văn ở trường PTTH

- Phương pháp thực nghiệm 7 Đóng góp của khóa luận

Là sinh viên bước đầu tập nghiên cứu khoa học, chúng tôi cũng mong muốn góp một tiếng nói vào hướng tiếp nhận, giảng dạy các tác phẩm tiểu thuyết

chương hồi theo đặc trưng loại thé

Với đề tài này, người viết hi vọng nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường PTTH bằng việc vận dụng phương pháp dạy học dựa vào đặc trưng loại thể Qua đó góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học đồng thời

người viết có dip nang cao kiến thức, trau dôồi kinh nghiệm, phục vụ bản thân

trong tương lai

Bên cạnh đó, khóa luận cũng góp phần hình thành, phát triển kỹ năng tìm tòi, nghiên cứu khoa học của người viết

8 Bố cục khóa luận

Trang 6

Chương 1 Những vấn đề chung 1 Vấn đề loại thé 2 Tiếp nhận văn học Chương 2 Dạy học tiêu thuyết chương hồi trong nhà trường PTTH theo đặc trưng loại thể

1 Thực tiễn giảng dạy tác phâm văn học ở trường PTTH 2 Vị trí và ý nghĩa của các tác phâm tiêu thuyết chương hồi

Trang 7

NOI DUNG CHUONG 1 NHUNG VAN DE CHUNG 1 Van dé loai thé 1.1 Khai niém

Tác pham văn học là một trong những phạm trù trung tâm của Lí luận Văn

học Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố: dé tài, chủ dé, tu

tưởng, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn Nhưng tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại thể nhất định

Loại thể là một khái niệm ghép gồm hai khái niệm là loại hình và thể tài

Loại (loại hình): là phương thức nhà văn sử dụng để tạo ra hình tượng nghệ thuật của tác phâm

Thể (thể tài): là phương thức tô chức hình thức ngôn ngữ tác phẩm

Như vậy, thể và loại có quan hệ với nhau, loại bao hàm thé 1.2 Phân loại loại thể văn học

Từ thời Hi Lạp cô đại, căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực, thê thức

cau tao van bản, Arixtôt chia văn học thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch Ba

loại này có quan hệ chặt chẽ với nhau và là những phạm trù vừa mang tính quy

luật ôn định, vừa mang tính cá thể biệt vận động Trong đó:

Tự sự (kế VIỆC): tác phẩm dùng lời tái hiện lại những việc làm, biến có,

nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan qua đó bày tỏ

một cách hiểu, một thái độ nhất định Tác gia co thé đứng ngoài mà kê, cũng có thê để nhân vật tự kể, sự phản ánh của nó có thé rat sau rong, chi tiết Tương ứng với loại tự sự là phương thức phản ánh hiện thực bằng kề chuyện

Trữ tình (thổ lộ tình cảm): tác phẩm thông qua lời lẽ thô lộ nỗi niềm, tâm

Trang 8

quan của con người với thế giới Tương ứng với nó là phương thức phản ánh hiện thực băng cách thổ lộ cảm xúc

Kịch: các tác phẩm tái hiện hành động, xung đột căng thắng khác thường dé làm hiện lên bản chất đời sống băng hành động xung đội

Như vậy, ba phương thức này tương ứng với ba cách tiếp cận đời sống khác nhau

Sự phân loại tác phẩm văn học theo loại thể là căn cứ vào đặc trưng có tính

ồn định tuy nhiên nó cũng rất linh hoạt, vận động trong thời kì cụ thể Ta không nên tuyệt đối hóa sự phân chia cũng như ranh giới giữa các loại thể Sự phân chia ở đây chỉ mang tính tương đối

Trong bài viết này chúng tôi xin di sâu vào loại thể tự sự cụ thê là các tác

phâm tiêu thuyết chương hồi

1.3 Mỗi quan hệ giữa các loại thể

Sự phân chia loại trên chỉ mang tính tương đối, thực tế rất sinh động Các loại thê này có thể thâm nhập, kết hợp với nhau trong việc miêu tả cuộc sống, bộc

lộ nội tâm

Ba loại hình của tác phẩm văn học là những phạm trù vừa mang tính quy

luật ôn định vừa mang tính vận động linh hoạt và có mối quan hệ chặt chẽ, sâu

sắc

1.4 Đặc trưng tác phẩm tự sự

1.4.1 Khái niệm tự sự

Theo Tử điển Hán Việt (Phan Văn Các): tự sự có nghĩa là “kế chuyện”

Trang 9

Dưới góc độ một khái niệm lí luận văn học, giáo trình Lí luận Văn học đã

viết: “phương thức tự sự lấy cuộc sống khách quan làm đích và đối tượng miêu tả chính” (Hà Minh Đức chủ biên)

Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xác định: tự sự là một phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch dùng để

phân loại tác phẩm văn học: “tác phẩm tự sự tái hiện đời sơng trong tồn bộ tính

khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong khách quan thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người”

Ta có thê kết luận: thể loại tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kế lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách

nhân vật, chỉ tiết có đầu, có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và

được kế lại bởi một người kê chuyện nào đó 1.4.2 Đặc trưng tác phẩm tự sự

Thể loại tự sự có ba đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Nội

hàm các khái niệm này tuy có những điểm ốn định song van có những nét vận động khác biệt

1.4.2.1 Cốt truyện

Từ điển tiếng Việt: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm

văn học tự sự”

Cốt truyện có những đặc điểm sau:

Tính lịch sử cụ thể: được biểu hiện thông qua tính chân thực của các sự kiện lịch sử - xã hội làm điểm tựa cho sự phát triển cốt truyện và đặc điểm tính cách

bởi tính cách nào cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định

Và tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà cốt truyện có những đặc điểm khác

Trang 10

Tinh kich: Cét truyện ngoài khả năng bộc lộ có hiệu quả đặc điềm tính cách thì sức mạnh sự hấp dẫn của nó còn thê hiện ở khả năng tái hiện lại hiện thực

chân thực những mâu thuẫn xung đột, thê hiện tư tưởng tác phâm

Tính hoàn chỉnh (hệ thống): cốt truyện trong tác phâm tự sự tồn tại như một

hệ thống trong đó các biến cố sự kiện được tô chức sắp xếp theo một trình tự nhất

định và các biến cô sự kiện có mối quan hệ chặt chẽ, tác động đến nhau quyết định đến số phận nhân vật Bởi vậy, cốt truyện mang tính hoàn chỉnh đề tạo thành một câu chuyện Sự hoàn chỉnh đó do liên kết của các chỉ tiết, sự kiện, sự kiện trước là nguyên nhân của sự kiện sau, sự kiện sau là kết quả của sự kiện trước

Thông thường cốt truyện hoàn chỉnh được tổ chức qua năm giai đoạn: trình bày,

thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc

Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng gồm năm phan 1.4.2.2 Nhân vat

Khái niệm:

Từ điển tiếng Việt 2002: nhân vật là “đối tượng (thường là người) được miêu tả, được thê hiện trong tác phẩm nghệ thuật”

Từ điển Hán Việt: nhân vật là “vai trong truyện, kịch, phim”

Từ điển thuật ngữ Văn học: nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phâm văn học”

Giáo trình Lí luận Văn học: “Nhân vật văn học” - đó không chỉ là con người, những con người có tên tuôi hoặc không tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người được dùng như những

phương thức đề biêu hiện con người Cũng có khi đó không phải là con người,

Trang 11

Nhan vat trong tac pham được chia ra thành: nhân vật tự sự, nhân vật trữ

tình, nhân vật kịch nhưng trong giới hạn bài viết người viết chỉ dừng lại nghiên

cứu nhân vật tự sự

Nhân vật trong tác phâm tự sự:

