1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông

188 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 731,49 KB

Nội dung

về vấn đề dạy học Văn DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng là những tri thức khoa học rất bổ Ých và thiết thực cho công tác giáo dục nước nhà đặc biệt là trong lĩnh vực DHV.Thực hiện

Trang 1

Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà

Xét riêng về lĩnh vực giáo dục, Phạm Văn Đồng đã có những đóng góp, cống hiến to lớn, quý báu Những nhận xét, ý tưởng, đề xuất, định hướng của ông về lĩnh vực này có ý nghĩa lý luận, thời sự và thực tiễn sâu sắc, là động lực quan trọng cho những khám phá, nghiên cứu và vận dụng

tư tưởng của ông vào hoạt động giáo dục nước nhà

1.1 Tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng là di sản quý báu có ý nghĩa lâu dài cần được nghiên cứu, khai thác hệ thống

Nghiên cứu những di sản văn hóa dân téc là một công việc khoa học, cần thiết có ý nghĩa của mọi thời đại Để nhận định, đánh giá được tầm vóc những di sản lịch sử thì cần phải có những công trình khoa học công phu, hệ thống Di sản văn hóa mà Phạm Văn Đồng để lại cho chóng ta trong lĩnh vực giáo dục là một di sản văn hóa quý báu, có ý nghĩa trường tồn đòi hỏi chúng ta phải có những công trình nghiên cứu khoa học, nghiêm túc và dày công Những ý kiến, gợi ý, nhận định của ông về vấn đề giáo dục nói chung

Trang 2

về vấn đề dạy học Văn (DHV) trong nhà trường phổ thông nói riêng là những tri thức khoa học rất bổ Ých và thiết thực cho công tác giáo dục nước nhà đặc biệt là trong lĩnh vực DHV.

Thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà trường phổ thông”, tác giả mong muốn làm sáng rõ được ý nghĩa của sự đóng góp quý báu mà Phạm Văn Đồng đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà đồng thời suy nghĩ để có những vận dụng tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng vào việc DHV trong nhà trường phổ thông hiện nay

1.2 Những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học, giáo dục

đã trở thành những tư tưởng chiến lược có tác dụng chỉ đạo tích cực, hữu hiệu đối với việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Giáo dục đào tạo là vấn đề được hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đặt

sự quan tâm hàng đầu, đặc biệt ở các nước phát triển Đây luôn là lĩnh vực nhạy cảm và bức xúc nhất Những luận điểm của Phạm Văn Đồng coi chiến lược phát triển giáo dục là “chiến lược con người”, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”, giáo dục là “đào tạo thế hệ trẻ thành những con người xã hội chủ nghĩa có đạo đức, thông minh, sáng tạo”,

“Văn học là vũ khí vô song”, văn học là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người, “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” hay “Giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt” là những nhận định, ý tưởng, định hướng khoa học mới mẻ và hiện đại rất thiết thực cho công tác đào tạo trong nhà trường nói chung và hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông nói riêng

1.3 Phương pháp luận tiếp cận văn học và vấn đề dạy học Văn trong nhà trường là một phương pháp luận tiên tiến, hiện đại cần được tiếp tục nghiên cứu

Trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, những vấn đề nghiên cứu về tiếp nhận văn bản, coi học sinh là bạn đọc thông minh sáng tạo, là trung tâm của quá trình dạy học theo cơ chế mới, DHV dùa vào bản chất

Trang 3

đặc trưng của bộ môn, hứng thó, động cơ học tập của học sinh…là những vấn đề cơ bản, quan trọng cần được mở rộng và triển khai nghiên cứu

Phạm Văn Đồng là một người am hiểu, đam mê văn học và quan tâm nhiều đến hoạt động DHV ở nhà trường Những phát biểu của ông về lĩnh vực này là những căn cứ khoa học có liên quan trực tiếp đến những vấn đề rất cơ bản nêu trên Những ý kiến Êy có ý nghĩa khoa học rất lớn, bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu văn học, vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông những tri thức khoa học rất bổ Ých Cho đến nay, vấn đề phương pháp luận tiếp cận văn học, vấn đề DHV trong nhà trường vẫn còn nhiều điÒu cần bàn luận Do vậy, những đóng góp của Phạm Văn Đồng về mặt này là những tiền đề lí luận rất tin cậy và hữu Ých Thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông” là góp phần bổ sung tri thức vào phương pháp luận tiếp cận văn học, vấn đề DHV trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường

1.4 Vấn đề tư tưởng, quan điểm giáo dục của Phạm Văn Đồng chưa được nghiên cứu mét cách cụ thể, hệ thống

Trên thực tế, các tác giả (trong và ngoài nước) viết về Phạm Văn Đồng khá nhiều Nếu chỉ riêng về đề tài Phạm Văn Đồng với giáo dục cũng

có không Ýt các bài viết, các tác giả quan tâm đến mảng đề tài này Nhưng nhìn chung, những tác phẩm Êy mới chỉ dừng lại ở phạm vi giới thiệu, đánh giá, phân tích tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng trên tầm khái quát như

là những gợi ý, định hướng chung nhất mà chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào dành riêng cho việc nghiên cứu tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nhìn chung, các công trình khoa học, các bài viết về Phạm Văn Đồng thuộc các lĩnh vực văn hoá, giáo dục nói chung được tập hợp trong ba cuốn

Trang 4

sách xuất bản ngay sau khi Phạm Văn Đồng qua đời cuốn “Phạm Văn Đồng người con ưu tó của quê hương Quảng Ngãi”- NXB Chính trị Quốc gia - năm 2001, cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế”- NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002 và cuốn “Đồng chí Phạm Văn Đồng” - NXB Lao Động - năm 2004 và một vài công trình khoa học đăng trên các Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Văn học, Tạp chí Ngôn ngữ, Báo Văn nghệ, Báo Nhân dân, Báo Giáo dục và Thời đại Những tác phẩm Êy của các tác giả là những đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, những người bạn chiến đấu gần gũi của Phạm Văn Đồng, những đồng chí lão thành cách mạng, các nhà giáo, các nhà khoa học, các cán bộ ở các ngành, địa phương

và bạn bè quốc tế từng có dịp làm việc hoặc tiếp xúc với ông

Trong số đó, có thể kể đến một số công trình khoa học, bài viết tiêu biểu của các tác giả sau:

* Nhóm bài viết về chủ đề “Phạm Văn Đồng với vấn đề giáo dục” có thể kể đến bài “Phạm Văn Đồng với giáo dục” của GS Phan Trọng Luận in trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” - NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002 Bài viết là sự bao quát hầu hết những đóng góp, cống hiến của Phạm Văn Đồng cho giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng Trong đó, tác giả nhấn mạnh đặc biệt đến một

số luận điểm lớn, có giá trị của Phạm Văn Đồng đối với hoạt động dạy học ở

nhà trường nói chung coi đó như là những luận điểm quan trọng cần được

nghiên cứu và khai thác Đó là những luận điểm về tầm quan trọng của giáo dục, “tính chất quan trọng của giáo dục phổ thông và người thầy giáo”, dạy học, “dạy thông minh sáng tạo, chống lối dạy học theo điệu sáo”…Có thể nói, đó là những gợi ý đặc biệt quan trọng và thiết thực cho các bước đi của

đề tài

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số bài viết của các tác giả nh: Phạm Minh Hạc với bài “Bác Phạm Văn Đồng với sự nghiệp giáo dục nước nhà”

Trang 5

“Một số quan điểm giáo dục của đồng chí Phạm Văn Đồng” của GS Phan Ngọc Liên Bài “ Phạm Văn Đồng, người thầy đáng kính của các thầy giáo

và các nhà khoa học Việt Nam” của Đặng Hữu Bài “Nhớ về đồng chí Phạm Văn Đồng” của Nguyễn Thị Bình Bài “Đồng chí Phạm Văn Đồng, nhà trí thức cách mạng tiêu biểu của dân téc Việt Nam trong thế kỷ XX của Vũ Đình Cự Bài “Nhớ về Bác Phạm Văn Đồng” của Nguyễn Minh Hiển Bài

“Bác Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa lớn hết lòng chăm lo xây dựng nền khoa học Việt Nam” của Nguyễn Văn Hiệu Bài “ Đồng chí Phạm Văn Đồng với

sự nghiệp khoa học và giáo dục” của GS.VS Nguyễn Văn Đạo Bài “Bác Tô

và giới trí thức” của Nguyễn Lân Dũng Bài “ Đồng chí Phạm Văn Đồng với

sự nghiệp “ trồng người” của Lý Việt Quang Bài “Khoa học nâng con người

ta lên” của Hoàng Tụy Bài “Tưởng niệm một con người” của Tương Lai Bài “Đồng chí Phạm Văn Đồng nhà văn hoá lớn của dân tộc” của Song Thành Bài “Nhà văn hoá Phạm Văn Đồng và cái lớn của văn hoá Việt Nam” của Phan Ngọc Tất cả các bài viết của các tác giả trên được tập hợp trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” của NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002

Một điểm dễ nhận thấy trong những bài viết của các tác giả trên là sự thống nhất trong những đánh giá, nhận xét về tầm vóc tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng đối với giáo dục Việt Nam Tuy mới dừng ở mức độ khái quát, chưa có sự hệ thống cụ thể và phân tích sâu nhưng những bài viết

Êy cũng đã chỉ ra rất rõ những luận điểm cơ bản, có giá trị trong tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng Đó là những luận điểm như: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”; “Làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người”; “Giáo dục thế hệ trẻ của dân téc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo”…

Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học kể trên có thể coi là cơ sở, điều kiện, căn cứ khoa học để tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn

Trang 6

ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phạm Văn Đồng đối với giáo dục nước nhà nói chung và với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng.