Nhân vật là yeu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự Nhân vật thuộc

hình thức nhưng tính cách nhân vật thuộc về nội dung bởi nó là những nét tính cách tương đối ôn định đề nhân vật ấy là nó Vai trò của các nhân vật không bình dang trong tac pham: nhân vật có tính cách, nhân vật không tính cách, nhân vật điển hình

Nhân vật trong tác phâm chia thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật

trung tâm

Nhân vật tự sự tuân thủ: có lai lịch, tồn tại trong mối quan hệ hiện hữu với

con người và hoàn cảnh

Nhân vật trong tác phẩm tự sự thê hiện đầy đủ nhất những đặc điểm của nhân vật văn học Nó là phương diện mà nhà văn sử dụng để phản ánh hiện thực khách quan Mỗi nhân vật bao giờ cũng đặt trong nhiều mối quan hệ, thông qua hành động, ngôn ngữ bộc lộ tính cách So với nhân vật trữ tình, nhân vật kịch thì

nhân vật tự sự bao giờ cũng có nhiều ưu thế hơn trong su thê hiện bởi số lượng

nhân vật không bị hạn chế Đó là những con người bình thường với tất cả vẻ tự nhiên của nó gắn bó toàn diện với thời đại mình, với những số phận riêng biệt, đa dạng, nhiều sắc thái thâm mĩ hơn Nhân vật tự sự được coi là trung tâm thé hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm

Thực chất tìm hiều tác phẩm tự sự là tìm hiểu nhân vật

Trang 12

Khái niệm: ngôn ngữ là chất liệu sáng tác của văn học, là “hình thức ngôn ngữ sử dụng trong sáng tác văn học”

Gorki đã khăng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Ngôn ngữ tự sự:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách”

Ngôn ngữ tự sự phân chia theo ngôn ngữ chức năng gồm: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ tường thuật

Dựa trên chủ thể phát ngôn ta có: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ đảm bảo kết hợp giữa cá tính nhân vật và tính khái quát

Nhìn chung ngôn ngữ được tồn tại dưới hai dạng thức cơ bản: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kề chuyện

Ngôn ngữ nhân vật: “là lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự” Ngôn ngữ nhân vật chia thành hai loại: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại Qua ngôn ngữ tính cách nhân vật được bộc lộ

Ngôn ngữ người kế chuyện: có vai trò quan trọng “quyết định đến toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm” Ngôn ngữ người kê chuyện có thể là ngôn ngữ nhân vật nhưng cũng có thể là ngôn ngữ tác giả kề chuyện

Đối với ngôn ngữ tác giả đó là hình thức người kế đứng ngoài quan sát, kể

lại Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ của mình một cách khách quan hơn

Nhân vật kê chuyện là hình thức nhân vật trực tiếp tham gia vào các sự kiện

trong tac pham và kề lại câu chuyện nên nó mang tính chủ quan song câu chuyện tạo được lòng tin vào người đọc hơn

Như vậy, tác phâm tự sự có ba đặc trưng cơ bản trên Các đặc tính này dù mang tính độc lập tương đối nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh

Trang 13

chuyền hóa linh hoạt trong tác phâm Cốt truyện là những sự kiện xoay quanh

nhân vật, nhân vật qua ngôn ngữ mà được biéu hién va ngôn ngữ là dạng thức tồn

tại của tác phẩm Và ba đặc trưng này có tính quy luật ôn định song vẫn có những vận động, biến đối theo từng giai đoạn nhất định

Nắm vững đặc trưng loại thể là chìa khóa hữu hiệu giúp chúng ta khai thác, khám pha tac pham văn học

1.5 Đặc trưng tiểu thuyết chương hồi 1.5.1 Khái niệm tiểu thuyết chương hồi

Tiêu thuyết:

Khái niệm: Theo Tử điển thuật ngữ văn học (NXB GD HN): tiểu thuyết là

“tác phẩm tự sự cỡ lớn phản ánh hiện đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh

phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt gial cap, tai hién nhiéu

tinh cach da dang”

Đặc điểm của tiểu thuyết:

So với các thê khác của loại tự sự như ngụ ngôn, anh hùng ca thì đặc điểm

tiêu biểu nhất của tiêu thuyết là cái nhìn đời tư Tùy theo từng thời kì phát triển,

cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức có thê được thê hiện hoặc kết hợp với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc

Tiểu thuyết đậm chất văn xuôi tức là một sự tái hiện cuộc sống một cách

không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa (so với truyện thơ, anh hùng ca, thơ trường thiên)

Nhân vật trong tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, chịu dẫn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật thuộc thể loại khác là nhân vật

Trang 14

Thanh phần của tiêu thuyết không phải là cốt truyện và tính cách nhân vật như truyện vừa truyện ngắn mà còn đi sâu vào miêu tả đời sống tư tưởng của

nhân vật được trình bày một cách tường tận

Tiêu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác

Chương hồi: là khái niệm chỉ một đặc điểm thuộc về kết cấu bên ngoài của

tiêu thuyết chương hồi

Chương: là một thể tài

Hồi: theo Từ điển thuật ngữ văn học có nghĩa là lần (thứ tự) do truyện kể

quá đài phải chia ra từng lần đề kể Ngoài ra nó con mang nghĩa là sự chuyên đổi,

vận chuyền, chuyên biến (phản hồi, hồi báo), thê hiện động tác theo lần lượt, thứ tự Hồi ở đây là sự lắp ghép bố cục về mặt thời gian chứ không phải là một đơn vị của cốt truyện

1949 Từ hải văn học: tiểu thuyết chương hồi là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cô đại Trung Quốc Đặc điểm dùng tiêu mục đề phân hồi, câu

chuyện liên tiếp mạch lạc, chỉnh tê

1.5.2 Đặc trưng của tác phẩm chương hồi

Tác phẩm chương hồi là các tác phâm thuộc loại thể tự sự.Vì vậy, các tác phẩm này đều mang những đặc trưng của loại tự sự như: cốt truyện, nhân vật,

ngơn ngữ Ngồi ra các tác phẩm tiêu thuyết chương hồi còn mang đặc trưng riêng năm trong kêt câu bên ngoài của tác phâm là tính phân hôi

1.5.2.1 Tỉnh phân hồi

Trang 15

Nguồn gốc của tính phân hồi trong tiểu thuyết chương hỏi: tiêu thuyết

chương hồi thoát thai từ thoại bản - một loại tiêu thuyết bạch thoại đời Tống Đời

Tống, kế chuyện trở thành một nghề chuyên nghiệp Thoại bản giảng sử thường là trường thiên Câu chuyện lịch sử dài phân chia ra thành nhiều đoạn, kề thành

nhiều lần Đề phân biệt người ta đặt tiêu đề cho mỗi hồi gọi là hồi mục và đề hấp

dẫn người ta chia làm nhiều đoạn Những đoạn ấy trở thành chương, hồi trong

truyện dài Truyện được chia thành nhiều hồi, mỗi hồi thường có độ dài xấp bội

nhau kê một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh

Kết cầu mỗi hồi: mở đầu mỗi hồi là hai câu đối ngẫu, mỗi câu có độ dài từ

bảy đến mười chữ vừa khái quát nội dung vừa làm đầu đề cho mỗi hồi Kết thúc mỗi hồi lại có hai câu đối ngẫu nữa nhăm thông báo nội dung của hôi tiếp theo và

kích thích trí tò mò của người đọc Các hồi thường dừng ở những sự kiện đang

phát triển đến cao trào Người đọc “muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ”

Trong mỗi hồi tác giả làm nổi bật lên một hoặc vài sự kiện lớn và thông qua những sự kiện đó đề nối tiếp từ hồi này đến hồi khác mà hình thành sợi dây phát

triển của lịch sử Trong 7m quốc diễn nghĩa có 240 hồi Mỗi hồi đều có kết cấu tương tự như trên Hoàng Lê nhất thống chí được chia thành 17 hồi Tất cả đều có hai câu thất ngôn có tính đối ngẫu đặt ở đầu câu đề khái quát nội dung và hai câu thất ngôn đặt ở cuối hồi cùng với lời hẹn như: “chưa biết hồi ấy ra sao chờ xem hồi sau phân giải” hoặc cũng có những hồi phần kết nói rõ nội dung sự kiện

nhưng chưa được giải quyết như ở hôi hai: “chưa biết Chính liệu tính như thế

nào, hồi sau phân giải”; hồi năm: “chưa biết vua Tây Sơn đến về việc gì, xin xem

hồi sau phân giải” Riêng hồi thứ 17 vì là hồi cuối cùng nên không có hai câu thất ngôn ở cuối hồi mà thay vào đó là bài thơ “Tiêu cung tuẫn tiết hành”

Kết cấu chương hồi với cách mở đầu mỗi chương thường dùng cách dẫn chuyện như: “lại nói nói về” tạo nên sự mạch lạc giúp người đọc dễ tiếp nhận

Hoàng Lê nhất thống chí cũng vậy, trừ hồi đầu tiên thì 16 hồi còn lại của tác

Trang 16

tạo ra sự diễn tiến liên tiếp của sự việc Ngoài ra từ “lại nói ”còn xuất hiện rải rác trong từng hồi với ý nghĩa câu chuyện được chuyền sang một nhân vật khác hoặc

đặc điểm khác

Các hồi trong tác phẩm dù là một thành phần hữu cơ trong cuốn chuyện, có mối liên quan chặt chẽ đến các hồi khác nhưng mỗi hồi tự bản thân nó lại mang tính chỉnh thể tương đối độc lập Trong tác phâm Hoàng Lê nhất thống chí, Tam

quốc diễn nghĩa mỗi hồi thường có một hoặc một vài sự kiện, nội dung được tóm

tắt ở hai câu đối ngẫu đặt ở đầu hồi.Cũng có khi tác giả quay lại sự kiện này ở hồi

khác nhằm làm rõ nội dung liên kết các sự kiện với nhau song mục đích cuối cùng là làm nổi bật nội dung của tác pham va nêu bật tính cách của nhân vật

trong tác phẩm

Như vậy, tính phân hồi là đặc trưng thuộc hình thức bên ngoài của tiêu

thuyết chương hồi Mỗi hồi có một kết cầu hoàn chỉnh thê hiện một nội dung trọn

vẹn

1.5.2.2 Cốt truyện

Trong các tác phẩm tự sự, cốt truyện là đặc trưng chủ yếu đầu tiên Cốt truyện là một đơn vị nghệ thuật trong tiểu thuyết, gan bó chặt chẽ với các yếu tố khác Khi bàn về tiểu thuyết không thê không nhắc đến cốt truyện

Cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi là cốt truyện đa tuyến Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình

diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường, diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật Do đó, dung lượng lớn, hệ thống sự kiện trong cốt truyện

đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn với các nhân vật

Các tác giả tiêu thuyết chương hồi đều thống nhất xây dựng cốt truyện của

tác phâm diễn tả những vấn đề nồi bật của lịch sử, đất nước với một hệ thống sự

kiện, nhân vật rất phức tạp Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí

đều miêu tả hoạt động quân sự thiên về hoạt động chính trị, đời sống tỉnh thần

Trang 17

chương hồi được đệt nên bởi rất nhiều giai đoạn bi hài Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả vận mệnh của toàn xã hội, đất nước từ việc triều đình phong kiến suy tàn, xã hội phân hóa, triều đình và vua chúa bất lực, kiêu binh nối loạn, nhân dân va

tri thức lúng túng trong việc hành xử với đời, vua chúa tham quyên sẵn sàng bán nước cho ngoại bang đến sự lớn mạnh của phong trào Tây Sơn, sự xây dựng nhà Nguyễn, công cuộc càn quét thù trong giặc ngoài để tạo nên một bản hùng ca Tam quốc diễn nghĩa kê chuyện một đất nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần một trăm năm của đất nước Trung Quốc Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến: Ngụy - Thục - Ngô, phơi bày cục diện chính trị Trung hoa

mà đường nét nỗi bật là “cá lớn nuốt cá bé”, nhân dân đói khố, điêu linh từ đó

phản ánh khát vọng của nhân dân mong muốn hòa bình ồn định, thống nhất Tất cả đều được xây dựng trong một bố cục chặt chẽ, có tính toán theo ý đồ của nhà văn chứ không phải liệt kê những sự kiện có sẵn

Cốt truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian, ít bị xáo trộn Sự kiện được

đặt vào môi hồi, mỗi đoạn và các đoạn xâu chuỗi với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh Sự vận động của các nhân vật chỉ là những hành động trên phông lịch sử có sẵn chứ không phải là sự phát triển của mạch ngầm tâm lí

Cốt truyện phát triển qua những tình tiết có xung đột căng thăng mang nhiều

kịch tính

1.5.2.3 Nhan vat

Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phâm văn học Mỗi giai đoạn khác nhau đều có quan niệm khác nhau về con người, trở thành cốt lõi tư tưởng cũng như tính năng động nghệ thuật trong việc thâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống

Trang 18

hãm hại chém giết lẫn nhau Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực của tác giả những

nhân vật được coi là cao quý lại hiện ra là những kẻ bề tắc về trí tuệ, xa đọa về

đạo đức, ngu dốt về đường lối chính trị Đó còn là những con người lừng lẫy trong thiên hạ như anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống chị); Tào

Tháo, Lưu BỊ, ngũ hồ tướng: Trương Phi, Quan Công, Mã Siêu, Triệu Vân,

Hoàng Trung (Tam quốc diễn nghĩa) Các tác phẩm đều bao quát được các nhân

vật thuộc mọi tầng lớp trong xã hội từ giới chính trị đến quân sự, từ hoàng thân

quốc thích đến quý tộc và cả tầng lớp dân đen

Nếu như ở tiêu thuyết hiện đại đa số các nhân vật được khắc họa chiều sâu

tâm lí rat kĩ Diễn biến tâm lí nhân vật thay đổi: buôn, vui, tức giận làm người

đọc đôi khi phải chiêm nghiệm mới thấu hiểu được thì trong tiêu thuyết chương hồi lịch sử diễn biến tâm lí nhân vật rất đơn giản hầu như không có sự thay đôi từ

đầu đến cuối truyện tiêu biểu như: Nguyễn Hữu Chỉnh với bản chất gian hùng,

xảo quyệt, gian trá; Trịnh Sâm, Trịnh Tông, vua Lê Chiêu Thống với bản chất hèn nhát, kém cỏi (Hoàng Lê nhất thống chí); Lưu Bị - tuyệt nhân, Quan Công -

tuyệt nghĩa, Gia Cát Lượng - tuyệt trí (Tam quốc diễn nghĩa) Nhân vật ít có sự

thay đôi về tâm lí, tính cách nếu có thì sự thay đối đó không đáng kể Sự kết hợp

giữa yếu tố tâm lí và tự sự ở các nhân vật này là chưa đáng kề Tuy nhiên, thì tính cách nhân vật chủ yeu bộc lộ qua hành động bên ngoài và lời nói

Trong tác phẩm chương hồi, các tác giả còn xây dựng nhân vật thuộc về nhân dân Đây là kiểu nhân vật mang đức tính tốt, có sức mạnh to lớn làm nên những chiến công hiển hách trở thành vị anh hùng lừng lẫy của nhân dân, là

những nhân vật đại diện cho tư tưởng, tình cảm của nhân dân như: Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí); Lưu BỊ (Tam quốc diễn nghĩa)

Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi là nhân vật lịch sử có thật hoặc có thể là nhân vật đươc hư cấu căn cứ vào sự kiện lịch sử cụ thể Nhân vật được khắc