* Nhóm bài viết đề cập đến quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật có thể kể đến một số tác giả, tác phẩm như Cù Huy Cận với bài “Kỷ niệm về đồng chí Phạm Văn Đồng”, Hoàng Như Mai với bài “Phạm Văn Đồng –Ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng”, Bảo Định Giang với bài

“Những điều bổ Ých qua nhiều lần gặp gỡ nhà văn hoá lớn Phạm Văn Đồng”, Nông Quốc Chấn với bài “Phong cách Phạm Văn Đồng”, Hà Xuân Trường với bài “Nhớ những lời anh dặn” Nguyễn Đình Thi, Đoàn Minh Tuấn với bài “ Gặp anh Tô ở đại hội Tân Trào” Tất cả các tác phẩm Êy đều được in trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn

bè quốc tế” của Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002

Không hệ thống và đi vào phân tích chi tiết những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật nhưng các tác giả đã làm rõ được tình cảm, trách nhiệm của Phạm Văn Đồng với nền văn học nghệ thuật nước nhà và nêu được một số ý kiến của ông về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật rất bổ Ých cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm văn chương, phục vô hoạt động giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông Đó là những ý kiến về các vấn đề: Văn học là gì? Tiêu chí của một tác phẩm nghệ thuật, chân dung người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, sức mạnh của văn học

Đây được coi nh những tư liệu quý báu, cần thiết cho việc nghiên cứu sâu hơn quan niệm về văn học nghệ thuật của Phạm Văn Đồng, giúp cho việc đánh giá, nhận xét tư tưởng, quan điểm DHV của ông thêm thuyết phục

* Nhóm bài viết về đề tài Phạm Văn Đồng với việc DHV ở nhà trường, có thể kể đến một số tác giả, tác phẩm nh:

Trang 7

Trương Chính với bài “Kỷ niệm kinh nghiệm dạy văn” in trong cuốn

“Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”- Nxb Giáo dục – năm 2001

Ở bài viết này, tác giả không đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng nhưng chính những tâm sự của tác giả đã nói lên

ý nghĩa và giá trị lý luận cũng như thực tiễn rất to lớn của tư tưởng DHV Phạm Văn Đồng Những tâm sự hết sức chân thành của tác giả về sự “sáng ra” của mình sau khi được tiếp xúc và trải nghiệm tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng vào hoạt động giảng dạy văn học của ông đã cho thấy sức sống,

sự ảnh hưởng to lớn, diệu kỳ từ tư tưởng dạy học văn của Phạm Văn Đồng đến nhận thức của những người làm công tác giảng dạy văn học

PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang trong cuốn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội- năm 2005, cũng có những đánh giá, nhận xét, phân tích rất chính xác và thuyết phục về tư tưởng dạy học văn của Phạm Văn Đồng và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của chính tác giả Tuy dung lượng những trang viết không nhiều nhưng tác giả cũng đã bày tỏ được tâm huyết, tấm lòng và tình cảm chân thực của mình đối với một tư tưởng giáo dục lớn cũng như phân tích khái quát được một số luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng về việc DHV trong nhà trường

Đặt trong sù so sánh, đối chiếu với những tư tưởng DHV trước và sau thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Gia Cầu trong luận án

“Những khuynh hướng và thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80” đã đánh giá một cách khái quát tầm vóc tư tưởng dạy học Văn của Phạm Văn Đồng như một điểm mốc quan trọng đánh dấu

sự chuyển biến trong nhận thức về phương pháp luận nghiên cứu phương pháp DHV trong nhà trường phổ thông

Trang 8

Cũng viết về chủ đề trên, Ths Vũ Thị Hồng Thắm trong hai bài viết:

“Một tư tưởng lớn vẫn tiếp tục toả sáng” và “Những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh của Phạm Văn Đồng, tài liệu dạy học văn vô cùng quý giá cho giáo viên văn THPT” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 2/2002 và số 10/2004

đã bàn đến một cách khái quát phương hướng vận dụng những luận điểm DHV của Phạm Văn Đồng vào hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông

Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về Phạm Văn Đồng trong phạm

vi bao quát của để tài, chúng ta thấy chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, quy mô nào về tư tưởng DHV của ông Do vậy, kết quả nghiên cứu và những gợi mở khoa học đặt ra từ những công trình khoa học kể trên là cơ sở, động lực cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng DHV của nhà văn hoá, giáo dục này một cách hệ thống, cụ thể và sâu sắc hơn

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông” nhằm hướng tới một số mục đích sau:

3.1 Phát hiện, tập hợp một cách hệ thống những luận điểm của Phạm

Văn Đồng về vấn đề giáo dục, văn học, DHV

3.2 Dùa trên tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng để phân tích, lý

giải, soi sáng việc DHV trong nhà trường phổ thông

3.3 Giúp giáo viên Ngữ văn nhận thức rõ hơn lao động đặc thù của

hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông

Trang 9

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu toàn bộ những văn bản, những phát ngôn của Phạm

Văn Đồng trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề giáo dục, văn học, DHV trong nhà trường phổ thông

4.2 Nghiên cứu những tài liệu, công trình khoa học, bài viết của các

tác giả, các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín, kinh nghiệm về những vấn

đề của đề tài

4.3 Dùa trên những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV,

xác lập các tiêu chí về lao động đặc thù của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Ý nghĩa lý luận

- Với đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông”, lần đầu tiên những vấn đề lý luận DHV trong nhà trường của Phạm Văn Đồng được tập hợp một cách đầy đủ, hệ thống

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông” giúp cho anh chị em đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề phương pháp DHV nói chung, quan niệm về việc DHV của Phạm Văn Đồng trong nhà trường phổ thông nói riêng có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng, hệ thống hơn về vấn đề này

Trang 10

- Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về lao động nghề nghiệp đặc thù của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông.

- Đề tài góp phần vào việc đổi mới toàn diện phương pháp DHV đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong

nhà trường phổ thông”, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:

6.1 Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống được dùng trong quá trình hệ thống hoá các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu về các phương pháp DHV trong nhà trường, các công trình nghiên cứu, các bài viết về Phạm Văn Đồng nói chung, đặc biệt là những bài nghiên cứu về Phạm Văn Đồng với giáo dục và quan điểm của ông về việc DHV ở nhà trường phổ thông

6.2 Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu

Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu được dùng khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến đề tài để phục vụ cho những kết luận cần thiết của luận án

6.3 Phương pháp khái quát, tổng kết lý luận

Dùa trên những phân tích, so sánh và kết quả nghiên cứu các nguồn tài liệu nói trên, phương pháp khái quát, tổng kết lý luận được dùng để đánh giá, kết luận về ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận án

7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu các tư tưởng, luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong

nhà trường phổ thông được nghiên cứu và tập hợp lại một cách đầy đủ, có hệ

thống thì vấn đề lý luận về phương pháp DHV sẽ được hoàn thiện thêm.

Đồng thời, nếu những tư tưởng, luận điểm về vấn đề DHV của Phạm Văn Đồng được giáo viên nghiên cứu và thực thi vào thực tiễn dạy học thì

Trang 11

hiệu quả của giê DHV cũng như việc đổi mới phương pháp DHV ở nhà trường phổ thông sẽ được nâng cao rõ rệt về chất lượng và hiệu quả.

8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

8.1 Luận án đã bao quát, hệ thống và phân tích những luận điểm cơ

bản của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông

8.2 Luận án đã khẳng định tính khoa học, hiện đại, thực tiễn và khả

thi của tư tưởng giáo dục Phạm Văn Đồng nói chung, những luận điểm của ông về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng

8.3 Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết DHV trong nhà

trường phổ thông còng nh định hướng tích cực cho cuộc đổi mới về phương pháp DHV đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay

8.4 Trên cơ sở tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng và quan niệm của

ông về người thầy giáo, luận án đã đặt ra những tiêu chí, yêu cầu đối với người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 176 trang: Phần mở đầu 10 trang; phần nội dung 144 trang; phần kết luận 6 trang; công trình nghiên cứu của tác giả 1 trang; tài liệu tham khảo 15 trang

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ GIÁO

DỤC VÀ VĂN HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY HỌC VĂN

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Một tầm nhìn chiến lược và hiện đại của phạm văn đồng về giáo dục

Phạm Văn Đồng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1906 trong mét gia đình công chức tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Hồi nhỏ, ông học ở trường Quốc học Huế, sau ra Hà Nội học ở trường Bưởi và tham gia cách mạng từ đó Ông đã trở thành nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc, người học trò ưu tó của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từng làm Thủ tướng Chính phủ 32 năm, trong suốt cuộc đời mình ông đã dành rất nhiều tình cảm, thời gian cho hoạt động giáo dục nước nhà, lĩnh vực mà ông đặc biệt tâm huyết

Ông từng tâm sự: “Từ thuở thơ Êu đến tuổi trưởng thành, trong quá trình hoạt động cách mạng cho đến ngày nay, tôi rất coi trọng giáo dục, ham

mê giáo dục, coi đó là một nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần làm nên không chỉ sự nghiệp của một con người, mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân téc, của cả loài người từ thời đồ đá cho đến ngày nay”[177, tr 674] Có lẽ vì thế, tìm hiểu quan điểm về giáo dục của nhà văn hoá này “các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trong ngành, những người làm công tác giáo dục sẽ nhận thức đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng được cụ thể và sáng rõ hơn về các vấn đề: vị trí, chức năng của giáo dục; vai trò của ông thầy; mục đích, mục tiêu; nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục của Đảng và Chính phủ”[19,tr3] Những cống hiến, đóng góp của Phạm Văn Đồng trên lĩnh vực này không chỉ có ý nghĩa đối với giáo dục Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của giáo dục thế giới

Trang 13

Nói về tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với lịch sử nhân loại, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đòn xeo” Ông cho rằng “giáo dục

là cái đòn xeo của cả loài người”.[44,tr 16]

Từng khẳng định: “Giáo dục là một bộ phận lớn của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa”, Phạm Văn Đồng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của nhà trường trong sự nghiệp giáo dục: “Nói đến sự quan trọng của tư tưởng là nói đến sự quan trọng của giáo dục, là nói đến vai trò của nhà trường trong

xã hội xã hội chủ nghĩa” [19, tr 69] Chính vì thế, việc tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng “có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đóng góp lớn vào hệ thống lý luận giáo dục Việt Nam và quan điểm xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa”[177, tr613] Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng giáo dục của ông chúng ta thấy, điểm cơ bản, cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của nhà lý luận giáo dục này là: Làm giáo dục là thực hiện chiến lược con người

mà trọng tâm là khai thác và phát triển chất lượng của bộ óc Việc tìm hiểu, khai thác, vận dụng tư tưởng giáo dục của ông vào hoàn cảnh giáo dục Việt Nam trong hiện tại và tương lai sẽ mang lại cho giáo dục nước nhà “một sắc diện mới”

Đối với hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông, việc tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng sẽ giúp cho giáo viên có những hiểu biết, định hướng đúng đắn, khoa học, mới mẻ về mục đích, mục tiêu, phương pháp dạy học để có những biện pháp, cách thức dạy học thích hợp mang lại hiệu quả dạy học cao

Xét về lĩnh vực DHV hiện nay thì “dạy văn, học văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà trường Nó trực tiếp liên quan đến chiến lược con người, đến sinh mệnh của chế độ ta và cả đời sống văn học của xã hội”[92, tr10] Vì thế, làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động DHV là một việc làm hết sức có ý nghĩa Quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông chính là một sự cụ thể hoá tư tưởng

Trang 14

giáo dục nói chung của ông Do vậy, những luận điểm Êy luôn là nền tảng,

cơ sở cho những chỉ đạo, định hướng, đề xuất của Phạm Văn Đồng về vấn

đề DHV trong nhà trường phổ thông Việc tìm hiểu, nghiên cứu những luận điểm của Phạm Văn Đồng về giáo dục có ý nghĩa to lớn Một mặt, nó là những minh chứng chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc, uyên thâm về giáo dục của một nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối đáng kính Mặt khác, những luận điểm

Êy là những cơ sở, căn cứ khoa học bổ Ých phục vụ cho việc phân tích còng nh đánh giá, kết luận về giá trị tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng

1.1.1 Giáo dục là động lực làm nên lịch sử của một dân téc, của

cả loài người

Hiện nay, vấn đề giáo dục là một vấn đề thời sự rất quan trọng và nhạy cảm của tất cả các nước trên thế giới Giáo dục được coi là thước đo, là cán cân đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia Có ý kiến cho rằng, hiện nay đang có một “cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là chiến tranh về giáo dục” [141, tr698] “Không có nước nào ở ngoài vòng của cuộc chiến tranh này và nước nào cũng cố gắng hết sức mình để nâng vị trí nền giáo dục của nước mình lên cao hơn (trong thang bậc giáo dục của tất cả các nước) [141, tr698] Nhận thức được tầm vóc, ý nghĩa của vấn đề nêu trên, những năm 50 của thế kỷ XX, Phạm Văn Đồng đã có những luận điểm về giáo dục rất đáng trân trọng và cảm phục

Ông từng quan niệm rằng, bản chất của giáo dục xét cho cùng là sự tác động tích cực “có định hướng”, có “kế hoạch” vào ý thức con người nhằm nâng cao khả năng nhận thức và hướng dẫn con người hoạt động theo một chương trình, mục tiêu cụ thể Từ quan niệm đó, Phạm Văn Đồng kết luận: “Lịch sử của loài người, của các dân téc vươn lên theo hướng ba cuộc giải phóng: giải phóng dân téc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống sự tha hoá để trở lại tính người và phát huy khả năng của mình, thực hiện hoài bão ngày càng lớn, đưa lại cuộc sống

Trang 15

tốt đẹp hơn Đây là quá trình của giáo dục và đào tạo với nghĩa rất rộng của nó”.[44,tr8,9]

Thực tế đã chứng minh, từ loài vượn, qua quá trình lao động, trải nghiệm thực tế, “con vượn” đã biến thành “con người” Đây là một minh chứng thuyết phục nhất cho thấy tầm quan trọng của lao động và giáo dục trong lịch sử phát triển nhân loại Luận điểm của Phạm Văn Đồng đã chứng minh mối quan hệ giữa giáo dục với quá trình phát triển của con người là mối quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau mà mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển đi lên của toàn nhân loại

1.1.2 Giáo dục là “quốc sách hàng đầu”[44, tr10]

Theo Phạm Văn Đồng, vấn đề giáo dục phải là vấn đề được xã hội coi

“là quốc sách hàng đầu” Hiện nay, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là

xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới “Tất cả các nước, các nguyên thủ quốc gia trong lời tuyên bố đầu thế kỷ mới này đều với tinh thần đó”.[177, tr645]

Ở Việt Nam, tại điều 35 chương III Hiến pháp nhà nước năm 1992 nêu rõ: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Trong Luật giáo dục năm 1998 cũng đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân” Trong “Tìm hiểu Luật giáo dục 2005”, tại mục 2, điều 102 có ghi: “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước”

[192, tr64] Do vậy, luận điểm của Phạm Văn Đồng coi “giáo dục là quốc

sách hàng đầu” không những phù hợp với xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới mà còn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới

Trang 16

Coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là luận điểm được nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu giáo dục đề cập đến nhưng cái đáng quý trong quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề này là ở chỗ ông có sự phân tích khá sâu sắc, độc đáo và tỉ mỉ.

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng về việc coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chữ “Quốc”, phải được hiểu với nghĩa “là nước”, là “dân” Vậy nên, theo ông, việc coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trước tiên phải được mỗi thành viên trong xã hội nhận thức một cách đúng đắn rằng,

đó không chỉ là việc của các tổ chức ban ngành của Đảng, Chính phủ mà còn là việc của mỗi công dân cụ thể Ngoài ra, việc coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, không phải chỉ thể hiện trong những chủ trương, chính sách của Nhà nước, ở sự bắt buộc phải chấp hành của công dân mà theo ông, nó phải là sự tự giác, tự nguyện từ trong tư duy, tình cảm và trái tim họ Mỗi người dân phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này và dành cho nó sự quan tâm, đầu tư thích đáng nhất Phạm Văn Đồng cũng cho rằng, để hiểu rõ hơn vấn đề “coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì bản thân mỗi người phải tự trả lời một cách nghiêm túc những câu hỏi của chính mình: “Anh là ai? Khả năng của anh có những gì? Hoài bão của anh đối với giáo dục tha thiết đến chõng nào? Anh đã nghiên cứu, suy nghĩ và vươn lên cống hiến ra sao về vật chất, tình cảm và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục?” [44, tr12] Những câu hỏi nêu trên là hết sức cụ thể mà chỉ có Phạm Văn Đồng mới có thể đặt ra tỉ mỉ đến nh vậy Những câu hỏi đó giúp cho mỗi người đều có thể xác định một cách dễ dàng được trách nhiệm và tình cảm của mình đối với giáo dục Quan niệm về giáo dục nêu trên của Phạm Văn Đồng đã cho thấy tính thiết thực, cụ thể, rõ ràng trong những định hướng, đề xuất, gợi ý của ông về giáo dục

Tóm lại, việc coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong quan niệm của Phạm Văn Đồng được ông giải thích một cách tổng quát như sau: Coi

Trang 17

giáo dục là quốc sách hàng đầu nghĩa là “sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan

có thẩm quyền và mọi người, mọi tầng líp nhân dân trong cả nước đều phải coi trọng như vậy và phải làm đúng như vậy” [44, tr11] Điều đó đồng nghĩa với việc giáo dục phải được “xếp hàng thứ nhất và đi trước một bước, chứ nhất định không để nó ở hàng bét và lẹt đẹt theo sau” [44, tr 13]

Nguyên nhân của việc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được ông lý giải là vì “giáo dục có liên quan mật thiết đến mọi người, đem lại lợi Ých cho mọi người, các tầng líp nhân dân các địa phương; và mọi người, các tầng líp nhân dân, các địa phương phải làm hết sức mình vì sự nghiệp giáo dục”[44, tr11] Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, không phải lúc nào giáo dục cũng được coi “là quốc sách hàng đầu” Đã có thời, do chóng ta nhận thức chưa thật đúng nên giáo dục “bị xếp vào lĩnh vực hành chính bao cấp, phóc lợi xã hội” [94, tr1] Thực tế đó đã chứng minh quan điểm coi giáo dục

là quốc sách hàng đầu của Phạm Văn Đồng là một tư tưởng rất mới mẻ, tiến bộ

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, để thực hiện được việc coi

“giáo dục là quốc sách hàng đầu” là một việc hết sức khó khăn Ông cho rằng, trong bất cứ việc gì, “nói thì dễ nhưng làm thì khó,…làm giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân téc lại càng khó về nhiều mặt”[164, tr2]

Xét trong thực tế giáo dục của nước ta còng nh nhiều nước trên thế giới thì nhận định của Phạm Văn Đồng là một nhận định có giá trị thực tiễn Trong giáo dục, “căn bệnh” phô trương thành tích mà nhiều lần ông đã từng phê phán, nhiều khi đã làm sai lệch bản chất của việc coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và gây không Ýt cản trở cho sự phát triển của giáo dục Một nhận xét từ thực tế của việc dạy và học trong nhà trường của ta lâu nay cho thấy: Học sinh “học thế nào rồi cũng đỗ vì tỉ lệ lâu nay là 95 đến 100% lên

Trang 18

líp tốt nghiệp, không đạt thế là thầy nguy, người quản lý giáo dục cũng nguy, một sự đe doạ phi văn bản” [190, tr53] Do vậy, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong quan niệm của Phạm Văn Đồng cũng đồng nghĩa với việc phải trừ được căn bệnh thành tích nêu trên.