Trang 19

Ngôn ngữ trong tiêu thuyết chương hồi có ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kế chuyện Tuy nhiên, ngôn ngữ tác giả chiếm số lượng ít, ngôn ngữ nhân vật là chủ yếu Trong tác phẩm tự sự nói chung và tác phâm chương hồi nói riêng, ngôn ngữ trần thuật đóng vai trò chủ đạo và là phương tiện cơ bản

Ngôn ngữ trong tiêu thuyết chương hồi là chuỗi ngôn ngữ của con người,

cảnh ngộ, trạng thái, tư tưởng, tình cảm của một xã hội đầy biến có Đây là kiều

ngôn ngữ miêu tả, trần thuật ít có sự lắng đọng hay đào sâu vào đời sống nội tâm của con người Ngôn ngữ có sự đan xen, tiếp nối giữa người trần thuật và nhân

vật

Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại (sử dụng được ngôn ngữ thông dụng của nhân dân) Ngôn ngữ kể lắn áp ngôn ngữ miêu tả, sử dụng rộng rãi truyền thuyết, thần thoại, điên tích khiến cho ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân mang đến cho người đọc những cảm quan độc đáo trong việc tiếp nhận tác phâm

Ngôn ngữ có sự miêu tả khoa trương trong hào khí anh hùng

Ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại chiếm số lượng Ít

2 Tiếp nhận văn học 2.1 Khái niệm

Trên thế giới từ thế kỉ 20 đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiếp nhận

văn học, người đầu tiên đưa ra một mơ hình hồn chỉnh cho nó là Hans Robert

Trang 20

Mỗi độc giả đều có tầm hiều biết của mình về văn học và tầm hiểu biết đó sẽ luôn thay đổi theo lịch sử, tùy thuộc vào tính chất tác phẩm được tiếp nhận

Đặc biệt, ông cũng đưa ra một khái niệm mới, cho răng nếu chúng ta “gợi

khoảng cách thâm mĩ” là khoảng cách giữa một bên là tầm đón nhận và một bên là tác phẩm mới xuất hiện mà sự đón nhận có thé kéo theo một sự thay đôi tầm

đón nhận cũ của người đọc, phủ định những khái niệm cũ hoặc làm những kinh

nghiệm mới thâm nhập vào kiến thức người đọc thì khoảng cách này có thể được đo bằng phản ứng của công chúng hoặc bằng phán đoán của giới phê bình

Tuy nhiên, ta có thể hiểu chung nhất: tiếp nhận văn học là: “hoạt động chiếm linh các giá trị tư tưởng thầm mĩ của tác phâm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn

bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tướng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng của tác giả cho đến sản phâm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí

nhớ, ảnh hưởng hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyền thé

Qua tiếp nhận văn học nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy dan, song động, hoàn chỉnh Ngược lại người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng von hiểu biết, kinh nghiệm về đời

sống, tư tưởng, tình cảm cũng như năng lực tư duy

2.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học

Thực chất tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc phải tham gia với tất cả

trái tim, khối óc, hứng thú, nhân cách, tri thức và sức sáng tạo

Trong tiếp nhận văn học người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên

mình, vừa nhập tâm thể hiện nội dung tác phẩm, vừa phân thân duy trì khoảng cách thâm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, thưởng thức tài nghệ hoặc

Trang 21

Tuy nhiên, trong việc tiếp nhận văn học luôn có khoảng cách Đó là ranh giới giữa độc giả với tác phẩm, nó chịu sự chi phối của các yêu tố cá nhân và thời đại Khoảng cách này càng lớn thì khả năng tiếp nhận càng thấp và ngược lại

Trong tiếp nhận văn học người ta luôn muốn hướng tới nâng cao tầm tiếp nhận tới một mối quan hệ nào đó đề có thể rút ngắn khoảng cách tiếp nhận Thực tế cho thấy không thể xóa nhòa khoảng cách tiếp nhận ma chi co thé thu hep dé nâng cao chất lượng tiếp nhận Điều đó đặt ra câu hỏi trong văn chương: “làm thế nào đề thu hẹp khoảng cách tiếp nhận?” Giải pháp là: trang bị cho chủ thê những

hiểu biết khoa học (kiến thức Lí luận Văn học, nghiên cứu khoa học )

Hoạt động tiếp nhận văn học trong trường phơ thơng ngồi mang những đặc điểm chung của tiếp nhận văn học còn mang những đặc điểm riêng bởi có một chủ thể tiếp nhận riêng: học sinh Thực chất tiếp nhận văn học trong nhà trường là quá trình lĩnh hội những giá trị thâm mĩ bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hiện tượng nghệ thuật, tư tưởng tác phẩm, cảm hứng, quan điểm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phâm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ,

hoạt động sáng tạo của học sinh về tác phẩm văn học dưới sự định hướng của

giáo viên

Thực tế cho thấy ở chủ thể tiếp nhận học sinh có nhiều khám phá tỉnh té,

mới mẻ từ tác phâm, cho thấy cảm xúc thẩm mĩ cao cùng một kha năng cảm thụ sáng tạo Với những năng lực ấy học sinh đối thoại cùng tác giả qua tác phẩm Làm thế nào đề học sinh tiếp xúc trực tiếp, khám phá ra những giá trị thâm mĩ là bài toàn “phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy Văn”

Giảng dạy văn học trong nhà trường với mục đích chung: phát huy sức mạnh

riêng của đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học dé dao tao, giáo dục học sinh, làm học sinh nhận ra giá trị nghệ thuật độc đáo của cách trình bày Cuộc song theo quan điểm thẩm mĩ nhất định của nhà văn, tạo nên vẻ đẹp tác

Trang 22

Hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường phô thông nhấn mạnh tinh

chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên nó không thê thiếu vai trò

quan trọng của người giáo viên trong việc định hướng Giáo viên cung cấp kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết định hướng cho học sinh

2.3 Quan hệ giữa loại thể văn học với tiếp nhận văn học theo đặc trưng

loại thể

Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình sáng tác mang tính khách quan

chứa đựng các yếu tố mang tính ồn định trong tác phẩm Đó là sự phối hợp giữa

nội dung và hình thức đề tạo nên một chỉnh thê Nó chỉ ra một giới hạn tiếp xúc

với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan niệm về đời song

Điều này vừa có tính quy luật, vừa có ý nghĩa như một nguyên tắc để xây dựng một thế giới nghệ thuật Chính vì thế việc nghiên cứu loại thể giúp người ta nhận ra được những vẫn đề có tính chất kế thừa trong tiến trình phát triển của văn học nên tất yêu nó có vai trò to lớn đối với quá trình tiếp nhận văn học

Hoạt động dạy các tác phẩm văn chương là một trong những hoạt động tiếp nhận văn học Tuy nhiên, bao trùm lên nó là những cách thức và phương pháp dạy học có tác dụng như những con đường dẫn đến tác phẩm văn chương

Thực tiễn của hoạt động tiếp nhận văn học nói chung và hoạt động dạy học

Trang 23

Với những kiến thức lí luận làm cơ sở vững chắc thì quá trình tiếp nhận trong nhà trường không chỉ là việc đi lại con đường mà nhà văn đã đi mà còn trở thành người đồng hành với tác giả Việc nắm vững những kiến thức loại thê là những công cụ phương tiện cho việc tiếp nhận tác phẩm, không những vậy nó

còn giúp học sinh không chỉ có khả năng đọc văn, hiểu văn mà còn tao lập được

văn bản

Từ những ưu điểm đó hình thành một con đường tiếp nhận một tác phâm văn học, một phương pháp dạy học tích cực - phương pháp dạy tác phâm văn chương theo đặc trưng loại thể Bản chất của phương pháp này là hoạt động đọc - hiểu tác phẩm dựa trên những cơ sở đặc trưng loại thể Đề tiếp nhận tác phẩm

văn chương, cần thực hiện một hệ thống các hoạt động, thao tác, trong đó hoạt

động đầu tiên, cơ bản xuyên suốt qua trinh tiép nhận là hoạt động “ đọc”