Như vậy, để vấn đề coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được thực hiện đúng với bản chất đích thực của nó, theo Phạm Văn Đồng, chỉ có một cách duy nhất là làm sao cho “giáo dục phải hướng tới con người và con người phải ham muốn giáo dục Hai bên phải gặp nhau, luôn sát cánh cùng nhau nh hình với bóng”[44, tr79]

1.1.3 Giáo dục là “tương lai của dân tộc”[44, tr14]

Không phải ngẫu nhiên mà trong những nội dung của giáo dục phổ thông, Phạm Văn Đồng lại đặc biệt chú trọng tới nội dung giáo dục truyền thống, giáo dục những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của dân téc cho học sinh Ông chỉ rõ: Phải dạy cho học sinh biết lịch sử hào hùng của dân téc, truyền thống văn hiến từ ngàn xưa, làm dấy lên trong học sinh lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng hiến dâng tâm hồn và nghị lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[32, tr4]

Tổ quốc bao giê và khi nào cũng là nguồn cội của mọi tình cảm chân thành, thiêng liêng và cao thượng Nó nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người V.A Xukhomlinki từng cho rằng: “Đối với mỗi người chúng ta, Tổ quốc bắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có

gì nổi bật, cuộc sống của mỗi chúng ta vĩnh viễn đến hơi thở cuối cùng, chứa đựng một cái gì đó duy nhất và không gì thay thế được như bầu sữa, như sự âu yếm của mẹ, như lời nói thân yêu Đó là miền quê thân yêu của chúng ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc”[137, tr10] Nội dung giáo dục truyền thống trong luận điểm nêu trên của Phạm Văn Đồng cho thấy phương châm giáo dục của ông là luôn gắn sù tồn tại và phát triển của cả dân téc với sù tồn tại và phát triển của cá nhân mỗi người và ngược

Trang 19

lại Đây là một quan niệm hết sức đúng đắn, là hệ quả của tư tưởng coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “giáo dục là tương lai của dân tộc” mà ông đã nhiều lần nhấn mạnh Tính khoa học của luận điểm này thể hiện ở chỗ, nó làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa dân téc với cá nhân mỗi người, làm tăng tính cộng đồng cũng như khơi gợi được lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân téc trong học sinh phổ thông nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

V.A Xukhomlinki cũng từng cho rằng: “Trường học là cái nôi tinh

thần của một dân téc Dân téc nào biết chăm lo đến cái nôi tinh thần Êy, họ

sẽ có một tương lai rực rỡ” Đồng quan điểm trên, Phạm Văn Đồng dÉn câu nói của Bác: “Một dân téc dốt là một dân téc yếu” Ông khẳng định: “ Vậy thì một dân téc mạnh phải là một dân téc giỏi” Từ sự nhận thức Êy, Phạm Văn Đồng cho rằng: “Giáo dục là tương lai của dân tộc” [44, tr14] Tương lai của dân téc tức là tương lai của con người, của mọi người, trên quan điểm “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[ 44, tr14] theo quan niệm của Lênin

Quan niệm coi “giáo dục là tương lai của dân tộc” của Phạm Văn Đồng đã được minh chứng rất rõ trong lịch sử phát triển các dân téc Trên thế giới, không có bÊt kỳ quốc gia nào được coi là phát triển mà trình độ học vấn lại thấp, sự đầu tư cho giáo dục lại không được chú trọng

Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, tính chất của giáo dục được Phạm Văn Đồng nêu rõ: Giáo dục của nước ta trong tình hình hiện nay

“là giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thời kỳ quan trọng bậc nhất của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường tiến lên chủ nghĩa

xã hội”[ 44, tr16-17] Hồ Chủ Tịch từng nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Phạm Văn Đồng cho rằng, chúng ta phải có “cách nhìn, tầm nhìn rộng, cao và sâu thì mới thấy hết ý

Trang 20

nghĩa của quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc” [44, tr18-19] Như vậy, trong quan niệm của ông, giáo dục có vị trí và tác dụng to lớn không gì thay thế được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận điểm này như là một minh chứng chứng minh vì sao trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Phạm Văn Đồng

“là người đầu tiên nêu vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa giáo dục với đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá”[14,tr58]

Luận điểm của Phạm Văn Đồng coi “giáo dục là tương lai của dân tộc” được thể hiện rất rõ trong quan niệm của ông về một lâu đài giáo dục Lâu đài giáo dục trong quan niệm của nhà văn hóa này “là nơi cất giấu kho báu của trí tuệ dân téc và trí tuệ loài người” Vì thế, những ai đã từng vào lâu đài giáo dục, khi “ra khỏi” đó là hoàn toàn có đủ tự tin để đi tới những nơi “mình có thể đóng góp phần quan trọng nhất của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước, đào tạo con người chuẩn bị tương lai” [44, tr25]

UNESCO từng nhận định về vai trò của giáo dục như sau: “ Giáo dục trong thế kỷ XXI là chìa khóa tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn; vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng của con người; giáo dục là đòn bẩy mạnh

mẽ nhất mà chúng ta cần có để tiến vào tương lai; giáo dục là quyền cơ bản nhất của con người; giáo dục là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”[161, tr47] Điều đó càng chứng tỏ quan điểm coi giáo dục là tương lai của dân téc của Phạm Văn Đồng là một tư tưởng lớn, khoa học và hiện đại

Vấn đề giáo dục nước nhà, vấn đề mà Phạm Văn Đồng “đặc biệt quan tâm” vẫn đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội, là vấn đề được quan tâm, đầu tư và thu hót nhiều tâm lực của những người tâm huyết, trách nhiệm với giáo dục nước nhà Đối với hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng, luận điểm coi “giáo dục là tương lai của dân tộc” của Phạm Văn Đồng luôn nhắc nhở chúng ta phải ý thức rõ

Trang 21

hơn về chức năng, vai trò của người giáo viên trong việc đào tạo những người chủ nhân tương lai cho đất nước.

1.1.4 Làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người

Sớm nhìn thấy sự cần thiết phải phát triển chiến lược con người, Phạm Văn Đồng thường xuyên đề cập đến vấn đề này trong những buổi nói chuyện, những bài viết của mình về giáo dục Cách đây gần 40 năm, ông nói: “Chiến lược của chúng ta là chiến lược con người, xây dựng và phát huy con người có văn hoá, con người làm chủ tập thể, giàu lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, đạt năng xuất và hiệu quả cao trong lao động, có lối sống đẹp đẽ thể hiện trong các mối quan hệ giữa người với người”[26, tr5]

Trong hoàn cảnh hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến yếu tố con người Từ những năm 70 của thế kỷ XX ông đã nói tới thuật ngữ “chiến lược con người” Phải quan tâm chú trọng đến chiến lược con người vì theo ông, con người là yếu tố quyết định và làm nên tất cả Mọi việc hay, dở, thành, bại, sự nghiệp cách mạng của chúng ta thế nào đều là

“do con người cả”, cho nên phải xây dựng con người

Sù coi trọng chiến lược con người của Phạm Văn Đồng thể hiện rất rõ trong việc nhìn nhận của ông về vai trò, trách nhiệm của người thầy giáo Ông từng nhiều lần nhấn mạnh: “Ngành giáo dục có tác dụng to lớn vô cùng, sâu xa không lường hết; bởi vì nó là giáo dục phổ thông, lo cho tất cả con em chóng ta; bởi vì nó là đào tạo đội ngò cán bộ, lo đào tạo con người, những con người hiện nay và sau này có trách nhiệm xây dựng đất nước Nó quan trọng như vậy, to lớn như vậy, sâu xa như vậy” [18,tr43] Ông cho rằng, để nâng cao chất lượng con người chúng ta phải tập trung chó ý đến vấn đề giáo dục, đào tạo họ: “Lấy con người được vũ trang bằng những kiến thức khoa học hiện đại làm động lực để phát triển đất nước” [177,tr670] Cốt lõi của việc giáo dục và đào tạo con người là tập trung rèn luyện tư duy,

óc thông minh, tài sáng tạo cho họ

Trang 22

Tư tưởng coi trọng giáo dục trong việc thực hiện chiến lược con người của ông còn thể hiện rất rõ trong định nghĩa của ông về giáo dục:

“Giáo dục nói cho cùng là rèn luyện con người, vũ trang cho con người những hiểu biết và kỹ năng nhằm đảm đương những công việc Ých nước, lợi nhà trong từng thời gian của lịch sử dân tộc” [44, tr9] Một cách cụ thể hơn, Phạm Văn Đồng chỉ rõ: “Quá trình của giáo dục và đào tạo” với nghĩa rất rộng của nó “không chỉ ở nhà trường, sách vở, thày dạy, trò học” mà

“bao hàm cả quá trình lao động để tồn tại, duy trì và phát triển nòi giống con người” [44, tr9] Như vậy, giáo dục chính là “quá trình phát triển không ngừng toàn bộ khả năng của con người qua các cuộc đấu tranh và lao động chứ không chỉ qua nhà trường” [44, tr9] Theo ông, mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục đào tạo là tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện về nhân cách, phát triển đầy đủ về đức, trí, thể, mỹ để có thể chiếm lĩnh được đỉnh cao của tri thức loài người

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, “đức dục” và “trí dục” được hiểu như sau: “Đức dục” là cách mạng tư tưởng Hiểu cho đúng thì nó là phẩm chất con người, là đạo đức con người Nó là những ý nghĩ, tình cảm lớn nhất, trong sáng nhất, đẹp đẽ nhất Đức dục với ý nghĩa Êy là con người…Con người Việt Nam” [18, tr55] “Trí dục” là “giáo dục về sự hiểu biết của loài người”[18, tr57] Từ quan niệm Êy, Phạm Văn Đồng cho rằng, phương châm giáo dục để thực hiện chiến lược con người là phải luôn kết hợp giáo dục “trí dục” với “đức dục” và ngược lại Hiệu quả giáo dục của nó

sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta xử lý mối quan hệ biện chứng nêu trên

Theo Phạm Văn Đồng, sở dĩ chúng ta phải kết hợp giáo dục “đức dục” với “trí dục” là vì “đến trình độ nào đó, tri thức với tư tưởng, đức dục với trí dục là một”[18, tr85] Đây là tư tưởng cốt lõi trong quan niệm giáo dục con người của nhà văn hoá này Đó là quan điểm lấy văn hóa làm tiêu chí, làm thước đo chuẩn mực cho sự phát triển của con người

Trang 23

Bên cạnh đó, ông cho rằng, chúng ta cần phải giáo dục cho con người

“nếp suy nghĩ, nếp nghiên cứu, lòng ham học tập, ham khoa học, ham kỹ thuật” ”[18, tr67] Ông quan niệm, phải giáo dục những cái đó bởi chính nó

sẽ làm cho họ không bị tụt hậu, không bị đào thải và có khả năng phát triển trí thông minh, tài sáng tạo vốn có của mình Muốn vậy, theo ông, chúng ta phải giáo dục cho con người ý thức được việc học là hạnh phóc đồng thời cũng là gian khổ Ông rất tâm đắc với câu nói của Các Mác: “không có con đường thênh thang, con đường đế vương trong khoa học”[18, tr68] Vì thế, Phạm Văn Đồng cho rằng, chóng ta phải giáo dục cho con người ý thức

“học suốt đời, suốt đời”[18, tr62] Một vấn đề cơ bản quan trọng mà ông luôn chú trọng là vấn đề giáo dục cho con người có phương pháp, có kỹ năng, biết “dùng đầu óc của mình” Phạm Văn Đồng cho rằng, giáo dục cho con người có phương pháp, kỹ năng “dùng đầu óc của mình” chính là cho

họ cái chìa khóa “để mở những kho tàng bí mật của tri thức loài người”[18, tr68]

Tư tưởng cốt lõi trong quan điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề phát triển chiến lược con người được ông gửi gắm trong những lời tâm huyết nhắn nhủ thanh niên: “Hỡi các bạn trẻ, đi vào thế kỷ mới trong thời đại mới, các bạn hãy học tập để thành người và để làm người, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, xứng đáng với cha anh, sánh vai cùng bè bạn trên thế giới”[137, tr11]

Tấm lòng, tâm huyết và trách nhiệm của ông đối với giáo dục là sự thể hiện rõ nhất tư tưởng coi trọng chiến lược phát triển con người của ông

Phạm Văn Đồng đến với giáo dục không chỉ với tư cách là một nhà lãnh đạo, ông mang cả tình cảm chân thành của một người đã từng trải qua nghề dạy học Chỉ hơn mười một tháng trước khi qua đời, ông đã viết những câu chất chứa đầy tâm trạng và thật sự xúc động: “…Tôi sắp viết đến dòng cuối cùng của bài viết này Trong suốt thời gian chuẩn bị viết loạt bài về

Trang 24

giáo dục, tâm trí tôi luôn nghĩ về sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, về con đường xã hội chủ nghĩa của dân téc ta, về thế hệ trẻ của đất nước ta, về nền giáo dục quốc dân và công tác giáo dục, công tác mà tôi yêu mến với tất

cả tấm lòng thiết tha của mình”[44] Có lẽ, chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để nói lên tấm lòng, tình cảm của ông với giáo dục Việt Nam Thực tế cho thấy, những năm 60 của thế kỷ XX, Phạm Văn Đồng đã từng xuống tận trường phổ thông để dự giê, nắm tình hình giáo dục Những năm 90 của thế kỷ XX, khi ngoài 90 tuổi, trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, “mắt đã mờ”,

“chân đã yếu” nhưng ông vẫn đến dự giê ở đại học để có thêm thực tế cho một bài viết quan trọng về cuộc cách mạng phương pháp dạy học mà ông đang lo lắng, sẻ chia trong ngành giáo dục Một trong hai việc mà ông cho là cần thiết phải làm trước khi vĩnh biệt cõi đời này là hoàn thành cuốn sách về giáo dục Có lẽ vì thế, những tổng kết, định hướng, gợi ý của ông về giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn Những cuốn sách như: “Vấn đề Giáo dục và Đào tạo”, “Văn hoá là đổi mới” là những minh chứng cụ thể Tình cảm và tâm huyết của Phạm Văn Đồng dành cho giáo dục nước nhà như không phải những người đứng đầu nhà nước nào cũng làm được” Tấm gương nhà văn hoá lớn này luôn sáng mãi trong lòng các thế hệ Việt Nam

Có dịp viết về ông, một giáo sư - thầy giáo dạy văn từng bộc bạch:

“Với tôi, ngoài những ông Tiên, ông Phật của thế giới cổ tích, trong kí ức tuổi thơ lại có thêm hình ảnh những người bạn tù đáng kính mà cha tôi đã khơi dậy trong tôi”, “…trong kí ức của tôi, qua những câu chuyện và con người mà cha tôi kể, đều luôn luôn sáng lên hình ảnh một người bạn tù mà cha tôi kính yêu nhất, đó là bác Tô” [95, tr173] Nghiên cứu cụ thể những luận điểm của ông về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông, chúng ta càng thực sự thấm thía, xúc động, kính trọng và biết ơn một con người, một nhân cách, một tấm lòng cao cả, đẹp đẽ của một nhà văn hoá, giáo dục tầm

cỡ quốc tế – người học trò xuất sắc, ưu tó của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 25

Sẽ là thiếu toàn diện, khách quan và khoa học nếu nghiên cứu những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông

mà không nghiên cứu những luận điểm của ông về giáo dục Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề này sẽ giúp giáo viên có điều kiện hiểu, lý giải tường tận, kỹ càng và sâu sắc hơn quan niệm của ông về việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung

1.2 Một cách nhìn thấu đáo, mới mẻ và sâu sắc của phạm văn đồng về văn học

1.2.1 Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr 80]

Phạm Văn Đồng là một người đam mê văn học Văn học nghệ thuật luôn là một lĩnh vực mà ông muốn đem tất cả tâm huyết và khả năng của mình để phục vô Ông từng phát biểu: nói cho cùng thì “sự nghiệp mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đang làm và sẽ làm, là cống hiến rất to lớn, rất vĩ đại, rất cơ bản vào sự nghiệp văn học, nghệ thuật”[40, tr 269]

Phạm Văn Đồng rất thích đọc sách, nhất là sách lý luận văn học Không mấy khi có thời gian thư nhàn, rảnh rỗi, con người “đặc biệt này” đã chọn hình thức đọc sách làm cách để mình thư dãn Sự đam mê Êy có nguồn gốc từ những nhận thức sâu sắc về tầm vóc và ý nghĩa của văn học nghệ thuật đối với đời sống của con người, xã hội, lịch sử dân téc Có lẽ vì thế, vốn hiểu biết về văn học của ông rất sâu rộng và phong phú Chính điều này

đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và ảnh hưởng tích cực trong những tác phẩm văn học cũng như quan niệm, sự chỉ đạo của ông về công tác văn học nói riêng và văn hoá, văn nghệ nước nhà nói chung

Văn học là một bộ môn khoa học lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh xã hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người

Trang 26

Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, văn học có khả năng phản ánh và tác động rất lớn đến hoạt động nhận thức, tư tưởng, tình cảm và năng lực thẩm

mỹ của con người Sở dĩ văn học nghệ thuật có ảnh hưởng to lớn Êy trước hết bởi nó không chỉ có tác dụng đối với con người trước mắt mà còn có tác dụng lâu dài, không phải chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp mà mở rộng ra phạm vi rất lớn, sự tồn tại của nó không phải là hữu hạn mà là trường tồn…Trong những lần nói chuyện, gặp gỡ với văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ Phạm Văn Đồng luôn đề cập đến vấn đề này Ông thường xuyên nhấn mạnh: Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr80]

Trong quan niệm của ông, văn học có tác động rất lớn tới mọi mặt của cuộc sống Tác dụng của văn học tới mọi mặt của cuộc sống là “tác dụng vô song”, tác dụng không gì có thể so sánh được, tác dụng không có bất cứ thứ

vũ khí hay bộ môn khoa học nào có thể đặt ngang tầm với nó Quan niệm như vậy cho nên Phạm Văn Đồng luôn nhắc nhở: “chúng ta coi trọng lĩnh vực văn học, nghệ thuật” vì “không có cái gì thay nó được đâu”[25, tr143]

Giữ cương vị là người chỉ đạo đường lối văn hoá, văn nghệ nước nhà những năm kháng chiến, ông luôn coi trọng công tác này Ông thường khuyên những người làm công tác văn hoá tư tưởng nên chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật làm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của mình Trong suy nghĩ của ông, người làm văn học nghệ thuật là người “có phương tiện tốt hơn ai hết” để thực hiện hoạt động giáo dục của mình Vì thế, ông luôn đòi hỏi phải có những tác phẩm văn nghệ tốt: “Muốn làm công tác tư tưởng tốt thì cần phải có những tác phẩm văn nghệ tốt”[40, tr328] Bởi “một cuốn sách văn nghệ tốt giáo dục sâu hơn, nhiều hơn, rộng rãi hơn một cuốn sách bình thường” [25, tr35]

Trang 27

Là một nhà lãnh đạo cách mạng, nhà ngoại giao xuất sắc tầm cỡ quốc

tế, Phạm Văn Đồng là một minh chứng cho sự vận dụng thành công văn học, nghệ thuật vào hoạt động cách mạng Những tác phẩm văn học của ông viết về Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…là những ví dụ cụ thể Những tác phẩm văn học này góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nhận thức, phẩm chất đạo đức cách mạng, ảnh hưởng đến sáng tác cho không Ýt văn nghệ sĩ Nhiều nhà văn, nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân téc đã khẳng định điều này

Đặc trưng của văn học là phản ánh xã hội bằng hình tượng Do đó, khả năng tác động của nó tới con người cũng như xã hội là vô cùng to lớn và mạnh mẽ Quan niệm trên của Phạm Văn Đồng đã chứng minh cho sự hiểu biết rất sâu sắc của ông về những đặc trưng, chức năng của văn học và tác động của nó đến đời sống xã hội và con người Có thể lấy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du làm một ví dụ

Không kể già, trẻ, gái, trai, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, “Truyện Kiều” đã ăn sâu vào trong đời sống người Việt chúng ta hàng mấy thế kỷ nay Những tình cảm thẩm mỹ mà tác phẩm đem lại (tình yêu thương, lòng

vị tha, chung thuỷ, đức hy sinh, tình mẫu tử…của con người) vẫn mãi là những bài học làm người sâu sắc cho nhiều thế hệ

Tác động của “Truyện Kiều” không phải chỉ ở thời điểm ra đời của

nó mà ngay cả ở hiện tại và trong tương lai, nó vẫn có sức sống bền bỉ trong lòng người đọc Từ cụ già đến em bé, ai ai cũng có thể bị cuốn hót bởi sức hấp dẫn và giá trị nhân văn của tác phẩm Không phải chỉ đối với người Việt Nam, “Truyện Kiều” còn có sức lôi cuốn đối với cả những người ngoại quốc Rất nhiều người nước ngoài đã thừa nhận điều đó Thực tế Êy là một trong những minh chứng thuyết minh cho luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời

Trang 28

buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi,

mà đối với mọi nơi”[25, tr 80]