Đọc là một dạng khám phá, sáng tạo, cơ sở đề hiểu tác phẩm, giữa đọc và

hiểu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đọc đề hiểu nhưng cũng có nghĩa là hiểu đề đọc tốt hơn

Vì vậy đọc - hiểu trở thành một vấn đề mang tính nguyên lí, một phương pháp dạy học tác phẩm văn học hiệu quả, có khả năng phát huy cao nhất khả

năng trải nghiệm, lý giải và sáng tạo của khoa học Đọc - hiểu một tác phẩm văn học phải trải qua bón bước: đọc thông, đọc thuộc; đọc kĩ, đọc sâu; đọc hiểu, đọc

sáng tạo; đọc đánh giá, ứng dụng

Đọc - hiểu theo đặc trưng loại thé la một qua trinh xac dinh kiéu quan hé

giao tiếp giữa các chủ thê tiếp nhận và đối tượng tiếp nhận là tác phâm văn học, dựa trên những tri thức lí luận mang tính chất nền tảng Những kiến thức về đặc

trưng loại thể sẽ mang lại cho người tiếp nhận một khả năng nhìn nhận tác phâm khoa học chính xác, tạo tiền đề cho những khám phá sáng tạo tính tế trên một cơ

Trang 24

Nắm vững những tri thức về đặc trưng loại thể và chuyên hóa chúng thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu tác phâm văn học là một con đường để rút

Trang 25

CHUONG 2

DAY HOC TIEU THUYET CHUONG HOI TRONG NHA TRUONG

PTTH THEO DAC TRUNG LOAI THE

1 Thực tiễn dạy học tác phẩm chương hồi trong nhà trường PTTH 1.1 Thực trạng dạy tác phẩm

Thực tế, hiện nay, vấn đề dạy các tác phẩm Văn trong nhà trường còn rất nhiều bất cập Người ta quan tâm đến tiến trình lịch sử nhưng chưa thực sự quan

tâm đến loại thể văn học nên còn nhiều phương diện chưa được làm sáng tỏ, học

sinh chưa hiểu kĩ, hiểu sâu tác phẩm

và phía giáo viên, thì một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn dạy học Văn

theo phương pháp truyền thống, giáo điều, đọc chép làm cho học sinh mất đi hứng thú học Văn, khả năng sáng tạo, thụ động trong cách học Giáo viên chưa khai thác sâu vào phương pháp dạy học Văn theo đặc trưng loại thể, chưa chỉ rõ

cho học sinh thấy được cách phân tích một tác phẩm văn học theo đặc trưng loại

thể như trong tác phẩm tự sự thì giáo viên chỉ chú ý đến mặt như phân tích nhân vật còn các yêu tô như: cốt truyện, ngôn ngữ không được nhắc đến nhiều Tương

tự đối với những loại thê khác

Về phía học sinh, các em còn thụ động trong cách làm văn, chưa có kĩ năng

đề tự học, tự phát hiện van dé Chang hạn như các em chỉ phân tích nhân vật một cách chung chung mà chưa nam duoc dé phân tích một nhân vật cần làm theo

những bước nào, chưa hiểu cách xác định cốt truyện một tác phẩm tự sự cần làm như thế nào Đồng thời các em cũng chưa xác định được vai trò của yếu tố ngôn ngữ, chưa thấy được mỗi quan hệ giữa ba yếu tố: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ mà chủ yếu là học theo cảm tính, cảm nhận, thiếu cơ sở lí luận Đặc biệt với loại thê kịch thì các em còn rất lúng túng trong việc phân tích Đứng trước một loại

thể nhất định các em chưa có được một ki năng chắc chắn Chính vì vậy, chất

Trang 26

Mỗi tác phẩm thuộc một loại thể khác nhau sẽ có đặc trưng riêng vì thế phải có hướng tiếp nhận riêng phù hợp với đặc trưng của loại thể đó Và phương pháp dạy học theo đặc trưng loại thể là một phương pháp dạy học tích cực có thể phát huy sự sáng tạo, chủ động của học sinh

1.2 Thực trạng dạy học tác phẩm chương hồi

Nằm trong thực trạng dạy tác phâm Văn học trong nhà trường thì việc dạy

học tác phẩm chương hồi vẫn chưa được chú trọng, đề cao, chưa xác định được vị

trí, vai trò của tác phâm này Những tác phẩm thuộc thẻ loại tiểu thuyết chương

hồi thường có dung lượng lớn lại được xây dựng dựa trên những sự kiện lịch sử với hệ thống sự kiện rất phức tạp nên có đặc điểm khô, khó lại có những tác

phâm chương hồi trong nhà trường phố thông là những tác phâm văn học nước ngoai (Tam quốc diễn nghĩa) nên cả giáo viên và học sinh còn thờ ơ thậm chí là phất lờ thể loại tác phẩm này

Đặc biệt, việc dạy thê loại tác phẩm này theo phương pháp đặc trưng loại thê

chưa được áp dụng rộng rãi dẫn đến phần đa học sinh chưa nắm rõ được cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, chưa thấy được vai trò cũng như cái hay, cái đẹp mà

tác phâm này mang lại Các em mới chỉ hiểu tác phâm ở mức độ chung chung, chưa nắm rõ tác phẩm có cốt truyện như nào, hệ thống nhân vật ra sao, ngôn ngữ như nào, chưa nắm rõ được sự khác biệt giữa thê loại tiểu thuyết này so với các

thể loại khác

Trong chương trình PTTH có một số lượng nhất định các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi, trước việc năm các tác phẩm còn hạn chế thì việc đề xuất phương pháp dạy đọc - hiểu các tác phẩm chương hồi theo đặc trưng loại thể là

vấn đề có tính thực tiễn cao

Thê loại là một phạm trù mang tính pho bién, quy luật, tuy nhiên trong tiến

trình lịch sử, nó cũng có những chuyên biến đổi mới vì thế cần chú ý một cách

linh hoạt

Trang 27

Trong chương trình PTTH, những tác phâm tiêu thuyết chương hồi mặc dù chiếm số lượng rất ít (theo thống kê trong chương trình PTTH chỉ có hai tác phâm) so với các thể loại tác phâm khác nhưng đó là các tác phâm mà các tác giả đã cô găng chọn lọc, tuyên lựa những tinh hoa của các nền văn học nên đó phải là

những tác phẩm tiêu biêu nhất, nồi bật nhất cả về mặt nội dung và nghệ thuật

Tác phẩm chương hồi không chỉ có ý nghĩa về mặt văn học mà còn có ý nghĩa về

mặt lịch sử, chính trỊ, quân sự

Về mặt văn học: các tác phâm này đã đem đến cho người đọc bức tranh toàn cảnh về hiện thực đất nước qua đó cho thấy tư tưởng, khát vọng của con người đương thời Đồng thời cũng cho người đọc tiếp cận với một hình thức mới mẻ

của thể loại chương hồi - lối kết cấu chương hồi độc đáo, tạo ra sự hấp dẫn riêng,

kích thích trí tò mò của bạn đọc Ngoài ra, các tác phẩm còn chứa đựng giá trị nghệ thuật độc đáo thê hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nghệ thuật trần thuật, tạo xung đột kịch tính

Về mặt lịch sử, chính trị, quân sự: tác phẩm đã tái hiện chân thực một thời kì lịch sử nhất định của một dân tộc, cung cấp cho người đọc những hình ảnh thu

nhỏ của một đất nước trong một giai đoạn lịch sử, giúp người đọc tự hào về những anh hùng hào kiệt trong quá khứ, khơi gợi lòng tự hào tự tôn dân tộc đồng thời là cuốn tư liệu sống đề người đời sau học hỏi trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước

3 Vận dụng lí thuyết tiếp nhận và đọc hiểu vào dạy học các tác phẩm chương hồi

Trang 28

hành vi, lối sống đẹp Phải hướng dẫn hoc sinh tim hiéu tac pham tiéu thuyét

chương hồi va cam thu no như thé nào để đạt kết quả cao nhất là khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng loại thê Theo đó ta có thê tiến hành theo các bước sau:

3.1 Đọc và tải hiện văn bản

Đọc để giải mã kí hiệu ngôn ngữ, hướng tư duy của học sinh vào các sự

kiện, biến cố xảy ra, diễn biến tâm trạng của nhân vật Từ đó, các em bước đầu

cảm thụ được cái được phản ánh, biểu hiện trong văn bản tiêu thuyết chương hồi Mục đích của bước này: chuyền các kí hiệu ngôn ngữ tôn tại dưới dạng viết sang tín hiệu và âm thanh nhằm tạo ra các kích thích và giác quan: thị giác, thính giác, khởi động các quá trình tâm lí: chú ý, tưởng tượng từ đó hiểu các nghĩa ngôn ngữ, có cái nhìn bao quát toàn văn bản (về dung lượng, hình thức tô chức, nội dung thông báo chủ yếu)

Sau khi đọc văn bản tác phẩm, học sinh có thể tái hiện lại văn bản trong trí nhớ của mình mà không cần nhìn văn bản viết Điều này giúp các em thuận lợi, chủ động trong quá trình phân tích văn bản, làm cho quá trình phân tích ấy diễn ra năng suât, hiệu quả hơn

3.2 Giúp học sinh lĩnh hội văn bản

3.2.1 Giúp học sinh năm được cốt truyện

Với mỗi văn bản tự sự thuộc các giai đoạn khác nhau từ dân gian, trung đại

đến hiện đại đều có những cách thức riêng trong việc hướng dẫn học sinh nắm

Trang 29

Đối với cốt truyện dân gian, đơn giản nhưng có khả năng gợi tưởng tượng và hứng thú của học sinh thì có thể cho các em nắm cốt truyện bằng cách kề lại vì nó rất dễ nhớ và dễ thuộc Các em có thể kề y nguyên văn bản cũng có thể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình mà không làm thay đổi nội dung cốt truyện Với sự phát

triển của đời sống văn học ngày càng hiện đại, việc nắm cốt truyện dưới hình thức kê lại đơn thuần không còn phù hợp với văn học trung đại và hiện đại nữa

Bên cạnh các sự kiện phải phân tích cấu tạo đại cương của tác phẩm

Trong thực tiễn, việc giúp học sinh năm vững cốt truyện chưa được đánh giá đúng mức khiến cho giáo viên thường chỉ là lướt qua vội vàng thậm chí là bỏ qua trong quá trình giảng dạy Gần đây cốt truyện được nhận thức là có vai trò to lớn trong việc tìm hiểu các tác phẩm tự sự nói chung và các tác phẩm tiêu thuyết

chương hồi nói riêng và tìm hiểu cốt truyện trở thành một bước trong quá trình

tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm

Đề giúp học sinh nắm được cốt truyện cần hướng dẫn các em thực hiện những thao tác cụ thê sau:

Chọn ra biến cố sự kiện trong tác phẩm và sắp xếp các biến cô sự kiện ấy theo trình tự logic mà tác giả sắp

Các biến có ấy có thê là những biến cô có thực trong đời sống hoặc những biến có tâm trạng nhưng ở thê loại tiểu thuyết chương hồi thì chủ yếu là những biến có lịch sử ít có biến cô tâm trạng

Các tác phẩm tiêu thuyết chương hồi có quy mô rất lớn về các sự kiện, chỉ tiết rất phức tạp Vì thế yêu cầu đầu tiên là phải đọc đề hình dung toàn bộ tác

phẩm, nam duoc logic cua cac su kién dugc trinh bay theo dung y cua nha van Nếu như trong các tác phẩm tiểu thuyết hiện đại các biến có sự kiện xoay quanh

cuộc đời của một nhân vật thì trong tiểu thuyết chương hồi các biến cô sự kiện không xoay quanh một nhân vật mà xoay quanh nhiều nhân vật Các nhân vật đều

có vai trò nhất định trong một sự kiện cũng như trong toàn bộ hệ thống sự kiện

Trang 30

không xoay quanh một hay một vài nhân vật mà khi thì nói về Lưu Bị, khi nói về Tào Tháo, Gia Cát Lương, Mã Siêu ; khi nói về chúa Trịnh Sâm lúc lại nói về

Nguyễn Huệ Các nhân vật chính như Lưu Bị, Tào Tháo, Ngũ hồ tướng tác giả đều không tập trung khắc họa cuộc đời của cá nhân ai nên việc năm rõ cốt truyện của tiêu thuyết chương hồi không gắn với cuộc đời của nhân vật nào mà phải căn

cứ vào tính phân hồi của tác pham Mỗi hồi đều kế một sự kiện trọn vẹn như

trong Hoàng Lê nhất thống chí mỗi hồi là một sự kiện: hồi 1, hồi 2 miêu tả việc

chúa Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ dẫn đến bè cánh trong phủ chúa; hồi 3: chuyện kiêu binh tôn phò Trịnh Tông phế bỏ Trịnh Cán, tiêu diệt bè đắng của

Đặng Thị Huệ; hồi 4, 5: kế chuyện Hữu Chỉnh theo Tây Sơn rồi cùng Nguyễn

Huệ đánh Thuận Hóa, tiến quân ra Bắc tiêu diệt kiêu binh Cứ như vậy các sự kiện nói tiếp nhau đề thể hiện bức tranh xã hội đương thời Chính vì vậy, mà học

sinh phải tìm ra nhưng sự kiện đó ở từng hồi sau đó sắp xếp, xâu chuỗi lại như trong Hồi trắng Cổ thành trích hồi sơ 2§ của Tam quốc diễn nghĩa thì cần phải

xác định được các sự kiện: Trương Phi hiểu nhằm Quan Cong, Sai Duong xuat

hiện, Quan Công chém đầu Sái Dương Tuy nhiên để học sinh hiểu được sâu sắc tư tưởng của đoạn trích, GV cần chỉ cho HS thấy được một vài sự kiện chính ở trước, sau đó cùng hồi hoặc trước hồi đó ví dụ như sự kiện: vì bảo vệ hai chị dâu

nên Quan Công đã tạm hàng Tào Tháo, biết tin anh ở đâu thì đi ngay ; su kiện

sau: ba anh em Luu - Quan - Truong doan tu

Như vậy việc tìm, lựa chọn những biến cố lịch sử là vô cùng quan trọng

trong việc định hướng các hoạt động tiếp theo trong việc lĩnh hội tác phẩm

Chỉ ra mối liên hệ các sự kiện

Trong tác phẩm tiểu thuyết chương hồi các sự kiện không tôn tại độc lập riêng lẻ mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau Thông thường, kết thúc mỗi hồi để

mở ra một sự kiện chứ không phải là điểm dừng của sự kiện đó qua đó thể hiện

được ý đồ của tác giả Vì thế, phải nắm được quan hệ giữa các sự kiện Cần phải

Trang 31

ra sao? Trong “hôi trông Cô thành” phải giải thích được vì sao Trương Phi hiểu

nhằm Quan Công, Sái Dương xuất hiện có ảnh hưởng như thế nào? Đây là điều

cần thiết để giúp chúng ta có thê hiệu được tác phâm một cách đầy đủ và chính xác

Cốt truyện tiểu thuyết chương hồi là cốt truyện đa tuyến nên các sự kiện đan xen chồng chất lên nhau làm cho việc tiếp nhận tương đối khó khăn Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm phải có sự phân tích tổng thê, toàn diện đồng thời phải phát hiện, tìm ra đâu là những biến có quan trọng đối với câu chuyện như trong Hồi trắng Cổ thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) có rất nhiều những sự kiện nhưng biến cô Trương Phi hiểu lầm Quan Công bội nghĩa là biến cô quan trọng nhất vì từ biến cỗ này mà nảy sinh những sự kiện khác, trong