Tính đúng đắn, khoa học trong quan niệm của nhà văn hoá giáo dục này đã được hiện thực hóa và phát huy tác dụng tích cực to lớn bằng sự chỉ đạo của Đảng ta về công tác văn hóa, văn nghệ mà điển hình là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Xét trong lĩnh vực hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung, quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật như trên giúp cho người giáo viên bổ sung, củng cố thêm vốn kiến thức lí luận văn học của mình để càng có điều kiện hiểu rõ ràng và sâu sắc tác dụng vô song của văn học Đồng thời, quan niệm Êy còn cho người giáo viên văn ý thức hơn về vai trò quan trọng của mình khi có trong tay một thứ “phương tiện giáo dục tốt nhất” để thực hiện “sứ mệnh” của bé môn Ngữ văn trong nhà trường là định hướng, bồi dưỡng nhân sinh quan đúng hướng cho học sinh thông qua việc xử lý có hiệu quả mối quan hệ biện chứng của sự tác động có hiệu quả giữa công cụ giáo dục (tác phẩm văn chương trong nhà trường) đến sự hình thành, phát triển nhân cách, tâm hồn các em Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi các em đang hình thành nhân cách sống, vì vậy, sự cẩn trọng trong việc dùng những tác động của văn học đến các em là hết sức cần thiết

Đã có rất nhiều người từng nói về sự tác động kỳ diệu của văn học tới đời sống của bản thân Điển hình trong số đó là các nhà văn, nhà thơ lớn của dân téc Nhà thơ Hữu Thỉnh là một ví dụ Tác giả từng thổ lé: “Trong sự hình thành tâm hồn trẻ thơ của tôi thì sự ảnh hưởng của mẹ tôi có một vị trí thật đặc biệt…Mẹ tôi nghèo chữ nhưng lại rất giàu các bài ca, những câu chuyện ngày xửa ngày xưa…và mẹ truyền của cải tinh thần Êy cho chúng tôi qua lời ru…Những câu ca dao như những viên ngọc…theo suốt cuộc đời tôi…Đến bây giê thật khó nói chính xác tôi đã làm thơ do những duyên cớ

Trang 29

nào Có điều chắc là phần ảnh hưởng của những câu ca kia thật to lớn”[ 173,tr146].

Làm cho học sinh yêu thích văn chương, định hướng sống đúng đắn cho các em bằng việc DHV trong nhà trường là “vinh dự”, “trách nhiệm” vô cùng lớn lao của người giáo viên Ngữ văn, là niềm vui, sự “hứng thú” nghề nghiệp đặc thù của họ trong công việc

Quan niệm của Phạm Văn Đồng coi văn học nghệ thuật là một vũ khí

vô song trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người đã lý giải

vì sao ông luôn đặt ra vấn đề giáo dục tư tưởng, nhân cách, tâm hồn cho học sinh thông qua việc DHV trong nhà trường phổ thông

1.2.2 “Bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén”[25, tr80]

Nói về sự cần thiết của văn học đối với đời sống nội tâm của con người, Phạm Văn Đồng nhận xét: Văn học, nghệ thuật “là thức ăn tinh thần Người ta cần ăn để sống, đời sống cũng cần thơ ca” [40, tr192] Là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm hồn con người, văn học nghệ thuật

dễ dàng phát huy được cái ưu thế đặc biệt của mình Sức mạnh đặc thù và khả năng riêng biệt, độc đáo của văn học nghệ thuật nằm ở chính đặc trưng khoa học của nó Do vậy, Phạm Văn Đồng khẳng định: “bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén có thể nói xưa nay trên đời chưa hề có một vũ khí tư tưởng nào sắc bén hơn văn học nghệ thuật”[25, tr80]

Coi văn học, nghệ thuật là “một vũ khí vô song” trên mặt trận tư tưởng văn hoá, Phạm Văn Đồng từng mong muốn: “chúng ta rất coi trọng văn học và nghệ thuật, ra sức dùi mài thứ vũ khí có sức mạnh lạ thường này,

và dùng nó tốt hơn nữa trong cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay”[25,tr66]

Nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh đặc thù của bộ môn khoa học này, ông viết : “Văn học nghệ thuật là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén, có tác

Trang 30

dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay nghĩa

là lịch sử đấu tranh giai cấp đã xác nhận Các giai cấp thống trị đã sớm biết

sử dụng thứ vũ khí vô song này Và nhân dân bị áp bức cũng rất tinh khôn trong vấn đề dùng gậy thầy, đập thầy và cuối cùng, nhân dân luôn luôn là người chiến thắng từ xưa đến nay, văn học và nghệ thuật, nếu có phục vụ bọn thống trị, thì đó chỉ là từng phần, từng nơi, từng lúc, còn đứng về lịch

sử của các dân téc cũng như lịch sử của loài người, thì văn học và nghệ thuật luôn luôn là vũ khí sắc bén của nhân dân bị áp bức trong cuộc đấu tranh để

tự giải phóng”[25, tr66] Theo ông, sở dĩ các thế lực thống trị cũng như nhân dân luôn dùng văn học nghệ thuật như một vũ khí vô song bởi nó có sức mạnh đặc thù là sự tác động, ảnh hưởng to lớn, sâu sắc, tự nhiên và lâu dài tới mọi mặt của đời sống con người Nhận rõ bản chất đích thực của văn học, Phạm Văn Đồng cho rằng, trong công tác tư tưởng văn hóa thì văn học, nghệ thuật có khả năng làm công tác tư tưởng tốt nhất, dễ đi vào lòng người nhất, dễ cảm hóa con người nhất còng bởi nó có sức mạnh rất đặc biệt Êy

Một cách cụ thể, ông phân tích: “Công tác văn học nghệ thuật là một loại công tác tư tưởng có khả năng đi sâu vào ý nghĩ, tình cảm của con người và có giá trị lâu dài, bền bỉ Trong các hình thức, phương tiện hoạt động của chúng ta trên mặt trận tư tưởng thì văn học nghệ thuật là một hình thức, một phương tiện hoạt động, về mặt nào đó, có khả năng làm công tác

tư tưởng tốt nhất, vì nó rộng rãi nhất, sâu sắc và bền bỉ nhất, dễ đi sâu vào tình cảm, ảnh hưởng sâu sắc vào tư tưởng, tâm hồn” con người [25,tr55] Từ suy nghĩ đó ông cho rằng, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc “cải tạo toàn diện con người” từ “tư tưởng, tình cảm, phong cách đến phong tục tập quán” [40, tr276]

Thực tế đã chứng minh, văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội có khả năng ăn sâu vào đời sống và tác động rất lớn tới suy nghĩ, tình cảm, tâm hồn, nhân cách của con người Từ tầng líp trí thức đến tầng líp

Trang 31

nông dân, từ những người có học vấn, trình độ cao đến những người không biết chữ, ai cũng có thể tiếp cận được với văn học nghệ thuật (cho dù có sự khác nhau về cấp độ) và đều có thể tìm thấy những tâm sự, nỗi đồng cảm, sự

sẻ chia, động viên hay an ủi… của riêng mình Tác động đến tư tưởng theo con đường của tình cảm, của trái tim, văn học dễ dàng tìm được chỗ đứng vững chãi của mình trong đời sống tâm hồn con người mà không gì có thể thay thế được Có thể lấy sự tác động tích cực đến nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam từ hai cuốn nhật ký thời chiến tranh của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc làm một ví dụ

Hai cuốn nhật ký(“Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”

đã phản ánh rất thật suy nghĩ, tâm lý, tình cảm, lý tưởng của líp thanh niên Việt Nam thời kháng chiến cũng như quan niệm của họ về hạnh phóc, tình yêu, cuộc sống Chính điều đó đã có tác động rất lớn đến thế hệ trẻ của dân téc và tạo ra “một cuộc nhận đường” mới cho họ Những phong trào thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, quỹ đền ơn đáp nghĩa…được hưởng ứng bằng cả nhiệt huyết, tình cảm, trái tim của thế hệ trẻ là những dẫn chứng sống động cho thấy sự tác động tích cực nhiều mặt của văn học đến đời sống của mỗi con người cũng như của toàn xã hội Chúng ta cũng có thể lấy được không Ýt những ví dụ sinh động khác để chứng minh cho luận điểm của Phạm Văn Đồng cho rằng “bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén có thể nói xưa nay trên đời chưa hề có một vũ khí tư tưởng nào sắc bén hơn văn học nghệ thuật”[25, tr80]

1.2.3 “Văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” [25, tr132]

Phạm văn Đồng cho rằng, văn học nghệ thuật là một khoa học Là khoa học cho nên nó đòi hỏi một sự hiểu biết rất lớn vÒ nhiều mặt của cuộc sống

từ những vấn đề to lớn mang tính cộng động như những vấn đề về chính trị

Trang 32

quân sự, ngoại giao đến những vấn đề có tính cá nhân như đời sống nội tâm, những vui, buồn, khổ đau, hạnh phóc, bất hạnh của một con người cụ thể.

Trong mọi hoàn cảnh, Phạm Văn Đồng đặc biệt lưu ý đến vấn đề hiểu biết, khám phá và sáng tạo trong văn học nghệ thuật để phục vụ con người, dân téc và sự nghiệp xây dựng đất nước Về những hiểu biết của người nghệ

sĩ, ông đặc biệt yêu cầu người nghệ sĩ phải hiểu biết hiện thực của đất nước, hiểu biết con người dân téc Việt Nam, hiểu biết nền văn học nghệ thuật của nước nhà bởi ông cho rằng, chỉ có vậy, họ mới có những khám phá và sáng tạo thực sự Những khám phá, sáng tạo của người nghệ sĩ là những khám phá, sáng tạo về nhiều mặt, từ những sáng tạo về tư tưởng chủ đề, đề tài, nhân vật cho đến cách tổ chức, sáng tạo ngôn ngữ

Với lĩnh vực văn học nghệ thuật, Phạm Văn Đồng coi đây là một trận tuyến cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mệnh của dân téc ta mà nhiều người chưa thấy hết tầm quan trọng to lớn, sâu xa và ý nghĩa bền vững của

nó Vì vậy, ông đã đưa ra một cách hiểu rất riêng của mình về văn học: “Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta đã định nghĩa nhiều rồi Rồi đây người ta còn định nghĩa và định nghĩa mãi mãi Tôi chỉ muốn nói với các đồng chí: văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội, chủ yếu là con người, đời sống và cuộc chiến đấu của con người” [25, tr132]

Còng theo ông, một tác phẩm văn học hoàn hảo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật là sản phẩm lao động nghệ thuật công phu của người nghệ sĩ Vì vậy ông cho rằng, đã nói đến văn học, nghệ thuật thì phải thấy nội dung tư tưởng là rất quan trọng, nhưng đồng thời giá trị nghệ thuật cũng

quan trọng không kém Cả hai mặt đó đều phải tốt một trăm phần trăm.

Trong suy nghĩ của Phạm Văn Đồng, tác phẩm văn học nghệ thuật

chính là đứa con tinh thần được người nghệ sĩ “ấp ủ, thai nghén ” trong một

thời gian nhất định nào đó Ông cho rằng, sáng tạo nghệ thuật nói chung,

Trang 33

sáng tác văn học nói riêng không thể giống như sản xuất công nghiệp, nó

“không thể nào đẻ ra trong một đêm, thậm chí trong chín tháng mười ngày”,

“nghệ thuật là lâu dài”[40, tr332]

Tác phẩm văn học là sự phản ánh mọi mặt đời sống của xã hội, làm cho người đọc có thể hình dung ra, cảm nhận được con người, cuộc sống, xã hội, cuộc đấu tranh của dân tộc… như đang diễn ra trước mặt Điều đó đồng nghĩa với việc văn học nghệ thuật phải là sự phản ánh trung thực, khách quan hiện thực xã hội bằng lăng kính, lập trường của người nghệ sĩ chân chính

Chức năng và nhiệm vụ của văn học nghệ thuật là làm cho người đọc

có sự hiểu biết sâu sắc về con người, dân téc để sống có ý nghĩa hơn Về điểm này, ông quan niệm: “những tác phẩm càng lớn càng phản ánh sâu sắc, diễn tả thành công những tâm tư và tình cảm của nhân dân lao động, của con người: yêu đời sống, yêu người, yêu những người lao khổ, yêu Tổ quốc và đồng bào, yêu cảnh vật thiên nhiên, chuộng lẽ phải, chuộng đạo đức … ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí đấu tranh, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân để vươn lên làm nên lịch sử của mình”[25, tr 67]

Văn học nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người không chỉ nhằm để hiểu biết mà còn để khám phá thực tại xã hội, đời sống và cuộc chiến đấu của con người Vì thế Phạm Văn Đồng quan niệm, muốn cho tác phẩm phản ánh được hiện thực một cách khách quan và đầy đủ thì người nghệ sĩ phải có những khám phá nhất định Những khám phá Êy thể hiện trên nhiều mặt, nhiều phương diện của đời sống Do vậy, sự thâm nhập vào đời sống của nhân dân là một điều cần thiết và bắt buộc đối với người nghệ sĩ

Về mặt này, ông từng nói: “một tác phẩm văn nghệ hay phải do người nghệ sĩ sống sâu sắc một đời sống nào đó mới có thể sáng tác được”[40, tr248] Trong suy nghĩ của ông, người nghệ sĩ sống sâu sắc một đời sống

Trang 34

nào đó tức là họ phải sống “ cuộc chiến đấu, sống sự nghiệp cách mệnh của dân téc, …Sống hiện thực ngày nay, sống tương lai vĩ đại của ngày mai, và trong lúc sống cái hiện thực trước mắt và cái tương lai ngày mai, thì tất nhiên …phải sống lại cái quá khứ với tất cả quả tim, khối óc, với tất cả tâm hồn và nghị lực” của mình [25, tr134-135] Luận điểm này khiến chúng

ta liên tưởng đến ý kiến của nhà văn Goorky về sự cần thiết phải thâm nhập vào thực tế của người nghệ sĩ Goorky từng nói: “Thật ra bất kỳ lúc nào cũng cần thiết phải tham gia trực tiếp vào những quá trình của cuộc sống mà mình muốn hiểu” Đickenx từng giả vê điên, Secxpia hay đến nhà hát xem kịch, Mactuen thường đóng vai cướp biển, có lẽ cũng không nằm ngoài mục đích muốn “sống sâu sắc một đời sống nào đó” để khám phá hết nó

Hiểu biết, khám phá là nguyên nhân, tiền đề cho mọi sáng tạo nghệ thuật Nói văn học nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm sáng tạo xã hội là Phạm Văn Đồng nói tới chức năng đặc biệt của bộ môn khoa học này đó là sự tác động và cải tạo xã hội của văn học Theo ông, tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm trong đó thể hiện rõ nhất sự sáng tạo của người nghệ sĩ

“Sáng tạo”, trong quan niệm của Phạm Văn Đồng là khả năng tạo ra cái mới mà trước đó không có Cái mới ông nhắc đến là cái mới luôn biến đổi trong đời sống xã hội về mọi mặt, “cái mới có màu sắc rất quý và rất đẹp của dân téc Việt Nam Cái mới trong đời sống, trong xã hội, trong con người chúng ta” [22, tr56] Như vậy, “cái mới” trong các sáng tác văn học, nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo của người nghệ sĩ

“Hiểu biết, khám phá và sáng tạo” là ba yêu tố có mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ với nhau Nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về mọi mặt của đời sống con người thì người nghệ sĩ sẽ không thể sáng tạo được những tác phẩm văn học nghệ thuật đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển Lý giải điều này, ông phân tích: “Nghệ thuật là một sự hiểu

Trang 35

biết, văn học là một sự hiểu biết, khoa học là một sự hiểu biết, hiểu biết cao sâu lắm Và đồng thời khám phá, sáng tạo, hiểu biết sâu đến chõng nào, thì khám phá, sáng tạo cao chõng Êy Bởi nó là nghệ thuật, nó là khoa học, nó

là kỹ thuật, nó phải hiểu biết sự vật, hiện tượng, bất cứ sự vật đó, hiện tượng

đó là cái gì, và hiểu biết, khám phá để sáng tạo”[25, tr133]

Luôn chú trọng sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo của con người, Phạm Văn Đồng coi đây cũng là nhân tố cơ bản khẳng định bản chất của

“văn hoá” Ông từng cho rằng, văn hoá là hiện tượng xã hội thể hiện năng lực của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên, cải tạo xã hội và hoàn thiện bản thân mình Văn hoá bao trùm những lĩnh vực rộng lớn của tư duy và hành động, thế giới quan và nhân sinh quan, khoa học và kỹ thuật, đạo đức và mỹ học, lối sống và phong tục, tập quán Cốt lõi của văn hoá là hiểu biết và sáng tạo Bởi vậy, theo ông, mục đích cuối cùng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố “hiểu biết, khám phá và sáng tạo” là “nhằm nâng cao sự hiểu biết chủ nghĩa xã hội, nâng cao lòng yêu nước của nhân dân, làm người ta phấn khởi sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng văn hóa, đấu tranh giành hòa bình thống nhất nước nhà”[25, tr 45]

Định nghĩa trên của Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh được đặc trưng, bản chất của văn học nghệ thuật, một công cụ vừa để hiểu biết, khám phá đồng thời để sáng tạo thực tại xã hội Trong định nghĩa về văn học nghệ thuật nêu trên, chúng ta thấy rất rõ quan niệm của nhà văn hoá giáo dục này

là lấy con người làm đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu hướng tới của văn học nghệ thuật Vì lấy con người làm mục tiêu hướng tới của mình nên văn học nghệ thuật phải thực sự là sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo Chân lý và sù độc đáo trong quan niệm của ông về văn học nghệ thuật thể hiện ở chỗ định nghĩa Êy đã nói được đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động lao động nghệ thuật, vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ bằng những từ ngữ hết

Trang 36

sức ngắn gọn, hàm súc tưởng chõng như không còn có thể có những cách diễn đạt nào hàm súc và cô đọng hơn như thế.

Lịch sử dân téc đã chứng minh tính đúng đắn và tầm nhìn sâu sắc của Phạm Văn Đồng về vấn đề văn học nghệ thuật Những ý kiến của ông có tác dông chỉ đạo, định hướng, soi đường cho văn học nghệ thuật nước nhà trong nhiều giai đoạn Đặc biệt, với văn nghệ sĩ, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, định nghĩa trên có thể coi như mục đích, yêu cầu cụ thể trong hoạt động văn học nghệ thuật của họ Những luận điểm của ông có ý nghĩa không chỉ ở những những giai đoạn lịch sử trong quá khứ mà ngay cả hiện tại cũng như tương lai, nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần làm phong phó cho kho tàng tri thức của khoa lý luận văn học và có tác dụng tích cực tới hoạt động giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông các cấp Mét định nghĩa về văn học nghệ thuật như trên đã cho thấy quan điểm về văn học cũng như tầm nhìn văn hoá của Phạm Văn Đồng Quan điểm của ông vấn đề văn học nghệ thuật rất phù hợp với quan niệm của lý luận văn học hiện đại và tư tưởng của những nhà nghiên cứu lý luận văn học trên thế giới

Đối với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông, định nghĩa về văn học, nghệ thuật như trên có ý nghĩa thiết thực trong việc bổ sung, làm phong phú thêm cho giáo viên những kiến thức về lý luận văn học, giúp cho

họ hiểu thấu đáo hơn về bộ môn khoa học này để DHV đúng với bản chất, nhiệm vụ và đặc trưng của nã Đây là điều rất cần thiết cho giáo viên Ngữ văn để “hiểu văn, dạy văn” sao cho học sinh thấy được giá trị đích thực của văn chương nghệ thuật, biết trân trọng những giá trị tinh thần của nhân loại cũng như nhìn rõ hơn mối quan hệ máu thịt giữa văn học và đời sống, giúp các em nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môn văn đối với bản thân mỗi người để các em thực sự thấy văn học là đời sống, văn học cần thiết đối với mỗi người, cần thiết cho xã hội và cho toàn dân téc