Hoàng Lê nhất thống chỉ thì sự kiện Nguyễn Huệ đưa ra quyết định xuất quân

đánh giặc, lập kế hoạch đánh giặc là một sự kiện quan trọng

Tìm hiểu trình tự sắp xếp các sự kiện trong truyện

Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian là chủ yếu Việc gì xảy ra

trước thì kế trước, việc gì diễn ra sau kề sau, ít có sự xáo trộn Vì vậy, phát hiện

ra được trình tự sắp xếp và hiệu quả của sự sắp xếp đó, tạo nên nên tảng đề thực

hiện những bước tiếp theo Các bài Hồi rồng Cổ thành và Hoàng Lê nhất thông

chí (hồi số mười bốn) đều có trình tự sắp xếp theo trục thời gian

Tom lai, khi day tac phẩm tiêu thuyết chương hồi, việc yêu cầu các học sinh đọc, kể, tìm ra cốt truyện là vô cùng quan trọng Nó giúp các em bao quát tác phâm, theo dõi toàn bộ diễn biến câu chuyện và chiều hướng tác phâm Cần chú

ý, việc tim hiểu cốt truyện phải găn liền với việc phân chia bố cục, cấu tạo của

tác phẩm dựa trên diễn biến câu chuyện Đó cũng là yêu cầu cần thiết giúp các

em có định hướng bước đầu cho việc tiếp nhận văn học

3.2.2 Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá nhán vát

Khi tìm hiểu tác phẩm tiểu thuyết chương hôi cần phải khảo sát qua nhân

Trang 32

nhién, viéc tim hiéu, phan ánh nhân vật không diễn ra một cách chủ quan, ma cần

phải tuân thủ những trình tự, thao tác nhất định Bao gồm:

Phát hiện thống kê nhân vật

Khác với nhân vật trữ tình, nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi rất phong

phú, đa dạng và mỗi nhân vật trong cùng một tác phẩm lại là một sáng tạo duy

nhất Mỗi nhà văn đều xây dựng cho mình một thế giới nhân vật riêng Mỗi nhân vật đều có nét độc đáo riêng, hấp dẫn riêng Bởi vậy, yêu cầu đầu tiên trong quá

trình tìm hiểu nhân vật là học sinh phải phát hiện, thống kê nhân vật

Trong tác phẩm chương hồi số lượng nhân vật rất đa dạng Ở mỗi hỏi lại thêm một vài nhân vật Có nhân vật được nhắc đến nhiều lần nhưng cũng có nhân

vật chỉ được nhắc một vài lần Tất cả đã tạo nên một hệ thống nhân vật phong phú, tất cả đều có quan hệ hữu cơ với nhau tạo nên bức tranh toàn cảnh xã hội

Tuy nhiên, sự phong phú, đa dạng của nhân vật gây lên khó khăn trong việc

tìm hiểu tác phẩm Yêu cầu tiếp theo của việc tìm hiểu nhân vật là nhận điện

nhân vật

Trong quá trình sáng tác, nhà văn chỉ có thé tap trung khắc hoa được một số nhân vật điển hình chứ không thê miêu tả chỉ tiết chân dung của toàn bộ nhân vật trong tác phẩm Vì vậy nhân vật được xây dựng ở nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau Có những nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối: Trương Phi, Quan Công, Nguyễn Huệ nhưng có nhân vật chỉ xuất hiện một vài lần: Cam phu nhân, Mi phu

nhân, Sái Dương Có những nhân vật chỉ được nhắc thoáng qua nhưng cũng có những nhân vật ít nhiều mang ý nghĩa điển hình tức là nhân vật có chiều sâu và có tính phô biến xã hội (Trương Phi, Quan Công, Nguyễn Huệ)

Như vậy, việc phát hiện thống kê và nhận diện nhân vật là bước chuẩn bị khởi dầu cho việc phân tích tìm hiểu nhân vật ở những thao tác tiếp theo

Trang 33

Với thời gian hạn hẹp của một giờ đọc văn trong nhà trường phô thông thì việc tìm hiểu phân tích toàn bộ thế giới nhân vật trong tác phâm là điều không thể và không cần thiết Các nhân vật tìm hiểu không đồng nhất với nhau bởi mỗi nhân vật tùy vào ý đồ tư tưởng của tác giả lại được khắc họa với mức độ đậm nhạt khác nhau trong tác phẩm Tiến tới bước đọc - hiểu là hiểu sâu về hình tượng nhân vật thì người giáo viên cần giúp học sinh của mình thực hiện thao tác

lựa chọn và phân loại nhân vật

Sau khi nhận diện nhân vật thì việc phân loại là bước đệm cần thiết trước khi

đi vào phân tích Người giáo viên cần phải giúp học sinh phân loại kiểu loại nhân

vật Thông thường, nhân vật được chia thành: nhân vật chính, nhân vật phụ nhân

vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện nhiều,

giữ vị trí then chốt của cốt truyện, liên quan đến hầu hết các sự kiện của tác phâm Nhân vật này là cơ sở để tác giả triển khai đề tài, nội dung tư tưởng của mình Nhân vật trung tâm là nhân vật quy tụ mâu thuẫn tập trung tư tưởng của toàn tác phẩm Trong một số tác phâm còn chia thành hai loại: nhân vật chính điện và nhân vật phản diện

Trong Hải trắng Cổ thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) thì

nhân vật chính là: Quan Công, Trương Phi; nhân vật phụ: Cam phu nhân, Tôn Can, Sai Dương Trong Hoàng Lê nhất thống chí (hồi số mười bốn) có hai cách

phân loại nhân vật Một là: nhân vật chính Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị Nhân

vật trung tâm là Nguyễn Huệ, nhân vật phụ: thái hậu, thuộc hạ: Sở, Lân Hai là chia theo cách nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong đó nhân vật chính

diện: Nguyễn Huệ, thuộc hạ Sở, Lân; nhân vật phản diện là bọn bán nước và

cướp nước: Vua Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghi

Sau khi đã phân loại việc chọn lựa nhân vật đề phân tích là một thao tác

quan trọng Việc phân tích không thê diễn ra ở tất cả các nhân vật mà phải biết

lựa chọn các nhân vật nổi bật nhất, chứa đựng nội dung tư tưởng của toàn tác

Trang 34

Giup hoc sinh lam sang to tinh cach nhan vat va danh gia nhan vat

Phân tích nhân vật là việc chỉ ra những đặc điểm về tính các nhân vật, từ đó

khái quát được ý nghĩa, giá trị thấm mĩ của nhân vật Tuy nhiên việc tiến hành phương pháp này không đơn giản bởi vì sau khi hiểu kĩ, hiểu sâu về hình tượng nhân vật chúng ta còn phải đánh giá nhân vật

Tính cách là một khái niệm đa chiều Cùng với sự phong phú cũng như chiều sâu ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thì tính cách nhân vật cũng là một khái niệm khó nắm bắt mà người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đề phân tích được tính cách nhân vật thì ta có thê dựa vào những yếu tố sau:

Dựa vào việc miêu tả của tác giả về nhân vật (nghĩa là ta phải đi tìm hiểu,

phân tích lời nói, cử chỉ, điệu bộ và hành động của nhân vật)

Dựa vào mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác, với hoàn

cảnh của nhân vật, với tác giả, với người kế chuyện

Tuy nhiên không phải nhân vật nào cũng có đầy đủ yếu tố trên nên cần phải

căn cứ vào kiểu loại nhân vật, và lựa chọn các yếu to dé phan tich Vi du khi

hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tác phẩm, phân tích chỉ ra tính cách của

nhân vật thì cần phải chú ý đến cách tác giả khắc họa ngoại hình, hành động, lời

nói, cử chỉ từ đó thấy được tính cách của nhân vật Trong tác phẩm Hồi trắng Cổ thành (trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quan Trung) thì ngoại hình, lời nói