Trang 37

Phạm Văn Đồng không phải là một nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học hay người viết văn chuyên nghiệp, nhưng với tấm lòng và tình yêu văn học mãnh liệt cộng với sự đam mê đọc sách hiếm thấy, ông đã

có được một vốn hiểu biết văn học đáng kể Từng mong muốn sẽ “hết sức đóng góp phần mình vào sự nghiệp văn học nghệ thuật của chúng ta” [40, tr 260], những tác phẩm viết văn học của ông luôn đem lại cho tất cả những người làm công tác văn hoá, văn nghệ nhiều suy nghĩ, tin tưởng, phấn khởi

và “chỉ ra cho toàn thể giới văn hoá, văn nghệ, những phương hướng lớn giúp cho anh chị em nâng cao thêm tầm nhìn, tầm nghĩ về mặt học thuật, nghề nghiệp” [25, tr15] K.Pauxtôpxki từng cho rằng, "có những nhà văn, nhà thơ mà các sáng tác có sức truyền cảm lây lan rất lớn Thơ văn của họ

dù chỉ một phần nhỏ đi vào tâm trí chúng ta cũng khiến lòng ta xôn xao, gợi

ra bao suy nghĩ, khơi dòng cảm xúc, hình ảnh, truyền lan sang chóng ta cái khát vọng không sao cưỡng nổi là ghi lại mọi đường nét tâm trạng Êy trên giấy trắng [199, tr172] Tuy Phạm Văn Đồng không phải là nhà văn, nhà thơ nhưng đọc những dòng suy nghĩ Êy của K Pauxtôpxki khiến chúng ta liên tưởng tới những ảnh hưởng, sự truyền cảm, tác động to lớn của những tác phẩm viết về văn hoá, giáo dục của Phạm Văn Đồng đối với công chúng nói chung và những người làm công tác giáo dục nói riêng

Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học là một việc làm rất có ý nghĩa, nhất là đối với những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và nhà trường nói chung Những ý kiến, luận điểm của ông về vÊn đề này không những giúp cho những người làm công tác giảng dạy văn học trong nhà trường có thêm những hiểu biết

bổ Ých về đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ…của văn học mà còn khơi gợi, thắp lên ngọn lửa của tình yêu văn học vốn có trong họ

Trang 38

Đọc, nghiên cứu, tìm hiểu mỗi trang viết của ông về vấn đề này, lắng nghe, cảm nhận niềm đam mê, tâm huyết của một con người say văn chương, chúng ta không những có thêm những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực khoa học này mà còn biết trân trọng, có ý thức, trách nhiệm và tình yêu thiết tha hơn đối với văn học nghệ thuật Đây chính là ý nghĩa của việc tìm hiểu một số luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng liên quan đến vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông.

Tìm hiểu những luận điểm của ông về văn học, chắt lọc và vận dụng vào hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông còng là một trong những yếu

tố tích cực tham gia vào hoạt động đổi mới phương pháp DHV trong nhà trường hiện nay

Tóm lại, những kiến giải của Phạm Văn Đồng về vấn đề “Văn học là gì?”; Đặc trưng, chức năng, sức mạnh của văn học…là những vấn đề rất có

ý nghĩa đối với hoạt động giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung

GS Phan Trọng Luận từng phân tích: “Chương trình Văn ở phổ thông chứa đựng một khối lượng khá lớn, nếu không nói là chủ yếu, những tác phẩm văn chương Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến những sáng tạo tinh thần độc đáo của các nghệ sĩ Nói tác phẩm văn chương là nói đến phương thức phản ánh đặc thù của văn học nghệ thuật Việc DHV trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn Tiếp cận và chiếm lĩnh một tác phẩm văn chương trong nhà trường cũng chịu sự chi phối của những quy luật tiếp nhận văn chương Hiệu quả của việc DHV trong nhà trường phải tính đến tác động về tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ Phương pháp DHV trong nhà trường cũng phải căn cứ mét cách khoa học vào những quy luật của tâm

lí sáng tạo và cảm thụ văn chương” [97, tr62] Từ những phân tích Êy, liên

hệ với những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học, chúng ta rót ra

Trang 39

được nhiều điều bổ Ých cho hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường phổ thông nói chung mà trước hết là sự phong phú, sâu sắc

về lĩnh vực văn học trong nhận thức của người giáo viên Điều đó góp phần rất quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này

Tiểu kết:

Trong quan niệm của Phạm Văn Đồng, giáo dục chính là động lực làm nên lịch sử của một dân téc, của cả loài người, giáo dục là nhân tố quyết định sự tồn vong của dân téc, là thước đo sự phát triển xã hội Vì vậy, giáo dục luôn phải được coi là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân téc Ông cho rằng, mỗi người trong xã hội chúng ta đều phải có những nhận thức đúng đắn về giáo dục và phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà bởi làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người

Về lĩnh vực văn học, Phạm Văn Đồng cho rằng, Văn học nghệ thuật

là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội Do đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Văn học nghệ thuật

là thế cho nên nó có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó mà tới muôn đời Hơn nữa, tác động vô song của Văn học nghệ thuật không phải chỉ ở một nơi nào đó mà ở mọi lúc, mọi nơi

Làm công tác tư tưởng đối với con người, không phải chỉ có một phương tiện duy nhất là Văn học nghệ thuật nhưng theo Phạm Văn Đồng, chỉ có Văn học nghệ thuật mới là một thứ vũ khí tư tưởng đặc biệt, nó có khả năng cảm hoá, cải tạo con người một cách tốt nhất

Những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học, giáo dục đã làm nên cơ sở, nền tảng lý luận vững chắc cho những nhận định, đề xuất và gợi ý của ông trên lĩnh vực hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, trong nhà trường nói chung

Trang 40

Chương 2

QUAN NIỆM CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ VIỆC DẠY HỌC VĂN

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2.1 Quan niệm của Phạm Văn Đồng về mục đích của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông

Phạm Văn Đồng thường tâm niệm rằng, làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người Theo ông, chúng ta phải tập trung đầu tư nhiều nhất cho giáo dục Hoạt động dạy học nói chung, DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng có liên quan trực tiếp đến vấn đề chiến lược phát triển con người Do tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của việc DHV như vậy cho nên Phạm Văn Đồng cho rằng, mục đích của việc dạy học môn học này là tạo điều kiện để các em có được “một quá trình rèn luyện toàn diện”[40, tr389] nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung Điều đó có nghĩa là việc DHV trong nhà trường phải nhằm tạo ra sản phẩm của mình là những con người phát triển toàn diện Cái “toàn diện” của người học mà Phạm Văn Đồng muốn nói là sự phát triển cân đối, hài hoà giữa nội tâm và thể xác, giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tài năng và nhân cách cùng với khả năng thích ứng của họ với cuộc sống xã hội

Đặt mục đích của việc DHV trong nhà trường phổ thông trong mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông nói chung, ông đề nghị việc dạy học trong nhà trường “phải làm sao cho các môn học đều đóng góp vào việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người dũng cảm, thông minh, sáng tạo Phải làm cho bất cứ môn học nào cũng đều là công cụ để dạy những cái đúng, cái hay, cái đẹp, rất cần thiết đối với trẻ em của chúng ta… Phải làm thế nào qua giáo dục phổ thông, trong vòng mấy năm đó, đào tạo cho trẻ em của chúng ta

có một trình độ phổ thông về tất cả các mặt: đức, trí, thể mỹ.v.v Đó là cái nền tảng để cho các em tiến lên Đó cũng là cái vốn quý để xây dựng đất nước”

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay- cái đẹp, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn dạy cái hay- cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
2. Hoàng Thị Hòa Bình (1991), “Trẻ em học văn từ khi nào?”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo Dục, (5 ), tr.25 -31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em học văn từ khi nào?”, "Tạp chí Nghiên cứu Giáo Dục
Tác giả: Hoàng Thị Hòa Bình
Năm: 1991
3. Văn Biển (2001), Phòng tiếp khách phía tây - viết về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng tiếp khách phía tây - viết về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Tác giả: Văn Biển
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2001
4. Nguyễn Gia Cầu (1994), “Vấn đề hiện đại hóa phương pháp dạy học văn”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (4), tr11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề hiện đại hóa phương pháp dạy học văn”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 1994
5. Nguyễn Gia Cầu (1996), Những khuynh hướng và thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80, Luận án (tóm tắt),Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khuynh hướng và thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 1996
6. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Một số thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong những năm qua”, Tạp chí Giáo dục, (132), tháng 2.tr.22-23- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong những năm qua”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 2006
7. Đỗ Hữu Châu (2000), “Xã hội Việt Nam hiện nay, tiếng Việt hiện nay và sự nghiệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn Ngữ, Sè (1), tr.1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội Việt Nam hiện nay, tiếng Việt hiện nay và sự nghiệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
8. Phạm Cóc (1990), “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - nhà giáo dục lớn của dân téc ta”, Tạp chí Giáo dục, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - nhà giáo dục lớn của dân téc ta”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phạm Cóc
Năm: 1990
9. Nguyễn Viết Chữ (1994), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 1994
10. Trương Chính (1972), “Cha ông ta đã phấn đấu nh thế nào để ngôn ngữ dân téc ngày càng trong sáng và phong phú”, Tạp chí Ngôn ngữ, (2), tr.1-11 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha ông ta đã phấn đấu nh thế nào để ngôn ngữ dân téc ngày càng trong sáng và phong phú”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1972
11. Trương Chính (1981), “Kỷ niệm kinh nghiệm dạy văn”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ niệm kinh nghiệm dạy văn”, "Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1981
12. Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến
Tác giả: Nguyễn Tiến Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
13. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Nhà trường trung học và người giáo viên trung học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà trường trung học và người giáo viên trung học
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 1995
14. Võ Xuân Đàn (2006), Giáo dục đại học một góc nhìn, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học một góc nhìn
Tác giả: Võ Xuân Đàn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2006
15. Trần Thanh Đạm (1971), “Hai phương diện của quá trình giảng văn”, Tạp chí Giáo dục, (11), tr.20-24 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai phương diện của quá trình giảng văn”", Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Năm: 1971
16. Trần Thanh Đạm (1974), “Dạy văn, dạy người”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (29), tr.17-20 -31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn, dạy người”", Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Năm: 1974
17. Trần Kim Đồng (1991), “Môn văn trong nhà trường và mục tiêu đào tạo con người mới”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (11), tr.27-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môn văn trong nhà trường và mục tiêu đào tạo con người mới”", Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Trần Kim Đồng
Năm: 1991
18. Phạm Văn Đồng (1968), Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang, Vụ các trường Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1968
19. Phạm Văn Đồng (1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân téc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo thế hệ trẻ của dân téc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1969
20. Phạm Văn Đồng (1969), Phương hướng và nhiệm vụ công tác giáo dục hiện nay, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng và nhiệm vụ công tác giáo dục hiện nay
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1969

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w