đến hành động của Trương Phi với nhân vật Quan Công đã thê hiện tính cách

nóng nầy, bộc trực, cách suy nghĩ đơn giản một chiều của Trương Phi

Trang 35

trong Cổ thành đại điện cho những người anh hùng hào kiệt, bậc đại trượng phu

trong thời đại Trung Hoa bấy giờ

Đánh giá nhân vật phải thấy được tư tưởng, thái độ của nhà văn gửi gắm qua nhân vật ấy

Như vậy, những thao tác trên phần nào giúp học sinh có được những hướng

đi, cách thức tích cực trong việc khám phá các nhân vật tiểu thuyết chương hồi cũng như tất cả các nhân vật thuộc loại thê tự sự nào Tuy nhiên khi áp dụng

giảng dạy, người dạy cần chủ động, linh hoạt trong việc hướng dẫn học sinh chứ

không nên áp dụng một cách cứng nhắc, kèm theo đó là sự trải nghiệm của học

sinh để khám phá ra toàn bộ ý nghĩa cũng như giá trị thâm mỹ của nhân vật trong tác phẩm

3.2.3 Giúp học sinh tìm hiểu ngôn ngữ tác phẩm và nghệ thuật kế chuyện

Giáo viên cần dẫn dat dé giúp học sinh hiểu và cảm nhận được cái hay, cái

đẹp trong ngôn ngữ nhân vật, thấy được ý vị trong lời kê của tác giả

Sau khi nắm được cốt truyện, phân tích nhân vật, yếu tố cơ bản tiếp theo trong phương pháp dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể là giáo viên cần giúp học sinh nắm được ngôn ngữ nhân vật và lời kê của tác giả Bởi đó là ngôn ngữ nghệ thuật nên tuy tôn tại dưới hình thức những kí tự nhưng nó lại thể hiện nội dung nghệ thuật to lớn Bởi vậy, bản chất của việc phân tích ngôn ngữ tác phâm chương hồi là phân tích ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả Thao tác này cũng tuân theo những cách thức nhất định

Trước hết, người đọc cần phải phân loại, nhận diện được đâu là ngôn ngữ

nhân vật, đâu là ngôn ngữ người kế chuyện

Trang 36

Từ ngôn ngữ người kế chuyện, giúp học sinh cảm nhận giọng điệu, thái độ của nhà văn, tư tưởng của tác phâm và từ đó thấy được dấu ấn của từng tác giả

Bên cạnh đó giúp học sinh tìm hiéu ngôn ngữ nhân vật, nhận diện thống kê

lời đối thoại, độc thoại và ý nghĩa của nó trong việc khắc họa nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác phẩm

Như vậy, việc xác định ngôn ngữ tác phẩm không chỉ giúp học sinh hiểu thêm về nhân vật, tính cách nhân vật mà thông qua đó còn giúp các em hiểu nội dung tư tưởng cũng như ý đồ nghệ thuật mà tác giả gửi gắm

Sự phân tích ngôn ngữ gắn chặt với phân tích nhân vật và tìm hiểu cốt truyện càng làm nên đặc sắc của việc dạy tiêu thuyết như là một tác phâm có một

phương thức kết cấu đặc biệt theo loại thể

Tác phâm văn học là một chỉnh thê thống nhất, các đặc trưng: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, chuyền hóa linh hoạt với nhau trong tác phâm Vì thế khi phân tích, tìm hiểu các yếu tổ ta phải đặt trong mối liên hệ với nhau Sự phân tách ra như trên chỉ mang tính tương đối

3.2.4 Giúp học sinh tạo lập văn bản nói và viết

Phương pháp dạy học theo đặc trưng loại thể không tách rời bốn bước đọc - hiểu khi tìm hiểu tác phẩm tự sự Bởi vậy,bước tiếp theo sau khi hướng dẫn học sinh nam được đặc trưng cơ bản của loại thể về cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ, giáo viên cần giúp các em hiện thực hóa những tri thức vừa học trở thành những

văn bản cụ thê thê hiện sự hiệu biệt của mình

Trang 37

Văn bản ở đây có thê tôn tại đưới hai dạng: nói và viết Với mỗi dạng giáo

viên cần có định hướng trong việc hướng dẫn học sinh Với văn bản nói, người dạy có thể đặt ra câu hỏi ngắn đề học sinh trả lời bằng đàm thoại, lời phát biểu

Với văn bản viết, có thê ra bài tập làm van dé các em có điều kiện thử sức với khả năng cảm thụ và sáng tạo của mình Trong quá trình đó phải lưu ý định

hướng cho học sinh bám sát vào các đặc trưng thể loại dé lam bai

Có thê nói đây là bước khá quan trọng bởi nếu chỉ cung cấp, trang bị cho

học sinh kiến thức mà không cho các em có cơ hội thực hành thì chúng ta mới đi

được một nửa chặng đường Thao tác này sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức đồng thời hoàn thiện những kĩ năng cần thiết cơ bản của hoạt động tiếp nhận tác phẩm Từ đó học sinh sẽ phát huy được sức sáng tạo của bản thân

Trang 38

CHUONG 3

GIAO AN THUC NGHIEM

Giáo án được coi là công cụ quan trọng của người day mỗi khi lên lớp Soạn giáo án thực chất là việc hiện thực hóa phương pháp dạy học cùng với việc định hướng trước những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học bằng văn bản của

người giáo viên Việc thiết kế là công việc bắt buộc, rất cần thiết đối với giáo

viên trước khi hiện thực hóa hoạt động dạy học của mình trên lớp học

Trên cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học theo đặc trưng loại thể, giáo án cần phải thiết kế phù hợp với hoạt động tiếp nhận của học sinh trên cơ sở đặc trưng loại thê

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, người viết sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tác phẩm tiêu thuyết chương hồi trong nhà trường phố thông qua việc thiết kế hai giáo án giảng day hai đoạn trích tiêu biêu được đưa vào

chương trình THCS và THPT: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi số mười bốn - Ngô

Trang 39

Giáo án 1: Hồi trống Cổ thành ( trích hôi số 28 - Tam quốc diễn nghĩa ) - La Quán Trung - A Mục tiêu bài học 1 Về kiến thức: Giup hoc sinh:

- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thắng - một biểu hiện riêng của lòng trung thành ở Trương Phi, vẻ đẹp trung tín của Quan Công cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp của ba anh em kết nghĩa Lưu - Quan - Trương

- Cảm nhận được không khí chiến trận vốn là đặc điểm trong “Tam quốc

diễn nghĩa”

2 Về kĩ năng

Bước đầu biết cách đọc - phân tích tác phâm tiều thuyết chương hồi

3 Về thái độ

Cảm nhận được âm vang chiến trận hào hùng

Biết quý trọng tình nghĩa anh em, sống thủy chung với bạn bè

B Thiết kế bài học

1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Trang 40

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

GV: Theo dõi vào phan tiêu dẫn nêu đôi nét về tác giả La Quán Trung?

GV: Nêu thời gian ra đời tác phẩm?

GV: Em hãy cho biết đôi nét về nội

dung của tác phẩm?

1 Tim hiéu chung

1.1.Tac gia La Quan Trung

- La Quan Trung (1330 - 1440) tén La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân

- Quê quán: Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ

- Thời đại: sống vào cuối thời Nguyên đầu đời Minh Lúc này mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt

- Vị trí: Là người đầu tiên đóng góp

cho trường phái tiêu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc

- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí, Bình yêu truyện

1.2 Tác phẩm a Thời gian ra đời

- Tác phâm ra đời vào đầu thời

Minh - Thanh gồm 120 hồi

b Nội dung

- Tác phâm ké chuyện một đất nước

chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của Trung Quốc thời cổ Đó là ba tập đoàn phong kiến: Ngụy (Bắc Ngụy) do Tào Tháo cầm đầu - Thục (Tây Thục) do Lưu Bị cầm đầu -

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN